- Quy định về việc bảo lãnh ngân hàng đối với việc mua bán nhà hình thành trong tương lai đã có hiệu lực từ nhiều năm. Tuy nhiên, thực tế rất ít chủ đầu tư thực hiện. Điều này đẩy khách hàng vào thế rủi ro mất trắng, trong tình huống xấu.Hoa hậu lao vào địa ốc, đời không như mơ
Tháp chọc trời Hà Nội dính vòng siết nợ, mịt mù ngày về đích
Doanh nghiệp có hàng chục cách lách luật
Điều 56, Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) năm 2014, quy định: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh… Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu, thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng, theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
 |
Rất ít chủ đầu tư thực hiện bảo lãnh vì phát sinh chi phí bảo lãnh 1 - 2% |
Quy định này từng được kỳ vọng như một bước đột phá, giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch, bền vững và bảo vệ được quyền lợi của người mua nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực tế rất ít chủ đầu tư thực hiện điều này. Một trong những nguyên nhân là do phát sinh chi phí bảo lãnh 1 - 2%, trên tổng vốn đầu tư dự án.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết: “Theo tôi thấy, các quy định về việc bán nhà hình thành trong tương lai vẫn chưa được chặt chẽ lắm. Nhiều doanh nghiệp họ tìm cách lách luật được và có hàng chục cách lách luật. Hầu như không có doanh nghiệp nào thực hiện đúng việc bảo lãnh với ngân hàng.
Theo ông Đực, đúng ra việc bảo lãnh ngân hàng này có cơ quan giám sát, nhưng thực tế là “vỡ” hết. Theo nguyên tắc doanh nghiệp phải thi công xong móng, được Sở Xây dựng nghiệm thu móng, mới được phép bán và lúc đó mới có một ngân hàng đứng ra bảo lãnh chuyện mua bán này. Đó là mơ ước của Bộ Xây dựng, với mong muốn không có sự lừa đảo, không còn việc doanh nghiệp thu tiền của người mua nhà rồi bỏ rơi họ.
“Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều dự án chưa có giấy phép xây dựng, chưa thi công xong móng người ta đã đăng quảng cáo bán rồi. Người ta có thể bán với nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn… Đợi tới khi có đủ điều kiện thì họ mới chuyển sang hợp đồng mua bán. Lúc đó, có khi khách hàng đã phải nộp 30-50% giá trị căn hộ rồi. Do đó, tình hình mua bán căn hộ hiện nay rất phức tạp, không đúng theo luật như chúng ta mong ước”, ông Đực chia sẻ.
Về chi phí bảo lãnh, ông Đực cho biết, chi phí này do ngân hàng và chủ đầu tư tự thỏa thuận với nhau. Con số thường không được công khai, chỉ doanh nghiệp và ngân hàng biết. Thực tế không có một giá cố định nào cho việc này, tùy theo ngân hàng, tùy theo năng lực và uy tín của doanh nghiệp, mà hai bên sẽ thỏa thuận với nhau.
Ngân hàng và chủ đầu tư “du di” trong việc bảo lãnh
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, từ khi có Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 tới nay, không còn tình trạng chủ đầu tư “chạy làng” như như những năm trước. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quy định về bảo lãnh ngân hàng vẫn còn “du di” nhiều.
Theo ông Châu, việc quản lý việc thực hiện bảo lãnh này do Sở Xây dựng giám sát, quản lý. Để Sở Xây dựng có văn bản đồng ý cho chủ đầu tư bán nhà hình thành trong tương lai thì cơ quan này phải kiểm tra nhiều thứ.
Thứ nhất là dự án phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ 2 là phải có giấy phép xây dựng. Thứ 3 là phải có bảo lãnh ngân hàng. Thứ 4 là phải kiểm tra vấn đề thế chấp và giải chấp. Nếu chưa giải chấp thì phải có văn bản đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp. Thứ 5 là phải xây dựng móng (nếu là nhà chung cư) và phải xây dựng xong cơ sở hạ tầng (đối với dự án bán nền).
Khi Sở Xây dựng kiểm tra mà dự án có đủ hết các yếu tố trên, thì họ mới cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huy động vốn. Như vậy, việc thực hiện bảo lãnh là một trong những yếu tố bắt buộc phải có để chủ đầu tư được phép bán nhà hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng và nghiêm chỉnh hợp đồng bảo lãnh thì sẽ có chuyện tiếp theo là phải có tài sản thế chấp. Trong khi đó, thực tế hầu hết chủ đầu tư đã phải vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án và ngân hàng đã nhận thế chấp dự án rồi.
