当前位置:首页 > Kinh doanh > Nhận định, soi kèo Tajikistan vs Timor Leste, 18h00 ngày 25/3: Không có bất ngờ 正文
标签:
责任编辑:Công nghệ
Nhận định, soi kèo Costa Rica vs Belize, 08h00 ngày 26/3: Thê đội 2 xuất kích
Cuốn sách Một cuộc đời dang dở: John F. Kennedy, 1917-1963mô tả bức chân dung chính xác về Tổng thống John Fitzgerald Kennedy.
Tác giả Robert Dallek, một trong những nhà sử học đáng kính nhất ở Mỹ, mô tả Kennedy là “một con người với đầy đủ những đức tính và những thiếu sót khiến ông dường như vừa phi thường lại vừa bình thường - một con người có trí tuệ khác thường, có mục đích, kỷ luật và óc phán đoán tốt, đồng thời vẫn có nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và cảm xúc”.
Robert Dallek không để khía cạnh này lấn át khía cạnh khác mà cố tìm cách cân bằng chúng. Chẳng hạn, nhờ tìm hiểu về bệnh sử của Kennedy nhiều hơn bất kỳ tác giả viết tiểu sử nào trước đây, ông đã có cơ hội được thấy mức độ vị tổng thống che giấu bệnh tật của mình trước công chúng cũng như tính cách mạnh mẽ của mình.
Bên cạnh đó, tác giả cố gắng tìm hiểu khả năng “hấp dẫn phụ nữ” không thể phủ nhận của Kennedy, trong đó bao gồm cả các ví dụ ít được biết đến về những lần chinh phục phụ nữ của ông. Quan trọng hơn, cuốn sách là câu trả lời cho những hoài nghi về việc liệu có phải chính những vấn đề về sức khỏe và hành vi đã ảnh hưởng xấu tới năng lực làm việc của Kennedy trên cương vị tổng thống hay không.
Tác phẩm trở nên thú vị hơn bởi tác giả đã tìm kiếm sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực từ gia đình tới tính cách của Kennedy. Robert Dallek đã cho chúng ta biết về hai gia tộc nổi tiếng ở Boston nói riêng và nước Mỹ nói chung: dòng họ Kennedy (họ cha) và dòng họ Fitzgerald (họ mẹ).
Với tầm nhìn và khát vọng, Joe Kennedy đã quyết tâm bằng mọi giá đưa một người con của mình trở thành Tổng thống Mỹ, khiến những người con nhà Kennedy luôn cố gắng vươn lên, không bao giờ chấp nhận vị trí thứ hai, thứ ba. Tham vọng và lòng tự tin vô bờ là nét chính trong quan niệm sống của hai dòng họ Fitzgerald và Kennedy.
Triết lý điển hình của gia tộc JFK thể hiện trong câu nói của Joe Kennedy với em gái: “Nếu em không được làm đội trưởng đừng tham gia cuộc chơi”. Bên cạnh đó, tác giả cũng ghi chép về giai đoạn JFK phục vụ trong Hải quân, về công việc ở Hạ viện và Thượng viện… Quan trọng nhất là các chính sách trong giai đoạn làm tổng thống, về kinh tế, quyền công dân, trợ cấp liên bang cho giáo dục, bảo hiểm y tế cho người già, đói nghèo. Và đặc biệt là các vụ việc với Liên Xô, vũ khí hạt nhân, vũ trụ, vấn đề Cuba và cuộc chiến tranh ở Việt Nam…
John F. Kennedy (29/5/1917 - 22/11/1963) là vị tổng thống trẻ tuổi nhất trong lịch sử hơn 200 năm của Hoa Kỳ, vị tổng thống chỉ tại vị 1.000 ngày (ngắn thứ sáu trong lịch sử Hoa Kỳ). Một vị tổng thống chiến thắng trong kỳ bầu cử với cách biệt sát sao nhất.
Qua nhiều lần thăm dò ý kiến của Viện Gallup, ông luôn được xếp là một trong năm vị tổng thống vĩ đại nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, rất nhiều lần ông được xếp hàng đầu, thậm chí có lúc xếp cao hơn cả Lincoln, Roosevelt, Washington.
