Giải trí

Hoàng Đức 'lỡ hẹn' với đợt tập trung sắp tới

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-01-16 13:22:46 我要评论(0)

Hoàng Ngọc - 25/05/2019 06:43 V-League atlético madrid đấu với barcelonaatlético madrid đấu với barcelona、、

àngĐứclỡhẹnvớiđợttậptrungsắptớatlético madrid đấu với barcelona   Hoàng Ngọc - 25/05/2019 06:43  V-League

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Canh chua có thể nấu với cá, thịt, xương, tôm và canh chua chay nấu với đậu hũ, nấm… 

Cá để nấu canh chua phải đúng loại cá nấu canh chua, ví dụ như: cá mú, cá lóc, cá bớp, cá đuối, cá basa, cá cơm, cá nục… Cái hay của món canh chua là tuy “đồ màu” theo công thức chuẩn nhưng, tùy theo loại cá mà thêm hay bớt vài thứ vào nồi canh.

Ngày xưa, khi nấu canh chua với cá lóc, má tôi thường thêm dưa cải chua, nếu nấu với cá đuối dứt khoát trong nồi canh phải có bắp chuối thái sợi. Tôi không hiểu “quy tắc” này có theo “tiêu chuẩn” không, hay kiểu “gia truyền”, đời này dạy qua đời khác. Rồi rau nêm của món canh chua “chuẩn” là: hành lá, ngò gai, ngổ, quế, tần dày lá… thì trong món cá giò nấu canh chua, bạn tôi người Ninh Hòa (Khánh Hòa) dứt khoát phải nêm lá é trắng mới đúng điệu.

Hay với canh chua cá cơm có người nấu “đồ màu’’ theo công thức chuẩn nhưng có người chỉ nấu với lá me non hay với lá giang, thậm chí có người còn không biết cá cơm có thể nấu được canh chua. 

Nấu canh chua cần phải chuẩn bị: thơm cắt lát, cà chua cắt kiểu múi cau, đậu bắp, bạc hà cắt mỏng vừa, giá để ráo, và rau nêm cũng thái nhỏ sẵn… Bắc nồi nước, bỏ vào vài trái me già (hay me dằm, nhiều hay ít tùy theo khẩu vị), nước sôi thì me cũng vừa mềm, vớt me bỏ vào tô rồi dằm cho me ra hết nước chua. Trong khi chờ gạn xác me, cho cá vào nồi nước sôi. Nước sôi lại, cá chín cho thơm cà vào, cuối cùng cho giá, đậu bắp, bạc hà. Lúc này thì không cần chờ sôi lại, các thứ vừa nêm rất dễ chín, cho rau nêm lên mặt và nêm nếm vừa ăn. Để nồi canh chua ngon hơn và thơm dậy mùi, cho thêm ít tỏi phi. Thích ăn cay thì thêm vài lát ớt.

Canh chua có thể nấu với tôm, thịt bò và cả với xương. Đơn giản và nhanh nhất là thịt bò nấu với dưa cải và cà chua, ngon đậm đà. Bắc nồi lên bếp, chờ nóng chế dầu ăn vào, rồi phi hành cho thơm, xong bỏ thịt bò vào đảo đều (ngon nhất là nấu với bò diềm), sau đó cho nước vào chờ sôi, thêm dưa cải, cà chua, nêm nếm vừa ăn. Gà nấu lá giang cũng là món canh chua ngon, thích hợp cho mâm cơm đông người và có thể ăn với bún, mì…

Mỗi vùng miền có cách nấu canh chua khác nhau tùy theo loại cá, thịt, tôm… Người miền Trung thường không cho đường hay tỏi phi vào canh chua cá vì muốn tận hưởng độ thanh, vị ngọt của cá tươi. Và cũng tùy theo khẩu vị từng gia đình, thêm hay bớt “đồ màu” còn phụ thuộc vào tính “khảnh” ăn của các thành viên trong gia đình nữa. 

Có một lần tôi được ăn món canh chua đơn giản chỉ là ruốc nấu với khế ở Quảng Ngãi, ngon khó quên. Về miền Tây có món canh cá rô phi nấu với mẻ, rất ngon. Trong món canh chua hôm ấy tôi thấy có mùi gừng, cà chua, thì là, hành, ớt.

Ở miền Đông Nam bộ tôi được ăn món canh chua cá lăng, ngon tuyệt vời khi nấu có măng chua, rau bắp chuối… Người miền Nam thích ăn ngọt nên thường nêm đường, nồi canh chua có vị ngọt đậm. 
Mùa nắng, có hôm tôi luộc rau muống, lấy nước làm canh, vắt thêm tí chanh là có tô canh chua cho cả nhà xì xụp.

Bây giờ tôi nấu nồi canh chua nhanh gọn và đơn giản nhờ có hộp cốt me bán ở siêu thị. Tuy nhiên, vẫn phải chuẩn bị các “đồ màu” sẵn sàng trên bếp rồi mới nấu, nếu không sẽ dễ quên thứ này thứ khác, nồi canh sẽ mất ngon vì các “đồ màu” nấu canh chua phải cho vào nồi đúng thời điểm mới thơm, dậy mùi.

Canh chua phải ăn nóng, múc tô canh chua miếng cà không bị nát, rau nêm vẫn còn xanh, bạc hà, đậu bắp, thơm có độ giòn…

Tôi thường hay suy nghĩ về tình thương yêu của người mẹ khi nấu nồi canh chua. Ra chợ chọn cá tươi, “đồ màu” cũng phải tươi mới. Có bà mẹ kỹ tính, không mua thơm cắt sẵn ngoài chợ mà mua về nhà tự gọt. Biết con không ăn được cay, nhưng món canh chua cá phải có xíu ớt bỏ vào cho “bán” mùi tanh cá, bà mẹ nói nhỏ với con khi múc ra tô: “Mẹ có cho ớt nhưng không cay đâu, chỉ the the chút xíu thôi nhé!”. Chỉ nhiêu đó thôi, con hiểu được tình mẹ dành cho mình không gì sánh được. 

