Hiệp hội Internet cho biết, danh sách 16 doanh nghiệp nội dung số được đề cử do các nhà báo theo dõi lĩnh vực CNTT, doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội đề cử. Các đề cử và bình chọn dựa trên những tiêu chí như: Doanh nghiệp cung cấp nội dung số phổ cập đến cho nhiều người dùng Internet Việt Nam; Doanh nghiệp phát triển các dịch vụ, ứng dụng trên Internet để đưa ra các tiện ích và có ảnh hưởng lớn xã hội; Doanh nghiệp cung cấp các giải pháp trên nền tảng Internet cho số lượng lớn cá nhân và doanh nghiệp sử dụng.
Dựa trên bình chọn của các nhà báo theo dõi lĩnh vực CNTT, doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội Internet Việt Nam và độc giả sẽ chọn ra 10 doanh nghiệp có số phiếu bình chọn cao nhất. 10 doanh nghiệp nội dung số được bình chọn có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong 1 thập kỷ này sẽ được Hiệp hội Internet vinh danh trong buổi lễ kỷ niệm 20 năm Internet Việt Nam vào ngày 22/11 tới.
Dưới đây là 16 đề cử doanh nghiệp nội dung số có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam trong 1 thập kỷ:
1 - Appota:
Được thành lập vào tháng 12/2012, Appota là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc cung cấp các nền tảng tiện ích cho điện thoại thông minh, hướng tới các lĩnh vực: Phát hành Game, Quảng cáo và Thanh toán. Khách hàng của Appota là những nhà phát triển game và ứng dụng, các đơn vị - đối tác quảng cáo, thương mại điện tử.
2 - Eway:
Được thành lập vào năm 2009, Eway là công ty công nghệ hàng đầu với tham vọng xây dựng một hệ sinh thái hoàn chỉnh về Affiliate Marketing (Tiếp thị Liên kết). Hiện Eway đã xây dựng một cộng đồng rộng lớn các Publisher và Advertiser toàn cầu, đặc biệt là trong thị trường Thương mại điện tử Châu Á. Mục tiêu của Eway đến năm 2020 là sẽ trở thành công ty số 1 về phân phối trực tuyến tại Đông Nam Á và top 3 quảng cáo trực tuyến Châu Á.
3 - FPT Online:
![]() |
Chính thức thành lập ngày 1/7/2007, sự ra đời của Công ty Cổ Phần Dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) đánh dấu sự khởi đầu của một hướng kinh doanh tuy không mới nhưng đầy hứa hẹn trong xu thế công nghệ số toàn cầu của FPT. Với những hoạt động này, những năm qua, FPT Online đã từng bước khẳng định vị thế trên thị trường nội dung số Việt Nam. Năm 2016, FPT Online thu về 490 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước, kéo mức lợi nhuận gộp đạt 401 tỷ đồng. Tỷ suất lợi nhuận gộp tương ứng đạt 82% cao nhất trong lịch sử.
Báo điện tử VnExpress là một thành công ấn tượng của FPT Online và có lượng độc giả lớn nhất hiện nay. VnExpress hiện có nhiều sản phẩm, ngoài vnexpress.net còn có các trang về văn hóa giải trí, về giới trẻ cùng các sản phẩm, dịch vụ khác. Hệ thống của VnExpress được chia làm nhiều cụm CDNs nằm ở 3 khu vực chính là Hà Nội, TP.HCM và HongKong giúp cho việc truy cập của người dùng đến hệ thống nhanh hơn.
4 - MOG:
Được thành lập năm 2011, mWork (tiền thân của MOG hiện nay) cung cấp một nền tảng tiếp thị giúp các nhà phát triển và phát hành ứng dụng/nội dung số kết nối với hàng triệu người dùng trong một thời gian rất ngắn. Ra đời đúng thời điểm và là đơn vị tiên phong cung cấp giải pháp tối ưu cho thị trường, mWork đã có được sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ.
Bốn năm sau, vào tháng 8/2015, nhằm gia tăng mức độ phủ sóng và ảnh hưởng của thương hiệu, mWork đã đổi tên thành MOG và tham gia vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành Internet. Thương hiệu và logo mới đã định vị công ty không còn là một công ty về nội dung số mà là một công ty Internet cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho người dùng di động. MOG chú trọng vào 5 loại sản phẩm chính: quảng cáo online, thanh toán điện tử và ví điện tử, tiện ích di động, giải trí game và kết nối bán lẻ.
5 - MoMo (M Service):
Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động trực tuyến ( M Service) là công ty Fintech được thành lập từ 2007.M Service hoạt động chính trong lĩnh vực thanh toán trên di động (mobile payment) dưới thương hiệu MoMo. Công ty đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép cung cấp dịch vụ Ví điện tử và Dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ…
MoMo là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp dịch vụ ví điện tử trên di động, dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán. Thông qua việc hợp tác chiến lược với các ngân hàng và tổ chức tài chính, MoMo hoạt động như một cánh tay nối dài mang dịch vụ tài chính, thanh toán đến cho người dân Việt Nam, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu, vùng xa.
