当前位置:首页 > Bóng đá > Nhận định Leganes vs Huesca, 19h00 12/01 (VĐQG Tây Ban Nha) 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al Bukayriyah, 21h55 ngày 27/1: Chủ nhà thất thế
Những ngày qua, khi diễn biến của dịch bệnh Covid-19 ngày càng trở nên phức tạp hơn, cuộc sống của người dân, đặc biệt là tầng lớp lao động, đều ít nhiều chịu ảnh hưởng lớn.
Những người lao động như mình do yêu cầu giãn cách, buộc phải làm việc làm tại nhà và thu nhập tất nhiên, cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều.
Covid-19 tràn đến khiến vô số dự định cá nhân bị bỏ ngỏ, nhưng nhìn cảnh người dân Sài Gòn đùm bọc nhau qua đại dịch, thấy đủ đầy biết bao sự tử tế của vùng đất này, khiến lòng mình dù đau nhói nhưng vẫn ấm áp một cách kỳ lạ.
Với những cư dân sống lâu ngày tại thành phố này, có lẽ chuỗi ngày qua là thời điểm khó quên nhất của đô thị nhộn nhịp này. Thay cho vẻ ồn ã, náo nhiệt thường ngày, thành phố chào đón mọi người với bầu không khí tĩnh lặng, những con đường vắng vẻ tiếng xe, những ngõ hẻm không người qua lại.
Một người dân hỗ trợ thực phẩm cho khu cách ly. |
Không chỉ thu nhập ảnh hưởng mà vấn đề tiền trọ và chi phí ăn uống trong những ngày tháng tới cũng là vấn đề nan giải. Dù như thế, mình vẫn thấy Sài Gòn rất lạc quan, những người lao động vẫn nở nụ cười trên môi giữa biết bao âu lo và mệt mỏi.
Đã có không ít nhà máy, xí nghiệp phải tạm dừng hoạt động, nhiều doanh nghiệp thậm chí không trụ nổi và đương nhiên đời sống của những người lao động lại càng khó khăn hơn. Và dĩ nhiên, với những người làm văn phòng, hưởng lương hành chính như mình đôi khi cũng lao đao.
Mình thấy biết bao cán bộ công an, chiến sỹ không quản nắng mưa thực hiện nghiêm chỉnh chỉ định của nhà nước để có thể kiểm soát được dịch. Mình cũng nhìn thấy vô số y bác sĩ, ngày đêm không ngừng nỗ lực để chăm sóc bệnh nhân, dù bản thân có thể đang mệt lả người trong bộ đồ bảo hộ.
Trong tâm dịch, mình vẫn xúc động nhìn theo bóng dáng của những tình nguyện viên, khi họ rong ruổi khắp các nẻo đường ở Sài Gòn để phát đi những phần cơm, phần mì miễn phí cho người khó khăn. Ở thành phố này, mình tin sẽ không ai bị bỏ rơi, cũng chẳng ai phải chịu đói giữa đại dịch vì những tấm lòng hảo tâm từ khắp đất nước đổ về.
Đâu đó, giữa thành phố tĩnh lặng, mình nghe tiếng rầm rập của những đoàn xe thiện nguyện, chuyên cung cấp rau xanh từ mọi miền đất nước tỏa về miền Nam. Trước biết bao ân tình ấy, bản thân luôn tự nhủ, không sao đâu, Sài Gòn nhất định sẽ vượt qua đại dịch.
Nhóm thiện nguyện hỗ trợ người dân trong hẻm có nhiều người cao tuổi, thất nghiệp vì dịch bệnh. |
Tận dụng rảnh rỗi, trau dồi bản thân
Dù buồn hay vui thì mình cho rằng những ngày giãn cách này cũng là dịp để chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho bản thân, để lắng nghe chính mình đồng thời quý trọng hơn quãng thời gian bên gia đình.
Mình biết có rất nhiều bạn trẻ như mình, ở độ tuổi còn chênh vênh và phải học hỏi nhiều thứ, cuộc sống hối hả với guồng quay công việc có thể khiến bạn ít quan tâm đến gia đình và người thân.