“Vì vậy, các ngân hàng thực hiện việc bảo lãnh hầu như chỉ bảo lãnh cho các dự án đã thế chấp tại ngân hàng của họ và đã được giải chấp. Còn dự án đang thế chấp chỉ được bán cho khách hàng với điều kiện ngân hàng được thế chấp đồng ý và chủ đầu tư phải thông báo cho khách hàng biết về việc này, nếu khách hàng đồng ý thì mua”, ông Châu cho biết.
Mạnh Đức - Quốc Tuấn

Dân chơi Sài Gòn đốt tiền, ùn ùn kéo nhau lên nóc nhà
Các địa điểm ăn chơi của giới trẻ, đang mọc như nấm, trên sân thượng các tòa nhà trung tâm Sài Gòn. Điều này cũng đặt ra vấn đề mới, cho cơ quan chức năng, trong việc đảm bảo an toàn, tránh tình trạng cơi nới trái phép.
" alt="Không bảo lãnh ngân hàng, dân nghèo có ngày mất trắng"/>
Không bảo lãnh ngân hàng, dân nghèo có ngày mất trắng
Tại Việt Nam, nhóm SUV/crossover hạng C hiện có sự góp mặt của Mazda CX-5, Hyundai Tucson, Subaru Forester, Honda CR-V, Peugeot 3008 và Mitsubishi Outlander. Các xe này có 5 hoặc 5+2 chỗ ngồi và thuộc khoảng giá từ hơn 800 triệu đến hơn một tỷ đồng.
Phân khúc này thường được người dùng cân nhắc lên đời từ các mẫu xe hạng B hay sedan hạng C, với ưu điểm gầm cao, không gian rộng rãi hơn.
Trong đó, Peugeot 3008 AL và Honda CR-V L thuộc nhóm đắt nhất phân khúc, hiện có giá tương ứng 1,109 và 1,118 tỷ đồng. Đây cũng là những dòng C-SUV mới đón nhận bản nâng cấp giữa vòng đời tại Việt Nam.
Vậy giữa xe Nhật Honda CR-V và xe Pháp Peugeot 3008, mẫu xe nào sẽ chiếm ưu thế khi cạnh tranh trực tiếp, và người dùng nào sẽ chọn chiếc xe nào?
Peugeot 3008 bắt mắt, Honda CR-V lịch sự
Đều là các phiên bản facelift, tuy nhiên so với đời trước, những thay đổi trên ngoại thất của Peugeot 3008 AL 2021 rõ rệt và đáng kể hơn Honda CR-V L 2020.
  |
|
Cụ thể, lưới tản nhiệt của 3008 đời 2021 có đồ họa dạng điểm và được thiết kế hòa lẫn vào đầu xe. Cụm đèn trước có tạo hình mới, đi kèm dải LED ban ngày mô phỏng nanh sư tử kéo dài xuống sát cản trước, tương tự mẫu Peugeot 2008 hiện hành.
Ngoài phần đầu xe, thân và đuôi của Peugeot 3008 2021 không khác biệt nhiều đời trước. Dù vậy, những thay đổi kể trên đủ giúp 3008 có kiểu dáng thể thao và rõ "chất" SUV hơn, thay vì ngoại hình có phần giống MPV trên mẫu cũ.
Trong khi đó, ngoại thất Honda CR-V L 2020 không thay đổi đáng kể so với đời cũ. Xe vẫn có phom dáng đặc trưng, đã trở nên quen thuộc với người dùng Việt Nam.
Thiết kế của CR-V trung tính, lịch sự và phù hợp với cả khách hàng trung niên. Peugeot 3008 có ngoại hình bắt mắt hơn đối thủ, với thiết kế hiện đại, phá cách, hướng đến nhóm người dùng trẻ.
Nhìn thực tế, Honda CR-V cao lớn hơn Peugeot 3008 nhờ chiều dài, rộng, cao và khoảng sáng gầm tốt hơn. Tuy nhiên, chiều dài cơ sở của 3008 lại hơn CR-V 70 mm.
Honda CR-V đa dụng hơn Peugeot 3008
Dù cùng thuộc nhóm SUV/crossover hạng C, Honda CR-V có cấu hình 3 hàng ghế (5+2 chỗ) còn Peugeot 3008 có 2 hàng ghế với 5 chỗ ngồi.
