游客发表
Trương Tuấn Nghĩa (học sinh lớp 11,ươngTuấnNghĩbảng xep hạng anh Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) vừa đem về cho Việt Nam tấm Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) 2020.
Hai bố con “túc tắc” cùng tiến
Tuấn Nghĩa sinh ra trong gia đình có bố là giảng viên Toán học, còn mẹ là giáo viên dạy Tiếng Anh. Nhiều người thường nói vui: “Chắc Nghĩa bị bố mẹ ép học dữ lắm!”. Nhưng Nghĩa thường phủ nhận, vì “bố mẹ luôn cho em làm những điều mà mình mơ”.
Trương Tuấn Nghĩa (học sinh lớp 11, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) – vừa đem về cho Việt Nam tấm Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế (IMO) 2020.
Thời cấp 1, Nghĩa theo học tại một trường công lập gần nhà. Vốn có sức học khá, thầy cô khuyên bố mẹ Nghĩa nên cho em tham gia vào một vài cuộc thi để cọ xát, giao lưu. Anh Trương Chí Trung, bố của Nghĩa cho hay: vợ chồng anh Trung thống nhất không ép con làm bất cứ điều gì cả. Vì thế, Nghĩa thích thi gì, anh chị đều để con tham gia. Anh thường nói với con: “Đi thi cho vui thôi, không có gì phải áp lực cả”.
Đến cấp 2, Nghĩa xin bố cho thi vào trường Ams vì mê ngôi trường này. Mặc dù có chút lo lắng, nhưng vợ chồng anh Trung vẫn chiều theo ý con.
Vẫn giữ tâm lý học hành thoải mái, cuối năm lớp 6, Nghĩa được lựa chọn sang Singapore tham gia Kỳ thi Toán APMOPS và lọt vào top 40. Đến năm lớp 8, lớp 9, cậu liên tiếp giành giải Nhất, Nhì trong cuộc thi học sinh giỏi cấp thành phố.
Nam sinh khiêm tốn cho rằng: “Đó chỉ là những thành tích ít ỏi em đạt được vì trong lớp có rất nhiều bạn học giỏi hơn em và luôn khiến em vô cùng ngưỡng mộ. Nhưng em cũng không cảm thấy áp lực vì em không để ý đến điều ấy, càng chưa bao giờ coi những người bạn là ‘đối thủ’. Em cứ bình thường mà học thôi”.
Trương Tuấn Nghĩa (thứ 3 bên trái) cùng thầy Lê Bá Khánh Trình, thầy Lê Anh Vinh và các bạn trong đội IMO. Ảnh: Bộ GD-ĐT
Sau này, khi lựa chọn thi vào chuyên Toán của Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, Nghĩa cho hay, lý do đơn giản chỉ vì em thầm ngưỡng mộ một vài “đàn anh” học tại ngôi trường này. Đơn cử như Nguyễn Khả Nhật Long, người giành Huy chương Bạc IMO 2019 hay Nguyễn Quang Bin, người giành Huy chương Vàng IMO 2018.
Dù không quá mong mỏi con phải đỗ vào trường chuyên, lớp chọn, nhưng khi Nghĩa quyết theo “tiếng gọi của trái tim”, một lần nữa, anh Trung lại gật đầu: “Thôi con đỗ thì học thôi. Hai bố con túc tắc cùng tiến”.
Cũng kể từ hôm ấy, anh Trung bắt đầu đồng hành nhiều hơn với con. Cả hai bố con không ngần ngại cùng nhau tranh luận về các vấn đề toán học. Có những khi trên đường đi học về, hai bố con đã tranh thủ giải quyết xong một câu hỏi phức tạp.
“Rất nhiều lần Nghĩa tranh luận thắng bố. Mình cứ để cho Nghĩa được nói, vì việc tranh luận sẽ giúp con định hướng thêm nhiều lối suy nghĩ khác nhau cho một bài toán”, anh Trung nói.