Những ngày này, hãy tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi, để kết nối với gia đình nhiều hơn, hãy tự hỏi bản thân thật sự muốn gì và chuẩn bị hành trang để đạt được điều đó trong tương lai, để khoảng thời gian này, chỉ như hiệp nghỉ giữa giờ, sẵn sàng chiến đấu hết sức mình trong những hiệp sau.
Đừng để chán nản, buồn bã len lỏi vào tâm trí của bạn, đánh gục bạn. Thời gian giãn cách xã hội có lẽ là khoảng thời gian khó khăn đối với rất nhiều người, nhưng mình tin rằng, rồi Covid-19 sẽ qua thôi, để chúng ta lại bắt đầu những chuyến hành trình mới...
Độc giảHuỳnh Thị Ánh Tuyết
Sài Gòn không có nghĩa là gốc gác. Nó là nơi ai đến, ở lâu và yêu mảnh đất này thì họ thành người Sài Gòn.
" alt="Người Sài Gòn đùm bọc nhau qua đại dịch Covid"/>Đó là trải nghiệm của một thành viên mạng xã hội Reddit khi đỗ chiếc Wrangler 4xe trước một cổng sạc điện, và khi quay lại thì nhận được một lời nhắn nhủ không dễ chịu.
Kèo vàng bóng đá Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/1: Khách ‘ghi điểm’
Vừa xuất hiện, Thúy Hằng đã khiến bà mối Hồng Vân không khỏi trầm trồ trước nhan sắc trẻ hơn tuổi thật. Sau khi làm việc tại Dubai 6 năm với chuyên ngành nhà hàng khách sạn, Thúy Hằng đã trở về Việt Nam vào năm 2020.
Thúy Hằng |
Ngay từ đầu buổi hẹn hò, Thúy Hằng đã thẳng thắn bày tỏ nguyện vọng được làm dâu khiến ông mai bà mối khá tò mò nhưng phía sau đó lại là một câu chuyện xúc động.
“Con rất thích được làm dâu vì con không có ba mẹ từ nhỏ. Con ở với ngoại, sau khi ngoại mất, con ở với dì. Khi con được 6 tháng tuổi, ba đánh mẹ rồi mẹ bỏ đi tu. Ba con có gia đình khác, nhưng mang con đi bán nhiều lần nên nhà ngoại không cho gặp ba”, cô gái tiết lộ.
Khi nhắc về người mẹ đã bỏ đi, Thúy Hằng nghẹn ngào chia sẻ cô chưa bao giờ ngừng hy vọng tìm lại người sinh ra mình, dù ký ức về mẹ chỉ là con số 0.
Bức ảnh duy nhất về mẹ Thanh Hằng có được. |
“Con chỉ có một tấm hình duy nhất của mẹ. Từ khi mẹ bỏ đi tu, gia đình cũng cố gắng tìm mẹ trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa được. Con chỉ mong mẹ vẫn còn sống và vẫn khỏe, nếu được gặp mẹ, con sẽ chăm sóc mẹ. Nếu mẹ không thoải mái khi gặp con, con vẫn chấp nhận điều đó”, Thúy Hằng nói thêm.
Lớn lên không có một gia đình trọn vẹn, một mình lập nghiệp nơi xứ người nhiều năm và trải qua 2 mối tình không trọn vẹn, nhưng cô gái này vẫn luôn lạc quan khiến nhiều người nể phục.
Văn Hậu |
Lắng nghe chia sẻ của Thúy Hằng, MC Hồng Vân và Quyền Linh đều hy vọng thông qua chương trình, kỳ tích sẽ xảy ra: mẹ của cô sẽ nhận ra con gái và tìm lại. MC Quyền Linh động viên: “Cô gái nhỏ nhắn, dễ thương như Hằng lại gặp quá nhiều giông bão trong cuộc đời. Nhưng những số phận trớ trêu trong những câu chuyện thường sẽ kết thúc có hậu và Hậu đang ngồi bên đây”.
Được mai mối cho Thuý Hằng là chàng trai Văn Hậu vẫn đang trầm ngâm ngôi lắng nghe chia sẻ của bạn gái. Ở tuổi 29, anh vẫn chưa có một mảnh tình vắt vai. Không chỉ có vẻ ngoài điển trai, Văn Hậu còn ghi điểm với nhà gái ở sự hiền lành và chín chắn.