Đến nay, Công ty đã thực hiện hàng chục triệu lượt giao dịch cho 2,5 triệu khách hàng và cộng đồng này đang ngày càng phát triển. Ví điện tử MoMo là Ứng dụng trên điện thoại thông minh với hơn 1 triệu người dùng, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán một chạm (One Touch Payment) với hơn 100 dịch vụ tiện ích, bao gồm chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, mua vé máy bay, vé xem phim, thu-chi hộ và thương mại trên di động…
MoMo sở hữu mạng lưới hơn 4.000 điểm giao dịch tài chính trải rộng khắp 45 tỉnh thành trên cả nước, cho phép hơn 1.5 triệu khách hàng tại các vùng sâu vùng xa, nơi dịch vụ ngân hàng và điện thoại thông minh vẫn chưa phổ biến, được tiếp cận với các dịch vụ tài chính.
6 - NextTech:
NextTech (www.nexttech.asia) là một tập hợp các công ty công nghệ khởi nghiệp xuất thân tại Việt Nam từ năm 2001 với tiền thân là PeaceSoft-group. NextTech chuyên doanh các dịch vụ Điện tử hoá cuộc sống trong nhiều lĩnh vực như: Chợ trực tuyến, Mua sắm xuyên biên giới, Cổng thanh toán, Ví điện tử, Thanh toán thẻ trên di động, Cho vay tiêu dùng, Sàn giao dịch tiền mã hoá, Hậu cần kho vận, Chuyển phát hàng hoá, Đào tạo công nghệ, Du lịch trực tuyến… với nhiều đơn vị thành viên đi tiên phong trong khu vực Đông Nam Á. Hệ sinh thái NextTech hiện có 600 nhân viên tại 7 quốc gia trong 3 lĩnh vực chính: Thương mại điện tử, Công nghệ tài chính và Dịch vụ hậu cần; với sản lượng giao dịch năm 2017 ước đạt 500 triệu USD và doanh thu 90 triệu USD. NextTech đang hoạt động tại 8 văn phòng trên toàn cầu tại Hà Nội, Hồ Chí Minh (Việt Nam), Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia), Jakarta (Indonesia), Manila (Philippines), San Jose (bang California, Mỹ) và Quảng Châu (Trung Quốc).
Mục tiêu của NextTech giữ vị trí hàng đầu và chiếm lĩnh thị phần khống chế trong lĩnh vực E-commerce, E-payment, E-logistic, đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực công nghệ để đổi mới cuộc sống. Trở thành tập đoàn D-Commerce sang tạo và lớn mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. NextTech cũng mang tham vọng trở thành bệ phóng giúp cho 100 doanh nhân công nghệ đạt được thành công tại Việt Nam và vươn ra thị trường quốc tế.
7 - NhacCuaTui:
Ra đời năm 2007, ban đầu, NhacCuaTui.com chỉ là một webiste để bạn bè chia sẻ những bài hát yêu thích, ý tưởng dần được nhiều người đón nhận. Đến nay, NhacCuaTui trở thành một trong những nơi quy tụ cộng đồng yêu nhạc lớn nhất Việt Nam với trên 2 triệu lượt truy cập mỗi ngày.
8 - Novaon:
Được thành lập năm 2006 với tên gọi ban đầu NovaAds, hoạt động chủ yếu ở lĩnh vực Digital Marketing, sau 10 năm phát triển, Novaon trở thành thương hiệu tên tuổi tại Việt Nam trong lĩnh vực Internet. Novaon đã phát triển tới 7 đơn vị thành viên bao gồm Digital marketing agency Novaon Ads, mạng quảng cáo ngữ cảnh Novanet, mạng du lịch trực tuyến Bookin.vn, ứng dụng Udoctor và Novaon Singapore, Novaon Indonesia, Quỹ start-up Novaon Fund. Đồng thời, Novaon hiện sở hữu đội ngũ hơn 300 nhân viên, chuyên gia Digital marketing và Internet, làm việc tại 5 văn phòng trên 4 quốc gia trong khu vực. Với 5.000 khách hàng doanh nghiệp Novaon đã triển khai thành công hơn 10.000 chiến dịch quảng cáo và trở thành đối tác cao cấp của Google khu vực Đông Nam Á. Năm 2016, Novaon nhận giải thưởng đối tác cao cấp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á do Google trao tặng. Novaon đang hướng đến mục tiêu trở thành công ty Internet hàng đầu Đông Nam Á vào năm 2020 với doanh thu 100 triệu USD.