Bên cạnh đó, anh vẫn luôn duy trì quan điểm “dạy con không ép buộc”, bởi theo anh: “Mình muốn ép cũng không được. Nếu như đứa trẻ ấy nghe lời thì sẽ tạo thành một người không chủ động, lúc nào cũng chờ sự sắp đặt của người khác cho tương lai của mình. Còn nếu không, bố mẹ sẽ dần mất đi sự kết nối với chính đứa trẻ ấy”.
Cậu học trò "mê toán vô cùng"
Thầy Lê Bá Khánh Trình, thầy Lê Anh Vinh và các thành viên đội tuyển IMO Việt Nam 2020. Ảnh: Bộ GD-ĐT
Anh Trung cho biết, ngay từ nhỏ Nghĩa đã có thiên hướng học Toán. Đưa con tới trường mầm non, anh từng vô cùng ngạc nhiên khi nghe cô giáo nói: “Nghĩa đã biết cộng trừ rồi”. Anh Trung thú thực, cả hai vợ chồng đều không có thời gian dạy trước cho con. Nghĩa luôn tự học, tự chơi và rất chịu khó quan sát.
Mỗi dịp nghỉ hè khi còn học tiểu học, được về quê Nghệ An chơi cùng ông nội – vốn là giáo viên Toán của Trường ĐH Vinh - Nghĩa lại xin ông mua cho sách toán để đọc. Việc học Toán luôn khiến Nghĩa cảm thấy thích thú.
Năm lớp 10 đoạt giải Ba kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, lớp 11 đoạt giải Nhất, đến giờ là tấm Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế, Nghĩa nói, bí quyết quan trọng nhất là “bản thân phải thật thoải mái mới có thể học tốt được”.
Vì thế, ngay cả thời điểm sát ngày thi IMO, em cũng hiếm khi thức khuya. Buổi tối, Nghĩa chỉ học 2 tiếng. Khi cảm thấy căng thẳng quá, nam sinh lại nghe vài bản nhạc ballad, chơi cờ tướng, thậm chí chơi game.
“Em rèn cho mình việc ăn ngủ điều độ, thức dậy đúng giờ và luôn đi ngủ trước 12 giờ. Thời điểm hơn 2 tháng tập trung ôn thi, bố mẹ cũng không quản lý điện thoại, laptop nên lại càng cảm thấy bản thân phải có kỷ luật hơn”.
PGS.TS Lê Anh Vinh, Trưởng đoàn IMO Việt Nam, người từng tiếp xúc với Nghĩa từ những năm cấp 2 cho biết, vào năm Nghĩa học lớp 7, anh đã nhận thấy sự đặc biệt ở cậu học trò này.
“Nghĩa mê Toán vô cùng và là nhân tố rất nổi trội. Đến khi vào lớp 10, các thầy trong đoàn đều kỳ vọng Nghĩa sẽ là học sinh được tham gia đội tuyển IMO Việt Nam. Nhưng tiếc là Nghĩa đã thiếu một chút nữa để chạm đến điều đó.
Tới năm nay, Nghĩa giành giải Nhất trong kì thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đồng thời cũng đứng đầu vòng thi TST. Với sự trầm tĩnh, cẩn thận và chỉn chu, mọi người đều kỳ vọng Nghĩa sẽ đoạt Huy chương Vàng.
Và quả đúng như thế, kết quả lần này đã phản ánh rất chính xác năng lực của Nghĩa”, TS Lê Anh Vinh nói.
Hiện tại, Nghĩa chưa đặt mục tiêu gì cho kỳ thi Olympic quốc tế năm sau vì cho rằng, điều đó có thể khiến bản thân cảm thấy áp lực. “Em luôn muốn mình thoải mái nhất khi học nên vẫn muốn việc học diễn ra tự nhiên”.
Thúy Nga
Không chỉ giành Huy chương Vàng Olympic Toán học quốc tế (IMO) mà Ngô Quý Đăng, học sinh lớp 11 Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên còn xuất sắc xếp hạng 4 thế giới. Thời điểm được chọn vào đội tuyển, Ngô Quý Đăng mới là học sinh lớp 10.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接