Thu tiền đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm chúng tôi cũng khổ lắm
Năm học mới 2023-2024 đã bắt đầu,ềnđầunămhọcgiáoviênchủnhiệmchúngtôicũngkhổlắman city – inter bên cạnh mức lương, môi trường làm việc được đảm bảo, nhiều giáo viên chia sẻ họ mong được tập trung vào việc dạy mà không phải ôm đồm quá nhiều việc bất đắc dĩ như thủ quỹ, thu tiền...
Điều này nhằm giải phóng giáo viên khỏi những thủ tục “hành chính” theo tinh thần đổi mới căn bản toàn diện ngành giáo dục đang hướng đến hiện nay.
Lâu nay, tất cả các khoản tiền như: tiền học phí, tiền bảo hiểm y tế, tiền bảo hiểm thân thể, tiền hội phụ huynh học sinh, tiền phiếu liên lạc, ghế nhựa, nước uống, tiền giấy thi… giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp thu, viết biên lai từng khoản. Sau đó, giáo viên nộp lại cho kế toán và thủ quỹ. Cũng có một số trường đã thực hiện phương thức phụ huynh nộp các khoản tiền đầu năm bằng cách chuyển khoản cho kế toán trường.
Hầu hết giáo viên chủ nhiệm đều than phiền mỏi mệt vì hàng ngày phải đến lớp để nhắc nhở học sinh việc nộp tiền. Nhiều lúc, chúng tôi còn tủi thân khi nghe học sinh bảo rằng cô T., thầy L. “cứ gặp mặt là đòi tiền”. Các em đâu biết rằng đây là nhiệm vụ của nhà trường giao cho thầy, cô phải hoàn thành đúng thời gian nếu không muốn bị nhắc nhở, phê bình.
Lý giải cho yêu cầu này là do trường chỉ có một kế toán và một thủ quỹ nên không thể nào thu được với số lượng lớn học sinh, do vậy trường phân công giáo viên chủ nhiệm thu. Vậy việc làm trên có phải là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm hay không?
Đến nay, dù đã nhiều năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ lời khẩn cầu tha thiết của một phụ huynh, cũng khiến tôi suy nghĩ rất nhiều giữa trách nhiệm và tình cảm của một người thầy đối với học sinh.
Hôm nay, tôi muốn chia sẻ điều đó cùng đồng nghiệp và phụ huynh, để mong rằng thầy cô chúng ta hãy thật sự quan tâm đến học sinh. Đừng vì chỉ tiêu, thành tích vô tình thêm gánh nặng cho nhiều gia đình.
Năm đó, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 9/3. Vào đầu năm học, ngoài những công việc chuyên môn như tổ chức lớp, phổ biến thời khóa biểu, triển khai học nội quy, lao động... một việc không thể thiếu với giáo viên chủ nhiệm đó là thông báo các khoản tiền thu đầu năm học.
Việc thu tiền các khoản đầu năm với học sinh vùng nông thôn Diên Khánh (Khánh Hòa) - nơi tôi công tác, thật là khó khăn. Đa số phụ huynh làm nông nghiệp chỉ đủ ăn hằng ngày. Tất cả phải chờ đến mùa thu hoạch lúa, may ra mới có ít tiền để trang trải. Vì thế việc thu tiền là điều không phải dễ và cũng là việc làm đa số giáo viên rất ngại dù biết rằng đây là nghĩa vụ của phụ huynh.
Chính vì chỉ tiêu đó, giáo viên chủ nhiệm phải thúc giục hằng ngày để thu đủ các khoản theo quy định. Nhiều lúc giáo viên nói đùa với nhau là “đi đòi nợ học sinh”.
Với tinh thần 'thu đúng, thu đủ', một mặt giáo viên mệt mỏi, mặt khác đã gây thêm nhiều lo lắng cho phụ huynh. Một hôm, vừa thức dậy, mở điện thoại ra tôi thật bất ngờ trước tin nhắn: “Tôi là phụ huynh của em T. Xin thầy sáng nay đừng đọc tên con tôi chưa đóng tiền trước lớp. Tôi rất xấu hổ vì chưa thể đóng tiền được, chồng tôi đang bệnh. Mong thầy thông cảm, cảm ơn thầy!”.
Đọc dòng tin nhắn này thật sự tôi áy náy trong lòng, dù chưa đọc tên em T. trước lớp. Tôi tự trách mình sao vô tình quá, không tìm hiểu hoàn cảnh học sinh để có thể giúp đỡ phần nào cho các em. Đó mới là lương tâm, trách nhiệm của người thầy, nhất là đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. Nếu không nhận được tin nhắn này, như mọi khi, tôi sẽ đọc tên những học sinh chưa đóng tiền trước lớp!
Chắc rằng T., sẽ rất mặc cảm với bạn bè, phụ huynh buồn phiền. Thật cảm ơn phụ huynh em T. Từ hôm đó và về sau này, tôi không bao giờ đọc tên học sinh chưa đóng tiền trước lớp dù thầy hiệu trưởng có phê bình lớp 9/3 chưa hoàn thành việc thu tiền.
