Ngoại Hạng Anh

Apple bán không nổi 1 triệu iPhone tại đất nước dân số hơn 1 tỷ người

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-16 05:14:58 我要评论(0)

Apple đang chứng kiến sự sụt giảm thảm hại ở thị trường Ấn Độ,ánkhôngnổitriệuiPhonetạiđấtnướcdânsốhơthời tiết maithời tiết mai、、

Apple đang chứng kiến sự sụt giảm thảm hại ở thị trường Ấn Độ,ánkhôngnổitriệuiPhonetạiđấtnướcdânsốhơntỷngườthời tiết mai khi không thể bán nổi 1 triệu máy ở quốc gia có dân số lên tới hơn 1 tỷ người.

Apple có truyền thống gặp rắc rối trong việc bán sản phẩm của mình ở Ấn Độ. Mặc dù hãng công nghệ Mỹ đã tính đến việc sản xuất iPhone tại các nhà máy của Ấn Độ để giảm giá thành, nhưng có vẻ như mục tiêu chinh phục thị trường khó tính này sẽ vẫn còn là một chặng đường dài.

Theo một báo cáo gần đây từ Bloomberg, Apple đã không bán nổi 1 triệu thiết bị trong nửa đầu năm 2018. Bloomberg cũng thông báo rằng ba giám đốc bán hàng của Apple cũng phải rời công ty để tái cơ cấu lại hoạt động.

{ keywords}
Apple thất bại thảm hại tại thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng

Mặc dù là hãng điện thoại hàng đầu trên thế giới, Apple lại chỉ chiếm 2% thị phần ở Ấn Độ. Trong năm 2017, hãng chỉ bán được 3,2 triệu chiếc iPhone tại quốc gia có dân số lên tới hơn 1 tỷ người, theo báo cáo của Counterpoint Research.

Với tình hình doanh số không khả quan trong 6 tháng đầu năm nay, các nhà phân tích đánh giá doanh số cả năm 2018 của Apple thậm chí còn không thể đuổi kịp con số khiêm tốn của năm ngoái.

Ấn Độ là thị trường điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới, nhưng mức áp thuế hàng điện tử quá cao (tăng từ 15 đến 20%) - đã khiến người tiêu dùng hướng tới các sản phẩm có giá rẻ hơn, mà trong đó Samsung đang chiếm ưu thế.

Đầu mùa hè này, Apple đã cho sản xuất iPhone 6S và iPhone SE ngay tại các nhà máy trong nước của Ấn Độ - một chiến thuật mà công ty hy vọng sẽ giúp giảm giá điện thoại bán ra tại đây. Nhưng hiệu quả của nó sẽ còn mất nhiều thời gian, và trong khi chờ đợi, Apple đang tụt lại phía sau các đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên, CEO Tim Cook khẳng định rằng Ấn Độ đang là một cơ hội rất lớn cho Apple và hãng sẽ có các bước đi mạnh mẽ để chiếm lĩnh thị trường khó tính này trong tương lai.

Theo Nguoiduatin

"Vũ khí" giúp Apple làm iPhone X giá rẻ

"Vũ khí" giúp Apple làm iPhone X giá rẻ

Đó chính là con chip "0.3 LED" mới giúp giảm đáng kể giá thành trong khi vẫn đảm bảo viền máy thiết kế cực mỏng.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Tầng 1 là khu bếp với bàn ăn lớn, phục vụ cho 10 người. Không gian thông tầng với giếng trời, phòng khách ở tầng 2, giúp cả nhà luôn có sự giao lưu, nhìn thấy nhau dù ở bất cứ đâu trong nhà. 

Phòng khách có ban công và cửa sổ lớn giúp thu trọn ánh sáng vào nhà. Cửa nhôm kính tạo hình mái vòm mang đến nét cổ điển, mềm mại và thanh thoát, giảm sự khô khan của hình khối vuông vức. 

Phòng sinh hoạt chung có tiểu cảnh sinh động, hút được gió từ giếng trời mát lịm.

Khoảng thông tầng được gắn thêm đèn chùm cho đỡ trống trải và tạo điểm nhấn. Ánh sáng được sử dụng sắc độ vừa phải, đủ sáng cho mọi sinh hoạt chung vào buổi tối nhưng không chói gắt, gây khó chịu cho thị giác. 

Phòng ngủ cho bé trai. 

Ở khoảng thông với giếng trời, gia chủ cho lắp một võng thừng giải trí, vừa đảm bảo yếu tố an toàn cho trẻ nhưng vẫn tạo được khoảng trống đối lưu ánh sáng. Diện tích nhỏ nhưng vẫn đầy đủ các nội thất cần thiết, giúp không gian gọn gàng, ngăn nắp. 

Giếng trời nhìn xuống võng lưới phòng bé trai. Khung cửa kính rộng thay tường là ý tưởng tốt cho những ngôi nhà có diện tích hẹp như thế này. 

Bồn tắm ngâm thư giãn. Đây là loại bồn có chi phí không cao, khi thi công cần xây bệ đỡ phía dưới. Các gia đình có tài chính vừa phải nhưng vẫn muốn làm bồn tắm có thể nghiên cứu cách thiết kế này. 