Trước hoàn cảnh đặc biệt của Thúy Hằng, anh cho biết rất nể phục nghị lực cô nàng. Từ đó, Văn Hậu bắt đầu có cảm giác muốn được bản vệ, che chở cho bạn gái. Anh chàng khẳng định sẽ cố gắng hết sức mình để đem lại hạnh phúc cho Thúy Hằng. Ngay từ những phút đầu trò chuyện, cả hai nhanh chóng bắt được cảm xúc và cởi mở với đối phương.
“Em thích có một gia đình ổn định, một người chồng chung thủy. Nếu em làm dâu sẽ là một người con dâu ngoan. Em đã sẵn sàng cả về tinh thần và kinh tế”, Thúy Hằng bày tỏ sự nóng lòng tìm được mái ấm hạnh phúc.
Đáp lại tình cảm nhà gái, Văn Hậu cũng tự tin khẳng định: “Mẹ anh chắc chắn thương con dâu lắm. Anh cũng chung thủy, anh dám hứa điều đó. Không ai đặt vào là đã hòa hợp 100%, mình phải vì nhau để thay đổi bản thân một chút mới hạnh phúc được”.
Cả hai đồng ý hẹn hò. |
Hiện tại, một người ở TP.HCM, một người ở Đồng Nai - cặp đôi sẽ không gặp khó khăn về khoảng cách trong việc hẹn hò. Nhưng tương lai Văn Hậu lại muốn về Bình Thuận ổn định công việc, đây là vấn đề nếu cặp đôi muốn tiến xa hơn. Để bạn trai không phải lo lắng, Thúy Hằng động viên chàng trai: “Em theo anh được”.
Không ngoài dự đoán, màn hình trái tim của Văn Hậu và Thúy Hằng đồng nhất sáng đèn, báo hiệu cả hai đã chính thức trở thành một cặp, trao nhau cơ hội hẹn hò.
Lê Phương
Vô tình quen nhau qua ứng dụng hẹn hò, sau 2 tháng nói chuyện, chàng kỹ sư người Mỹ quyết định bay sang Việt Nam để gặp bạn gái.
" alt="Bạn muốn hẹn hò tập 735: Từ Dubai về nước, cô gái mượn sóng chương trình hẹn hò tìm mẹ ruột"/>Bạn muốn hẹn hò tập 735: Từ Dubai về nước, cô gái mượn sóng chương trình hẹn hò tìm mẹ ruột
Sáng nay người yêu em rủ em đi ăn bún, đến quán bún thì anh ấy gọi 2 bát thập cẩm.
2 đứa ngồi ăn nói chuyện bình thường, cho đến khi em bê bát bún lên húp nước thì anh bắt đầu cau mày khó chịu, em hỏi có chuyện gì thế, thì anh nói:
- Sao em lại bê cả bát lên húp vậy?
- Bình thường em vẫn húp vậy có sao đâu!
- Như vậy mà không sao à?
- Thế theo anh húp vậy thì sao?
- Thì không có tí văn hoá nào chứ sao, người ta sinh ra cái thìa để làm gì? Mà bê cả cái bát lên húp ớn thế, trong khi em lại là con gái nữa, em không thấy thẹn à?
Nói đến đây thì anh ấy đứng dậy ra thanh toán rồi bỏ về, em gọi mấy anh ý cũng không nghe máy. Sau anh ấy có nhắn tin nói là sẽ xem xét lại mối quan hệ với em, hành động ngày hôm nay của em khiến anh ấy phải suy nghĩ có nên tiếp tục yêu em không.
Em đã làm gì sai các chị? Chẳng lẽ có việc húp nước mà cũng sai sao?
Sau khi đọc xong câu chuyện của cô gái được đăng trên một diễn đàn dành cho chị em, nhiều thành viên cho rằng phản ứng của bạn trai trước việc bạn gái bê bát bún lên húp là có phần hơi thái quá.
Chưa bàn đến việc hành động của cô gái đẹp hay chưa đẹp, việc anh chàng phũ mặt bạn gái như vậy rồi đòi "xem xét lại mối quan hệ" chỉ vì một chuyện rất nhỏ cho thấy anh ta là người gia trưởng, cổ hủ, tự xem là mình luôn đúng và thiếu tôn trọng cô gái. Đang yêu mà đã như vậy rồi thì chuyện lấy nhau rất nên xem xét lại.