Ngày thầy hiệu trưởng gọi lên văn phòng, tôi đã trao đổi về trường hợp em T., gia đình khó khăn, bố bệnh nặng, mẹ không có việc làm. Em cũng là học sinh giỏi liên tục ở các lớp 6, 7, 8 nên đề nghị nhà trường xem xét.
Nghe tôi trình bày, thầy hiệu trưởng đồng ý đưa em vào diện thất thu. Có lẽ đây là điều tôi có thể giúp em T. và đó cũng là bài học cho tôi và đồng nghiệp.
Được biết hiện nay còn nhiều trường học, thầy cô vẫn sử dụng biện pháp nêu tên học sinh vi phạm nội quy như không học bài, không mang khăn quàng, bảng tên, logo, đi dép hai quai, không đóng tiền… mà quên rằng đây là việc làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm học sinh.
Nguyễn Văn Lực(Trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Kèo vàng bóng đá Bayern Munich vs Celtic, 03h00 ngày 19/2: Khó tin chủ nhà
Dường như Optima không phải sản phẩm duy nhất được hãng xe Hàn đổi cách gọi trong thời gian gần đây. Ngoài chiếc sedan cỡ D có tên mới là K5, mẫu minivan vẫn được nhớ đến là Sedona tại thị trường Mỹ và một số nơi khác có thể chuyển thành Carnival.
" alt="Kia có thể đổi tên Sedona thành Carnival" /> " alt="NASA lần đầu thử nghiệm động cơ máy bay siêu thanh X" />Cô gái xinh đẹp bật khóc trên sân khấu 'Bạn muốn hẹn hò'
Nhớ về quá khứ, Lê Thủy bật khóc chia sẻ, khi biết mẹ cô đang mang thai con gái mà không phải là con trai, cha cô đã bỏ đi.
" alt="Người đàn bà thứ hai, nỗi đau cũng chỉ xếp hàng thứ hai" />Phố lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học, quận 5 đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người mỗi dịp Trung thu.
Phụ huynh mua cho con những chiếc lồng đèn đủ màu sắc, kích cỡ. Mỗi chiếc lồng đèn có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn tuỳ loại.
Những chiếc lồng đèn đa dạng, đủ loại từ truyền thống đến hiện đại.
Những chiếc lồng đèn tạo nên tuổi thơ của nhiều bạn nhỏ.Những bà mẹ dắt con ra phố lồng đèn để lưu giữ kỷ niệm tuổi thơ của con. Nhiều phụ huynh đến phố lồng đèn cho con tham quan sớm vì sợ đến ngày tết Trung thu lượng khách đổ về đây sẽ đông đúc, chật chội hơn. "Tranh thủ sau giờ làm tôi đưa con đi chơi, dắt ra phố lồng đèn cho con biết. Con mình thích cái nào mình mua cho cái đó, tránh việc mua về nhà mà con không thích lại mua cái khác tốn kém". Chị Nguyễn Thị Minh cho biết.
Nhiều bạn nữ cũng tranh thủ ra phố lồng đèn để chụp ảnh.
Những chiếc đèn rực rỡ màu sắc luôn tạo ra những bức ảnh lung linh, bắt mắt.Trung thu đến sớm với nhiều em nhỏ.
Một tiểu thương nơi đây cho biết, những chiếc lồng đèn truyền thống vẫn được bán chạy hơn so với lồng đèn điện tử.Tuy vậy, dịch bệnh cũng khiến nhiều tiểu thương lo lắng vì số lượng bán ra đang ít hơn mọi năm. Nhiều người đến chụp ảnh nhiều hơn là mua hàng. Người dân chen chân đi chơi ở phố lồng đèn Lương Nhữ Học, quận 5, TP.HCM tối 23/9. Ngôi chùa gỗ lim gần 400 tuổi, được coi là bảo vật vô giá ở Thái Bình
Ngôi chùa gần 400 tuổi, làm từ khối lượng gỗ lim lớn. Thời gian xây chỉ khoảng 2 năm nhưng để quyên góp và vận chuyển đủ gỗ về đây phải mất đến 19 năm.
" alt="Nghìn người vui chơi trung thu ở phố lồng đèn Sài Gòn" />Tôi và vợ bằng tuổi. Năm nay đều bước sang tuổi 34. Chúng tôi có hai con gái, một cháu 4 tuổi, một cháu hơn 1 tuổi. Hai vợ chồng đều từ nông thôn ra thành phố học tập và lập nghiệp nên cuộc sống khá khó khăn.
Trong giờ hành chính, tôi đi làm việc nhà nước. Hết giờ, tôi chạy xe ôm đến tận 11h đêm, kiếm thêm tiền chi tiêu. Mỗi ngày, kiếm được bao nhiêu, tôi đưa hết cho vợ, chỉ giữ tiền đổ xăng.
