.</p><p>Do ảnh hưởng của dịch bệnh, thay vì tổ chức lễ tri ân trực tiếp, ngoài những lời chúc được gửi qua các kênh kết nối trực tuyến như mạng xã hội nội bộ PTIT S-Link, các group và fanpage của trường, các khoa, các thầy cô tại PTIT còn nhận được những quà tặng độc đáo là các video dự thi Báo tường 4.0 dành cho sinh viên toàn trường.</p><table class=)
Tại lễ tốt nghiệp trực tuyến, PTIT đã công bố thiết lập mạng lưới cựu sinh viên, học viên.Ngay trước đó, ngày 18/11, hơn 1.000 học viên, sinh viên Học viện đã ghi dấu chặng đường học tập, rèn luyện bằng lễ tốt nghiệp trực tuyến chưa từng có trong lịch sử 24 năm hoạt động của PTIT.
Lần lượt vào các ngày 15/10 và 25/10, nhà trường cũng lần đầu tổ chức lễ khai giảng năm học mới và tuần lễ kết nối việc làm cho sinh viên theo phương thức trực tuyến. Và còn rất nhiều hoạt động được thầy và trò PTIT chuyển dịch từ môi trường trực tiếp quen thuộc lên không gian mạng nhờ sự hỗ trợ của các công cụ, phương tiện số.
Hiện tại, các giảng viên, sinh viên tại PTIT không còn thấy các khái niệm chuyển đổi số, đại học số là mới mẻ, xa vời. Từng ngày từng giờ, họ đã làm quen với việc học tập, giảng dạy trên không gian số.
Theo chia sẻ của Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Phó Giám đốc Học viện, 2 năm vừa qua, kế hoạch giảng dạy - học tập của thầy và trò Học viện đã có nhiều xáo trộn do dịch bệnh. Các ứng dụng công nghệ, nền tảng chuyển đối số giúp việc dạy - học thuận lợi hơn, mang lại cơ hội trải nghiệm mô hình thí điểm đại học số đầu tiên tại Việt Nam.
Qua 2 đợt bùng phát dịch bệnh trong năm nay, tại 2 cơ sở đào tạo của Học viện đã tổ chức đào tạo trực tuyến cho gần 90.000 lượt sinh viên với 196 môn học, hơn 1.400 lớp học online cho hơn 12.000 sinh viên. Lần đầu tiên, Học viện tổ chức thi và bảo vệ đồ án, khóa luận trực tuyến cho gần 55.000 lượt sinh viên.
Đa số các học phần thực hành, đặc biệt là những môn học lập trình CNTT được thực hiện trên nền tảng thực hành thông minh D-Lab, giúp sinh viên có thể thực hành mọi lúc mọi nơi, tự đánh giá được kết quả, cá nhân hóa việc thực hành theo trình độ với hơn 2,5 triệu lượt nộp bài tập, 2.100 bài tập và 7.000 sinh viên tham gia sau gần 1 năm triển khai. Các hệ thống học liệu số dạng MOOC (học liệu mở) từng bước được triển khai tại Học viện.
“Từ góc độ cá nhân, tôi thấy rằng ứng dụng chuyển đổi số đã mang lại cơ hội mới cho các trường Đại học nói chung và PTIT nói riêng, khai phá những tiềm năng sẵn có, phát huy các điều kiện nội tại để đổi mới và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, làm mới và “định vị” lại tổ chức”, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc nói.
Hướng tới hình thành “Quốc gia số thu nhỏ”
Theo đại diện lãnh đạo PTIT, với định hướng phát triển theo mô hình “Quốc gia số thu nhỏ”, phương án chuyển đổi số Học viện đã được xây dựng với 3 trụ cột: Quản trị số - Dịch vụ số - Xã hội số. Học viện cũng đặt 5 trọng tâm trong xây dựng “Đại học số” gồm Học liệu số; Nền tảng số; Giảng viên số; Sinh viên số; Môi trường số. Đồng thời, hoạt động triển khai chuyển đổi số trong Học viện được xác định ứng dụng triệt để chủ trương xây dựng, ứng dụng các nền tảng số “Make in Việt Nam”.