Khi qua đời, JFK mới 46 tuổi và còn 13 tháng nữa mới kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình. Một cuộc đời dang dở - một nhiệm kỳ tổng thống chưa trọn vẹn. Nhưng trong vòng 2 năm 11 tháng đứng đầu Nhà Trắng, Kennedy đã kịp làm được rất nhiều việc và vẫn ấp ủ nhiều ý tưởng lớn cho nhiệm kỳ thứ hai.
John Kennedy không chỉ được người dân Mỹ nhớ đến bởi tài năng và những việc lớn mà ông đã làm cho nước Mỹ, không chỉ bởi vẻ bề ngoài dễ mến, điển trai, hào hoa, hấp dẫn đại diện cho một thế hệ chính khách mới trẻ trung, tài năng và nhân văn.
Người dân Mỹ và nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài nhớ đến ông vì khả năng đặc biệt trong tầm nhìn xa, cách đánh giá và xử lý tình hình và đặc biệt là khả năng lôi cuốn trong những bài diễn văn hùng biện, khả năng sử dụng ngôn ngữ đầy thuyết phục, với các triết lý sâu sắc ẩn sâu trong những câu nói ấn tượng.
Những trang sách tư liệu về JFK, một trong những tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ, người được cho là không muốn đưa quân vào miền Nam Việt Nam, chắc chắn sẽ làm thỏa mãn sự mong đợi của nhiều độc giả và các nhà nghiên cứu về quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ.
Self-help là dòng sách có lịch sử hơn 200 năm và đã trở thành một phần của văn hóa Mỹ, thậm chí là văn hóa đọc thế giới. Tuy nhiên dòng sách này chủ yếu để phát triển bản thân chứ không nhằm phê phán hay rao giảng giáo điều với người khác. Sự phê phán chỉ gây nên ức chế không cần thiết trong các mối quan hệ của người đọc. Tình trạng thất vọng về người khác khi so sánh với những gì sách viết là hậu quả của một trong nhiều ngộ nhận phổ biến về dòng sách này.
Ngộ nhận thứ hai là sách self-help có tác dụng. Một số nghiên cứu về hiệu ứng giả dược tâm lý (placebo) cho thấy với đa số mọi người, sách self-help không có tác dụng, dù người đọc có thể không nghĩ vậy. Sách vẽ ra viễn cảnh tươi sáng về sự thay đổi của cả thế giới khi ta chỉ cần thay đổi nhỏ. Điều này tạo nên sự tự tin ở người đọc, khiến cho họ cảm thấy thế giới thôi thù địch với mình. Trên thực tế thì môi trường có thể thay đổi theo ứng xử của cá nhân, nhưng thế giới vẫn vậy, không vì sự thay đổi nội tại trong họ mà khác biệt; không ghét họ hơn hôm qua, và cũng không yêu họ hơn ngày mai. Nếu vấn đề của một người là thiếu nợ thì sách self-help không giúp gì được trực tiếp. Xét về yếu tố tâm lý học tích cực, sách self-help là có lợi cho người đọc. Tuy nhiên, rất nhanh, người đọc sẽ cảm thấy tự tôn chính mình hơn và tìm mua thêm các cuốn khác, như nghiện thuốc. Lúc đó, loại sách này không còn hiệu ứng chữa lành mà có thể đẩy người đọc vào thế giới ảo tưởng. Nhiều học giả phê phán sách self-help thường kể câu chuyện một chiều, thậm chí là giả tưởng. Sách thôi thúc người đọc bắt chước, làm theo mà không tính tới rủi ro, điển hình là các sách dạy làm giàu.