Vợ tôi là người phụ nữ chịu thương chịu khó. Hết giờ làm, cô ấy chăm lo cho 2 đứa nhỏ và bán hàng online.
Nhờ đó, sau 4 năm tích cóp, vợ chồng tôi cũng mua được một căn hộ chung cư trả góp.
Vợ tôi nói, chúng tôi phải cố gắng thêm 5 năm nữa thì mới trả hết nợ mua nhà. Tôi cũng cố hết sức. Có ngày, tôi đi chạy xe từ lúc 4h sáng. Hơn 7h tôi về nhà tắm gội, thay quần áo rồi đến cơ quan làm việc. Chiều 5h, tôi lại thay đồ ra bến xe bắt khách.
Ở quê, bố mẹ tôi không có lương. Thu nhập chỉ trông vào 8 sào ruộng nhưng ông bà chưa bao giờ đòi hỏi chúng tôi phải chu cấp.
Tôi và vợ cũng không gửi biếu bố mẹ đồng nào kể từ khi chúng tôi lấy nhau. Vậy nhưng, hàng tháng, bố mẹ vẫn gửi gạo, trứng, rau, gà, vịt … lên cho con cháu.
Vợ tôi cảm động lắm. Cô ấy bảo tôi, khi nào vợ chồng bớt khó khăn, sẽ quan tâm, chăm sóc cho bố mẹ nhiều hơn.
Tôi cũng đồng ý với vợ như thế. Đợt vừa rồi, mẹ tôi bị ốm, phải nằm viện. Vợ chồng tôi về chăm mẹ nhưng cũng chỉ góp sức chứ không thêm nếm với bố mẹ đồng nào.
Vậy mà, cách đây ít ngày, tôi tình cờ mở điện thoại của vợ thì đọc được tin nhắn anh trai gửi cho cô ấy nói rằng, đã nhận được tiền cô ấy gửi cho bố.
Tò mò, tôi mở xem lịch sử giao dịch ngân hàng thì phát hiện, tháng nào vợ tôi cũng chuyển vào tài khoản của anh ấy 1 triệu đồng.
Bố vợ tôi có 5 người con. Mấy năm nay, ông bị tai biến, bà đã mất nên ông ở với con trai cả. Tuy nhiên, ông có lương quân đội khá cao. Với mức lương ấy, lại sống ở quê, ông không những đủ chi tiêu cho bản thân mà còn có thể bao ăn cho cả nhà anh vợ.
Thế mà, vợ tôi lại bên trọng bên khinh. Cô ấy giấu tôi, đều đặn gửi tiền cho bố đẻ nhưng lại tỏ ra khó khăn để không phải quan tâm đến bố mẹ chồng.
Hôm qua, sau mấy ngày bực bội, tôi quyết định nói chuyện với vợ về việc này và yêu cầu cô ấy giải thích.
Không ngờ, cô ấy làm ầm ĩ. Cô ấy nói rằng, bố mẹ nuôi cô ấy ăn học, khôn lớn. Nay cô ấy mới cho bố được mấy đồng mà tôi đã hạnh họe…
Tôi đã nói, tôi không hạnh họe nhưng đã là vợ chồng, tôi cần một sự rõ ràng. Hơn nữa, đối với bố mẹ hai bên thì cần có sự công bằng.
Cô ấy bảo tôi, bố cô ấy ốm, sống chẳng được bao lâu trong khi bố mẹ tôi còn trẻ, khỏe, còn nhiều thời gian (bố mẹ tôi năm nay ngoài 60 tuổi, còn bố cô ấy đã 70 tuổi) nên cô ấy quan tâm đến bố trước cũng là chuyện thường.
Sau cuộc cãi vã ấy, cô ấy đòi ly hôn vì không chấp nhận được tính nhỏ nhen, ích kỷ của tôi.
Tôi thực sự không hiểu mình đã sai ở đâu. Mong mọi người hãy tư vấn giúp tôi.
Tôi xin cảm ơn.
Thu nhập 10 triệu/tháng, bạn trai tôi vẫn muốn làm đám cưới
Thu nhập mỗi tháng chỉ được 10 triệu đồng nhưng bạn trai tôi nằng nặc đòi làm đám cưới. Anh ra tối hậu thư: "Không kết hôn thì chia tay".
" alt="Chồng nổi điên trước bí mật của vợ trong điện thoại" />Nông trại của ông Takao nằm giữa sân bay quốc tế Narita, Nhật Bản.
Những chiếc máy bay hạ cánh và cất cánh ngay bên cạnh nông trại của Takao là hình ảnh quen thuộc mỗi ngày.
“Bạn sẽ quen với tiếng ồn” - người đàn ông 68 tuổi có giọng nói nhẹ nhàng chia sẻ về nông trại của mình.