Phòng thờ tầng 5 và giếng trời, lối dẫn lên sân thượng. 

Tiểu cảnh bonsai nghệ thuật. Phần bệ được ốp đá mài trắng. 

Quỳnh Nga

" alt="Ngôi nhà 33m2 ở Hà Nội đủ bể cá Koi, tiểu cảnh thư giãn mát mắt" width="90" height="59"/>

Ngôi nhà 33m2 ở Hà Nội đủ bể cá Koi, tiểu cảnh thư giãn mát mắt

{keywords}Bình Dương vừa trở thành đơn vị thứ 14 trong cả nước hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 (Ảnh tra cứu thông tin tại kios đặt tại Trung tâm hành chính Bình Dương).

Từ đầu năm 2020, trong Kế hoạch thực hiện Nghị quyết 02 của Chính phủ về tiếp tục triển khai những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, UBND tỉnh Bình Dương đã giao Sở TT&TT trách nhiệm tham mưu ban hành kế hoạch cung cấp ít nhất 30% số dịch vụ công trực tuyến thuộc thẩm quyền ở cấp độ 4.

Theo số liệu thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT, tính đến quý II/2020, trong tổng số 1.961 thủ tục hành chính của Bình Dương, đã có 754 dịch vụ được cung cấp trực tuyến mức độ 4, đạt tỷ lệ 38,45%.

Với kết quả trên, Bình Dương vừa trở thành đơn vị thứ 14 và là địa phương thứ 8 hoàn thành chỉ tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4. Trước Bình Dương, đã có 6 bộ, ngành (gồm KH&ĐT, Nội vụ, Tài chính, TT&TT, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Giao thông Vận tải) và 7 tỉnh, thành phố (gồm An Giang, Đà Nẵng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Tiền Giang, Nam Định) cán mốc 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4.

Theo chia sẻ của đại diện Sở TT&TT Bình Dương, để hoàn thành mục tiêu 30% dịch vụ công mức 4, tỉnh đã kịp thời đưa ra các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng CNTT nói chung và mục tiêu triển khai dịch vụ công mức độ 4 nói riêng.

Trong quá trình thực hiện, cùng với sự đồng lòng, quyết tâm của tập thể lãnh đạo tỉnh, sở ngành và cả cán bộ, công chức chuyên môn, Bình Dương đã có sự phân công rõ giữa các sở ngành, đơn vị thi công nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

“Ngoài yếu tố về mặt công nghệ, kỹ thuật, yếu tố con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình triển khai xây dựng Chính quyền điện tử cũng như triển khai dịch vụ công của tỉnh. Điều này được thể hiện qua việc tỉnh tiếp cận theo góc nhìn đầu tư cho cả người vận hành, triển khai sử dụng hệ thống phía chính quyền và cả về phía người dân sử dụng các công cụ, tiện ích do chính quyền điện tử cung cấp. Một chính quyền điện tử hiệu quả khi có sự tham gia đồng loạt của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp”, đại diện Sở TT&TT tỉnh Bình Dương nhấn mạnh.

Liên quan đến việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện vai trò điều phối phát triển Chính phủ điện tử nói chung và thúc đẩy phát triển dịch vụ công trực tuyến nói riêng, thời gian qua, Bộ TT&TT đã liên tục có văn bản đôn đốc, đề nghị các bộ, ngành, địa phương triển khai các biện pháp quyết liệt để cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức 4.

Theo thống kê, tính đến cuối tháng 5/2020, tổng số dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 đang được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp là hơn 56.000 dịch vụ; trong đó số dịch vụ công trực tuyến mức 4 là gần 17.000. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 có phát sinh hồ sơ trực tuyến là 25,62%.

Cục Tin học hóa đánh giá, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 đã tăng khoảng 5% so với năm 2019, từ 40,61% lên 45,19%. Riêng về dịch vụ công trực tuyến mức 4, số lượng dịch vụ được các bộ, ngành, địa phương cung cấp cho người dân, doanh nghiệp đã liên tục tăng, từ mức 10,76% hồi cuối năm 2019 lên 12,2% trong quý I/2020; đạt 13,3% vào tháng 4/2020 và lên gần 14% vào tháng 5/2020.

Cũng tính đến tháng 5/2020, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ đã tăng khoảng 11% so với năm 2019, từ 14,63% lên 25,62%. Đặc biệt, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến của khối địa phương tăng gần gấp đôi. Tỷ lệ tăng đột biến này là do tác động giãn cách xã hội bởi dịch bệnh thời gian vừa qua.

M.T

12 bộ, tỉnh đã cán mốc cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4

12 bộ, tỉnh đã cán mốc cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4

Chính phủ tại Nghị quyết 17 ngày 7/3/2019 đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương phải đạt mục tiêu cung cấp 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4 trong năm 2020. Đến nay, đã có 5 bộ và 7 tỉnh, thành phố hoàn thành mục tiêu này. 