Ngộ nhận thứ ba là: sách bán chạy là sách tốt. Loại sách này thường rất ít dựa trên các nghiên cứu bài bản, dù một số tự nhận như vậy. Các đầu sách bán chạy thông thường là vì được viết tốt, bút pháp lôi cuốn và có lối kể chuyện ấn tượng. Thông điệp và phương pháp đề cập trong cuốn sách có thể không chính xác, thậm chí thường xuyên tự mâu thuẫn hoặc mâu thuẫn với sách khác. Điển hình là có người viết về sức mạnh của việc không quan tâm rồi sau đó lại viết về sức mạnh của việc quan tâm. Một số lý giải tâm lý cho rằng không có giải pháp nào đúng cho mọi trường hợp, nên các tác giả cố gắng đề cập tới từ nhiều khía cạnh. Đây là một lời cảnh tỉnh cho độc giả, hãy đọc sách self-help với cái đầu lạnh. Đừng vội vã thử các phương pháp chỉ vì chúng được đề cập tới trong sách. Hãy nghĩ tới an toàn của bạn, người thân và các mối quan hệ xung quanh.
Tuy nhiên như đã nói ở đầu, loại sách này vẫn có tác dụng nếu biết đọc đúng cách. Một nghiên cứu của Đại học Erasmus Rotterdam chỉ ra rằng các sách tập trung vào vấn đề cụ thể (problem-focused) là có chứng cứ khoa học cho thấy tác dụng. Còn các cuốn sách tập trung vào quá trình phát triển (growth-oriented) thường cho thấy hiệu quả lẫn lộn.
Sách self-help khích lệ con người phải thay đổi, nhưng sự thay đổi này cần được cân nhắc sau quá trình nghiền ngẫm cẩn thận. Không nên để áp lực thay đổi đè nát lên mục tiêu. Ví dụ ta cần thay đổi để gia đình được hạnh phúc hơn thì mọi việc cũng cần có lộ trình, dục tốc bất đạt. Đặc biệt không nên ép người thân phải thực hiện được như trong sách, để rồi không được thì quay ra than trách, gây ức chế cho nhau.
Thành công ở đời thực không thể đạt được chỉ bằng việc đắm chìm vào thế giới trong sách.
Tô Thức
" alt="Ngộ nhận sách self"/>Thông tin cho biết, bé L. sống cùng bố - người còn bận rộn với những nỗi lo cơm áo mà không có thời gian để mắt đến con gái tuổi dậy thì. Mẹ bỏ đi từ khi bé mới 1 tuổi, nên L. thiếu vắng sự chăm sóc của người phụ nữ trong gia đình.
Một cô bé khác, 15 tuổi ở huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau cũng gặp thảm kịch tương tự. Bé sống cùng ông bà nội, cô và dượng sau khi cha mẹ ly hôn. Đau lòng hơn, theo lời khai của em và sự thú nhận của thủ phạm, em đã bị tất cả 7 người xâm hại tình dục nhiều lần từ năm 7 tuổi.
Những vụ việc đau lòng vẫn liên tục xảy ra, cả ở nông thôn, miền núi lẫn thành thị. Điểm chung của những trường hợp này là bản thân đứa trẻ không biết cách bảo vệ bản thân, không biết hành vi của thủ phạm với mình là không được phép.
Chia sẻ về chủ đề này, bác sĩ, chuyên gia giáo dục giới tính Nguyễn Lan Hải cho biết, theo thống kê, 86% những đứa trẻ thoát được khỏi những vụ bắt giữ với ý đồ xấu đều là do các bé đã được huấn luyện để tự cứu mình trước khi nhận được trợ giúp.
Trong rất nhiều bài giảng về chủ đề phòng tránh xâm hại tình dục ở trẻ em, bác sĩ Hải luôn nói đến 5 dấu hiệu báo động nguy cơ bị xâm hại tình dục dễ nhận biết nhất, gồm có: Báo động nhìn, báo động nói, báo động chạm, báo động một mình và báo động ôm.
“Khi trẻ mới 3-4 tuổi, chúng ta đã có thể dạy trẻ một kỹ năng, đó là không nên để người khác nhìn chằm chằm vào vùng đồ lót của mình. Nếu một người nhìn chằm chằm vào các bộ phận trên cơ thể, khiến bé cảm thấy khác lạ, không thoải mái thì nên tức khắc rời đi, chạy đến chỗ mình cảm thấy an toàn”.
