“Yếu tố gia đình là chủ yếu,ộiphạmtrẻmáulạnhLỗichủyếudogiađìlich thi dau bong da y bởi hiện nay sự tương tác tích cực giữa cha mẹ và con cái rất ít, thậm chí không diễn ra ở một số gia đình, dẫn đến bạo lực tồn tại ngay trong chính gia đình của mỗi bạn trẻ. Những dấu ấn ấy trở thành những tác động khá tiêu cực lên đời sống tâm lý và đã dẫn đến những hệ lụy”, PGS.TS Huỳnh Văn Sơn phân tích.
Theo thống kê, 70-75% các vụ việc hình sự, hung thủ phạm tội lần đầu, thanh thiếu niên chiếm khoảng 30-40%. Tội phạm hình sự đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Hành vi phạm tội ở người trẻ ngày càng man rợ, máu lạnh. Đã đến lúc thực trạng này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc từ nhiều góc cạnh để tìm ra giải pháp đẩy lùi vấn nạn này.
Thiếu sự sâu sát của gia đình
Lý giải vấn đề này ở góc độ xã hội, PGS-TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cho rằng có rất nhiều nguyên nhân: gia đình và cả xã hội lơi lỏng công tác giáo dục và quản lý; một số quy định pháp luật chưa nghiêm; chính quyền và các tổ chức đoàn thể, trường học ở nhiều nơi chưa thực sự tạo môi trường sống tốt cho các em học tập, làm việc, vui chơi… Trong đó, yếu tố gia đình là chủ yếu.
“Bởi hiện nay sự tương tác tích cực giữa cha mẹ và con cái rất ít, thậm chí không diễn ra ở một số gia đình, dẫn đến bạo lực tồn tại ngay trong chính gia đình của mỗi bạn trẻ. Những dấu ấn ấy trở thành những tác động khá tiêu cực lên đời sống tâm lý và đã dẫn đến những hệ lụy. Khi không được trang bị nền tảng về văn hóa ứng xử, người lớn cũng có thể chông chênh khi thực hiện hành vi, huống hồ với thanh, thiếu niên chưa có kinh nghiệm sống, hành vi càng dễ lệch lạc hơn”, ông Sơn bày tỏ trên SGGP.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) cũng chỉ ra rằng, một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online và cách hành xử của họ bị ảnh hưởng nặng bởi game |
Theo các chuyên gia tâm lý, gia đình luôn giữ vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Vì vậy, nếu một đứa trẻ sống trong một gia đình thiếu gương mẫu về đạo đức, lối sống, gia đình không hòa thuận, cha mẹ sống buông thả, rượu chè, cờ bạc… sẽ tác động xấu đến nhận thức và hành động.
Sự tan vỡ gia đình dẫn đến các em ít được quan tâm nên dễ bị dụ dỗ, lôi kéo vào con đường phạm tội. Bên cạnh đó, nhiều gia đình quá nuông chiều con cái chúng “muốn gì được nấy”, dẫn đến đua đòi cũng là con đường gần khiến nhiều đứa trẻ sa vào con đường phạm tội.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) chỉ ra rằng, 46% người phạm tội xuất thân từ những gia đình phức tạp, có bố mẹ, hoặc anh chị em là những người có tiền án tiền sự, làm nghề phi pháp, 18% gia đình bố mẹ ly hôn và 14% sống trong gia đình có văn hóa ứng xử thấp.
Ảnh hưởng từ game bạo lực
PGS TS Nguyễn Minh Đức, GĐ Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm - Học viện Cảnh sát nhân dân (Bộ Công an), lý giải: “Rất nhiều người ở lứa tuổi vị thành niên với tâm lý thích cảm giác mạnh đến từ các trò chơi bạo lực. Họ chơi lâu rồi sẽ tạo thành thói quen, khi sống trong thế giới game online như vậy và ra ngoài thực tế, họ sống và hành xử với mâu thuẫn như một thói quen, bản năng đã được dạy trong các chương trình game online bạo lực”.
Tiếp xúc với phim ảnh bạo lực, với hành vi bắn giết vô tội vạ trên game được mô tả một cách kỹ lưỡng, lại có khả năng kiềm chế kém nên khi gặp những tình huống thật ngoài đời sống các em dễ bị kích động và hành xử theo quán tính, chém giết như lúc đang chơi game.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm chỉ ra rằng tội phạm trẻ ngày càng gia tăng cả về số lượng lẫn hành vi phạm tội. |
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân) cũng chỉ ra rằng, một số phạm nhân phạm tội giết người bị nghiện game online và cách hành xử của họ bị ảnh hưởng nặng bởi game. Khi bị tấn công thực ngoài đời các em tưởng tượng ngay đến cảnh trong game và hành xử như cách mình làm trong thế giới ảo.
Đạo đức xã hội đang có vấn đề!
