Chuyên gia Ben Sully dự đoán Nữ Jamaica vs Nữ Brazil, 17h ngày 2/8
本文地址:http://asia.tour-time.com/news/287c399030.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Rigas Futbola Skola vs Ajax, 3h00 ngày 24/1: Tất cả vì top 8
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land - mã chứng khoán: SCR) mới công bố báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2023 với kết quả không mấy lạc quan. Phó chủ tịch hội đồng quản trị của công ty này là ông Đặng Hồng Anh, thường được gọi là shark Hồng Anh trong một chương trình truyền hình về khởi nghiệp.
Lãi sau thuế giảm 72,5%, dòng tiền kinh doanh âm hơn 1.500 tỷ đồng
Cụ thể, trong năm 2023, doanh nghiệp ghi nhận 371,2 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 58,4% so với năm trước đó. Ngoài ra, doanh thu tài chính trong năm 2023 là 343,8 tỷ đồng, giảm 15,2%.
Chi phí tài chính ghi nhận mức 305,1 tỷ đồng, giảm 23,4% so với năm 2022. Trong đó chi phí lãi vay lên tới 304,5 tỷ đồng, giảm gần 2%. Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2023 ở mức 108,7 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 3%.
Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận sau thuế đạt 15,4 tỷ đồng, giảm 72,5% so với năm 2022. Giải trình về chênh lệnh số liệu, TTC Land cho biết lợi nhuận giảm chủ yếu do giảm doanh thu chuyển nhượng bất động sản vì các dự án bất động sản chưa thực hiện bàn giao sản phẩm trong năm 2023.
Hoạt động kinh doanh cốt lõi sụt giảm nên dòng tiền kinh doanh của doanh nghiệp trong năm âm gần 1.586 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, khoản mục này ghi nhận mức âm gần 631 tỷ đồng.
Trong khi đó, dòng tiền tài chính năm 2023 đạt gần 1.084 tỷ đồng, gấp 3,2 lần cùng kỳ. Dòng tiền này chủ yếu do tăng vay nợ để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh. Theo đó, tiền thu từ đi vay ở mức 2.244,7 tỷ đồng, gấp 1,8 lần năm 2022.
Tại ngày 31/12/2023, tổng tài sản của TTC Land ở mức 10.631 tỷ đồng, tăng 9,7% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng gần 20% so với đầu năm. Hàng tồn kho cũng tăng gần 32%.
Bên phía nguồn vốn, nợ ngắn hạn ghi nhận mức 3.712,1 tỷ đồng, tăng 9,7%. Nợ dài hạn tăng mạnh 44,7%, lên mức 1.793,9 tỷ đồng. Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp là 2.993,7 tỷ đồng, tăng gần 57% so với đầu năm.
Thu nhập lãnh đạo giảm
Trong bối cảnh kinh doanh ảm đạm, thu nhập của đội ngũ lãnh đạo TTC Land cũng giảm mạnh. Theo đó, tổng thu nhập của các thành viên HĐQT, ban tổng giám đốc trong năm 2023 gần 3,8 tỷ đồng, giảm gần 65% so với năm 2022.
Báo cáo tài chính cũng cho biết thu nhập của ông Đặng Hồng Anh trong năm 2023 vào khoảng 973 triệu đồng, giảm gần 76% so với mức hơn 4 tỷ đồng năm 2022. Nếu tính trung bình, thu nhập của shark Hồng Anh năm vừa qua hơn 81 triệu đồng/tháng, trong khi năm ngoái vào cỡ 500 triệu đồng/tháng.
Tương tự ông Hồng Anh, thu nhập của Tổng giám đốc là ông Võ Quốc Khánh cũng còn 884 triệu đồng, giảm hơn 74% từ mức 3,4 tỷ đồng của năm 2022.
Thành viên duy nhất trong ban lãnh đạo của TTC Land có thu nhập tăng là Chủ tịch HĐQT Huỳnh Bích Ngọc. Năm 2023, thu nhập của bà Ngọc là hơn 1,1 tỷ đồng, tăng gần 44%.
Đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2024 giảm
Trong tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 vừa công bố, TTC Land đưa ra kế hoạch doanh thu năm nay là 705 tỷ đồng, tăng 89,9% so với năm trước. Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến 16 tỷ đồng, giảm 2,4% so với mức thực hiện trong năm 2023.