“Thứ hai là báo động nói. Chúng ta hãy dạy trẻ cảnh giác với những người chọn bộ phận cơ thể của trẻ để khen. Là người lớn, chúng ta cũng chỉ nên khen những phẩm chất của một đứa trẻ, thay vì khen những bộ phận cơ thể của bé. Ví dụ như nên khen trẻ siêng năng, ngoan ngoãn, tự giác, biết giúp đỡ… thay vì khen mông, đùi múp rụp, chân dài, môi đỏ…”.
Báo động chạm hay còn gọi là báo động cấp 3, tức là khi người khác có những hành động chạm đến cơ thể của trẻ như: Bẹo má, vuốt tay, kéo vào lòng, phát vào mông, thậm chí là giúp chỉnh sửa trang phục của bé để có cơ hội chạm vào cơ thể bé dù ở trong hay ngoài.
Bác sĩ Hải khuyên, khi kẻ đối diện đã có những hành vi ở cấp độ này, trẻ nên thực hiện nguyên tắc 3 bước “No – Go – Tell” – tức là "Nói không, Chạy ra chỗ khác và Kể cho người lớn nghe".
Báo động thứ tư là báo động một mình – tức là khi kẻ xấu tìm cách để ở một mình với trẻ. “Thường thì kẻ xấu sẽ không dám làm gì ‘con mồi’ khi ở chỗ đông người, có ánh sáng, mà thường dụ dỗ ‘con mồi’ rời đi đến chỗ vắng, tối.
Cũng có những kẻ rất tinh vi, tỏ ra phớt lờ và không đưa ra lời gợi ý nào cả, nhưng lại cố tình đưa ra tình huống khiến trẻ tự nguyện cùng với mình đến những chỗ không có bố mẹ, người thân.
Không hề khó để làm được điều này với trẻ nếu các con chưa được dạy các kỹ năng bảo vệ bản thân. Nếu một đứa trẻ đã được trang bị kỹ năng, sẽ biết đặt câu hỏi ‘tại sao không phải một nhóm, mà lại là chỉ có một mình mình?”.
Báo động cuối cùng là báo động ôm. Báo động ôm không chỉ là hành vi ôm trẻ vào người, mà bao gồm cả những hành vi níu kéo, bắt giữ, khóa cửa, kéo vào lòng, ép vào tường… Báo động ôm thường xảy ra khi đã trải qua 4 loại báo động kia.
Bác sĩ Lan Hải cho rằng, thực ra khi đã xảy ra báo động ôm thì những kỹ năng phòng vệ thông thường mà trẻ hay được học sẽ ít có tác dụng trong việc thoát thân, ngược lại dễ gây ra phản ứng bị kiểm soát chặt hơn.
Bà cho rằng, những kỹ năng thoát hiểm nên được dạy riêng 1-1 cho trẻ, tránh phổ biến rộng rãi trên truyền thông vì thủ phạm cũng sẽ biết để đối phó.
Bác sĩ Hải cho rằng, mỗi đứa trẻ nên được dạy 5 dấu hiệu nhận biết nguy cơ xâm hại tình dục này, vừa để tự bảo vệ bản thân, vừa là để không vô tình trở thành thủ phạm khi vui chơi, trêu đùa bạn bè.
Chuyên gia tiết lộ 5 nguy cơ xâm hại tình dục trẻ em gia đình nào cũng cần biết
Nhận định, soi kèo Fukushima United vs Consadole Sapporo, 17h00 ngày 26/3: Tiếp tục thăng hoa
![]() | ![]() |
Ca sĩ Phương Vy bất ngờ khi Quỳnh Lương bớt tự ti, rụt rè khi đứng trên sân khấu. Nữ giám khảo nhận thấy nét trong trẻo trong giọng hát của Quỳnh Lương, hy vọng cô mạnh dạn trình diễn hơn. Giám khảo Hà Lê cho rằng Quỳnh Lương có cơ hội đi sâu vào vòng sau nếu tự tin và có sự giúp đỡ ở khâu chọn bài của Hồ Trung Dũng.