Là người đã trực tiếp chỉ huy lực lượng cảnh sát hình sự đấu tranh với các loại tội phạm hình sự tại địa bàn trọng điểm, Thượng tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an Hà Nội cho rằng một trong những nguyên nhân khiến cho số vụ án giết người do nguyên nhân xã hội gia tăng là đạo đức xã hội đang xuống cấp.
“Lớp trẻ hiện đang bị “đầu độc” bởi quá nhiều thứ văn hóa nghe nhìn, giải trí có nội dung kích động bạo lực. Chỉ cần bật các kênh truyền hình được cấp phép hoạt động cũng thấy hàng ngày đang có quá nhiều phim bạo lực. Rồi Internet, game online có nội dung bạo lực tràn ngập. Đây chính là nguyên nhân xã hội đang từng giờ từng ngày tác động tới tâm sinh lý của một bộ phận thanh thiếu niên. Bởi ở độ tuổi đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, khi tiếp cận với quá nhiều thứ giải trí bạo lực sẽ khiến con người bị lệch lạc về nhân cách, hành động theo bản năng và rất dễ có hành vi bạo lực khi bị kích động”, thượng tá Hải nhận định trên một tờ báo.
PGS-TS Tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, Phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam cũng cho rằng, một trong những nguyên nhân chính khiến tội phạm ngày càng trẻ hóa là do đạo đức xã hội đang có vấn đề: “Lời qua tiếng lại cũng bạo lực, một va chạm cũng dẫn đến những cuộc xô xát, một mâu thuẫn nhỏ cũng dẫn đến một trận hỗn chiến… Tất cả hành vi của thanh, thiếu niên đều tồn tại ở hai thái cực: lạnh lùng đáng sợ, ngây ngô đến đáng thương, vô cảm quá mức, hối tiếc tội nghiệp.
Hành động phản ứng, đánh lại, gây thương tổn diễn ra nhanh đến mức chủ thể không thể biết. Khi nhận ra mình hành động chỉ vì một chút nóng giận, một chút nông nổi, thiếu kiểm soát bản thân, thiếu những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… thì mọi thứ quá muộn.
Ở góc độ xã hội, đó là biểu hiện của sự lệch chuẩn hành vi xã hội, đạo đức xã hội có vấn đề. Đó là chưa kể phần nào biểu hiện ấy là biểu hiện của sự căng thẳng, sự “đuối” của con người trên bình diện đời sống, sự mệt mỏi quá đáng của cái siêu tôi tinh thần…”.
Phải nhìn nhận trên nhiều bình diện
Đại tá, tiến sĩ Đỗ Cảnh Thìn, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm, cho rằng những vụ thảm án gần đây đã phản ánh một hiện tượng không bình thường trong đời sống xã hội hiện nay. TS Thìn đánh giá, những vụ giết người ghê rợn, lạnh lùng chủ yếu là hệ quả của sự tác động từ nhiều yếu tố tiêu cực mà không phải là hiện tượng mang tính đột xuất, bất ngờ.
TS Thìn cho rằng cần phải nhìn nhận trên nhiều bình diện từ tâm lý, nhận thức, giáo dục, môi trường xã hội, ảnh hưởng của truyền thông… “Một điều cần lưu ý là trong môi trường cuộc sống nhiều cạnh tranh, nhiều sức ép từ việc làm, những khó khăn về kinh tế, vướng mắc trong đời sống, sự phân tầng xã hội diễn ra gay gắt, những mặt tiêu cực của “yếu tố thị trường”, những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống hằng ngày… đã làm một bộ phận dân chúng, nhất là những người trẻ tuổi, không thích nghi được.
Họ bị chấn thương tinh thần, chạy theo giá trị ảo, thiếu kỹ năng sống, quan niệm lệch lạc về giá trị cuộc sống… nên khi không thỏa mãn được nhu cầu cá nhân họ mất phương hướng, tiêu cực trong suy nghĩ và hành động, đặc biệt là những hành động cực đoan”, TS Đỗ Cảnh Thìn nói.
Theo TS Thìn, những hình ảnh bạo lực, lạnh lùng, vô cảm; lối sống nặng về tranh đoạt vật chất, ăn chơi sa đọa, lười biếng, thích hưởng thụ, chạy theo đồng tiền bằng mọi giá hay những phương thức, thủ đoạn tàn bạo, dã man, phi nhân tính của tội phạm lan tràn trên sách báo, phim ảnh, Internet, mạng xã hội đang hằng ngày, hằng giờ tác động, “thẩm thấu” vào nhận thức, lối sống, hành vi của không ít người, nhất là những người trẻ tuổi chưa có nhiều kinh nghiệm sống và kỹ năng sống.
Ở góc độ tâm lý tội phạm, vị TS nhìn nhận thường những tên tội phạm lạnh lùng sát hại nhiều người như vậy phần lớn đều đã chai sạn cảm xúc, hành động cẩn thận theo sự thúc đẩy vì mục đích tối thượng là thỏa mãn nhu cầu của bản thân một cách bản năng, không suy nghĩ đến những hậu quả đối với nạn nhân, xã hội và cho chính bản thân họ.
K. Minh(tổng hợp)