Chúng ta đang sống trong một xã hội mà ai ai cũng muốn con cái mình thông minh và vượt trội. Đó chính là lý do các bậc phụ huynh không tiếc tiền đầu tư vào thực phẩm bổ dưỡng,ímậtnuôidạyconthôbáo bóng đá việt nam đồ chơi thông minh, trường tốt… Mong muốn đó chẳng có gì là sai trái, tuy nhiên đôi khi chúng ta lại quên mất rằng nền tảng giáo dục của trẻ bắt đầu từ gia đình. Nhiều nghiên cứu dường như đang bác bỏ quan điểm cho rằng những sản phẩm đặc biệt, những chương trình, phương pháp giảng dạy hoặc những trải nghiệm trong 3 năm đầu đời của trẻ sẽ giúp tăng cường trí thông minh. Ngược lại, các chuyên gia về trẻ em cảnh báo rằng những đứa trẻ bị phó mặc cho đồ chơi giáo dục, video và các thiết bị thông minh khác có thể là những đứa trẻ phải chịu thiệt thòi do thiếu sự tương tác với con người – thứ hình thành nên nền tảng học tập của trẻ. Tiến sĩ Freeman Hrabowski III – hiệu trưởng ĐH Maryland, đồng tác giả một số cuốn sách về nuôi dạy trẻ thành công trong học tập – kết luận rằng, yếu tố quan trọng nhất để trẻ đạt được thành công trong học tập chính là sự quan tâm và truyền cảm hứng của các bậc phụ huynh. Thạc sĩ Lutgarda Carlos – giám đốc Trung tâm Phát triển học sinh của Trường Claret cho rằng, lòng tự trọng và sự tự tin là “vũ khí” cơ bản mà một đứa trẻ có thể mang tới trường. “Những khẳng định từ một người quan trọng trong cuộc sống của đứa trẻ sẽ truyền cảm hứng và động lực để trẻ học tập. Khi một đứa trẻ làm tốt, dù việc đó dễ hay khó, trẻ cần chúng ta công nhận kết quả. Điều này sẽ giúp trẻ càng ngày càng làm tốt hơn, bởi vì trẻ cảm nhận được rằng đã làm cho những người quan trọng trong cuộc sống của mình được hạnh phúc” – bà Carlos cho hay. Trong khi đó, bà Marielle Labayen – giám đốc chương trình của Trung tâm Trẻ em Action Kidz cho rằng mỗi đứa trẻ có một cách thu thập và xử lý thông tin khác nhau. “Một số trẻ học tốt hơn thông qua nghe, một số khác lại học tốt hơn qua nhìn…” Ví dụ như một số trẻ học cách chơi “game” bằng cách đọc hướng dẫn, một số khác lại nghe giải thích luật chơi… Chính vì thế, giáo viên và phụ huynh có thể tìm ra phương pháp học tập hiệu quả với mỗi trẻ. Bằng cách này, phụ huynh có thể hiểu được cá tính của con mình và giúp con học tập tốt hơn. Vậy làm thế nào để biết được cách nào giúp trẻ học tập tốt nhất? Cách duy nhất là phải hòa hợp với trẻ. Trẻ phải được khuyến khích để thể hiện ước mơ và mong muốn của mình. Và bằng mọi cách, hãy hỏi trẻ câu hỏi quan trọng: “Con muốn trở thành ai khi lớn lên?” Một khi bạn đã biết được mối quan tâm của trẻ, hãy áp dụng những bước dưới đây để nuôi dưỡng trí thông minh của con mình: 1. Khuyến khích tìm tòi “Hãy tìm ra thứ mà trẻ làm tốt và bắt đầu từ đó. Nếu trẻ giỏi thể thao, hãy khuyến khích trẻ đi theo hướng đó. Đừng bắt trẻ phải phát triển theo những gì bạn muốn, ví dụ như trở thành một nhà toán học chẳng hạn” – bà Carlos nói. Việc này sẽ giúp trẻ có được sự tự tin và khi đã tự tin, trẻ sẽ nhận ra rằng mình cũng có thể làm tốt nhiều việc khác. 2. Đừng đặt kỳ vọng