Dùng cử nhân thất nghiệp, giáo viên để đi đâu?
- GS Nguyễn Khắc Phi đề xuất,ùngcửnhânthấtnghiệpgiáoviênđểđiđâlịch thi nên chọn những cử nhân sư phạm chưacó việc làm và những người có kinh nghiệm bồi dưỡng cái mới để pháttriển đội ngũ giáo viên cho sự kiện "đổi mới chương trình và sách giáokhoa" sắp tới.
Theo ông, những người trẻ, sử dụng thành thạo vi tính sẽ dễtiếp thu cái mới, không bảo thủ như nhiều giáo viên. Đề xuất này nhận được những ý kiến khác nhau.
GS Nguyễn Minh Thuyết, Chủ tịch Hội đồng bộ môn Ngữ văn của Bộ GD-ĐT: "Sắp xếp họ vào đâu?"
Có ý kiến đề xuất tuyển ngay những sinh viên (SV) mới ra trường chưa có việc làm để dạy chương trình mới. Nhưng cách thức tổ chức của nước mình không cho phép làm như thế.
Giả sử các bạn SV đó sẵn sàng nhận nhiệm vụ nhưng ai tuyển, sắp xếp họ vào đâu?
![]() |
GS Nguyễn Minh Thuyết. (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Nếu sắp xếp các SV ấy vào biên chế thì những GV cũ đi đâu? Hiện đội ngũ GV của ta trên dưới 2 triệu người, phải giải quyết công ăn việc làm cho anh chị em. Không thể nói một cách đơn giản là các vị không phù hợp với CT, SGK mới nên không ở trong ngành được nữa.
Vả lại, chúng ta cũng phải nhìn nhận vấn đề cho khách quan: Nhiều giáo viên đương chức có thể "bảo thủ" nhưng kiến thức và những kinh nghiệm sư phạm mà họ tích lũy được rất cần cho giáo dục. Các cụ ta chẳng từng có câu "Thầy già, con hát trẻ" là gì?
Giải pháp thực tế nhất bây giờ, theo tôi, là khẩn trương đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo ở các trường sư phạm. Đối với các SV đang học, cần bổ sung ngay nội dung liên quan để họ có thể dạy chương trình mới. Đối với số SV vừa mới ra trường nhưng chưa qua tập huấn CT, SGK mới, có thể mời họ trở về trường học thêm một số chuyên đề.
Còn đối với GV đương chức thì cần bồi dưỡng nhiều hơn, tỉ mỉ hơn. Không nên làm theo kiểu cũ là cử một vài cán bộ cốt cán đi tập huấn, nghe một số tác giả, người viết SGK trình bày rồi về truyền đạt lại. Như thế dễ tam sao thất bản.
Bồi dưỡng phải có thực hành. Các thầy viết sách, những người ở Bộ GD-ĐT phải làm việc này. Nếu không thực hành được cũng phải hướng dẫn một số GV giỏi thực hành làm mẫu.
Theo tôi, nhanh nhất cũng phải khoảng 2018 mới có thể có SGK mới ra đại trà. Nếu các trường sư phạm đổi mới ngay từ bây giờ thì có thể theo kịp được. Đổi mới ở sư phạm càng sớm bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ, Chủ tịch hội đồng bộ môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT:"Không khả thi..."
Trong nhiều khâu của quy trình đào tạo từ đầu vào, chương trình, quản lí, cơ sở vật chất... thì GV là gốc của đổi mới.
CT, SGK tốt nhưng giáo viên không giỏi khó thực hiện. Người không giỏi thì cách dạy sẽ rập khuôn, máy móc.
![]() |
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ. (Ảnh: Văn Chung) |
GV của mình không phải bảo thủ, không muốn thay đổi. Họ không tâm huyết, không hưởng ứng vì điều kiện đời sống thấp quá, không toàn tâm toàn ý cho bài giảng được.
Tôi đồng ý rằng người trẻ nhiều em giỏi, dễ tiếp nhận cái mới, không bảo thủ. Tuy nhiên đề xuất dùng SV sư phạm thất nghiệp vào đổi mới dường như không khả thi. GV đang thừa, nên bồi dưỡng đào tạo lại số còn dư, không sử dụng hết này để họ được cập nhật kiến thức.