9 - OnePAY:
OnePAY là công ty cung cấp giải pháp và dịch vụ thanh toán trực tuyến tại Việt Nam. Các dịch vụ chính OnePAY đang cung cấp bao gồm giải pháp và dịch vụ thanh toán điện tử; các giải pháp thanh toán và dịch vụ cho đơn vị chấp nhận thẻ; các giải pháp và dịch vụ cho thẻ trả trước
" alt=""/>Doanh nghiệp nội dung số nào đóng góp cho Internet Việt Nam nhiều nhất trong 1 thập kỷ?Phần trăm hoàn tiền sẽ tuỳ thuộc vào mặt hàng bạn mua sắm, dao động từ 2.2% cho đến 6%. Đặc biệt hơn, hoàn tiền được áp dụng trên giá cuối cùng bạn thanh toán. Điều đó có nghĩa là hoàn tiền có thể áp dụng đồng thời với mã voucher và các chương trình khuyến mãi khác.
![]() |
Khi trình duyệt Lazada mở ra, bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy các mã ưu đãi đang hiện hành và các chương trình ưu đãi khác. Tiền hoàn lại sẽ được tích luỹ trong tài khoản Shopiness của bạn và khi số dư lớn hơn 100k, bạn có thể rút tiền về tài khoản ngân hàng của mình.
![]() |
Hôm nay, 8/11/2017, tại Hà Nội, Ban Điều hành triển khai Quyết định 898 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm ATTT mạng giai đoạn 2016 - 2020 (Ban Điều hành 898) tổ chức Hội nghị về sản phẩm, dịch vụ ATTT mạng nội địa và đánh giá tình hình lây nhiễm phần mềm độc hại tại Việt Nam.
Ban điều hành 898 được thành lập tháng 6/2017 do Bộ TT&TT chủ trì với sự tham gia của các bộ, ngành liên quan, trong đó có Bộ Công an, Bộ Quốc phòng nhằm mục đích đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn công tác bảo đảm ATTT mạng.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng, Trưởng Ban điều hành 898 cho biết, theo tinh thần Quyết định 898 của Thủ tướng Chính phủ, một nội dung quan trọng là làm thế nào để có giải pháp hỗ trợ các sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa.
Thứ trưởng nhấn mạnh, tình hình mất ATTT gia tăng do xu thế tấn công mạng ngày càng quyết liệt, với hình thức, tính chất ngày càng nghiêm trọng, phạm vi cũng rộng hơn. Theo chia sẻ của Thứ trưởng: tại hội nghị tổ chức ở Singapore vừa qua ông có tham dự cùng Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm (Hội nghị Bộ trưởng ASEAN về An ninh không gian mạng lần thứ hai và Tuần lễ không gian mạng quốc tế Singapore 2017 diễn ra hồi trung tuần tháng 9/2017 - PV), các đại biểu, chuyên gia đã đề cập nhiều đến các nguy cơ mất ATTT mạng, đặc biệt theo các chuyên gia thì hình thức tấn công mạng theo kiểu chiến tranh mạng đã bắt đầu phổ biến.
Đồng thời, Thứ trưởng chỉ rõ, tình hình lây nhiễm mã độc tại Việt Nam vẫn ở mức cao. Qua thống kê của Cục ATTT trong 3 năm từ 2014 - 2016, tỷ lệ lây nhiễm mã độc trên máy tính cá nhân tại Việt Nam đều trên 63%. “Tôi mong muốn hội nghị sẽ bàn cách làm thế nào để khuyến khích được các doanh nghiệp, đơn vị làm về ATTT tham gia đánh giá, bóc gỡ mã độc; nhưng mặt khác cũng làm thế nào để thời gian tới chúng ta tạo lập được một thị trường trong đó các sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa có vị trí, vai trò. Thực tế hiện nay, qua đánh giá, hầu hết các sản phẩm, dịch vụ ATTT đa phần đều của nước ngoài… Nếu chúng ta có các sản phẩm, dịch vụ ATTT nội địa thì chắc chắn sự tin tưởng sẽ cao hơn”, Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho hay, một số người cho rằng chúng ta có tâm lý sính ngoại, thích mua các sản phẩm nước ngoài. Đó cũng là thực tiễn bởi các sản phẩm, dịch vụ nước ngoài tốt, kiểm chứng hơn, trong khi các sản phẩm, dịch vụ ATTT trong nước ít về số lượng và chất lượng còn hạn chế. "Tuy nhiên, nếu chúng ta không có biện pháp để khuyến khích, thúc đẩy thì không bao giờ có được các sản phẩm, dịch vụ được người dùng tin tưởng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để chúng ta có chính sách hữu hiệu khuyến khích thúc đẩy, tạo dựng được hệ sinh thái mà trong đó các doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập các sản phẩm, dịch vụ ATTT”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
" alt=""/>Hỗ trợ doanh nghiệp nội tạo ra các sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin