Mùi ẩm mốc
Nước lũ một khi xâm nhập vào ô tô nó sẽ thấm ướt khắp mọi bề mặt, tất cả những thứ như thảm, ghế ngồi và các kẽ hở nội thất của chiếc xe. Chính vì thế nó sẽ sinh ra nấm mốc có mùi... Bạn nên kiểm tra thật kỹ.
Hư hỏng dưới thảm xe
Đây là một trong những mẹo hay để phát hiện ra những hư hỏng do nước gây ra vì đó là vị trí mà không phải ai cũng dọn dẹp hoặc biết để kiểm tra. Và nếu người bán lười che đậy thiệt hại do nước, đây có thể là một trong những nơi cuối cùng họ cải thiện, vì họ cho rằng người mua sẽ không để ý đến.
Nếu kỹ tính, bạn có thể phát hiện các điểm rỉ sét, bụi bẩn và mảnh vụn rác không nên có bên trong xe.
Phụ tùng ô tô trông còn quá mới
Điều này có thể không đúng đối với những chiếc xe cũ đời cao, nhưng trong một số trường hợp, những thứ quá đẹp, quá sạch sẽ có thể là dấu hiệu cho thấy xe từng bị hư hỏng và phải thay mới trước.
Nếu bạn nhận thấy một số bộ phận nhất định không phải là hạng mục cần bảo dưỡng định kỳ đã được thay thế hoàn toàn mới, bạn nên đặt câu hỏi. Đó có thể là hao mòn bình thường, có thể do tai nạn hoặc có thể là bộ phận bị hư hỏng do nước nên chủ xe đã thay mới.
Đầu nối hoặc dây điện bị hư hỏng về mặt vật lý
Mọi người đều biết rằng đồ điện tử rất kỵ nước. Khi nước rửa trôi và ngấm vào có thể khiến dây dẫn, đầu nối điện bị đứt, gỉ hoặc mất kết nối. Bụi bẩn cũng có thể xâm nhập vào các đầu nối và gây ra sự cố.
Bên trong đèn xe có nước, hơi nước
Nếu xe từng bị ngập nước, đèn chiếu sáng của xe rất dễ có nước đọng lại và bạn vẫn có thể tìm thấy một chút ẩm ướt bên trong đèn nếu bạn kiểm tra nó. Trong trường hợp, nước đã được xả hết, thì đèn vẫn bị mờ do sự ngưng tụ hơi nước.
Bên trong đèn xe có nước, hơi nước. |
Xe nặng mùi hóa chất làm sạch
Nếu chiếc xe có mùi Pine-sol với một chút chất tẩy trắng và làm mát không khí, điều đó rõ ràng có nghĩa chiếc xe đã từng trải qua một cuộc vệ sinh tổng thể.
Có thể đó là vệ sinh định kỳ, bắt buộc đối với một chiếc xe bẩn, nhưng cũng không loại trừ trường hợp chiếc xe đã tích tụ nước, nhiễm bẩn bao gồm mọi vết bẩn, cặn bẩn và dầu bám trên đường. Những thứ rác rưởi như thế cần được làm sạch.
Đã thay thế hoặc loại bỏ các nút cắm thoát nước
Một số bộ phận nhất định của ô tô như cửa có các nút thoát nước được thiết kế để thoát nước, nếu nước chảy vào bộ phận đó của xe. Những thứ này có thể đã bị loại bỏ hoặc thay thế trong quá trình khôi phục, vì vậy hãy kiểm tra những dấu hiệu đó để biết chúng có bị giả mạo hay không.
Hoàng Anh (theo Thedrive)
" alt=""/>8 dấu hiệu 'tố' ô tô từng bị hư hỏng do ngập nước
Tác giả khoa học viễn tưởng William Gibson từng nói một câu nổi tiếng: "Tương lai đã ở đây, chỉ là nó không được phân bổ đồng đều".
Điện thoại thông minh và truy cập internet khi di chuyển đã làm cho nhiều trải nghiệm công việc của chúng ta trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn. Nhưng, yêu cầu về sự kết nối liên tục giờ không chỉ là vấn đề của riêng giới lao động "cổ cồn trắng". Nó đã lan rộng đến những người lao động ở dưới cùng của thang thu nhập. Và trong khi yêu cầu này đã lan rộng, các nguồn lực mà người lao động cần để duy trì nó hóa ra vẫn không được phân bổ đồng đều.
Ngày nay, hơn một phần tư người Mỹ có thu nhập thấp chỉ phụ thuộc vào điện thoại để truy cập internet. Trong bối cảnh mức độ bất bình đẳng thu nhập cao nhất trong lịch sử này, điện thoại và các gói dữ liệu ngày càng trở thành gánh nặng tốn kém đối với những người ít dư dả nhất.
Thông qua các cuộc phỏng vấn với những người lao động có thu nhập bấp bênh, một vấn đề hiện ra là việc kết nối với internet ngày càng trỏ thành một yêu cầu bắt buộc, trong việc quản lý nhiều loại công việc khác nhau ở các bộ phận thuộc thị trường lao động lương thấp. Chúng thậm chí còn vượt xa so với các ứng dụng “kinh tế hợp đồng” như Uber hay Grab. Yêu cầu duy trì sự kết nối liên tục này đã vô tình tạo thành một loại thuế mới đối với người lao động có mức lương thấp.
Chi phí kết nối đang ngày càng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập hộ gia đình đối với những người lao động có mức lương thấp. Và mặc dù việc duy trì các kết nối này cho phép họ duy trì công việc, nhưng thu nhập của họ vẫn không theo kịp. Theo số liệu năm 2020 từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, những người thuộc nhóm 20% người có thu nhập thấp nhất đã chi tiêu cho smartphone nhiều hơn 150 USD mỗi năm, so với năm 2016. Tính theo tỷ lệ thu nhập hộ gia đình, những người có thu nhập thấp nhất đã chi tiêu cho điện thoại nhiều hơn gấp 4 lần so với những người có thu nhập cao. Cùng với tình trạng lạm phát, những vấn đề này có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi chúng trở nên tốt hơn.
Mặc dù những chênh lệch trong chi tiêu này có thể dự đoán được, nhưng chúng không phải là không thể tránh khỏi. Nhưng, thay vì giải quyết nó, các công ty điện thoại chuyên phục vụ cho phân khúc thị trường này lại tìm mọi cách thu lợi từ điều đó. Họ sử dụng những hình thức mới để cung cấp khả năng kết nối cho các nhóm yếu thế vốn trước đây đã bị loại trừ, nhưng đi kèm các điều kiện mà cuối cùng lại làm giảm lợi ích của chính việc tiếp cận, ví dụ như trả trước hay yêu cầu thuê điện thoại.
Vào năm 2019, chính quyền thành phố New York đã kiện nhà mạng T-Mobile vì một loạt vi phạm quyền của người tiêu dùng, liên quan tới các chương trình cho thuê điện thoại và các điều khoản dịch vụ không rõ ràng. Nhà mạng Sprint cũng đang phải đối mặt với vụ kiện tập thể về các vấn đề tương tự.
Nghèo, không chỉ tốn kém vì các điều khoản tài chính không công bằng, mà còn vì công việc cần thiết để khắc phục tình trạng mất kết nối. Từ việc xoay xở với những chiếc điện thoại bị hỏng, vay tiền để trả hóa đơn, và đôi khi là không ngừng tìm kiếm các nguồn phát Internet miễn phí. Nhiều người phụ thuộc vào các cửa hàng cà phê và thức ăn nhanh trong khu phố của họ và trong suốt quá trình đi làm của họ, chấp nhận việc phải đối mặt với các mối đe dọa phân biệt chủng tộc và quấy rối từ người quản lý khi cố gắng đổi ca qua một ứng dụng, tải xuống bài nhạc trong một ca làm việc kéo dài hoặc đơn giản là nhắn tin cho sếp để nói rằng họ sẽ đến muộn. Chi phí lao động này không thể được đo bằng tiền, nhưng chúng làm tăng thêm gánh nặng về nhận thức của cái nghèo. Từ các công việc làm thêm yêu cầu phải duy trì kết nối, đến bối cảnh sử dụng dịch vụ di động, các chi phí kết nối đang thể hiện gánh nặng đáng kể đối với các hộ gia đình vẫn đang phải vật lộn với tác động của đại dịch.
Chúng ta cũng nên suy nghĩ về việc cải thiện cách mà nhiều người đã và đang truy cập Internet, thông qua việc đảm bảo công bằng trong kết nối di động. Đó có thể là các chương trình hỗ trợ cho các nhà mạng để họ cung cấp kết nối cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Nó cũng nên bao gồm các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng và những quy định thị trường mạnh mẽ để đảm bảo rằng những nỗ lực đó sẽ không bị trục lợi. Cuối cùng, những người được hưởng lợi từ kết nối này cũng phải trả tiền cho nó. Đó chính là những người sử dụng lao động, những người đòi hỏi nhân viên của mình phải luôn kết nối.
Những nỗ lực này sẽ đòi hỏi chúng ta phải điều chỉnh lại cách chúng ta nhìn nhận về smartphone - không phải là một thứ xa xỉ mà là một thứ cần thiết - để ngăn các kết nối làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng giữa mọi người.
(Theo Pháp luật & Bạn đọc, Wired)
Tiến bộ tiếp theo trong thiết kế bộ vi xử lý đang rất được mong đợi do có thể kéo dài đáng kể thời lượng pin trên smartphone.