Giám khảo Huy Tuấn thấy lựa chọn đưa Quỳnh Lương về đội Hồ Trung Dũng là đúng đắn. Màn song ca mang về điểm 9,75 từ giám khảo Hà Lê và điểm 10 từ giám khảo Phương Vy.
Mở màn tập 4, Thanh Duy và Duy Khiêm Ngố song ca bài hát Khúc giao mùacủa nhạc sĩ Huy Tuấn. Cặp đôi hoá thân hình ảnh 2 nữ ca sĩ Mỹ Linh và Thu Minh. Tiết mục thể hiện sự hoà hợp trong giọng hát cùng nét diễn xéo xắt, hài hước của Thanh Duy, Duy Khiêm Ngố.
Giám khảo Huy Tuấn nhận xét phần trình diễn "chặt chém" này khiến Mỹ Linh, Thu Minh xem được phải "khóc thét", còn anh thì khóc thầm. Nhạc sĩ phấn khởi khi thấy tiết mục bất ngờ, có sự đầu tư. Giám khảo Phương Vy đánh giá màn song ca của Thanh Duy và Duy Khiêm Ngố duyên dáng, phối hợp ăn ý, thể hiện kỹ thuật xử lý, khả năng thanh nhạc tốt.
Giám khảo Hà Lê tâm đắc với màn song ca Khúc giao mùa, mang nét diễn hài hước, tinh tế nhưng vẫn giữ được giọng hát chỉn chu. Anh hy vọng Duy Khiêm Ngố cố gắng sáng tạo, tập luyện còn đội trưởng Thanh Duy tiếp tục nhìn ra thế mạnh, để thí sinh biến hoá đa dạng. Đội Thanh Duy và Duy Khiêm Ngố giành trọn vẹn 2 điểm 10 từ giám khảo Phương Vy và Hà Lê.
Trong đêm thi, đội trưởng Thảo Trang và Trần Vân biến hoá độc lạ với bản phối ca khúc Có ai thương em như anh. Mario Thành Tâm xuất hiện trong hình ảnh quý ông, song ca bài hát Chân tìnhcùng đội trưởng Hồ Trung Dũng. Kết thúc vòng thi, Bài hát đầu tiên, Jenna Anh Phương và đội trưởng Thảo Trang trình diễn Get out of my life.
Diệu Thu
Quỳnh Lương xin lỗi chính mình sau cuộc hôn nhân nhiều đau đớn
Vì gia đình không đủ điều kiện, Nhân đành chọn học chuyên ngành quản trị kinh doanh tại một trường đại học ở tỉnh Đồng Tháp dù không đúng đam mê. Để có thể ngồi trên ghế giảng đường, ngoài việc cố gắng giành học bổng, Nhân đi làm thêm đủ nghề.
Sau giờ học, Nhân đi phục vụ bàn, bán hoa vào dịp lễ, lau chùi, sắp xếp giày dép cho các cửa hàng kinh doanh ở chợ đêm... Ra trường, Nhân xin được công việc trái ngành học với mức lương không đủ trang trải, gửi về giúp mẹ ở quê.
Sau 11 tháng nỗ lực, Nhân nghỉ việc, chấp nhận ra vỉa hè đội nắng, dầm mưa bán dạo dép xốp, quần áo trẻ em để có thu nhập tốt hơn. Nam thanh niên nỗ lực làm việc với mục đích duy nhất là sinh tồn cho đến khi tiếp xúc với mạng xã hội TikTok.
Nhân kể: “Hồi đó, sau khi đi làm về, trong những lúc cô đơn, tôi thường dùng điện thoại quay lại cuộc sống của mình rồi đăng lên TikTok. Những cảnh quay của tôi rất đơn giản.
Đó chỉ là khung cảnh về nơi tôi ở, khu vườn tôi hái rau, gian bếp nhỏ với chiếc xoong gang, củi khô… tôi nấu cơm mỗi ngày. Thật bất ngờ, những cảnh quay mộc mạc ấy lại được nhiều người thích”.
