当前位置:首页 > Bóng đá > Soi kèo góc Real Madrid vs Barcelona, 2h00 ngày 27/10 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Ipswich Town vs Man City, 23h30 ngày 19/1: Khẳng định đẳng cấp
Đó là Lê Uyên Phương, là cựu học sinh Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM, hiện là sinh viên năm cuối ngành Tài chính ở Hà Lan.
Lê Uyên Phương viết rằng:
Em tên là Phương, du học sinh đang trầy trật để thi đậu mấy môn cuối và tìm việc. Còn nửa kia của em là Ngữ văn. Bọn em đã bên nhau được 12 năm, mà tạm xa rời vì bây giờ em đã có nhiều bạn khác thú vị hơn.
Lê Uyên Phương, cựu học sinh Trường Phổ thông Năng Khiếu ĐHQG TPHCM, hiện là sinh viên năm cuối ngành Tài chính ở Hà Lan (Ảnh: NVCC) |
Nguyên nhân khiến cho em viết lách, giao tiếp và phản biện vô cùng kém so với những đứa bạn đến từ các nước khác, bởi: Thứ nhất là Tính gia trưởng.
Đề bài yêu cầu học sinh nêu cảm nghĩ của mình về một vấn đề/ tác phẩm, nhưng nếu cảm nghĩ của học sinh mà không giống với bảng điểm là "không có ý để chấm". Điều này dẫn đến việc 1.000 học sinh sản xuất ra 1.000 phiên bản khác nhau vài cái chấm phẩy. Như vậy, từ trong trường lớp, học sinh đã bị hạn chế chuyện nêu ra ý kiến của mình!
Thứ hai: Hay mơ mộng
Em cảm thấy chuyện học văn rất hữu ích, vì trong cuộc sống sử dụng văn nhiều hơn toán. Ví dụ nhé! Em bị lạc mất con mèo và muốn nhờ mọi người giúp, thế thì phải biết sử dụng văn miêu tả làm sao cho người ta tưởng tượng ra con mèo nhà mình. Thế nhưng mèo ở Việt Nam, 100 con thì tới 99 con có đôi mắt như hai hòn bi ve!
Thứ ba: Không chịu tiếp thu cái mới
Trong trường học, thầy cô miệt mài yêu cầu học sinh đọc những tác phẩm kinh điển, đọc về các tấm gương anh hùng..., nhưng học sinh thì lúc nào cũng chỉ facebook, nơi mà nhiều thứ như cô ca sĩ này mới hắt hơi sổ mũi... Thế là công sức giảng dạy của thầy cô đổ sông đổ bể, chỉ vì chương trình không còn đáp ứng thị hiếu của giới trẻ được nữa.
Mong muốn thay đổi: Em mong môn Ngữ văn... Hãy dạy em cách để viết một lá thư xin việc. Hãy dạy cho em được nêu cảm nghĩ thật của mình về một vấn đề trong xã hội và cả lớp được cùng nhau phản biện để bảo vệ ý kiến của mình. Hãy dạy em cách quảng bá bản thân để gây được sự chú ý của các công ty. Hãy dạy cách viết một đoạn lời thoại quảng cáo cho một sản phẩm. Hãy dạy em cách viết một lá thư tình thật ấn tượng.
Kết: Hãy trở thành một nửa lý tưởng của mọi bạn đời, chứ đừng là kẻ lúc nào cũng bị ly dị sau 12 năm gắn bó.
"Môn Văn quan trọng, nhưng em diễn đạt kém"
Chia sẻ với VietNamNet, Uyên Phương cho biết cô viết "lá đơn" này vì cảm thấy dù môn Văn vô cùng quan trọng, nhưng sau 12 năm học ở phổ thông cô vẫn diễn đạt kém, không biết biện luận và ngại nêu ra ý kiến của mình.
“Thời đi học phổ thông ở Việt Nam, em học Văn rất tốt và cũng được đi thi này nọ. Đi du học là lên đại học rồi nên em phải học viết báo cáo. Ngoài ra, trong chương trình học, em còn phải đi thực tập 2 lần. Mỗi lần như vậy, em phải viết thư thể hiện mình xứng đáng với vị trí đó. Nếu lá thư đủ ấn tượng mới được mời phỏng vấn" - Uyên Phương giải thích lý do cô cho môn Văn là quan trọng.