Theo Phụ nữ TP.HCM

" alt="Nồi canh chua mùa nóng" width="90" height="59"/>

Nồi canh chua mùa nóng

Cố đô Kyoto - nơi phương pháp Kaiseki Ryori ra đời. Ảnh: revelogue.

Kaiseki Ryori bao hàm 2 ý nghĩa trong tiếng Nhật:

  • Ý nghĩa đầu tiên là “Đá ở trong lòng”, bắt nguồn từ câu chuyện về các nhà sư thường đặt đá nóng trước bụng khi đói để có thể tịnh tâm thiền đạo.
  • Ý nghĩa thứ hai là “Bữa ăn trước khi thưởng thức trà đạo”. Trước khi tham gia trà đạo, thực khách sẽ thưởng thức Kaiseki Ryori. Vì đối với người Nhật, khi bụng đói sẽ không cảm nhận được vị ngon của trà.

Quy tắc độc đáo

Kaiseki Ryori là một loại hình ẩm thực truyền thống của Nhật Bản. Ảnh: matadornetwork.

Kaiseki Ryori có đặc trưng là sử dụng nguyên liệu theo từng mùa và sự phối hợp tinh tế giữa các món ăn. Trong một nhóm món ăn, vài món được phục vụ nóng, có món được phục vụ lạnh, trong khi một số lại được chiên giòn, tùy theo cách chế biến của đầu bếp.

Điều khiến Kaiseki Ryori thu hút là người thưởng thức sẽ không biết món ăn nào sẽ được phục vụ. Đầu bếp sẽ là người quyết định thực đơn, để thực khách có thể cảm nhận được trọn vẹn hương vị của ẩm thực từng vùng. Các món được phục vụ sao cho vừa vặn với tiến độ thưởng thức của thực khách.

Kaiseki Ryori thường được bắt đầu bằng khay nhỏ với 3 đĩa. Ảnh: spajonas.

Kaiseki Ryori cơ bản được bắt đầu với 3 đĩa: cơm, súp và một đĩa gọi là mukozuke. Mukozuke điển hình thường là một lát sashimi, hoặc một món theo từng mùa và được trộn với giấm.

Nhóm thức ăn thứ hai là một món ninh, gọi là nimono, được cho vào trong một chén nhỏ. Tiếp theo sẽ là món nướng, thường là thịt nướng hoặc cá nướng.

Điểm thiết yếu của ẩm thực kaiseki là nhiều kĩ thuật chế biến và trang trí tinh tế, kết hợp với sự chọn lọc kỹ lưỡng về nguyên liệu thích hợp theo từng mùa.

Kaiseki Ryori trên bàn ăn

Cái tên kaiseki chỉ nét đẹp thanh tao, cao quý, vượt lên thói phàm tục. Đó cũng chính là tinh thần chung của nét đẹp ẩm thực này.

Nghệ thuật Kaiseki Ryori thể hiện sự thanh tao, cao quý của người Nhật. Ảnh: satumaji.

Kaiseki chuẩn có 14 món sống, hấp, nướng, hầm, lẩu, trải đều theo các bước từ khai vị, rau củ, súp đến món chính chứa protein, món ăn kèm, trà và tráng miệng.

Giữa các món ăn, thực khách sẽ được phục vụ những loại nước uống thảo dược đặc biệt để “rửa” vị giác và thoát khỏi hương vị của món cũ, sẵn sàng thưởng thức trọn vẹn món mới.

Hầu hết món ăn đều biến hóa đa dạng theo mùa. Mùa xuân, kaiseki sẽ có ít thịt mà chủ yếu là rau non và hải sản. Lúc này ta sẽ được thưởng thức khoai mỡ, cá ayu nướng, cơm nấu măng, các loại nhím biển như sushi, sashimi và udon nhím biển…

Các món ăn trong Kaiseki Ryori đều biến hóa theo mùa. Ảnh: gurunavi.

Đến mùa hè, Kaiseki chú trọng tính thanh mát. Rau củ ăn kèm hay dùng cà chua, dưa leo, dưa hấu muối tạo cảm giác giải nhiệt. Mì lạnh soba cũng rất được ưa chuộng vào thời gian này trong năm.

Mùa thu chuyển tiếp sang mùa đông với khí hậu trở lạnh, nên các nguyên liệu mang tính ấm sẽ được ưa chuộng. Lúc này, thịt đỏ như thịt bò Kobe và cá ngừ rất phổ biến.

Đậu phụ là món không thể thiếu trên bàn ăn Kaiseki Ryori. Ảnh: norecipes.

Có sự thay đổi nguyên liệu theo mùa nhưng Kaiseki thường không bao giờ thiếu món đậu phụ. Loại thực phẩm những tưởng bình dân và dung dị này chính là tinh hoa trên bàn Kaiseki.

Ngày nay, kaiseki được ngày càng yêu thích trên khắp thế giới. Sự kết hợp giữa nghệ thuật ẩm thực truyền thống và những ý tưởng hiện đại sẽ đem đến nhiều hứa hẹn.

Theo Zing

" alt="Nghệ thuật Kaiseki Ryori trong ẩm thực Nhật Bản" width="90" height="59"/>

Nghệ thuật Kaiseki Ryori trong ẩm thực Nhật Bản