“Đây là mảnh đất đã được canh tác qua 3 thế hệ trong gần 1 thế kỷ, bởi chính ông tôi, bố tôi và tôi. Tôi muốn tiếp tục sống và trồng trọt ở đây” - ông giải thích về việc nhất quyết không giao đất cho sân bay.
Cuộc chiến đất đai của Takao và một số gia đình khác trong suốt mấy chục năm từng là một thử thách lớn với sân bay Narita.
Sân bay này là cửa ngõ quốc tế chính của Tokyo, đón khoảng 40 triệu khách và 250.000 chuyến bay mỗi năm.
Dự án xây dựng sân bay Narita từng gây tranh cãi trong khu vực kể từ lần đầu tiên được chính phủ đề xuất năm 1966, làm dấy lên cuộc biểu tình của các nhà hoạt động và nông dân, trong đó có cha của Takao.
Các cuộc biểu tình dẫn đến bạo lực và kết thúc bằng cái chết của một số cảnh sát và người dân.
Sân bay được mở cửa vào năm 1978. Nhiều năm sau, các nhà chức trách đã lên tiếng xin lỗi vì những phản ứng mạnh tay với người biểu tình.
Hiện tại, ông Takao hài lòng với công việc làm nông của mình ở nông trại. Trên mảnh đất này, ông trồng cà rốt, hành, tỏi... - tất cả có khoảng 10 loại rau. Việc trồng rau theo phương pháp hữu cơ khiến ông rất bận rộn.
Tuy vậy, ông chia sẻ, ông vẫn có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi để uống bia và hát karaoke.
Ông Takao đang rất hài lòng với công việc của mình. Trước khi về nông trại làm nông, ông Takao từng làm việc trong một nhà hàng. Ông cho biết, ông chưa từng nghĩ đến việc rời bỏ nơi này.
Có khoảng 10 tình nguyện viên đang giúp ông công việc của nông trại. Một số người trong đó từng tham gia biểu tình trước đây.
Ông kể, trước đây ông được đề nghị nhận số tiền bồi thường lên tới gần 1,7 triệu USD để chuyển đi. Số tiền ấy tương đương với thu nhập của một người nông dân làm việc trong vòng 150 năm.
Nhưng ông không thích tiền, mà muốn tiếp tục làm nông nghiệp. Ông nói, đất của ông rất tốt bởi vì nó đã được trồng trọt suốt 100 năm.
“Trồng trọt, thu hoạch, giao hàng cho khách - chẳng có gì làm tôi vui hơn điều đó" - ông nói.
Vị trí nông trại của ông Takao giữa sân bay quốc tế Narita. Dịch vụ thuê người tán tỉnh vợ mình, giá tiền tỷ ở Nhật Bản
Ở Nhật Bản, bạn có thể trả tiền cho các dich vụ có tên là wakaresaseya để phá vỡ hôn nhân của chính mình.
" alt="Người đàn ông từ chối 1,7 triệu USD để sống giữa sân bay quốc tế" />
- ·Nhận định, soi kèo Montego Bay vs Racing United, 6h00 ngày 21/2: Kéo dài mạch thắng
- ·Drone phun thuốc vướng đường dây 110kV, hơn 76.000 hộ mất điện
- ·Bạn muốn hẹn hò tập 64: Thầy thuốc Tây Ninh hẹn hò cô giáo thể dục
- ·6 sai lầm có thể ‘giết chết’ cuộc hôn nhân của bạn
- ·Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Thanh Hóa, 17h00 ngày 19/2: Nỗi đau kéo dài
- ·Từ trường Trái Đất suy yếu nhanh ở Bắc Mỹ
- ·'Cà phê cô đơn', chốn ăn chơi 'giá bèo' ở vùng ven Sài Gòn
- ·Mặt nạ vàng của vua Tut có thể dùng cho nữ hoàng Nefertiti
- ·Nhận định, soi kèo Naft Misan vs Al Karma SC, 18h30 ngày 20/2: Bất phân thắng bại
- ·Chứng khoán tăng 15 điểm
2h30 sáng một ngày đầu tuần, gia đình chị Nguyễn Thị Lý (53 tuổi, thôn Yến Vĩ, xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội) gọi nhau dậy.
Chồng chị bắt tay vào làm những mẻ đậu phụ đầu tiên. Hôm nay, anh làm nhiều hơn mọi ngày. Phần đậu đầu tiên (khoảng 55 bìa) anh để riêng, phần đậu sau anh làm để gia đình mang ra chợ bán.
Chị Lý lấy hơn 50 bìa đậu đầu tiên đó cho vào 2 chiếc xô. Chị xếp thêm mấy chục trứng gà, vịt vừa mua của hàng xóm và thịt, lạc… vào một chiếc xô khác.
Chị Nguyễn Thị Lý 6h sáng, chất tất cả số hàng lên chiếc xe số đã cũ, chị khoác chiếc áo đỏ của “Hội chữ thập đỏ huyện Mỹ Đức” và nổ máy lên đường.