" alt="Đã có 14 bộ, ngành, địa phương hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4" width="90" height="59"/>

Đã có 14 bộ, ngành, địa phương hoàn thành chỉ tiêu 30% dịch vụ công trực tuyến mức 4

{keywords}

Dự báo cũng cho rằng, khoảng 40% doanh thu này được tạo ra từ việc người tiêu dùng chi tiêu cho dịch vụ như video nâng cao, thực tế ảo (VR),  thực tế tăng cường (AR), và chơi các trò chơi dựa trên đám mây qua mạng 5G. Trong đó, AR có khả năng thúc đẩy hơn một nửa tổng chi tiêu của người tiêu dùng dựa vào các ứng dụng nhập vai (immersive media) vào năm 2030, ban đầu với các ứng dụng trò chơi và sau đó mở rộng sang các lĩnh vực khác như mua sắm, giáo dục và cộng tác từ xa.

Báo cáo của Ericsson cũng dự đoán rằng, bằng cách chủ động thúc đẩy sự chấp nhận của người tiêu dùng 5G, các nhà khai thác di động có thể đạt được doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) cao hơn 34% vào năm 2030.

Đánh giá về vấn đề này, ông Jasmeet Singh Sethi, người đứng đầu ConsumerLab của Ericsson Research cho biết: “Đây là lần đầu tiên Ericsson đưa ra dự báo doanh thu cho thị trường tiêu dùng 5G, lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của các nhà cung cấp dịch vụ truyền thông. Thông qua nghiên cứu của mình, chúng tôi đã nhấn mạnh vai trò của việc phát triển các trường hợp sử dụng 5G, sự đổi mới thuế quan, chất lượng vùng phủ sóng 5G và quan hệ đối tác trong hệ sinh thái để mở ra tiềm năng thực sự của thị trường này”.

Báo cáo cũng nhấn mạnh về vai trò quan trọng của các công nghệ như điện toán biên (edge computing) và phân chia mạng (network slicing), sẽ giúp các nhà cung cấp dịch vụ thu hút được doanh thu từ người dùng 5G. Điều này có thể đến từ các dịch vụ kỹ thuật số cốt lõi như trò chơi đám mây và các ứng dụng thực tế tăng cường hoặc các dịch vụ kỹ thuật số liền kề, chẳng hạn như kết nối trong xe hơi và các tính năng an toàn liên quan.

“Rõ ràng là 5G sẽ mang lại cơ hội to lớn cho các CSP trong mảng kinh doanh tiêu dùng trong thời gian tới. Và trong cuộc đua này, những CSP nào nhanh chóng và chủ động phát triển các ứng dụng phù hợp với người tiêu dùng thì có thể sẽ là những người dành chiến thắng”, ông Singh Sethi cho biết thêm. 

Truy cập vô tuyến cố định

Truy cập vô tuyến cố định (FWA: Fixed Wireless Access) là một giải pháp truy cập băng rộng vô tuyến dựa trên nhu cầu thị trường băng rộng, phát huy tối đa các đặc tính của phạm vi phủ sóng vô tuyến, triển khai nhanh và với công năng như mạng cáp quang. Giải pháp này sẽ giúp các nhà khai thác rút ngắn chu kỳ xây dựng mạng lưới của họ và tiết kiệm chi phí xây dựng mạng.

Ericsson cho rằng, các thuê bao truy cập vô tuyến cố định cũng sẽ tăng lên khi tốc độ và dung lượng mạng được nâng cao khiến cho mạng truy cập vô tuyến cố định 5G (5G FWA) sẽ trở thành một giải pháp thay thế khả thi hơn cho các mạng cố định.

Báo cáo của Ericsson cho biết: “Các nhà cung cấp dịch vụ ở Mỹ đã nói rõ rằng, họ sẽ triển khai 5G FWA như một giải pháp thay thế cho sự cạnh tranh hạn chế trong các thị trường băng rộng cố định đang tồn tại ở các khu vực có mật độ dân số thấp hơn. Dự kiến đến năm 2030, số thuê bao sử dụng 5G FWA sẽ đạt 130 triệu với doanh thu hàng năm là 53 tỷ USD”.

Dự báo về doanh thu của FWA ở một số khu vực trên thế giới vào năm 2030, báo cáo của Ericsson cho rằng, khu vực Bắc Mỹ sẽ chiếm 40% doanh thu, trong khi đó khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu mỗi khu vực sẽ chiếm 19% doanh thu. 

Phan Văn Hòa (theo rcrwireless)

MobiFone đã sẵn sàng thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G thương mại

MobiFone đã sẵn sàng thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G thương mại

MobiFone đang gấp rút lắp đặt thiết bị, chuẩn bị mọi mặt về kỹ thuật, nhân sự, địa điểm cho việc thử nghiệm cung cấp dịch vụ 5G thương mại. Khách hàng MobiFone tại TP. Hồ Chí Minh sẽ được trải nghiệm 5G thương mại của MobiFone vào tháng 12/2020.

" alt="Thị trường người tiêu dùng 5G sẽ tạo ra doanh thu 31 nghìn tỷ USD vào năm 2030" width="90" height="59"/>

Thị trường người tiêu dùng 5G sẽ tạo ra doanh thu 31 nghìn tỷ USD vào năm 2030