当前位置:首页 > Thế giới

Vì sao khi nguyệt thực toàn phần thì mặt trăng lại đỏ và lớn khác thường?

 - Nguyệt thực xảy ra khi trái đất chặn ánh sáng trực tiếp của mặt trời chiếu đến mặt trăng. Vậy vì sao khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần thì mặt trăng lại đỏ và lớn khác thường?ìsaokhinguyệtthựctoànphầnthìmặttrănglạiđỏvàlớnkhácthườreal madrid – atlético madrid

Những hành tinh đáng sợ nhất trong vũ trụ
Bí ẩn về tàu vũ trụ tuyệt mật của Mỹ
Hé lộ bí mật sửng sốt về người ngoài hành tinh

Theo giới khoa học cho biết, tất cả là do ánh sáng mặt trời đã đi qua bầu khí quyển của trái đất. Sở dĩ mặt trăng có sắc đỏ tuyệt đẹp khi diễn ra hiện tượng nguyệt thực là nhờ cách thức ánh sáng mặt trời phân tán trong bầu khí quyển trái đất. Đến từ phía bên kia của trái đất, ánh sáng mặt trời phải đi một chặng đường tương đối dài qua bầu khí quyển trước khi thoát ra và hướng về phía mặt trăng.

nguyet thuc toan phan

Theo Dân Trí, Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, ánh sáng mặt trời bị mất bớt các sắc màu khác, mà ở đây là quang phổ sắc màu, trước các phân tử khí quyển và bụi. Những yếu tố này làm phân tán các bước sóng ngắn của ánh sáng. Càng nhiều bụi thì bề mặt mặt trăng càng đỏ đậm hơn. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra màu đỏ đậm vào cuối hoàng hôn hoặc bình minh. Còn với kích thước biểu kiến của mặt trăng khi nó gần chân trời, một số nhà nghiên cứu cho rằng hình ảnh lớn khác thường hoàn toàn là do ảo tưởng, do mắt người so sánh kích thước mặt trăng với các tòa nhà, lùm cây, dãy núi hay những vật tương tự khác ở chân trời. Khi mặt trăng “mọc” lên trên vật quen thuộc, kích thước “thật” của nó sẽ hiện hữu. Điều này có thể chứng minh bằng các vòng tròn vẽ trên một tờ giấy.

Một số nhà nghiên cứu khác cho rằng sự “lớn” khác thường đó phụ thuộc vào khoảng cách, quan niệm, và vào chính cấu tạo mắt nhìn của con người chúng ta. Thông thường, vật thể có vẻ như thu nhỏ lại khi chúng tiến về phía chân trời. Nhưng kích thước của mặt trăng có vẻ như không thu nhỏ lại là do yếu tố thực tế: khoảng cách của nó không đổi trong suốt cả buổi tối. Vì vậy khi mặt trăng tiến về phía chân trời, não chúng ta cố gắng làm cho kích thước không thay đổi của nó phù hợp với mong đợi dựa trên quan niệm từ trước bằng cách “hiểu” mặt trăng có vẻ như lớn hơn khi nó tiến tới chân trời.

Ngoài khái niệm nguyệt thực toàn phần khiến người nhìn có cảm giác mặt trăng có màu đỏ rực và lớn khác thường thì còn có hai khái niệm khác. Thứ nhất là nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Thứ hai là nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi. Nguyệt thực bán phần khó nhìn thấy bằng mắt thường do ánh chói của Mặt Trời giảm thiểu.

Nguyệt thực là một trong những sự kiện thiên văn dễ xem nhất. Cứ ra ngoài và chiêm ngưỡng thôi. Bạn chẳng cần kính thiên văn hay các công cụ hỗ trợ khác. Tuy nhiên, với ống nhòm và kính thiên văn nhỏ sẽ đem lại hình ảnh chi tiết về bề mặt mặt trăng.

Nhật Linh (tổng hợp)

Dải ngân hà được hình thành như thế nào?

Dải ngân hà được hình thành như thế nào?

Bài này mời bạn tìm hiểu Dải ngân hà được hình thành như thế nào, khi mà có đến khoảng 200 - 400 tỉ ngôi sao được chứa trong nó, cùng với hơn 100 tỉ hành tinh.

分享到:

相关推荐