Không chỉ thích các cuộc trò chuyện đậm chất miền Tây của Thiện Nhân, người xem còn tìm thấy hình ảnh quê hương mình trong các clip ngắn trên kênh của anh. Sau này, những clip ngắn Thiện Nhân chế biến các món ăn dân dã đặc biệt được yêu thích. Cá biệt, có nhiều clip đạt mức 10 triệu lượt xem.
Đến nay, kênh TikTok Thiện Nhân 5272 của nam thanh niên đạt gần 5 triệu lượt theo dõi, hơn 150 triệu lượt thích. Bất ngờ nổi tiếng, Nhân được một số nhãn hàng uy tín liên hệ sử dụng, đưa sản phẩm của mình vào các clip ngắn.
Nhân thực hiện và có những thành công vượt mong đợi. Nam thanh niên bắt đầu công việc livestream giới thiệu, kinh doanh những mặt hàng chất lượng cao, uy tín.
Với số lượng người theo dõi lớn, các phiên livestream bán hàng của Nhân trên kênh TikTok của mình đều thu hút hàng triệu lượt người xem, mua hàng. Công việc đem lại mức thu nhập đáng mơ ước, Nhân thoát nghèo thành công.
Hỗ trợ nông dân
Nhân chia sẻ: “Có thể nói, TikTok đã thay đổi cuộc đời tôi. Trước đây, dù làm việc cật lực nhưng tôi không đủ sống. Dù đi làm, có thu nhập nhưng để có thể tồn tại, tôi đều phải tiết kiệm hết mức.
Đến nay, tôi không chỉ giúp gia đình trả hết nợ mà còn xây được nhà mới cho mẹ, đưa bà đi du lịch trong, ngoài nước và mở một quán nước nho nhỏ cho riêng mình.
Tôi vẫn mong công việc của mình có thể giúp ích cho cộng đồng, đem lại điều gì đó cho xã hội. Cuối cùng, tôi nghĩ đến nguyên nhân khiến gia đình mình lâm cảnh khốn cùng và quyết định sẽ hỗ trợ những người nông dân như bố mẹ tôi trước đây”.
Suy nghĩ ấy khiến Nhân tìm hiểu, nghiên cứu và có tình yêu đặc biệt với các loại đặc sản vùng miền. Mỗi khi biết một loại nông sản nào của địa phương được mùa nhưng mất giá, bán chậm, Nhân đều tìm cách hỗ trợ.
Nam thanh niên đến tận nơi trải nghiệm sản phẩm rồi thực hiện các clip ngắn, livestream quảng bá, giới thiệu chúng đến cộng đồng thông qua kênh TikTok của mình. Với lượng người theo dõi lớn, sau các phiên livestream, sản phẩm Nhân giới thiệu được nhiều người biết đến, ủng hộ.
Nhân nhớ lần bà con nông dân ở huyện Lai Vung được mùa quýt nhưng mất giá. Xót xa trước cảnh nhiều nhà vườn phải bán tháo hoặc bỏ những trái quýt chín mọng, Nhân đến tận vườn trải nghiệm. Sau đó, Nhân quay clip, thực hiện buổi livestream bán quýt trên kênh của mình.
Sau phiên livestream, các hộ nông dân trồng quýt tại Lai Vung đã đưa được sản phẩm của mình đến thị trường TP.HCM với giá tốt. Nhân được nông dân tại đây xem như “người hùng”.
Niềm vui ấy giúp anh hình thành khát khao hỗ trợ người nông dân quảng bá các sản phẩm vốn là đặc sản của mình. Đó cũng là lý do Thiện Nhân liên tục tham gia chương trình Chợ phiên OCOP - Chiến dịch quảng bá nông đặc sản diễn ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Tại chương trình, Thiện Nhân và các nhà sáng tạo nội dung, nhà bán hàng uy tín khác trải nghiệm và sử dụng hình ảnh của mình quảng bá, giới thiệu, bán những sản phẩm OCOP (“One Commune One Product” - được hiểu là “Mỗi xã một sản phẩm”) đến gần hơn với cộng đồng.