" alt=""/>Đối với người nghèo, smartphone là một loại 'thuế' mớiNhóm 1 có 52 biệt thự, nhóm 2 có 75 biệt thự và nhóm 3 có 24 biệt thự. Quận 3 là nơi có nhiều biệt thự cũ nhất, với 97 căn. Những con đường có nhiều biệt thự cũ tại quận 3 như Bà Huyện Thanh Quan, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trần Quốc Thảo, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu, Điện Biên Phủ, Phùng Khắc Khoan…
Toạ lạc trên đường Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3, TP.HCM là 3 biệt thự cũ tại địa chỉ số 22; 24 và 26 Bà Huyện Thanh Quan. Đây là 3 biệt thự cũ được UBND TP.HCM phân loại nhóm 1.
3 căn biệt thự cũ nằm kế nhau trên đường Bà Huyện Thanh Quan, quận 3. |
Chủ các biệt thự cũ này phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao. Không được phá dỡ nếu chưa hư hỏng nặng hoặc có nguy cơ sụp đổ theo kiểm định của Sở Xây dựng.
Đây là 3 biệt thự cũ được UBND TP.HCM xếp vào nhóm 1. |
Trường hợp phải phá dỡ để xây dựng lại thì phải theo đúng kiến trúc ban đầu, sử dụng đúng vật liệu, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao của biệt thự cũ.
Chủ sở hữu các biệt thự cũ này phải giữ nguyên hình dáng kiến trúc bên ngoài, cấu trúc bên trong, mật độ xây dựng, số tầng và chiều cao. |
Cũng ở phường 6, quận 3, một biệt thự khác toạ lạc tại số 3 Phạm Ngọc Thạch. Biệt thự này đang được trưng dụng làm trụ sở Phân viện Khoa học công nghệ Giao thông vận tải (GTVT) phía Nam của Viện Khoa học và công nghệ GTVT, Bộ GTVT.
Biệt thự số 3 Phạm Ngọc Thạch nằm ngay giao lộ Nguyễn Thị Minh Khai - Phạm Ngọc Thạch. |
Biệt thự này hiện là trụ sở Phân viện Khoa học công nghệ Giao thông vận tải. |
Biệt thự số 3 Phạm Ngọc Thạch nhìn từ trên cao. |
Tại quận 3 có biệt thự cũ khá nổi tiếng toạ lạc tại số 110 -112 Võ Văn Tần. Với kiến trúc cao 2 tầng, nằm trên khu đất 3 mặt tiền đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thị Diệu, căn biệt thự này từng được rao bán giá 47 triệu USD. Hiện biệt thự hơn 100 năm tuổi này đang được trùng tu.
Biệt thự triệu đô tại số 110 - 112 Võ Văn Tần đang được trùng tu. |
Trên đường Ngô Thời Nhiệm, phường 6, quận 3 có 3 biệt thự cũ nằm sát nhau, địa chỉ số 11; 13 và 15 Ngô Thời Nhiệm. Trong đó, biệt thự cũ số 11 và 13 Ngô Thời Nhiệm được xếp vào nhóm 1.
Dãy 3 biệt thự cũ nằm sát nhau trên đường Ngô Thời Nhiệm. |
Còn biệt thự cũ số 15 Ngô Thời Nhiệm thuộc nhóm 2. Chủ sở hữu phải giữ nguyên kiến trúc bên ngoài, không được tạo thêm kết cấu để tăng diện tích hoặc cơi nới, chiếm dụng không gian ngoài biệt thự.
Biệt thự số 11; 13 Ngô Thời Nhiệm được xếp vào nhóm 1. |
![]() |
Chủ sở hữu biệt thự nhóm 1 không được làm thay đổi nguyên trạng ban đầu của biệt thự cũ. |
Nằm khuất trong con hẻm nhỏ trên đường Trần Quốc Thảo, phường 7, quận 3 là 3 biệt thự cũ được xây dựng kế nhau. Đó là các biệt thự tại số 36; 38 và 40 Trần Quốc Thảo. Theo tiêu chí phân loại, cả 3 biệt thự cũ này đều thuộc nhóm 1.
Các biệt thự cũ nằm trong hẻm 36 - 38 - 40 Trần Quốc Thảo nhìn từ trên cao. |
Các biệt thự cũ này đều được xếp vào nhóm 1. |
![]() |
Biệt thự số 39 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1 hiện là trụ sở của Hội Liên hiệp Phụ nữ quận 1. |
Biệt thự cũ tại số 87 Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3 được xếp vào nhóm 2 cùng 74 biệt thự cũ khác. |
Biệt thự cũ số 7 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, quận 1 hiện là nhà hàng. |
- TP.HCM vừa có quyết định phân loại 151 biệt thự cũ trên địa bàn thành 3 nhóm, trong đó có quận sở hữu gần 100 biệt thự cũ.
" alt=""/>Tận mắt những biệt thự cổ vừa được UBND TP.HCM phân loại