Người phụ nữ này chở tất cả số thực phẩm trên đến Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức giao cho những người bạn của chị. Hôm nay, các chị nấu cơm từ thiện để tặng những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn của bệnh viện.
Đó là một ngày trong số nhiều ngày, chị Lý tặng miễn phí thực phẩm cho bữa cơm của người nghèo.
Việc từ thiện của chị bắt đầu từ một lần chị được nhận suất cơm “0 đồng” vào năm 2016.
“Lần đó, con gái tôi (đang là sinh viên đại học) bị sốt virus. Cháu được chuyển về Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức để điều trị. Thời gian ở đây, một ngày, tôi nhận được suất cơm từ thiện của bệnh viện.
Tôi hỏi ra mới biết, có một nhóm các chị em đã bỏ công, bỏ của để làm cơm tặng bệnh nhân. Ăn suất cơm đó, tôi rất cảm động”, chị Lý kể.
Khi con gái khỏi bệnh về nhà, chị Lý suy nghĩ rất nhiều về suất cơm từ thiện mình từng được ăn. Nhà có nghề làm đậu phụ để bán ở chợ, chị muốn đóng góp một phần đậu cho bữa ăn của các bệnh nhân.
Chị liên hệ với chị Khoát, người hàng xóm cũng là thành viên của Hội chữ thập đỏ huyện, nói về nguyện vọng của mình.
Chị Khoát đã kết nối với nhóm nấu cơm từ thiện ở Bệnh viện Đa khoa huyện Mỹ Đức. Từ đó, những người phụ nữ thôn Yến Vỹ, xã Hương Sơn bắt đầu hành trình tặng thực phẩm miễn phí cho các bệnh nhân.
“Mỗi tháng 1 lần, nhận được điện thoại của các chị nấu cơm từ thiện ở bệnh viện là chúng tôi lại bắt tay vào chuẩn bị. Các chị quanh xóm, người góp tiền, người góp của (thịt, trứng…).
Riêng gia đình tôi, tôi dặn ông xã hôm đó phải dậy sớm để làm nhiều đậu hơn ngày thường. Tôi dành khoảng 50- 55 bìa đậu để chuyển xuống bệnh viện”, chị kể thêm.
Mỗi lần như thế, chị đều tự chở đậu phụ từ xã Hương Sơn lên bệnh viện (khoảng 12km). Chị cố gắng tranh thủ chở đậu lên thật sớm để kịp cho các chị nấu hàng trăm suất ăn vì việc rán đậu rất mất thời gian.
Bất kể nắng mưa, chị vẫn đồng hành cùng chiếc xe cũ để mang thực phẩm đến bệnh viện.
“Xe máy nhà tôi cũ quá rồi nên rất hay bị chết máy giữa đường. Mỗi lần như vậy, tôi lại phải ra đường vẫy, nhờ người sửa giúp. Có hôm không nhờ được người sửa, tôi phải gọi chồng lên đón về”, chị kể.
Từ năm 2018, chị được tặng một chiếc áo của Hội chữ thập đỏ. Nhiều người qua đường thấy người phụ nữ mặc áo đỏ, biết chị đi làm việc thiện đều nhiệt tình giúp đỡ.
“Tôi nhớ nhất có lần xe bị chết máy giữa đường, nhờ một người thanh niên sửa giúp. Sau khi xe được sửa xong, tôi tất tả nổ máy đi cho kịp giờ giao đồ ăn. Tôi đi đến bệnh viện, dừng xe quay đầu lại thì bất ngờ khi vẫn thấy người thanh niên đó. Tôi rất ngạc nhiên, hỏi:
- Em đi theo chị sao?
- Vâng, em sợ chị lại hỏng xe, không ai sửa cho nên chạy xe theo. Giờ chị đến nơi an toàn rồi, em đi đây.
Quãng đường hơn 10km mà người thanh niên đó chạy theo khiến tôi cứ ấn tượng mãi. Trên đời còn có rất nhiều câu chuyện tử tế…”, chị kể lại.
Đều đặn như vậy, các chị đem thêm niềm vui đến cho người khó khăn.
Gia đình chị Lý không khá giả, ngoài làm đậu phụ đi bán, anh chị còn làm ruộng để nuôi 4 người con ăn học. Con gái đầu của chị, năm 17 tuổi, bất ngờ mắc chứng động kinh. Hai vợ chồng đi rất nhiều nơi, tốn kém nhiều tiền của để chữa cho con nhưng không hiệu quả. Hiện, con gái ngoài 30 tuổi đang sống cùng bố mẹ với số tiền trợ cấp cho người tàn tật là 500 nghìn đồng/tháng.
Từ năm 2016, gia đình chị thường xuyên làm đậu phụ để tặng cho nhóm nấu cơm từ thiện tại bệnh viện. “Trước gia đình tôi nghèo lắm. 10 năm nay, đậu phụ bán được nhiều hơn nên gia đình mới bớt chút khó khăn. Từng trải qua cảnh nghèo đói nên tôi rất thương những người như vậy”, chị nói.