Thiện Nhân chia sẻ: “Tôi yêu đặc sản, nông sản của người nông dân. Tôi sẵn sàng từ bỏ các lợi ích cá nhân để giúp bà con nông dân quảng bá, giới thiệu các đặc sản vùng miền. Trong các phiên livestream sản phẩm OCOP, mục tiêu duy nhất của tôi là quảng bá những sản phẩm là đặc sản vùng miền đến với người tiêu dùng.
Những sản phẩm này đa số được sản xuất, kinh doanh theo phương pháp truyền thống nên khó tiếp cận khách hàng. Với các chương trình như thế này, chúng tôi sẽ mang những giá trị tích cực, tăng độ nhận diện về các loại sản phẩm này trên thị trường”.
Chương trình Chợ phiên OCOP do TikTok phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) và Ban Thanh niên nông thôn (Trung ương Đoàn) thực hiện. Chương trình được khởi động từ tháng 4 với mục tiêu mở rộng đầu ra cho đặc sản địa phương và nâng cao năng lực số cho các chủ thể OCOP. Đến nay, chương trình đã trải dài xuyên suốt 14 tỉnh thành từ Sơn La, Bắc Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Tháp, Cần Giờ (TP.HCM)... Tính đến quý 4, chương trình đã thực hiện hơn 800 phiên LIVE gắn logo Chợ phiên OCOP, thu hút hơn 300 triệu lượt xem và mang về doanh thu hơn 100 tỷ đồng cho ngành hàng OCOP. Hơn 25 sự kiện Chợ phiên OCOP diễn ra khắp cả nước trong 6 tháng vừa qua đã mở ra không gian giao lưu, kết nối thực tế, hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ nông sản, đặc sản các vùng miền. |
Thoát nghèo thành công, TikToker xây nhà báo hiếu mẹ, hỗ trợ người nông dân
"Con mình đi thi, chỉ bài bạn một môn 20.000 đồng".
"Con mình cho bạn nhìn bài giá 20.000 đồng".
"Bạn bị cô phạt chép 100 lần. Con mình nhận chép phạt thuê giá 5.000 đồng/trang".
Hình thức kiếm tiền của học sinh còn vào cả nhà ăn. Một số tài khoản cho biết việc trẻ kiếm tiền bằng ăn thuê phổ biến từ mẫu giáo. Để không bị cô giáo bán trú mắng vì không ăn hết suất, nhiều học sinh nhờ bạn ăn giúp và trả công bằng tiền hoặc đồ chơi.
Trước tình trạng này, phụ huynh chia phe tranh cãi trên mạng.
Một bên xem đây là việc bình thường và chính đáng, bởi trẻ kiếm tiền bằng sức lao động và "chất xám" của mình, không lừa gạt ai.
Một bên cho rằng hành vi của trẻ có tính trục lợi, thiếu sự hồn nhiên, vô tư, lâu dài sẽ hình thành tính cách ích kỷ, thực dụng.
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập (Ảnh: Hoàng Hồng).
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, cô Vũ Thị Hoa, giáo viên tiểu học tại Hà Nội, cho rằng không nên vội vàng chỉ trích hay ủng hộ trẻ trong trường hợp này.
"Trước hết, hành vi làm bài tập thuê, chép bài thuê, chỉ bài cho bạn trong giờ thi hay cho bạn quay cóp bài là hoàn toàn sai khi đối chiếu với các quy định trường học.
Do đó, kiếm tiền trên hành vi sai không thể là việc nên ủng hộ.
Có thể ở độ tuổi này, học sinh chưa ý thức được hệ quả của việc mình làm. Nhưng phần đa các con đều biết mình đang làm việc không đúng. Bằng chứng là các con làm việc này trong bí mật, giấu diếm.
Nếu cha mẹ biết mà xem đó là bình thường, thậm chí đùa vui, khen ngợi con vì sự nhanh nhạy, linh hoạt trong việc kiếm tiền, khả năng kiếm tiền sớm từ năng lực học hành… là cha mẹ đang hại con.