Nữ sinh yêu thích môn Văn nhưng quyết định "li dị" vì thấy mình diễn đạt kém, không biết biện luận và ngại nêu ra ý kiến riêng (Ảnh: NVCC) |
Nữ du học sinh cho biết bản thân là một người thích viết lách, nhưng nếu viết theo chương trình của sách giáo khoa thì không có hứng thú nữa.
“Bởi vì chương trình chỉ chú trọng phân tích tác phẩm, và phải phân tích sao để "đúng như sách". Đó là lý do mà em và rất nhiều bạn ngán ngẩm môn Văn”– Phương nói.
Uyên Phương cho rằng về lý thuyết, môn Văn sẽ giúp ích cho việc học. Nhưng trên thực tế khi du học lại không sử dụng được kĩ năng này.
"Ở đây, khi viết lách giảng viên không chú trọng những lời văn mềm mại mà quan trọng nội dung truyền tải như thế nào và ngữ pháp đúng là được. Khi học Văn ở Việt Nam, bọn em phải học thuộc rất nhiều, nhưng ở bên này tính sáng tạo là vô cùng quan trọng. Mỗi người phải viết theo phong cách và ý tưởng riêng của mình, càng đặc biệt càng được chú ý chứ không phải viết mềm mại, uyển chuyển" - Phương chia sẻ.
Dù vậy, nữ du học sinh vẫn khuyên rằng, môn văn thực sự rất quan trọng trong cuộc sống. Đây là một kĩ năng mềm giúp người học vận dụng, thuyết phục người khác tin vào năng lực của mình thông qua lá thư xin việc, báo cáo, tranh luận, thuyết trình...
Tuệ Minh
" alt="Nữ sinh viết đơn “li dị” môn văn"/>Hà Uyển Linh chia sẻ, đoạn trò chuyện với ban giám khảo, khoảnh khắc cô ôm Mỹ Tâm hay khi đàn chị hỏi về thông tin của cô đều bị cắt. Cô nhấn mạnh rất tôn trọng và yêu quý Mỹ Tâm, thỉnh thoảng vẫn hát ca khúc của đàn chị khi đi diễn, dạy thanh nhạc.
Về việc hát ca khúc tiếng nước ngoài, Uyển Linh cho biết đây là lời gợi ý từ ban tổ chức, nhiều người đã hát tiếng Việt và tiếng Anh. Cô từng sinh sống, học tập và làm việc tại Nga nên chọn hát ca khúc nước ngoài để đáp ứng format đa dạng màu sắc.
Uyển Linh bày tỏ sự biết ơn và trân trọng vì được góp mặt trong Vietnam Idol, đồng thời xin lỗi về những phát ngôn gây hiểu nhầm thời gian qua.
Tại vòng thi Audition, Hà Uyển Linh lựa chọn một ca khúc tiếng Ukraine và thể hiện nhiều kỹ thuật thanh nhạc. Song, Mỹ Tâm không hài lòng với cách xử lý ca khúc nên đã loại, cho rằng cô chuẩn bị chưa kỹ. Sau đó, 3 giám khảo bàn bạc và cho Uyển Linh bước tiếp.
Sau tập phát sóng trên, tại trang cá nhân của Uyển Linh, một người bạn chụp lại đoạn nhận xét của Mỹ Tâm về cô kèm bình luận: "Em đang hát to hát nhỏ. Nghe buồn cười quá…". Uyển Linh để lại bình luận: "Ta nói nó hài gì đâu, cười...".
Hành động của giọng ca quê Bắc Giang bị đánh giá là thiếu tôn trọng, mỉa mai giám khảo Mỹ Tâm và có thái độ không phục với kết quả.
Hà Uyển Linh sinh năm 1997, là thủ khoa Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Theo đuổi nghệ thuật từ nhỏ, Uyển Linh từng có thời gian tu nghiệp ở Nga chuyên ngành Opera. Năm 2018, Uyển Linh đạt quán quân cuộc thi Dấu chân showbiz. Năm 2022, cô ra mắt album đầu tay Tình.