quá nhiều Sẽ rất tốt khi bạn mong muốn trẻ học tốt ở trường, nhưng đừng kỳ vọng trẻ trở về nhà với 95% điểm số ở tất cả các môn. Ramon Lorenzo – một thành viên của Mensa Philippines cho biết, khi còn nhỏ bố mẹ anh không hề thúc ép anh trở thành số một trong lớp và anh rất vui vì điều đó. Thực tế, Ramon đã trở thành một trong những người thắng cuộc nhiều nhất trong các trò chơi kiến thức, thống trị các cuộc thi IQ dành cho học sinh vào thập niên 80 và một số cuộc thi uy tín khác. Ramon cho biết, anh chưa từng bị áp lực khi tham gia hàng trăm cuộc thi trên truyền hình. Hiện tại, Ramon đang là một giáo viên, một nhà báo thể thao kiêm nhà nghiên cứu. 3. Cho trẻ đọc sách Ramon cho biết bố mẹ anh đã mua cho anh khá nhiều tài liệu để đọc. Năm 6 tuổi, anh đã đọc bách khoa toàn thư, không thực sự là đọc, mà chỉ nhìn những bức tranh thôi. Nhưng từ đó, anh bắt đầu thích đọc và nhớ những sự kiện, con số trong đầu. Hiện tại, đã là bố của 2 đứa trẻ, Ramon cũng áp dụng phương pháp tương tự: mua sách cho con. 4. Phát triển thói quen học tập tốt Thậm chí, ngay từ khi còn nhỏ, hãy giúp trẻ làm quen với thời khóa biểu hằng ngày, trong đó có thời gian học tập, vui chơi, thời gian dành cho sở thích và gia đình… Thói quen này sẽ giúp trẻ quản lý thời gian và có ý thức kỷ luật – bà Carlos khuyên. 5. Cho con tiếp xúc với môi trường đa dạng xung quanh Hãy giúp trẻ hiểu rằng có cả một thế giới rộng lớn xung quanh mình. Hãy đưa con tới bảo tàng, đi xem một buổi hòa nhạc, tới thăm sở thú hay đi xem một trận bóng rổ. Âm nhac, nghệ thuật, văn hóa con người và thiên nhiên là những yếu tố kích thích trí tò mò và ham khám phá ở trẻ. Nếu bạn không có thời gian đưa trẻ tới những nơi này, hãy cùng trẻ đọc sách hoặc xem video về chúng. Nhưng đừng quên, kể cả đọc sách hay xem phim thì trẻ cũng cần bạn làm hướng dẫn viên giống như những chuyến đi thực tế. 6. Ăn uống hợp lý Thần đồng Ramon tin rằng một cơ thể khỏe mạnh sẽ mang đến một bộ óc khỏe mạnh. Dinh dưỡng kém hoặc bỏ bữa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức – không có lợi cho việc học tập. “Tôi tin tưởng rằng khi cho dạ dày ăn đúng cách là chúng ta đang nuôi dưỡng bộ não đúng cách” – anh nói thêm. 7. Biết ai đang dạy con mình Nếu cần một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ thì một phần của ngôi làng đó chính là trường học. Việc đảm bảo con bạn đang nhận được sự hỗ trợ cần thiết ở trường là rất quan trọng. Hãy tìm hiểu xem giáo viên và lãnh đạo nhà trường có đang thực hiện những quy định của họ một cách hợp lý không. Khi giáo viên biết bạn, họ sẽ có cảm giác tốt hơn về nhu cầu của con bạn. 8. Hãy nhớ vui vẻ Nghiên cứu chỉ ra rằng khi trẻ thích thú với việc học tập, thì việc trẻ lưu giữ thông tin sẽ dễ dàng hơn. Tuổi thơ là những khám phá. Khi trẻ có những khám phá mới về bản thân và thế giới, hãy đưa những phát hiện đó vào trong ngữ cảnh phù hợp. “Hãy để trẻ là những người học tập hạnh phúc” – bà Carlos nói. Xem thêm: Thái độ làm việc mới dẫn tới thành công chứ không phải thông minh |