Không chỉ gia đình chị Lý, nhiều chị em trong đội góp thực phẩm từ thiện đều có hoàn cảnh khó khăn: Có chị con trai mất, phải cùng con dâu nuôi 3 cháu nhỏ; có chị nhà còn vướng cảnh nợ nần…
Từ năm 2016 đến nay, ngoài cung cấp thực phẩm cho bữa cơm từ thiện, chị Lý cũng vận động quyên góp, hỗ trợ người nghèo trong xã.
Vào dịp tết Nguyên đán, chị cùng các chị em kêu gọi được 35 suất quà trị giá hơn 10 triệu đồng tặng gia đình khó khăn. Chị cũng thường xuyên vận động mua gạo, đường, sữa để thăm hỏi, động viên những người đau ốm.
Gần đây nhất, chị ủng hộ gia đình chị Sen (một hoàn cảnh khó khăn ở xã -nv) 30 kg gạo, vận động mọi người ủng hộ đường, sữa cho con chị Sen.
Năm 2016, khi tỉnh Hà Tĩnh bị vỡ đập, lũ quét, chị Lý cũng đã hai lần vận động mọi người ủng hộ 100 suất quà gồm 500 kg gạo, mỳ chính, màn, quần áo trị giá 20 triệu đồng. Trong chuyến đi này, bản thân chị Lý ủng hộ 100 kg gạo và tiền xe đi lại.
“Ông xã tôi rất ủng hộ công việc của vợ, có lúc anh hỏi: “Lý ơi, nhà mình nghèo thế, Lý đi vận động, mọi người có tin không?”. Chị cười bảo: “Không sao anh à, miễn là giúp được mọi người”, chị nói.
Chuyện tình 20 năm hạnh phúc của cặp đôi kém may mắn
21 tuổi, họ đều gặp một tai nạn giao thông và không còn nguyên vẹn đôi chân. Nhưng điều không may mắn đó lại tạo nên sự đồng cảm, giúp họ đến gần nhau hơn.
" alt="Chị bán đậu phụ 4 năm làm từ thiện" />16h, mưa lớn đổ xuống khu vực trung tâm TP Cần Thơ. Sau khoảng hai giờ, hàng loạt tuyến đường Võ Văn Kiệt, Mâu Thân, Nguyễn Văn Cừ, Cách Mạng Tháng Tám, 30 tháng 4, 3 tháng 2, Nguyễn Văn Linh, Trần Hoàng Na, Trần Văn Hoài, Quang Trung, Lý Thái Tổ... đều bị ngập 0,2-0,5 m.
" alt="Đường phố Cần Thơ ngập, kẹt xe kéo dài sau mưa lớn" />Tôi mới chỉ có 24 tuổi thôi, vừa tốt nghiệp đi làm không lâu, tôi còn cả một con đường sự nghiệp dài trước mặt để phấn đấu, chưa bao giờ nghĩ đến chuyện sẽ lập gia đình.
Cô gái này tôi còn chẳng quen biết nhiều. Chúng tôi gặp nhau trong một buổi tiệc vườn, cô ấy là bạn của bạn gái của một người bạn tôi. Hôm đó sinh nhật cậu ấy. Buổi tiệc có rất nhiều thành phần, bạn học, bạn cơ quan, kể cả bạn của bạn cậu ấy cũng được mời tới dự.
Nhiều người đến nên không khí rất sôi nổi. Cả khu vườn tràn tiếng nhạc và ngập cả tiếng cười. Chúng tôi đã có những giờ phút rất vui. Đều là người trẻ nên mọi người càng dễ hòa đồng với nhau, tiếng nhạc, men rượu có lẽ đã làm cho tất cả chúng tôi hơi quá khích.
Rồi cô gái ấy lọt vào tầm ngắm của tôi. Tôi lúc ấy quả tình thấy cô ấy rất xinh trong chiếc váy ngắn bó sát để lộ đường cong gợi cảm, khuôn mặt thanh tú, mái tóc dài đen óng ả, không giống với những cô nhuộm tóc xanh tóc vàng mà tôi hay dị ứng. Cô ấy có một điểm gì đó rất riêng, vô cùng cuốn hút, nhưng lại bốc lửa chứ không phải tuýp gái ngoan.
Dù thế, tất cả những gì tôi biết về cô ấy còn quá ít. Cô ấy bảo cô ấy 22 tuổi. Chúng tôi cùng ngồi nói chuyện và uống với nhau chút rượu, và khiêu vũ cùng nhau. Khi mọi người bắt đầu lục đục ra về thì tôi đề nghị với cô ấy là để tôi đưa về, bởi nhà cô ấy cũng tiện đường về nhà tôi.