Về quản trị số, PTIT đã xây dựng Trung tâm điều hành dữ liệu. Theo đó, mọi số liệu để quản trị, quản lý, điều hành được tập trung và phục vụ việc ra quyết định của lãnh đạo; các đơn vị chức năng cũng khai thác, sử dụng dữ liệu được liên thông thông qua một hệ thống quản lý đào tạo chung.
 |
Về dịch vụ số, Học viện đã và đang triển khai từng bước các dịch vụ công theo nhu cầu của người học trên nền tảng trực tuyến. Nhà trường hướng tới cung cấp các dịch vụ tương đương dịch vụ công trực tuyến mức 4; hiện có 30 dịch vụ công của Học viện đã được đưa vào triển khai.
Còn với trụ cột xã hội số, PTIT đã có một nền tảng mạng xã hội riêng phục vụ việc giảng dạy, học tập, tương tác, kết nối giữa nhà trường và người học. Nền tảng cung cấp tài khoản đến từng người học và cá nhân hóa tài khoản trực tuyến này đến mỗi sinh viên.
Sau gần 1 năm triển khai, một hệ sinh thái ban đầu cho trường Đại học số được hình thành ở Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Hàng chục ngàn sinh viên và cán bộ, giảng viên của trường có thể thực hiện các hoạt động, theo dõi lịch học, xem điểm thi, xác nhận hành chính, thanh toán online, đóng học phí bằng smartphone.
Hệ thống kết nối nội bộ PTIT-Slink được xây dựng với vai trò là mạng xã hội nội bộ đã có gần 13.000 sinh viên, cán bộ đang sử dụng với các tính năng thông báo, truy cập, dịch vụ một cửa, tương tác sinh viên giảng viên, giảng đường…
 |
Hệ thống hoạt động tuyển sinh và nhập học số kèm thanh toán online đã được Học viện triển khai. |
Hệ thống hoạt động tuyển sinh và nhập học số kèm thanh toán online cũng được triển khai xuyên suốt quá trình tuyển sinh Đại học chính quy với 9.242 tài khoản mới; xác nhận nhập học và nhập học cho 3.500 thí sinh trúng tuyển, giảm thời gian thực hiện thủ tục từ 10-15 ngày xuống có 2,5 ngày; cán bộ phục vụ nhập học giảm từ 100 người xuống còn 20 người. Toàn bộ quy trình nhập học, xếp lớp học, cấp mã sinh viên, tổ chức đào tạo online được thực hiện tự động với cơ sở dữ liệu liên thông.
Học viện cũng là trường đại học đầu tiên xây dựng nền tảng ứng dụng công nghệ Blockchain cho việc cấp văn bằng chứng chỉ thuận tiện cho khâu xác thực điện tử.
Trong thư chúc mừng các cán bộ, giảng viên, nhân viên dịp 20/11, Tiến sĩ Vũ Văn San, Giám đốc Học viện nhận định: Với những ứng dụng CNTT và chuyển đổi số đã triển khai thành công vừa qua, nhà trường đã và đang thực hiện giai đoạn đầu của mô hình Đại học số đầu tiên tại Việt Nam theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT… “Đây là các nhiệm vụ mới và khó, đòi hỏi sự chung sức, đồng lòng của tập thể cán bộ, nhà giáo, nhà khoa học mang hết tâm huyết, tài năng và tinh thần đổi mới, sáng tạo để đóng góp vào sự nghiệp chung của Học viện”, ông Vũ Văn San chia sẻ.
Vân Anh

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh 2 ngành mới
Năm 2021, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển sinh 12 ngành đào tạo với 2 ngành mới là ngành Công nghệ tài chính và ngành Kỹ thuật Điều khiển và tự động hóa.
" alt=""/>Xây dựng mô hình Đại học số tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

AirPods Pro 2 khi nào ra mắt?
Hầu hết các tin đồn trước đây đều cho rằng, chúng ta có thể thấy AirPods Pro 2 sẽ tiến ra thị trường vào quý đầu tiên của năm sau, có thể là tại sự kiện mùa xuân của Apple. Tuy nhiên, một rò rỉ mới nhất đến từ leaker nổi tiếng @FrontTron lại cho rằng tai nghe kế nhiệm của AirPods Pro sẽ không xuất hiện cho đến quý 3 năm sau vì một lý do chưa xác định. Đây là một nguồn khá uy tín nên có lẽ chúng ta sẽ phải chờ khá lâu nữa mới được thấy mẫu tai nghe "true wireless" cao cấp mới của Apple xuất hiện.
Giá AirPods Pro 2 bao nhiêu?