Sự khác biệt này giúp CR-V đáp ứng đa dạng mục đích sử dụng hơn Peugeot 3008, dù hàng ghế cuối của xe tương đối chật chội và phù hợp hơn với trẻ em. Mặt khác, khi dựng đủ 3 hàng ghế, sức chứa khoang hành lý CR-V cũng giảm đáng kể.
Nội thất Honda CR-V có thiết kế mang hơi hướm thực dụng, táp-lô được bố trí gọn gàng, màn hình giải trí, cụm nút chức năng và cần số thu vào khu vực trung tâm, dành không gian tối ưu cho hàng ghế trước.
Trong khi đó, nội thất Peugeot 3008 có nhiều chi tiết được tạo hình cầu kỳ, bắt mắt hơn Honda CR-V.
Xe có màn hình giải trí đặt nổi, kích cỡ 10 inch lớn hơn đối thủ, vô-lăng đáy phẳng trên/dưới, cần số điện tử, đèn viền nội thất và cụm nút chức năng mô phỏng phím đàn piano.
Danh sách trang bị tiện nghi của 3008 AL và CR-V L khá tương đồng, với ghế da, ghế lái chỉnh điện, bảng đồng hồ kỹ thuật số, sạc không dây, cửa sổ trời toàn cảnh, điều hòa tự động 2 vùng độc lập, cửa gió hàng ghế sau, phanh tay điện tử, mở cốp rảnh tay...
Peugeot 3008 hơn CR-V ở tính năng ghế trước bên phụ chỉnh điện và tất cả cửa sổ chỉnh điện, lên/xuống một chạm.
Honda CR-V nhiều tính năng an toàn hơn Peugeot 3008
Peugeot 3008 AL 2021 vẫn sử dụng động cơ tăng áp 1.6L của đời trước, cho công suất 165 mã lực, mô-men xoắn 245 Nm, hộp số tự động 6 cấp và hệ dẫn động cầu trước.
Tương tự, Honda CR-V L 2020 cũng tiếp tục dùng động cơ tăng áp 1.5L, công suất 188 mã lực, mô-men xoắn 240 Nm, hộp số CVT và hệ dẫn động cầu trước.
Nhìn chung, đây là mức hiệu năng động cơ đủ để 2 xe đáp ứng đa số nhu cầu vận hành khi chở đủ tải.
Về mặt an toàn, Honda CR-V chiếm ưu thế lớn khi được trang bị gói Honda Sensing, với đèn pha thích ứng, phanh giảm thiểu va chạm, kiểm soát hành trình thích ứng, giảm thiểu chệch làn đường và hỗ trợ giữ làn.
Bên cạnh đó là các tính năng camera hỗ trợ quan sát làn đường, cảnh báo tài xế mất tập trung, cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, camera và cảm biến lùi.
Trong khi đó, những hệ thống an toàn của Peugeot 3008 AL gồm cân bằng điện tử, hỗ trợ khởi hành ngang dốc/xuống dốc, cảnh báo áp suất lốp, hỗ trợ giữ làn, nhận diện biển báo, nhắc nhở tài xế tập trung, cảnh báo điểm mù, cảm biến trước/sau và camera lùi 180 độ.
Kết luận
Dù có doanh số suy giảm, Honda CR-V vẫn là lựa chọn đáng cân nhắc tại phân khúc SUV/crossover giá trên dưới một tỷ đồng. CR-V được xem như phương án an toàn về thiết kế, chất lượng lắp ráp, khả năng vận hành ổn định và giữ giá. Đáp ứng được nhu cầu của số đông, CR-V có vẻ thắng thế khi cạnh tranh trực tiếp với 3008.
Bù lại, Peugeot 3008 hướng đến nhóm khách hàng trẻ trung, cá tính hơn với thiết kế nội/ngoại thất bắt mắt và thương hiệu từ châu Âu. Dù thua kém Honda CR-V về mặt trang bị an toàn và tính đa dụng, 3008 mang thương hiệu châu Âu và chất riêng khiến không ít người mong muốn được sở hữu.
Theo Zing

Kia Forte lăn bánh 10 năm còn lại những gì?
Chiếc Kia Forte gắn bó với gia đình anh Thủy đã 10 năm. Dù thừa điều kiện nâng đời xe mới, anh Thủy và gia đình vẫn quyết định chung thủy với chiếc xe cũ này, không ham xe mới bởi nhiều lý do.
" alt="SUV giá hơn 1 tỷ đồng chọn xe Pháp Peugeot 3008 hay Nhật Honda CR"/>
SUV giá hơn 1 tỷ đồng chọn xe Pháp Peugeot 3008 hay Nhật Honda CR