Thế rồi khi đến nơi, thấy nhà cô ấy với nhà tôi cũng khá gần nhau, cô ấy mời tôi vào uống một tách cà phê. Tôi không vội nên cứ thế là vào. Chẳng ngờ ngay sau đó chúng tôi lại hôn nhau, rồi tiến xa hơn thế.
Đêm ấy nếu để mô tả thì có lẽ từ “hoang dại” sẽ là phù hợp nhất. Tôi có nhớ đến việc dùng “ba con sói” để bảo vệ nhưng cô ấy bảo không cần đâu, vì cô ấy đang dùng thuốc tránh thai. Quỷ tha ma bắt, lúc ấy tôi còn nghĩ thật thú vị vì không phải dùng đồ bảo hộ. Thế mà bây giờ đây, cô ấy xuất hiện trước cửa thông báo với tôi là cô ấy có bầu!
Xin đừng giáo huấn tôi về việc phòng tránh thai, bố mẹ tôi đã dạy cho tôi rồi, nhưng vấn đề là cô gái này không thành thực, tôi cảm thấy cô ấy đã “bẫy” tôi.
Quái dị hơn, cô ấy lại nói với tôi rằng cô ấy không chắc đây có đúng là con tôi không, vì cô ấy còn ngủ với người đàn ông khác 2 đêm sau khi ngủ với tôi. Nhưng cô ấy đang có bầu, và nghĩ rằng tôi nên biết điều đó. Cô ấy còn dọa tôi rằng sẽ giữ và sinh ra em bé này.
Tôi mới chỉ là thanh niên 24 tuổi thôi, tôi không biết nên giải quyết chuyện này thế nào. Tôi không muốn làm bố theo kiểu tuần lông bông đi chơi 5 ngày, cuối tuần lại có một người phụ nữ vứt sang cho một đứa trẻ.
Tôi muốn một gia đình kiểu mẫu bình thường, với con cái và cha mẹ bình thường, nhưng không phải thời điểm này trong đời, càng không phải với một người phụ nữ thích ngủ với ai là ngủ. Tôi phải làm sao, xin hãy cho tôi một lời khuyên để xử lý đúng đắn chuyện này.
Sự thật về anh chồng 'ngoan' bị vợ gửi đơn ly hôn đúng lúc đang nằm viện
Tất cả đều chẳng thể thốt ra được lời nào phản bác. Vì họ đều hiểu, đặt mình vào vị trí của Huyền thì họ cũng sẽ làm như cô mà thôi.
" alt="Tôi sắp làm bố bất đắc dĩ ở tuổi 24 sau cuộc tình một đêm" />Góc cầu thang lên xuống của chung cư.
Với lối kiến trúc đẹp, cùng loạt cửa hàng thời trang, quán cà phê được trang trí đậm chất vintage, từ nhiều năm trước, chung cư trở thành điểm ghi hình lý tưởng của giới trẻ, khách du lịch, các đoàn làm phim. Lúc đầu, khách đến chung cư được vào cửa tự do.
Chủ một shop quần áo cũ ở tầng 1 cho biết, người đến ghi hình nhiều, giúp việc buôn bán của chị thuận lợi hơn. Các quán cà phê, quán ăn, hay người trông giữ xe cho chung cư cũng thấy vui vì có thêm thu nhập. Tuy nhiên, việc những người lạ đến chụp hình xả rác, nói cười tự nhiên, xem “nhà người ta như nhà mình”… nên các cư dân thấy bị làm phiền.
Từ lâu, chung cư là nơi thu hút nhiều giới trẻ đến quay phim, chụp hình. “Trước đây, cuộc sống của chúng tôi rất yên bình, chung cư lúc nào cũng sạch sẽ. Mỗi tháng, cô dọn vệ sinh chỉ phải phải quét rác 1-2 lần, có tháng không có rác mà dọn. Từ khi có người đến chụp hình, ngày nào rác cũng đầy cầu thang, sân thượng, hành lang… Cô dọn dẹp vệ sinh cho chung cư phải làm việc rất cực”, các cư dân chung cư bức xúc.
Bà Hà cho biết, ban đầu, các cư dân để biển cấm quay phim, chụp hình dán ngay ở cầu thang lên xuống ở tầng trệt tòa nhà. Ai đến đưa máy ảnh, điện thoại ra chụp hình, các cư dân phát hiện sẽ đến nhắc nhở, yêu cầu xóa hình ảnh và mời họ đi về.
Nhiều cửa hàng quần áo, quán cà phê ở chung cư là điểm chụp hình lý tưởng của khách tham quan. Nhiều đoàn làm phim, thợ chụp ảnh đến không được vào, họ tìm bà Hà xin trả phí để được vào chung cư. “Họ nói, chung cư đẹp, kiến trúc độc đáo, lại nằm ở trung tâm thành phố, nếu không giới thiệu cho nhiều người biết thì rất phí. Họ nói tôi họp cư dân lại để họ xin được trả phí chụp hình và cam kết giữa trật tự trong suốt thời gian ghi hình”, bà Hà kể.
