Thể thao

Nhận định, soi kèo Erzeni Shijak vs Korabi Peshkopi, 20h00 ngày 27/3: Nỗi lo xa nhà

字号+ 作者:NEWS 来源:Bóng đá 2025-04-01 02:14:42 我要评论(0)

Hoàng Ngọc - 27/03/2025 11:09 Nhận định bóng 24h bongda24h bongda、、

ậnđịnhsoikèoErzeniShijakvsKorabiPeshkopihngàyNỗiloxanhà24h bongda   Hoàng Ngọc - 27/03/2025 11:09  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Chăm con trai suốt mấy tháng nay tại Khoa liền vết thương, Viện bỏng Quốc gia, cô Trần Thị Vụ (thôn 4, xã Đại Nghĩa, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ) lúc nào cũng thất thần, người gầy rộc, tóc bạc đi nhiều so với tuổi 58. Được biết, bản thân cô Vụ cũng đang mang trong mình căn bệnh tim hở van 3 lá. Nhưng vì thương con, thương cháu, cô cố gồng mình chịu đựng không dám đi viện điều trị, dành mọi điều kiện có thể mong cứu tính mạng con trai mình.

Bất hạnh ập đến

Câu chuyện buồn dần hiện về trước mắt cô Vụ, vào cái ngày định mệnh giữa năm 2018, khi đó anh Nhạ đi chở ngô cho nhà ngoại bằng xe bò kéo. Đến đoạn đường gồ ghề, chiếc xe bất ngờ lật bánh khiến anh ngã nhào, chấn thương dập đốt sống cổ. Ngay lập tức, anh Nhạ được chuyển lên bệnh viện tuyến tỉnh cấp cứu và mổ phẫu thuật gấp.

{keywords}
Tai nạn bất ngờ khiến anh Nhạ lâm vào cảnh liệt giường

“Thời gian đó là những ngày cơ cực nhất của gia đình, con trai cấp cứu, con dâu lại đang mang bầu. Nghe tin con gặp nạn, tôi bị sốc lên cơn đau tim ngất đi cũng phải nằm viện. Lúc ấy chỉ có ông nhà tôi cùng anh em trong gia đình xoay xở.  Đến giờ tôi không dám nghĩ lại cảnh tượng đó nữa, mỗi lại nghĩ lại tim tôi lại đau nhói… ” cô Vụ nói.

Gần 1 năm nay, ngày nào cũng như ngày nào, anh Nhạ chỉ nằm im như khúc gỗ, không biết ăn, không biết uống. Bác sĩ nói, chân của anh vẫn còn phản ứng, chỉ cần điều trị liền những vết loét là hy vọng có thể đi lại được.

Biết là con mình còn cơ hội khỏe lại nhưng gia đình cô Vụ đã lâm vào cảnh bất lực. Đợt điều trị ở bệnh viện tỉnh và cả bệnh viện tư nhân tốn kém gần 200 trăm triệu đồng, tất cả  đều phải đi vay mượn khắp nơi, vay cả ngân hàng, giờ thì không còn vay ai được nữa.

{keywords}
Cô Vụ một mình chăm sóc con ở bệnh viện

Vừa kể, cô vừa cầm khăn lau mặt mũi, chân tay nhưng cậu con trai vẫn trơ ra như đá, chỉ thi thoảng thốt lên tiếng ú ớ trong cổ họng. Nhìn anh Nhạ hiện tại không ai có thể hình dung được trước đây, anh là người đàn ông trụ cột của gia đình. Cơ thể teo tóp lại chỉ còn da bọc xương. Không biết khi nằm đó, anh có hay người vợ và 3 đứa con nhỏ đang ở nhà từng ngày ngóng mong anh khoẻ mạnh trở về.

Mọi cố gắng của gia đình hy vọng anh Nhạ sẽ sớm khỏe lại. Thế nhưng tình trạng của anh không thay đổi nhiều, chỉ may mắn giữ được tính mạng, còn nửa người phía dưới bị liệt dẫn đến lở loét, hoại tử. Kinh tế khánh kiệt, không còn cách nào khác, cô Vụ tính đến chuyện đưa con về nhà chăm sóc.