Để thực hiện chỉ tiêu trên, định hướng năm 2024, TTC Land cho biết sẽ tập trung công tác bán hàng và nghiên cứu các chiến lược kinh doanh các dự án trọng điểm, nghiên cứu và phát triển các hình thức bán hàng đổi mới, phù hợp với thị hiếu của thị trường, mở rộng tiếp cận khách hàng...
Chiến lược tầm nhìn đến năm 2030 của công ty là sẽ mở rộng thêm mảng bất động sản công nghiệp và bất động sản kho vận tại khu vực thị trường phía Nam.
">Thu nhập shark Hồng Anh giảm từ 500 triệu/tháng xuống còn 81 triệu đồng
Từ ngày 15-19/9, Anh tổ chức chiến dịch “Tuần lễ Vương quốc Anh Xanh” nhằm nâng cao nhận thức về tính cấp bách của biến đổi khí hậu. Nhân dịp này, Đại sứ Ward đã có những chia sẻ về những giải pháp hữu ích cho Việt Nam để đối phó với thiệt hại của biến đổi khí hậu, đồng thời cam kết Anh sẽ có các chương trình hỗ trợ Việt Nam đối phó với tình trang này.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới Việt Nam
Đại sứ Ward trích “Báo cáo đặc biệt về Hiện tượng trái đất nóng lên 1,5 độ C” của Chủ tịch Uỷ ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) Hoesung Lee cho biết biến đổi khí hậu có tác động sâu sắc tới con người, hệ sinh thái, và sinh kế trên toàn cầu, kể cả tại Việt Nam.
Trong báo cáo, ông Lee nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi phải có những thay đổi chưa từng có, nhanh, và có ảnh hưởng sâu rộng tại các nước phát triển và đang phát triển.
Đại sứ Anh dẫn kịch bản phát thải cao của IPCC cho biết, dự kiến là vào cuối thế kỷ này, trong tình huống xấu nhất, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam có thể sẽ lên đến 3,7 độ C và mực nước biển sẽ dâng đến 95 cm. Điều này có nghĩa là khoảng 22 triệu người Việt Nam sẽ có nguy cơ mất nhà cửa và 45% đất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ chìm trong nước.
Tình hình tăng trưởng sạch ở Anh
Theo ông Ward, đối với Anh, tăng trưởng sạch nghĩa là làm tăng thu nhập quốc dân đồng thời với việc cắt giảm phát thải khí nhà kính. Anh hiện đang đầu tư hơn 2,5 tỷ Bảng Anh vào đổi mới sáng tạo liên quan đến các-bon thấp. Điều này giúp Anh đứng đầu thế giới về công nghệ điện gió, thu hồi các-bon, lưới điện thông minh và pin nhiên liệu hydro.
Ông Ward đã nêu một số thành tựu đáng kể của Anh trong việc cắt giảm phát thải từ năm 1990 tới nay. Dự kiến tới năm 2030, nền kinh tế các-bon thấp của Anh dự kiến sẽ tăng trưởng đến 11% hàng năm.
London hiện là trung tâm hàng đầu thế giới về tài chính xanh, cơ chế huy động nguồn lực cần thiết để thực hiện việc chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp toàn cầu. Ông Ward nói rằng Anh đang tập trung phát triển các dự án điện gió và điện mặt trời và đã có thành tựu nhất định.
Đến năm 2025, Anh sẽ dừng việc dùng than để sản xuất điện, và việc này có nghĩa là Vương quốc Anh sẽ đi trước hầu hết các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).
Anh muốn giúp các nước khác lên kế hoạch cho giai đoạn chuyển đổi sau khi không dùng than trong sản xuất điện thông qua Liên minh các nước coi than là quá khứ (Powering Past Coal Alliance). Hiện nay, Liên minh này đã có đến 70 thành viên cùng với những thời hạn bỏ dần điện than, trong đó có cả các doanh nghiệp toàn cầu, các bang và thành phố.
Tăng cường hợp tác Việt - Anh về biến đổi khí hậu
Ông Ward cho rằng, Việt Nam cần được biểu dương vì đã phê chuẩn Thoả thuận Paris về chống biến đổi khí hậu, xây dựng Chiến lược Tăng trưởng Xanh và cam kết tăng mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Trong lúc đó, chi phí sản xuất năng lượng tái tạo đang giảm và Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời, gió và sinh khối.
Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế IREA tiên lượng rằng cho đến năm 2020 thì năng lượng tái tạo sẽ có thể cạnh tranh được với các loại nhiên liệu hoá thạch hoặc thậm chí sẽ rẻ hơn năng lượng hoá thạch trên toàn cầu. Ông Ward cho biết Anh khuyến khích các quốc gia như Việt Nam, các quốc gia đang đầu tư vào các nhà máy điện than về lâu dài, nên cân nhắc lại việc phát triển năng lượng tái tạo.
Nhà ngoại giao nhận định rằng, với sự hỗ trợ của Vương quốc Anh, Việt Nam đã và đang hoàn thiện hệ thống và công cụ nhằm rà soát cam kết giảm phát thải trong lĩnh vực năng lượng.
Ông Ward nói rằng Anh chuẩn bị khởi động một chương trình mới cho khu vực Đông Nam Á vào năm 2019, tập trung vào mảng tiết kiệm năng lượng, tài chính xanh và tạo đòn bẩy thúc đẩy đầu tư của khối tư nhân vào các dự án hạ tầng bền vững trong lĩnh vực năng lượng và giao thông của Việt Nam.
Ông Ward cho rằng tăng trưởng sạch có thể được cho là cơ hội kinh tế lớn nhất trong lịch sử loài người, mang lại lợi ích to lớn về công ăn việc làm, sức khoẻ và môi trường và điều này có thể giúp Việt Nam giảm sử dụng năng lượng hóa thạch và hỗ trợ đối mặt với tình trạng biến đổi khí hậu.
Tuần lễ Vương quốc Anh xanh diễn ra 15-19/10/2018, lần đầu tiên được tổ chức gồm các sự kiện và hoạt động quy tụ doanh nghiệp, trường học, các nhóm cộng đồng và tổ chức từ thiện cùng tìm hiểu tăng trưởng sạch giúp thay đổi tương lai con người, cũng như khuyến khích chung tay hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.
Từ lâu, Vương quốc Anh đã có quan điểm đồng tình với các luận điểm về biến đổi khí hậu và có những chính sách mạnh mẽ liên quan tới hiện tượng này. Đạo Luật Biến đổi Khí hậu của Anh có hiệu lực từ 10 năm trước, đánh dấu Anh là một trong những quốc gia đầu tiên có một đạo luật mang tính ràng buộc pháp lý về biến đổi khí hậu.
Đức Hoàng
">Anh cam kết chung tay cùng Việt Nam giảm thiệt hại của biến đổi khí hậu
Hệ thống phòng không Ukraine đánh chặn UAV của Nga ở Kiev (Ảnh: Reuters).
Pravdadẫn thông tin từ Không quân Ukraine cho hay, đêm 25/11, rạng sáng 26/11, Nga đã phóng tổng cộng 188 UAV vào các mục tiêu ở Ukraine. Đây là cuộc tấn công bằng UAV lớn nhất kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra cách đây gần 3 năm.
"Nga đã tấn công Ukraine bằng tên lửa đạn đạo Iskander-M phóng từ Voronezh và Kursk đêm 25/11, rạng sáng 26/11. Đối phương cũng phóng số UAV kỷ lục từ Oryol, Bryansk, Kursk và Primorsko-Akhtarsk", thông cáo của Không quân Ukraine cho hay.
Các hệ thống phòng không Ukraine đã bắn hạ 76 UAV, trong khi đó 95 UAV bị hệ thống tác chiến điện tử vô hiệu hóa, số còn lại bay về phía Belarus.
Vụ tấn công không gây thương vong nhưng khiến một số cơ sở hạ tầng quan trọng bị hư hại.
Xung đột Nga - Ukraine có bước ngoặt mới ở thời điểm sắp bước sang năm thứ 4. Phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công vào lãnh thổ Nga trong bối cảnh Moscow đạt bước tiến nhanh trên chiến trường.
Theo nhóm phân tích Deep State có liên hệ với Bộ Quốc phòng Ukraine, Nga kiểm soát thêm 600km2 lãnh thổ ở Ukraine trong gần một tháng, mức cao nhất kể từ khi xung đột nổ ra. Mũi tiến công của Nga chủ yếu tập trung ở tỉnh Donetsk, miền Đông Ukraine, nhắm đến thành phố Pokrovsk và Kurakhovo.