"Ăn uống mà không thoải mái thì ăn làm gì, yêu đương gì tầm này nữa", "Được chứ không phải bị, chia tay sớm thì tìm được người mới sớm", "May mà đi ăn để biết còn chia tay sớm.
May còn kịp. Mở party ăn mừng đi chứ lên hỏi gì nữa", "Đàn ông như vậy bỏ đi, vì nó yêu sĩ diện nhiều hơn yêu bạn!"... là các ý kiến bênh vực cô gái, chê trách chàng trai, quên cô gái nên bỏ.
Một số thành viên cho rằng đã là người yêu, vợ chồng khi đi chơi riêng bên nhau thì yếu tố cần nhất là cả hai đều thấy thoải mái, không cần quá câu nệ tiểu tiết.
Nghi thức, nghi lễ trên bàn ăn cũng tùy lúc tùy nơi và tùy hoàn cảnh, bê bát bún lên húp nước thì có gì mà xấu, trừ phi cô gái húp ra tiếng xoạt xoạt thì có thể là chưa đẹp, nhưng cũng không đến mức bạn trai phải làm "gắt" vậy.
"Tôi ở nhà nhiều khi còn bưng cả nồi lên húp canh cơ mà chưa thấy chồng tôi nói gì", "Người yêu tôi còn bê hộ bát trút cả vào mồm tôi cơ", "Chồng tôi kiểu ăn cho bằng sạch chứ không bao giờ để lại tí gì, hai vợ chồng tôi đi ăn đâu lúc nào cũng sạch bóng bàn"... là các ý kiến bình luận hóm hỉnh của cư dân mạng để chỉ ra rằng bạn trai của cô gái tự cho mình là chuẩn nhưng thật ra mới chính là người có hành động chẳng giống ai.
Ý kiến phân xử: "Bạn trai thì nặng lời quá. Bạn gái thì chưa được ý tứ lắm. Mình ở nhà húp cả bát không sao, nhưng ra chỗ đông người thì nên tém tém lại chút các bạn ạ" nhận được nhiều biểu lộ cảm xúc đồng tình nhất, song vẫn có người cho rằng việc bê bát lên húp nước không có gì là thiếu ý tứ, chỉ thiếu ý tứ khi để phát ra tiếng động thôi.
Nhiều khi bê bát lên húp nước còn là một thú vui ẩm thực vì cảm giác ngon miệng nó mang lại cao hơn dùng thìa. Đây là chuyện nhỏ tùy quan niệm từng người, nhiều bạn nam không để ý vặt vãnh như vậy, do anh chàng này quá khó tính mà thôi.
Theo Dân Trí
Xin hỏi mọi người, mình làm thế này có gì quá đáng không: Mình với người yêu có hẹn, chuyện là mình mới xin được chỗ làm nên hai đứa rủ nhau đi ăn mừng, mình bảo 6 giờ tối sẽ đến trước cửa nhà đón em…
" alt="Bê cả bát bún lên húp nước, bị bạn trai chê thiếu văn hóa, đòi chia tay"/>Bê cả bát bún lên húp nước, bị bạn trai chê thiếu văn hóa, đòi chia tay
Ngày 30/7, người dân đi xe máy từ TP.HCM về quê tránh dịch khi đi ngang qua cầu Bến Thủy (nối liền tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) hết sức bất ngờ, xúc động khi nhìn thấy thùng các tông ghi dòng chữ: “Mỗi người đi xe máy về quê vui lòng nhận 1 phong bì 500K (500.000 đồng - nv)”.
Chiếc thùng được đặt trên nắp capo một chiếc xe ô tô sang trọng. Bên trong thùng là những bì thư. Mỗi bì thư có tờ tiền mệnh giá 500.000 đồng được dán kín miệng.
Được biết, chủ nhân của thùng tiền là chị Đinh Thu Hiền (47 tuổi, ngụ phường Hà Huy Tập, TP.Vinh, tỉnh Nghệ An).
Chị Hiền nói, khi chứng kiến việc nhiều người dân gặp khó khăn do dịch bệnh tại TP.HCM phải đi xe máy rời thành phố về quê, chị rất xúc động. Chị quyết định phải làm gì đó để hỗ trợ những người này.