{keywords}
Không chỉ con trai, 3 đứa cháu nhỏ ở quê nhà cũng đang trong cảnh đói ăn, thiếu thốn

Khó khăn chồng chất

Gia đình cô Vụ thuộc vào diện hộ nghèo của địa phương đã nhiều năm nay. Anh Nhạ là con cả, vợ chồng anh lấy nhau được 2 năm thì ra ngoài ở riêng. Chị Nguyễn Thị Yến, vợ anh Nhạ không được nhanh nhẹn như người bình thường. Vì thế chị không đi làm thuê mà chỉ ở nhà nuôi con và trồng vài sào ruộng lúa.

Từ ngày anh Nhạ bị tai nạn đến nay, mọi chi phí điều trị, thuốc thang đều một tay vợ chồng cô Vụ xoay xở. Chú Đào Xuân Thủy, bố anh Nhạ đi làm thợ xây, vừa lo kiếm tiền nuôi các cháu, lại lo đứa con trai đang ở bệnh viện. Thu nhập không đủ tiêu, cuộc sống luôn chịu đói kém, nợ nần.

Ông Nguyễn Văn Tiến – Trưởng thôn 4, xã Đại Nghĩa chia sẻ: “Đúng là hoàn cảnh của gia đình ông Thủy, bà Vụ rất khó khăn. Không chỉ là hộ nghèo ở địa phương mà cậu con trai bị tai nạn nằm bất động gần một năm nay. Nhà cháu Nhạ còn có 3 con nhỏ, mẹ của cháu nhà phải đi lên viện chăm sóc, bố ở nhà đi làm thợ xây vất vả lương 3 cọc 3 đồng. Mong sao những tấm lòng hảo tâm biết đến trường hợp này quan tâm, giúp đỡ để gia đình họ vượt qua lúc khó khăn, có thể ổn định cuộc sống”.

Phạm Bắc

Mọi đóng góp xin gửi về:

1. Gửi trực tiếp: cô Trần Thị Vụ, thôn 4, xã Đại Nghĩa, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. SĐT 0961266341

2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.080 (anh Đào Xuân Nhạ)

Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET

Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội

- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER

- The currency of bank account: 0011002643148

- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM

- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam

- SWIFT code: BFTVVNV X

- Qua TK ngân hàng Viettinbank:

Chuyển khoản: Báo VietNamnet

Số tài khoản: 114000161718

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa

- Chuyển tiền từ nước ngoài:

Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch

- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội

- Swift code: ICBVVNVX126

3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:

- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436

 

 
Xót xa bé trai dân tộc Nùng 2 lần phẫu thuật tim, 3 lần mổ não

Xót xa bé trai dân tộc Nùng 2 lần phẫu thuật tim, 3 lần mổ não

Mổ tim 2 lần, tình trạng sức khỏe của cậu bé Hoàng Văn Minh vẫn chưa hết nguy hiểm. Không ngờ bác sĩ tiếp tục phát hiện, em có ổ áp xe lớn trong não cần phẫu thuật gấp.

" alt="Mẹ nghèo khẩn cầu xin cứu con trai tai nạn liệt nửa người" width="90" height="59"/>

Mẹ nghèo khẩn cầu xin cứu con trai tai nạn liệt nửa người

4 ngày kể từ khi tham gia vào công tác phòng chống dịch, Hà Thị Hằng (Sinh viên Y4, ngành Y tế công cộng, Trường ĐH Y Hà Nội) đã dần quen với nhịp công việc chung tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội. Hằng là một trong số 27 sinh viên của Lớp Y tế công cộng viết đơn tình nguyện đến các “điểm nóng” để hỗ trợ công tác phòng chống dịch.

Vui sướng và tự hào, đó là cảm xúc đầu tiên cô sinh viên năm cuối cảm nhận được khi nhận quyết định điều động. Với Hằng, đây vừa là trách nhiệm, vừa là cơ hội để học tập và cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc.

Ngày chuẩn bị lên đường, Hằng nói với mẹ: “Bây giờ con đã học ngành y rồi, lại là ngành Y tế công cộng. Đây là lúc con hiểu được những việc sau này ra trường mình sẽ phải làm. Thế nên bố mẹ cứ yên tâm. Nhà trường và đơn vị thực tập đã trang bị những biện pháp tốt nhất để chúng con tự bảo vệ bản thân”. Dù lo lắng nhưng khi nghe con nói vậy, người mẹ cũng chỉ có thể dặn dò con phải cẩn thận hết sức.