Trong khi đó, Ukraine tiếp tục tiến thoái lưỡng nan với chiến dịch đột kích tỉnh Kursk của Nga. Chiến dịch này chẳng những không đạt được mục tiêu ghìm đà tiến công của Nga ở miền Đông Ukraine, mà còn kéo theo gánh nặng cho quân đội Ukraine vốn thiếu hụt nhân sự nghiêm trọng.
Theo Pravda">UAV Nga ồ ạt tấn công Ukraine trong đêm
Siêu máy tính dự đoán Wolfsburg vs Holstein Kiel, 02h30 ngày 25/01
Tên lửa RS-28 Sarmat của Nga (Ảnh: Getty).
Hãng tin TASStrong tuần này cho biết, Nga đặt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Sarmat, một phần của kho vũ khí hạt nhân chiến lược, trong tình trạng báo động cao, sẵn sàng làm nhiệm vụ chiến đấu.
Lần đầu tiên trong lịch sử, loại vũ khí này đã sẵn sàng để sử dụng. Bước đi đó cho thấy Moscow sẵn sàng bảo vệ lợi ích của mình trong điều kiện căng thẳng leo thang.
Động thái này gửi tín hiệu tới NATO và phương Tây trong bối cảnh các nước này tăng cường tập trận sát biên giới Nga.
Một số nước thành viên NATO, trong đó có Mỹ, tháng trước đã dỡ bỏ hạn chế, cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do các nước này viện trợ để tấn công vào lãnh thổ Nga.
RS-28 Sarmat hay còn gọi là Satan II, là vũ khí được Nga ca ngợi là "tên lửa uy lực nhất thế giới". Đây là hệ thống tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới của Nga do Trung tâm Tên lửa quốc gia Makeev thiết kế và Nhà máy chế tạo Krasnoyarsk sản xuất.
Tên lửa RS-28 Sarmat được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân tới 750 kiloton.
Tầm bắn của tên lửa lên tới 18.000km, cho phép tấn công hầu hết mọi vị trí trên thế giới. Sarmat có công nghệ siêu vượt âm cho phép nó vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại.
Quá trình phát triển RS-28 Sarmat bắt đầu từ năm 2009 và được ra mắt vào tháng 8/2019 tại Diễn đàn kỹ thuật quân sự. Đến tháng 2/2021, Nga tiến hành sản xuất tên lửa đạn đạo này và thực hiện vụ phóng thử đầu tiên vào tháng 4/2022 từ sân bay vũ trụ quân sự Plesetsk ở vùng Arkhangelsk, miền Bắc nước Nga.
Quá trình phát triển của tên lửa Samart bị cản trở bởi sự chậm trễ và các cuộc thử nghiệm thất bại. Hồi tháng 9, các chuyên gia vũ khí cho biết Nga dường như đã gặp thất bại thảm hại trong vụ thử tên lửa mới nhất, để lại một hố sâu tại hầm phóng.
Theo Avia Pro">Nga đặt tên lửa uy lực nhất thế giới trong tình trạng báo động cao
Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) và người tiền nhiệm Donald Trump (Ảnh: AFP).
Theo khảo sát công bố cuối tuần qua của New York Times/Siena College, tỷ lệ ủng hộ ông Biden hiện là 45%, trong khi tỷ lệ ủng hộ cựu Tổng thống Donald Trump là 46%. Cách đó hơn một tháng, ông Trump dẫn trước 4-5 điểm.
Nhiều cuộc thăm dò mới cũng cho thấy chiến dịch tranh cử của ông Biden đang có thêm tín hiệu tích cực gần đây. Thậm chí, theo khảo sát công bố cuối tháng trước của Reuters và Ipos, trong số gần 1.000 cử tri đăng ký, khoảng 41% nói rằng họ sẽ bỏ phiếu cho ông Biden nếu bầu cử diễn ra ngay hôm nay. Tỷ lệ này là 37% đối với ông Trump.
Chiến dịch tranh cử của ông Trump đang gặp trở ngại do những rắc rối pháp lý của ông. Ông có thể sẽ phải tạm dừng các hoạt động vận động tranh cử trong 6 tuần tới khi phải dự các phiên tòa hình sự ở New York.
