Google, YouTube muốn làm ăn ở Việt Nam phải tuân thủ pháp luật Việt Nam
Chiều 25/6,ốnlàmănởViệtNamphảituânthủphápluậtViệlich bd tại Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức buổi làm việc nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới. Nội dung chính của buổi làm việc nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, các đại lý quảng cáo, các nền tảng công nghệ Việt Nam, các cơ quan báo chí và người sử dụng mạng xã hội chung tay cùng Bộ TT&TT "quét rác" trên môi trường mạng, bảo vệ sự an toàn cho các thương hiệu, xây dựng môi trường Internet lành mạnh, an toàn tại Việt Nam.
Ngăn chặn tin xấu độc trên YouTube đang giống như “bắt cóc bỏ đĩa"
Theo ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (PTTH&TTĐT - Bộ TT&TT), trong 2 năm vừa qua, Google đã hợp tác tích cực với Bộ TT&TT trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ những video clip xấu độc trên YouTube theo yêu cầu của Bộ. Tuy nhiên, tình trạng các clip xấu độc được đăng tải trên nền tảng này vẫn còn rất nhiều và có chiều hướng gia tăng.
Qua rà soát của Bộ TT&TT, hiện nay trên YouTube có khoảng 55.000 video clip có nội dung xấu độc vi phạm pháp luật. Đến ngày 25/6/2019, Cục PTTH&TTĐT phát hiện có khoảng 100 nhãn hàng trong nước vi phạm quảng cáo trong các clip thông tin xấu độc.
Ông Nguyễn Thanh Lâm - Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT chia sẻ bức tranh toàn cảnh về lĩnh vực quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam. Ảnh: Trọng Đạt |
Mặc dù trong thời gian qua, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ gần 8.000 video clip xấu độc trên YouTube theo yêu cầu của Cục PTTH&TTĐT nhưng do cơ chế quản lý nội dung trên YouTube còn rất nhiều bất cập nên việc ngăn chặn gỡ bỏ này như cóc bỏ đĩa.
Nguyên nhân của tình trạng trên là bởi bộ lọc của YouTube hoạt động chưa hiệu quả, vẫn còn kẽ hở để người sử dụng đăng tải nội dung vi phạm núp dưới những tiêu đề, chuyên mục không vi phạm.
Cơ chế kiểm duyệt của YouTube phụ thuộc vào hậu kiểm, dẫn đến người dùng dễ dàng đăng tải các clip vi phạm, trong khi quy trình thẩm định và gỡ bỏ clip vi phạm mất nhiều thời gian.
Hiện không có biện pháp ngăn chặn người dùng đăng lại những clip vi phạm đã bị bóc gỡ theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Bên cạnh đó, YouTube vẫn cho phép bật tính năng gợi ý cho những kênh, clip xấu độc, khiến các nội dung xấu độc chiếm tỷ lệ rất nhỏ trên YouTube (0.1%) nhưng lại bị phát tán, lan truyền rất mạnh mẽ.
Các nền tảng xuyên biên giới phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam
Đầu năm 2017, Bộ TT&TT đã phát hiện tình trạng quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước, kể cả một số thương hiệu toàn cầu được gắn trong các video có nội dung xấu độc, phản động vi phạm pháp luật Việt Nam phát trên mạng xã hội YouTube thông qua dịch vụ quảng cáo của Google.
Đặc biệt, dòng tiền quảng cáo này lại được Google chia sẻ cho các đối tượng sản xuất clip xấu độc, phản động. Điều này vô hình chung đã gián tiếp tiếp tay cho các hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam.
Ông Nguyễn Thanh Lâm cho rằng, việc ngăn chặn tin xấu độc trên YouTube giống như “bắt cóc bỏ đĩa". Ảnh: Trọng Đạt |
Theo đánh giá của Cục PTTH&TTĐT, đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quảng cáo, là nguy cơ đáng lo ngại, gây ảnh hưởng đến sự an toàn, uy tín của các thương hiệu, doanh nghiệp. Việc tái diễn tình trạng này cho thấy các biện pháp khắc phục của Google không giải quyết được triệt để những vi phạm này, gây rủi ro các thương hiệu khi quảng cáo trên YouTube.
Cục PTTH&TTĐT cũng cho rằng, việc cho phép người dùng mua quảng cáo trực tiếp với YouTube, Google không thông qua đại lý quảng cáo trong nước đã vi phạm quy định tại Khoản 2, Điều 13, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Theo đó, "Tổ chức, cá nhân Việt Nam có hàng hóa, dịch vụ muốn quảng cáo trên trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải thông qua người kinh doanh dịch vụ quảng cáo đã đăng ký hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”
Ngoài ra, các đại lý quảng cáo của Google tại Việt Nam đã không chủ động kiểm soát việc đăng phát quảng cáo của các đối tác (nhãn hàng, thương hiệu) trên nền tảng YouTube. Điều này khiến tình trạng quảng cáo bị gắn vào các clip xấu độc tái diễn trở lại.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, doanh nghiệp dù trong hay ngoài nước đều phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại. Ảnh: Trọng Đạt |
Các đại lý quảng cáo của Google tại Việt Nam cũng không báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thực hiện dịch vụ quảng cáo liên quan đến các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, vi phạm quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 15, Nghị định 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ.
Trước tình trạng này, quan điểm của Bộ TT&TT là kiên quyết yêu cầu các nền tảng xuyên biên giới khi hoạt động tại Việt Nam phải tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam. Bất cứ nền tảng xuyên biên giới nào vào Việt Nam hoạt động mà không tuân thủ pháp luật Việt Nam sẽ không sẽ không được đất nước này chào đón.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, doanh nghiệp muốn đến làm ăn thịnh vượng lâu dài cần phải song hành với thịnh vượng của xã hội và đất nước sở tại. Không thể có doanh nghiệp thịnh vượng nhưng đất nước thì lụn bại đi.
Các doanh nghiệp dù trong hay ngoài nước đều phải tuân thủ luật pháp, thượng tôn pháp luật của nước sở tại. Đến đâu kinh doanh cũng đều có trách nhiệm phải làm cho đất nước đó thịnh vượng và hoà bình.
Trọng Đạt
相关推荐
- Nhận định, soi kèo Smouha vs ZED FC, 22h00 ngày 17/1: Khách tự tin
- Jennifer Lopez gần 50 tuổi vẫn tự tin diện đồ diễn hở bạo
- Tuấn Hưng 'trách' Quang Hà vạch áo cho người xem lưng
- Đàm Vĩnh Hưng tiết lộ chuyện không ngờ về Hương Lan
- Nhận định, soi kèo Celta Vigo vs Athletic Bilbao, 20h00 ngày 19/1: Củng cố top 4
- Nhanh như chớp: Châu Đăng Khoa dọa tăng giá bài hát với Hari Won
- Nhận định, soi kèo Al Qasim vs Al Talaba, 17h30 ngày 31/12
- Nhóm nhạc huyền thoại ABBA tái hợp sau 35 năm tan rã