Thanh Phi
Hà Uyển Linh ra MV 'Tình' sau 4 năm ở ẩnSau 4 năm giành quán quân 'Dấu chân showbiz', Hà Uyển Linh ẩn mình để đi du học tại Nga. Cô vừa về nước ra mắt MV 'Tình' kể về tình yêu bất tận với âm nhạc Việt Nam." alt="Bị chỉ trích vì mỉa mai Mỹ Tâm, thí sinh Vietnam Idol lên tiếng"/>Bị chỉ trích vì mỉa mai Mỹ Tâm, thí sinh Vietnam Idol lên tiếng
Nhận định, soi kèo Cagliari vs Lecce, 21h00 ngày 19/1: Nắm bắt cơ hội
Video gây sốc về thiết bị siêu rẻ, bẻ khóa ôtô trong vài giây
Đó là ý kiến của doanh nghiệp tại buổi Toạ đàm Kết nối Doanh nghiệp Nhà trường trong đào tạo và tuyển dụng nhân sự diễn ra Trường ĐH Nông lâm TP.HCM sáng nay 15/9.
Bà Nguyễn Thị Mỹ Hằng, Phó Giám đốc Hành chính nhân sự Công ty TNHH TMSX MeNon, cho biết công ty cần tuyển dụng nhiều sinh viên ra trường có chất lượng, nhưng số lượng đào tạo của các trường hiện nay không đủ cung cấp cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp, nhà đào tạo cùng bàn chuyện kết nối đào tạo |
“Khi tuyển dụng nhân sự cho ngành Thú y, chúng tôi đã đăng tải thông tin tuyển dụng lên các trạng mạng việc làm nổi tiếng của Việt Nam nhưng chẳng nhận được hồ sơ nào của sinh viên. Tôi rất ngạc nhiên về điều này” - bà Hằng cho biết.
Một điều khiến bà Hằng rất băn khoăn nữa là khi thực hiện phỏng vấn, nhà tuyển dụng yêu cầu sinh viên tự giới thiệu để các em được thể hiện bản thân, nhưng ngoài tên tuổi, ngành học, trường học, đa phần các em không biết nói gì thêm.
“Các em không biết giới thiệu những vấn đề xung quanh ngoài ngành học, trường học để thuyết phục nhà tuyển dụng. Nhiều em học ngoại ngữ nhưng kỹ năng giao tiếp không tự tin” - bà Hằng cho biết.
Đồng ý với vấn đề này, ông Bùi Quốc Thái, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Dịch vụ Tường Minh cho rằng "Khoảng trống rất lớn giữa đào tạo và sử dụng là kỹ năng và kiến thức mới. Hiện nay có quá nhiều kiến thức mới, nếu không cập nhật sinh viên sẽ không biết gì".
Ông Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, thừa nhận nhiều doanh nghiệp rất "khát" nhân lực nhưng không tuyển được người.
“Có doanh nghiệp gọi điện tới cho tôi nói rằng đã mở xưởng nhưng không tuyển được nhân sự, và "nếu phá sản thì thầy phải chịu". Quả thật, chúng tôi cũng gặp khó khi tuyển sinh mỗi năm lại có đổi mới, nên dù tuyển được thí sinh nhưng chúng tôi vẫn băn khoăn không biết các em có gắn bó với ngành không, và sau này ra trường gắn bó với nghề được đào tạo không” - ông Lý giãi bày.
Theo ông Lý, hiện nay chỉ còn cách là rút ngắn thời gian đào tạo để sinh viên ra trường sớm hơn, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, số sinh viên tốt nghiệp sau 3 năm (tốt nghiệp sớm) chiếm 11% số sinh viên tốt nghiệp hàng năm.
“Các em tốt nghiệp trước thời hạn đều xếp loại xuất sắc hoặc loại giỏi. Như vậy, thực tế chứng minh rút ngắn thời gian đào tạo là hợp lý và có tính cạnh tranh tốt. Nhưng các doanh nghiệp hãy trả lời cho chúng tôi biết, những em này có đáp ứng được chất lượng không? Mặt khác, doanh nghiệp yêu cầu tuyển nhân sự phải có kinh nghiệm, đây là kinh nghiệm khi ra trường đi làm hay kinh nghiệm qua học nhóm, qua kiến tập, thực tập?" - ông Lý đặt câu hỏi.
Ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, cho rằng còn một khía cạnh nữa trong vấn đề tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp là thói quen của các công ty Việt Nam hiện nay. Đó là sản phẩm làm tốt rồi, sản phẩm nào được chấp nhận rồi thì cứ tiếp tục sản xuất chứ không quan tâm tới cải tiến nữa, vì vậy không phát huy được hết năng lực của nhân sự khi làm việc.
Tuệ Minh
" alt="“Ngoài giới thiệu tên và ngành học, sinh viên không biết nói gì thêm”"/>“Ngoài giới thiệu tên và ngành học, sinh viên không biết nói gì thêm”
Sự gia tăng của các mô hình học máy được đào tạo trước (GPT) đã hình thành một khía cạnh nguy cơ mới cho bối cảnh an ninh mạng. GPT là một mô hình ngôn ngữ lớn và là khuôn khổ hàng đầu cho AI tạo sinh.
Khả năng tạo ra văn bản nhân tạo một cách thuyết phục trên quy mô lớn đã gây lo ngại cho các chuyên gia bảo mật. Điều này có thể sẽ tác động rất lớn đến các hoạt động lừa đảo bằng AI, lừa đảo bằng Email, bao gồm cả việc xâm phạm Email doanh nghiệp (BEC).
Hoạt động lừa đảo diễn ra trên cơ sở đánh lừa người dùng cuối tin rằng Email có nguồn gốc từ một thực thể hợp pháp. GPT có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách tạo ra các phản hồi phù hợp trên khía cạnh phong cách và ngôn ngữ, khiến người nhận lầm tưởng đang tương tác với đồng nghiệp hoặc cá nhân đáng tin cậy. Điều này khiến việc phân biệt giữa văn bản do máy tạo và văn bản do con người trong tin nhắn ngày càng khó khăn hơn.
Mặc dù hiện có sẵn các công cụ để xác định văn bản do máy tạo, nhưng chúng ta phải sẵn sàng cho một viễn cảnh khi GPT phát triển để vượt qua các biện pháp bảo vệ này. Ngoài ra, tin tặc có thể tận dụng các mô hình giống GPT để tạo hình ảnh, video hoặc nhắm mục tiêu vào các ngành cụ thể, làm tăng thêm rủi ro về an ninh mạng.
Để giảm thiểu những mối đe dọa này, các cá nhân, tổ chức cần sớm triển khai các giải pháp bảo vệ Email được hỗ trợ bởi AI. AI có thể chống lại các chiến thuật tội phạm mạng hiện đại một cách hiệu quả và xác định các hoạt động đáng ngờ.
Xác thực đa yếu tố (MFA) và phương pháp nhận dạng sinh trắc học có thể tăng cường bảo mật, cung cấp thêm một lớp bảo vệ chống lại sự xâm nhập của tin tặc.
Ngoài các biện pháp công nghệ,các chương trình đào tạo và nâng cao nhận thức thường xuyên là rất quan trọng để cải thiện yếu tố con người trước các cuộc tấn công lừa đảo. Kinh nghiệm và sự cảnh giác của con người sẽ giúp nhận biết và ứng phó hiệu quả với các nỗ lực lừa đảo. Trò chơi điện tử ứng dụng hóa (Gamification) và mô phỏng có thể được sử dụng để nâng cao nhận thức và xác định những người dùng có nguy cơ bị tấn công mạng.
Trước viễn cảnh các chiến dịch lừa đảo do GPT điều khiển trở nên phổ biến, các cơ quan, tổ chức phải chủ động trong các hoạt động bảo đảm an ninh mạng của mình. Bằng cách hiểu rõ khả năng của công nghệ GPT và triển khai các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, chúng ta có thể phòng vệ một cách hiệu quả trước mối đe dọa lừa đảo bằng AI ngày càng tăng này.
(theo Barracuda)
" alt="Lừa đảo bằng AI, mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng"/>Lừa đảo bằng AI, mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh mạng