Mặc dù vậy, khảo sát của New York Timescũng chỉ ra, ông Trump vẫn được đánh giá cao về các chính sách kinh tế trong nhiệm kỳ đầu. Tỷ lệ ủng hộ của cử tri dành cho cách điều hành nền kinh tế của ông Trump tăng 10% trong vòng 4 năm qua.
Nhiều cử tri Mỹ cho rằng, kinh tế Mỹ thịnh vượng hơn, an ninh quốc gia mạnh hơn dưới thời ông Trump.
Ông Biden và ông Trump đã nắm chắc trở thành các ứng viên đại diện đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa ra tranh cử tổng thống vào tháng 11 tới. Đây sẽ là lần đầu tiên trong vòng 70 năm qua, cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra giữa một tổng thống đương nhiệm và một cựu tổng thống.
Theo Guardian">Chiến dịch tranh cử của ông Biden bứt phá
4 trường hợp cần được xem xét để có cơ chế thu tiền sử dụng đất hợp lý
Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), UBND TPHCM để góp ý về phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn thành phố.
HoREA hoan nghênh Sở TN &MT TPHCM đề xuất xây dựng dự thảo bảng giá đất điều chỉnh theo phương án 4: Điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật Đất đai 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương theo quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai năm 2024.
Tuy nhiên, HoREA cho rằng tên gọi là phương án 4 có thể chưa thật chính xác. Bởi lẽ phương án 4 thực chất là nội dung khoản 1 Điều 257 luật Đất đai 2024 đã quy định: Trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh quyết định điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của luật này cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại địa phương.
TPHCM thuộc trường hợp cần thiết ban hành bảng giá đất điều chỉnh bởi 4 nguyên nhân. Thứ nhất, TPHCM có 570 tuyến đường (mới) chưa có trong bảng giá đất. Thứ 2, tất cả các mức giá đất trong bảng giá đất hiện hành đều rất thấp, chỉ bằng khoảng 30% giá thị trường.
Thứ 3, phải cập nhật vào bảng giá đất các mức giá đất mà thành phố đã bồi thường thực tế khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư công như dự án đường Vành đai 3, dự án Rạch Xuyên Tâm… đã áp dụng các hệ số điều chỉnh giá đất (hệ số K).
Thứ 4, luật Đất đai 2024 không còn quy định hệ số K hàng năm và hệ số K khi Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng như quy định trước đây của luật Đất đai 2013 và Nghị định 44/2014.
HoREA cho rằng cần xem xét 4 trường hợp để có cơ chế thu tiền sử dụng đất hợp lý (Ảnh minh họa: Trịnh Nguyễn).
Căn cứ khoản 1 điều 257 luật Đất đai 2024, HoREA nhận thấy dự thảo bảng giá đất điều chỉnh có tính chất "quá độ", được áp dụng từ ngày 1/8/2024 đến ngày 31/12/2025. Trong thời gian này, Sở TN&MT còn phải xây dựng bảng giá đất lần đầu để áp dụng kể từ ngày 1/1/2026 và với các mức giá đất của dự thảo bảng giá đất điều chỉnh có thể là nền tảng để xây dựng bảng giá đất lần đầu.
HoREA đề nghị xây dựng các mức giá đất của dự thảo bảng giá đất điều chỉnh cần bảo đảm công bằng cho các cá nhân, hộ gia đình nộp tiền sử dụng đất từ ngày 1/8 đến ngày 31/12/2025. Mức giá sẽ tương đương hoặc nếu có cao hơn thì không chênh lệch quá lớn so với các trường hợp đã nộp tiền sử dụng đất trong 7 tháng đầu năm nay.
Vì vậy, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA - đề xuất 4 trường hợp cần được quan tâm xem xét để có cơ chế thu tiền sử dụng đất hợp tình hợp lý.
Thứ nhất, trường hợp người chưa được cấp sổ đỏ lần đầu với hơn 8.000 thửa đất trên địa bàn TPHCM.
Thứ 2, trường hợp người có nhu cầu xin tách thửa đất đồng thời chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở để chia cho con cháu.
Thứ 3, trường hợp người xin hợp pháp hóa quyền sử dụng đất nông nghiệp gắn liền với nhà ở trong cùng thửa đất nằm xen kẽ trong khu dân cư ổn định, mà phần đất có nhà ở đã được cấp sổ đỏ. Đối với phần đất còn lại, tuy được xác định là đất nông nghiệp trồng cây ngắn ngày nhưng thực chất là sân nhà, không còn chức năng sản xuất nông nghiệp.