“Cố gắng lên vì đất nước đang cần”

Ngày 19/3, sau khi được tập huấn kiến thức về Covid-19 và phản ứng nhanh với những trường hợp liên quan tới dịch, gần 130 sinh viên của Trường ĐH Y Hà Nội đã lên đường tham gia hỗ trợ công tác phòng chống dịch trực tiếp theo đề nghị của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, Bộ Y tế và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19. Trong số đó có 97 sinh viên đang theo học năm cuối, hệ Bác sĩ Y học dự phòng và 27 sinh viên năm cuối hệ Cử nhân Y tế công cộng.

Lớp của Hằng gồm 27 sinh viên được phân thành các nhóm nhỏ. Có những sinh viên đã được cử tới sân bay, tham gia vào việc khai thác thông tin các chuyến bay và nơi hành khách đã đi qua; nhóm khác tham gia trực tổng đài y tế, thống kê và nhập thông tin dịch tễ học.

Hằng cùng 9 bạn trong lớp tham gia nhiệm vụ hỗ trợ CDC thu thập thông tin dịch tễ học tại các khu cách ly tập trung những người từ vùng dịch trở về. 

Trước khi bắt đầu công việc, những sinh viên năm cuối đã được tập huấn kỹ càng từ việc mặc và cởi đồ bảo hộ ra sao, cần chú ý những điều gì trong quá trình thu thập thông tin dịch tễ.

Sau mỗi ca đi thu thập về, tất cả sẽ phải khử trùng và cởi bỏ toàn bộ trang phục y tế vừa sử dụng.

{keywords}

Hà Thị Hằng cùng các bạn tình nguyện tham gia phòng chống dịch (Ảnh: NVCC)

Một ngày, nhóm của Hằng sẽ chia thành 2 ca, mỗi ca kéo dài từ 4-6 tiếng để đảm bảo sức khỏe. “Chống dịch như chống giặc”, vì thế Hằng động viên các bạn chia nhỏ ca như vậy để có thể “đi đường dài”.

Dù đã quen với việc đi viện nhưng những sinh viên trường y vẫn có cảm giác căng thẳng với “trách nhiệm lớn”. “Cũng có một chút tự hào. Chúng em thường đùa nhau rằng: “Cố gắng lên vì mấy khi đất nước cần”. Nói vậy nhưng chúng em ai cũng hiểu, đây là cuộc chiến thực sự và chúng em phải cố gắng hết sức có thể”, Hằng nói.

Cô sinh viên năm 4 cũng cảm thấy may mắn khi ở trường chỉ học lý thuyết, nhưng giờ đây có thể vận dụng ngay những gì đã học vào thực tế. “Em cảm thấy vui sướng và tự hào vì hoá ra mình cũng có thể làm được”.

Trong lần tham gia chống dịch này, Hằng còn cảm thấy biết ơn những cán bộ y tế đã liên tục động viên, hỏi han tình hình và nhắc nhở nhóm: “Ăn uống đủ để lấy sức chiến đấu tiếp”.

Nữ sinh cũng không ít lần xúc động trước sự chu đáo của các chiến sĩ, dù phải vất vả túc trực 24/24 nhưng vẫn nhiệt tình sắp xếp nơi ăn, chốn ở cho những người Việt Nam trở về trong thời gian cách ly.

“Em biết người Việt vốn rất quan tâm, đùm bọc lẫn nhau. Nhưng qua lần này em mới cảm nhận được rõ hơn thứ tình cảm ấy. Rất nhiều người Việt, du học sinh từ các nước trở về, thế nhưng đất nước vẫn luôn sẵn sàng mở rộng vòng tay đón lấy. Khoảnh khắc đó thật ấm lòng”.

“Mọi người đều vất vả, chúng em có sá gì”

Cùng lớp với Hằng có Nguyễn Cao Duy, hiện đang tham gia làm nhiệm vụ tại sân bay Nội Bài.