Bởi đứa trẻ sẽ có nguy cơ vi phạm những quy tắc xã hội, pháp luật và những giá trị đạo đức lớn hơn trong tương lai", cô Hoa phân tích.
Tuy nhiên, cô Hoa nhấn mạnh không nên đánh giá đạo đức của trẻ vì hành vi sai. Theo cô Hoa, hành vi sai có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có thể học sinh có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn tiền bạc. Có thể học sinh sao chép vô thức hành động của người lớn mà áp dụng sai bối cảnh. Cô Hoa cũng từng gặp trường hợp học sinh bị đe dọa, ép buộc phải tham gia nhóm làm bài tập thuê.
"Giáo viên cần cẩn trọng tìm hiểu và đánh giá các nguyên nhân trước khi trò chuyện với học sinh để phân tích đúng sai. Cuộc trò chuyện cần riêng tư nhất có thể để danh dự, lòng tự trọng của trẻ không bị tổn thương", cô Hoa nói.
Cùng quan điểm, chuyên gia tham vấn tâm lý Trần Thị Huyền Trang chia sẻ: "Theo lý thuyết học tập xã hội của Albert Bandura, hành vi của trẻ em là kết quả của việc học từ quan sát và mô phỏng hành vi của người khác, đặc biệt là những người có ảnh hưởng trong cuộc sống của trẻ, như bạn bè, gia đình và xã hội.
Nếu trong môi trường học tập, bạn bè hoặc thầy cô có hành vi thiếu trung thực hoặc chấp nhận việc chép bài, trẻ sẽ có xu hướng mô phỏng những hành vi này.
Việc làm bài hộ hoặc chép bài thuê không chỉ đơn giản là hành động kiếm tiền mà còn là sự phản ánh cách mà trẻ nhìn nhận các giá trị xã hội xung quanh mình".
Từ thực tế này, bà Trang khuyên các bậc cha mẹ cần phản ứng một cách thận trọng và hợp lý trước việc con kiếm tiền từ bạn cùng lớp thông qua dịch vụ làm bài tập thuê.
Theo bà Trang, việc cha mẹ cần làm đầu tiên là dành thời gian lắng nghe con để hiểu lý do tại sao con lại chọn cách kiếm tiền như vậy.
Việc hiểu rõ động cơ của trẻ sẽ giúp cha mẹ đưa ra ứng xử hợp lý.
"Chẳng hạn, nếu trẻ muốn kiếm tiền để tiêu vặt, mua món đồ yêu thích, cha mẹ có thể giải thích rằng có nhiều cách kiếm tiền bằng lao động chân chính, hữu ích hơn và phù hợp độ tuổi mà vẫn giúp trẻ phát triển kỹ năng sống. Ví dụ thu gom phế liệu, làm đồ thủ công, bán đồ ăn nhà làm…
Cha mẹ cũng cần giải thích về trách nhiệm học tập của từng cá nhân. Bài tập về nhà không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là cơ hội để học hỏi, phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề của từng học sinh. Chỉ khi tự mình làm bài tập, trẻ mới có thể hiểu và nắm vững kiến thức.
Vì thế, việc trẻ làm bài hộ bạn không phải là giúp bạn có tiền công mà là hại bạn."
Cô Vũ Thị Hoa nói thêm: "Khi con trẻ biến bạn bè quanh mình thành cơ hội kiếm tiền, trẻ sẽ khó xây dựng một mạng lưới các mối quan hệ lành mạnh trong tương lai. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.
Thêm vào đó, trẻ cần hiểu rằng, tiền bạc không phải lợi nhuận duy nhất. Nếu mọi sự hỗ trợ bạn bè đều được quy ra tiền, trẻ cũng sẽ bị ứng xử như vậy. Số tiền kiếm được đó tuy nhiều mà ít, nếu so với lợi nhuận mà các mối quan hệ lành mạnh tạo ra sau này".
" alt="Học sinh tiểu học làm bài tập thuê giá 10.000 đồng: Cấm hay khuyến khích?"/>Học sinh tiểu học làm bài tập thuê giá 10.000 đồng: Cấm hay khuyến khích?