Được toàn bộ cư dân và ban lãnh đạo khu phố đồng ý, bà Hà viết thông báo: “Quay phim, chụp hình tại chung cư yêu cầu các nhóm phải đóng phí” dán ở chân cầu thang dưới tầng trệt.
Mức phí chung cư đưa ra là 50 ngàn đồng/mẫu/lần chụp. Trường hợp đi nhiều thợ ảnh, nhiều mẫu bà thu 100 ngàn đồng/lần chụp. Những người khách nước ngoài đến tham quan chung cư, hay các học sinh đến xin chụp ảnh kỷ yếu sẽ được miễn phí.
Tuy nhiên, do thấy bị làm phiên nên người dân nơi đây yêu cầu người đến quay phim, chụp hình phải đóng phí. Bà Hà cho biết, toàn bộ tiền phí thu được, bà cho vào quỹ chung để trả lương cho người dọn dẹp, trả chi phí thắp sáng, bảo trì chung cư. “Từ khi người đến chụp hình phải đóng phí, các cư dân không ai khó chịu nữa”, bà Hà nói.
Tuy nhiên, trao đổi với VietNamNet, đại diện UBND phường Nguyễn Thái Bình cho biết, phường đã có buổi làm việc với bà Hà và yêu cầu ngưng thu phí chụp ảnh, quay phim. Theo phường, chung cư Tôn Thất Đạm có kiến trúc đẹp, có tuổi đời lâu năm nên dừng thu phí là để thu hút khách tham quan du lịch. Trường hợp người chụp hình ủng hộ tự nguyện để thực hiện công tác vệ sinh, thắp sáng chung cư thì phải công khai rộng rãi với các người dân sống tại chung cư.
Hiện, chung cư đã ngưng việc thu phí người đến quay phim, chụp hình. UBND phường Nguyễn Thái Bình cũng yêu cầu, người dân đến chung cư Tôn Thất Đạm chụp hình liên hệ với Ban Quản trị chung cư để được hướng dẫn nhằm đảm bảo an ninh trật tự và giữ gìn vệ sinh môi trường.
Các cư dân ở chung cư cho biết, hơn một tháng qua, chung cư đã ngưng thu phí người đến chung cư quay phim, chụp hình theo yêu cầu của phường. Để đảm bảo an ninh trật tự, không ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân, ban quản lý chung và các cư dân thống nhất chỉ cho quay phim, chụp hình vào hai ngày cuối tuần.
Theo UBND phường Nguyễn Thái Bình, ngưng thu phí quay phim, chụp hình là để thu hút khách du lịch đến thăm quan. Nhóm của Toàn, 24 tuổi gồm 4 thợ ảnh thường đưa các người mẫu đến những địa điểm đẹp của Sài Gòn chụp ảnh. Giữa tháng 9, cả nhóm đến chung cư Tôn Thất Đạm ghi hình lần hai. Mức phí cả nhóm đóng cho bà Hà là 100 ngàn đồng/lần chụp, vì có bốn người chụp ảnh. Phải đóng phí vào chung cư, nhưng Toàn và cả nhóm thấy hợp lý.
Đầu tháng 10, nhóm của Toàn đến chung cư chụp hình lần nữa. Do đến vào ngày trong tuần nên cả nhóm được hướng dẫn chỉ được đến vào hai ngày cuối tuần. "Cả nhóm phải quay về mà ai cũng buồn. Được đóng phí, tụi em thấy thoải mái hơn. Nhiều nơi, bọn em phải đóng phí vào cổng cao hơn ở đây”, Toàn nói.
8 đường hầm độc đáo trên thế giới
Đường hầm xuyên núi sa thạch, đục từ thân cây cổ thụ hay có các hiệu ứng chiếu sáng lạ mắt mang đến trải nghiệm thú vị cho du khách lái xe qua.
" alt="Chung cư 134 năm tuổi dừng thu phí, khách chụp hình vẫn muốn trả tiền" />
- ·Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Al Tai, 20h15 ngày 19/2: Khó tin cửa trên
- ·Nhặt được 4 triệu đồng, nữ nhân viên căng tin bệnh viện tìm cách trả lại
- ·Tuyệt chiêu làm xôi xéo béo ngậy, thơm nức mũi quyến rũ cả nhà
- ·Cảnh sắc mùa thu ở thác nước lớn nhất châu Âu
- ·Nhận định, soi kèo Al Fateh vs Al
- ·Mẹ khóc nghẹn gặp con trai mất tích 18 năm trong hoàn cảnh trớ trêu
- ·DOJI ủng hộ 1 tỷ đồng cho người dân vùng lũ Thừa Thiên Huế
- ·Hành khách đòi mở cửa thoát hiểm khi máy bay qua biển
- ·Siêu máy tính dự đoán AS Roma vs Porto, 0h45 ngày 21/2
- ·Tâm sự mẹ chồng khóc nghẹn trước sự ghẻ lạnh của con dâu suốt 10 năm