Thùng tiền trên mui xe của chị Hiền. |
“Tôi thấy rằng, nếu không làm điều gì đó cho cộng đồng, lòng tôi sẽ không yên được. Tôi cũng hy vọng có thể làm vơi bớt đi một phần nào đó sự khó khăn của bà con phải rời TP.HCM về quê xa hàng 1000km bằng xe máy”, chị chia sẻ.
Để người dân biết và đến nhận tiền hỗ trợ, chị Hiền đặt chiếc hộp chứa phong bì tiền lên nắp capo xe ô tô của mình kèm 1 tấm bảng thông báo viết tay.
“Tôi không thể giúp hết mọi người nhưng có duyên với ai thì tôi sẽ hỗ trợ họ một chút. Từ hôm qua đến giờ, tôi tự bỏ tiền túi ra làm. Lúc đầu, tôi chỉ trích ra 50 triệu đồng để hỗ trợ 100 người đi xe máy về quê. Tuy nhiên, sau khi thực hiện, tôi nhận thấy còn nhiều người cần được giúp đỡ. Ngày 31/7, tôi quyết định cố gắng thêm một chút nữa. Tôi đã trích thêm 50 triệu đồng để có thể hỗ trợ thêm cho 100 người nữa đang phải đi xe máy về quê tránh dịch”, chị Hiền chia sẻ.
Người dân đến nhận tiền từ chiếc thùng các tông. |
Việc thiện lan tỏa
Sáng 31/7, chị Hiền tiếp tục điều khiển xe chở thùng tiền đến cầu Bến Thủy để hỗ trợ người dân về quê. Thời điểm đó cũng có một nhóm người đến địa điểm này để tặng tiền cho người dân như chị.
Chị nói, chị rất vui và xúc động khi có người đến cầu gửi tiền, hỗ trợ người dân khó khăn. Bởi như thế, sẽ có thêm nhiều người khó khăn được hỗ trợ.
Chị Hiền còn chia sẻ: “Từ hôm 30/7, sau khi thấy thông tin về việc làm của tôi, tôi nhận được nhiều tin nhắn từ những người chưa hề quen biết”.
“Họ nhắn tin xin số tài khoản để gửi tiền vào và nhờ tôi chuyển đến cho bà con đang rời TP.HCM về quê. Tôi rất cám ơn tấm lòng của họ nhưng không dám nhận vì không quen biết. Hơn nữa, tôi chỉ làm trong khả năng của mình và không có mục đích kêu gọi người ngoài”, chị nói thêm.
Tuy vậy, sáng 31/7, sau khi thức giấc, chị Hiền vô cùng bất ngờ khi nhận thấy tài khoản của mình có thêm một khoản tiền lớn. Kiểm tra, chị phát hiện số tiền đó đến từ những “người bạn rất thân, rất hiểu” của mình.
“Tôi rất bất ngờ. Họ không nói với tôi một lời nào và lặng lẽ gửi tiền vào tài khoản cho tôi. Đó là những người bạn rất thân, rất hiểu tôi và họ muốn nhờ tôi, cùng tôi gửi đến cho bà con chút tấm lòng giữa lúc khó khăn này”, chị Hiền xúc động chia sẻ.
Nhiều người xúc động và bất ngờ khi được nhận tiền từ người chưa hề quen biết. |
Tính đến cuối ngày 31/7, số tiền chị Hiền nhận được từ những người bạn “rất thân” của mình đang tạm dừng ở con số 63 triệu đồng. Với số tiền này, chị cho biết sẽ hỗ trợ được thêm nhiều người khó khăn.
Đáng nói, hành động đẹp của chị đã nhanh chóng lan tỏa và nhận được sự đồng hành của nhiều người. Chị nói, sau khi biết về việc làm của mình, đã có nhiều người đến cầu Bến Thủy gặp chị để hỏi về cách hỗ trợ người dân. Sau đó, một số người đã bắt đầu thực hiện cách hỗ trợ này.