Công việc của Duy tại sân bay thay đổi theo từng ngày. Bắt đầu tham gia điều động kể từ ngày 19/3, nhóm của Duy gồm 6 bạn, chia thành 3 ca trực. Mỗi ca trực thường kéo dài 24 tiếng, từ 6 giờ sáng hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau.

“Do yêu cầu công việc tại sân bay gấp gáp, chúng em không thể chia nhỏ ca vì như thế sẽ khó bàn giao và cũng không tiện đi lại”.

Bắt đầu từ 0 giờ ngày 21/3, hành khách khi nhập cảnh bắt buộc phải cách ly 100% và khai báo y tế tại nơi cách ly. Do vậy, công việc của Duy hiện tại đỡ vất vả hơn một bước. Kể từ ngày 22/3, cậu chuyển sang việc nhập liệu phiếu khai báo y tế.

Nhưng việc trực 24/24 giờ khiến Duy phải “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”. “Cao điểm nhất là vào khung giờ có nhiều chuyến bay một lúc, mọi người sẽ phải vất vả hơn. Thỉnh thoảng vào những khung giờ ít chuyến bay hoặc không có chuyến bay về, chúng em chia cả để đi ăn”.

Có những khi bữa trưa của Duy thường bắt đầu từ 2-3 giờ chiều và bữa tối sẽ ăn vào lúc 1-2 giờ sáng. Việc ngủ cũng phải gấp gáp, đôi khi chỉ là phút chợp mắt ngay trên ghế.

“Chúng em cứ thay phiên nhau, trực 1 ngày nghỉ 2 ngày. Nhưng em không thấy mệt bởi ngoài tụi em còn có rất nhiều cô chú, anh chị công an, hải quan, bộ đội cũng phải làm việc liên tục suốt 24 giờ. Khó khăn chung nên chúng em động viên nhau mỗi người cố gắng một chút.

Ngoài sinh viên trường Y còn có các bạn sinh viên ĐH Ngoại ngữ cũng tham gia vào mảng phiên dịch tại sân bay 24 tiếng mỗi ngày”.

Dù làm việc liên tục nhưng Duy cảm thấy vui bởi “mỗi người nỗ lực một chút sẽ đẩy lùi được dịch bệnh”. 

“Ngay từ khi xác định thi vào đại học, bọn em đã nhận ra phần nào vai trò và trách nhiệm của mình. Em cảm thấy tự hào, sau đó hiểu được trách nhiệm mà mình cần phải đóng góp cho đất nước trước tình hình khó khăn này”.

Cả Duy và Hằng đều là sinh viên năm cuối trường y. Cả hai cùng hào hứng tham gia chống dịch với hành trang mang theo là sức khoẻ, kiến thức và sự nhiệt huyết của tuổi trẻ.

Đối với Hằng, dù chưa biết thời hạn kết thúc đợt chống dịch nhưng nữ sinh mong sẽ giống như dự đoán của thầy cô mình, “đợt dịch này sẽ giảm dần và kết thúc vào tháng 4”.

Còn Duy chỉ mong rằng, đợt dịch sớm kết thúc, bởi dịch kéo dài đã khiến kế hoạch học và thi của cậu phải đẩy lùi xuống ít nhất 1 tháng. 

Tháng 6 này, những sinh viên năm cuối sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp. Những sinh viên như Duy và Hằng vẫn đang tranh thủ từng ngày vừa tham gia chống dịch, vừa sắp xếp việc học và củng cố lại kiến thức ôn thi tốt nghiệp.

“Với những nỗ lực mà chúng ta đã làm, chắc chắn cuộc chiến này sẽ thành công”, Duy nói.

Thúy Nga

Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội: “Nếu sợ, chúng tôi không cử sinh viên đến điểm nóng”

Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội: “Nếu sợ, chúng tôi không cử sinh viên đến điểm nóng”

 - Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội, ông Tạ Thành Văn cho biết, nếu có một nhân viên y tế hay sinh viên trường y dương tính với Covid-19, điều đó hoàn toàn không bất ngờ. “Chúng tôi đã lường trước được điều đó” - ông nói.  

" alt="Sinh viên y xuyên đêm chống dịch Covid" width="90" height="59"/>

Sinh viên y xuyên đêm chống dịch Covid