Thứ 4, trường hợp người có nhà, đất nằm trong các khu vực bị quy hoạch treo, dự án treo, điển hình như quy hoạch khu dân cư xây dựng mới hoặc quy hoạch khu dân cư chỉnh trang hoặc dự án Bình Quới - Thanh Đa.
Dự thảo bảng giá đất điều chỉnh cần bảo đảm công bằng
Ông Lê Hoàng Châu đề nghị sử dụng phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh bằng cách lấy giá bồi thường thực tế tại các tuyến đường đã được UBND TP phê duyệt làm chuẩn và áp dụng phương pháp so sánh để xác định giá đất.
Điều này để bảo đảm công bằng cho các cá nhân, hộ gia đình nộp tiền sử dụng đất từ ngày 1/8/2024 đến ngày 31/12/2025 cũng sẽ nộp tương đương hoặc nếu có cao hơn thì không chênh lệch quá lớn so với các trường hợp đã nộp tiền sử dụng đất trong 7 tháng đầu năm.
Đại diện HoREA cũng đề nghị sử dụng phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh có dải biên độ rộng sẽ sát với giá đất tại các quận, huyện, TP Thủ Đức. Không sử dụng phương thức tính bảng giá đất điều chỉnh bằng cách lấy bảng giá đất hiện hành nhân hệ số để tính đồng loạt tất cả các mức giá đất.
Không xây dựng các mức giá đất của dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn 6 quận (gồm các quận 3, 6, 7, 11, 12, Bình Thạnh), 4 huyện (Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ) và TP Thủ Đức có mức giá đất cao nhất trong dự thảo bảng giá đất điều chỉnh cao hơn mức cao nhất của khung hệ số K đối với đất ở theo Quyết định 11/2024.
Ông Châu cũng đề nghị đơn vị tư vấn định giá đất và cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát tổng thể để hoàn thiện dự thảo bảng giá đất điều chỉnh trên địa bàn 22 quận, huyện và TP Thủ Đức.
Theo báo cáo, Sở TN&MT TPHCM đã trình 4 phương án điều chỉnh bảng giá đất để Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM xem xét.
Phương án 1: Giữ nguyên, không điều chỉnh bảng giá đất. Phương án này có những hạn chế như giá đất theo quy định hiện hành sẽ chênh lệch rất lớn với giá bồi thường, không phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TPHCM và trái với quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024. Việc không điều chỉnh cũng tạo sự không công bằng với người sử dụng đất đã được bố trí tái định cư trước đây.
Phương án 2: Điều chỉnh bảng giá đất theo cách lấy giá đất tại bảng giá đất hiện hành nhân với hệ số K mới nhất. Kết quả vẫn chênh lệch với giá đất bồi thường thực tế rất lớn, không phù hợp với tình hình thực tế, trái quy định Luật Đất đai 2024, không công bằng với các trường hợp đã bố trí tái định cư trước đây.
Phương án 3: Đối với giá đất các tuyến đường dự kiến bố trí tái định cư sẽ thực hiện thu nhập thông tin, điều chỉnh theo giá đất thực tế trên thị trường để áp dụng giá đất tái định cư. Đối với các tuyến đường đã thể hiện trong bảng giá hiện hành, giá đất được tính bằng cách lấy giá nhân với hệ số K.
Phương án này cũng có hạn chế về chênh lệch giá bồi thường, không công bằng giữa các đối tượng sử dụng đất...
Phương án 4: Điều chỉnh bảng giá đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế về giá đất tại TPHCM.
Cơ sở dữ liệu giá đất hiện có được chắt lọc từ các nguồn như: Giá đất bồi thường, giá đất tái định cư, giá cụ thể đã được UBND các cấp phê duyệt, giá đất chuyển nhượng thực tế từ cơ quan đăng ký đất đai, cơ quan thuế để cập nhật, điều chỉnh bảng giá đất.
Phương án này cũng tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 257 Luật Đất đai 2024 và phù hợp tình hình thực tế giá đất địa phương. Do đó, UBND TPHCM đã có chủ trương giao Sở TN&MT thực hiện điều chỉnh bảng giá đất.
">Bảng giá đất mới tại TPHCM: 4 trường hợp cần xem xét thu tiền hợp lý
友情链接