Theo tweet từ LeaksApplePro, AirPods Pro 2 sẽ có giá tương tự như người tiền nhiệm, tức 249 USD (khoảng 5,7 triệu đồng). Nếu thông tin này chính xác thì đây là một mức giá khá hấp dẫn, khi tai nghe mới của Apple được cho là sẽ nhận được khá nhiều nâng cấp lớn.
AirPods Pro 2 có gì mới?
Cải thiện khả năng khử tiếng ồn
Tính năng nổi bật của AirPods Pro là khử tiếng ồn chủ động, và chúng ta có thể mong đợi Apple giữ lại điều này hoặc thậm chí thực hiện một số cải tiến để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Hiện tại, người dùng đánh giá khá cao tính năng này trên mẫu AirPods Pro, nhưng theo LeaksApplePro, khả năng khử tiếng ồn trên AirPods 2 sẽ được điều chỉnh, nếu không được “đại tu” hoàn toàn.
Theo dõi thể dục
Một báo cáo trước đây của Digitimes cho biết AirPods trong tương lai sẽ sử dụng cảm biến ánh sáng xung quanh để thực hiện các phép đo sinh trắc học, giúp theo dõi nồng độ oxy trong máu giống như Apple Watch Series 6.
Theo AppleLeaksPro, tính năng này sẽ xuất hiện trên AirPods Pro 2. Và nguồn tin đến từ trang Macrumors cho biết, tính năng này có thể hoạt động theo cách tương tự máy đo oxy xung được sử dụng trong bệnh viện, chiếu ánh sáng qua dái tai để phát hiện lượng oxy trong máu của bệnh nhân.
Không rõ liệu thiết kế của AirPods Pro có phải thay đổi thiết kế trên AirPods Pro 2 để hỗ trợ tính năng này hay không, nhưng khó có khả năng công ty này sẽ từ bỏ thiết kế đã làm cho tai nghe của họ phổ biến như vậy.
Chưa hết, Apple đã được trao một số bằng sáng chế mới, và một trong số đó gợi ý rằng AirPods tiếp theo có thể đi kèm với một tính năng giúp chúng gắn chặt vào tai người dùng hơn để họ có thể yên tâm sử dụng khi tập thể dục hay chạy bộ.
Điều khiển bằng cử chỉ
Apple cũng đã được cấp bằng sáng chế mô tả khả năng điều khiển tai nghe không dây thực sự với “cử chỉ trong không khí” trong tương lai.
Được phát hiện bởi Patently Apple, bằng sáng chế mô tả cách các cử chỉ trong không khí, ví dụ như vẫy tay trước AirPods, cho phép bạn kích hoạt các hành động khác nhau.
Gần đây hơn, Apple đã nộp một bằng sáng chế mô tả tai nghe nhét tai có thể được điều khiển bằng cách chạm vào mặt, lắc đầu và thậm chí nghiến răng vào nhau.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải chờ xem “Táo khuyết” có hiện thực hóa các thử nghiệm của mình trên tai nghe AirPods Pro 2 sắp tới hay không.
Thiết kế mới?
Theo một báo cáo của Bloomberg trích dẫn, AirPods Pro sẽ được đại tu thiết kế, loại bỏ hoàn toàn phần thân tai, để có “hình dạng tròn hơn, phù hợp với tai người dùng hơn”, trông khá giống Galaxy Buds và Google Pixel Buds .
Tuy nhiên, có vẻ như thiết kế này sẽ khó có thể trở thành hiện thực. Bloomberg cho biết việc lắp các linh kiện của AirPods Pro, bao gồm ăng-ten và mic, vào một cấu trúc nhỏ gọn hơn là một thách thức cho đến nay, điều này “có thể dẫn đến một thiết kế kém tham vọng hơn khi sản phẩm cuối cùng được hoàn thiện”.
Do đó, một tin đồn gần đây cho thấy AirPods Pro 2 sẽ có ngoại hình không thay đổi nhiều so với thế hệ trước. Tuy nhiên, phần case sạc sẽ đi kèm các lỗ loa để người dùng sử dụng tính năng Find My.
H.A.H

Apple giới thiệu AirPods 3: pin trâu hơn, hỗ trợ sạc MagSafe và gói nghe nhạc mới
Tai nghe không dây AirPods 3 của Apple đã chính thức lộ diện với thời lượng pin tốt hơn, cảm biến phát hiện đeo tai và một số tính năng mới khác.
" alt=""/>AirPods Pro 2 khi nào ra mắt giá bao nhiêu