Chị chia sẻ, chị rất vui và xúc động khi được biết, trên đường về quê, đi qua các tỉnh, người dân đều được mạnh thường quân, cơ quan chức năng hỗ trợ thức ăn, nước uống, xăng dầu… Thậm chí, có đoạn, những người phụ nữ, trẻ em còn được đơn vị từ thiện chở bằng ô tô đi trước.
“Tôi biết rằng, hiện nay, còn rất nhiều người đang âm thầm hỗ trợ những người khó khăn hơn mình. Tuy vậy, cũng có nhiều người dù rất muốn nhưng chưa hoặc không có điều kiện để giúp đỡ. Tôi mong việc làm của tôi cũng như của những người thầm lặng khác sẽ giúp họ vơi bớt đi phần nào nỗi ưu tư vì chưa thể hỗ trợ được mọi người”, chị Hiền nói.
Tâm thư xúc động của người trẻ tham gia chống dịch Covid-19
Những ngày qua, nhằm san sẻ những khó khăn với tuyến đầu chống dịch, nhiều bạn trẻ cũng không ngại khó khăn, nguy hiểm để sẵn sàng hỗ trợ các y bác sĩ.
Nhóm tình nguyện của anh Lê Thanh Hải vui vẻ khi được hỗ trợ công tác phòng chống dịch. |
Chia sẻ với VietNamNet, anh Lê Thanh Hải, sinh năm 1996, hiện tham gia hỗ trợ điều phối lấy mẫu và nhập liệu tại trường Tiểu học Bình Khánh huyện Cần Giờ, TP.HCM viết:
“Có rất nhiều câu hỏi của bà con đặt ra cho tình nguyện viên chúng em. Tụi con đi như vậy trợ cấp cao không con, bao nhiêu một ngày? Rồi tụi con có sợ bị lây hay không? Người nhà có đồng ý cho đi hay không? Hàng xóm có kỳ thị tụi con không?
Xin thưa với cô chú anh chị, tình nguyện viên chúng con khi tham gia chiến dịch phòng chống dịch Covid-19 là xuất phát từ cái tâm và tận đáy lòng của chúng con. Tụi con không có nhận trợ cấp gì ngoài những hộp cơm, chai nước, ổ bánh mì của cơ quan hoặc hộp sữa, ly trà sữa, bịch bánh từ các cô chú anh chị mạnh thường quân gửi đến cho chúng con.
Tụi con có sợ lây bệnh không?
Dạ lúc đầu tụi con rất sợ nhưng bên cạnh tụi con còn có các y bác sĩ luôn luôn nhắc nhở chúng con mặc đồ bảo hộ, mang găng tay, khẩu trang và xịt khuẩn thường xuyên nên tụi con không còn sợ nữa ạ.
Người nhà có đồng ý không?
Dạ lúc đầu thì không ai tán thành nhưng với sự thuyết phục và nhìn thấy công việc tụi con làm hiện tại thì gia đình đều ủng hộ ạ.
Còn hàng xóm có kỳ thị không?
Dạ thưa tụi con có chung một suy nghĩ “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng gian khổ sẽ thuộc về ai”, tụi con không bận tâm hàng xóm mình có kỳ thị không vì bọn con hiểu được công việc mình đang làm là mang đến sức khỏe lợi ích cho mọi người và quê hương đất nước của chúng con. Vậy nên chúng con không vì một vấn đề gì mà chùn bước tinh thần chiến đấu của tuổi trẻ.
Mọi người đều trang bị đầy đủ đồ bảo hộ nhằm bảo đảm an toàn của bản thân và mọi người. |
Thanh Hải còn chia sẻ rằng bản thân cảm thấy rất vui khi nhận được sự quan tâm của mọi người trong lúc đang thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, anh cũng không ngại những khó khăn, thử thách phía trước và khẳng định: “Còn dịch là còn chiến đấu nhé các đồng chí”.
Khi bạn làm việc tại nhà trong kỳ giãn cách, ngoài kia có rất nhiều bác sĩ, y tá... ngày đêm điều trị cho F0, rất nhiều tình nguyện viên miệt mài hỗ trợ người dân trong khu phong toả.
" alt="Thùng tiền giúp dân nghèo và lời nhắn xúc động của tình nguyện viên chống dịch Covid"/>Thùng tiền giúp dân nghèo và lời nhắn xúc động của tình nguyện viên chống dịch Covid