Về chuyện đào tạo giáo viên thường đi sau đổi mới CT, SGK, thực ra toàn bộ người làm CT, SGK đều từ các trường sư phạm. Có điều quá trình làm họ chưa quán triệt vào xây dựng, đào tạo GV.
Ở Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tôi biết đã hình thành những tiểu ban, hội đồng làm chương trình theo tinh thần Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như Đề án Đổi mới CT, SGK phổ thông sau 2015. Hi vọng những thay đổi này sẽ kịp thời với công cuộc đổi mới CT, SGK sau 2015.
PGS.TS Trần Đức Tuấn, Phó Viện trưởng viện Nghiên cứu sách và học liệu giáo dục, NXB Giáo dục:"Nên sử dụng sinh viên sư phạm thất nghiệp"
Đáng ra đổi mới đào tạo GV, các trường sư phạm cần làm trước khi đổi mới CT, SGK. Việc đào tạo phân môn sẽ khó có GV phù hợp cho dạy học liên môn, tích hợp sắp tới.
![]() |
PGS.TS Trần Đức Tuấn. (Ảnh: Văn Chung) |
Tôi đồng ý với đề xuất sử dụng sinh viên sư phạm thất nghiệp tham gia đổi mới.
Hiện các trung tâm giáo dục, hoạt động cộng đồng đã có hệ thống nhưng phát triển chưa mạnh. Với định hướng đổi mới sẽ có nhiều hoạt động định hướng ngoài giờ lên lớp. Do đó có thể tận dụng các trung tâm này làm hoạt động ngoại khóa mang tính cộng đồng, môi trường.
Hiện các giáo viên chính chủ yếu lo dạy trên lớp. Vậy những cử nhân sư phạm vẫn có thể tham gia giáo dục trong trường phổ thông thông qua việc cho học sinh làm dự án, tham quan,..Những cử nhân này vừa có kiến thức lại nhiệt tình, có thời gian.
TIN BÀI LIÊN QUAN: Đề xuất đưa cử nhân sư phạm thất nghiệp vào đổi mới giáo dục |
![]() |
Hội thảo “Đổi mới sau khủng hoảng – Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp SME” |
Lửa thử vàng, đại dịch thử thách SME
Trong lần bùng dịch Covid-19 lần thứ 4 vừa qua tại Việt Nam đã để lại những hậu quả nặng nề tới nền kinh tế lẫn sức khỏe của cộng đồng các doanh nghiệp trong cả nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Giãn cách xã hội cùng với các quy định chống dịch chặt chẽ đã tạo nên những thách thức chưa từng có tiền lệ trong cả hoạt động sản xuất kinh doanh lẫn quản trị doanh nghiệp. Nhà máy, công xưởng tạm ngừng hoạt động do không đáp ứng được yêu cầu và các khoản chi phí phát sinh cho duy trì 3 tại chỗ; công ty đủ điều kiện hoạt động thì lại thiếu hụt nhân công vì bị cách ly y tế; nhân viên các bộ phận làm việc tại nhà không hiệu quả; hàng hóa sản xuất không có đầu ra, không vận chuyển đi được; chi phí kho bãi, logistic tăng đột biến; đơn hàng không được chuyển đi đồng nghĩa nguy cơ mất luôn những khách hàng thân thiết, thị trường thân thiết mà khó khăn lắm doanh nghiệp mới có được… Có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp đều lâm vào cảnh “trăm khó, ngàn khó”.
Mặc dù tình trạng giãn cách xã hội đã dần được nới lỏng, nhiều tỉnh thành đang từng bước trở lại “bình thường mới”, nhưng cũng chính lúc này, sự mất mát về yếu tố con người lại càng nguy cơ nhiều hơn nữa. Cuộc sống không được đảm bảo, người lao động không còn cảm thấy yên tâm để tiếp tục gắn bó với các doanh nghiệp như trước và rời đi khiến cho doanh nghiệp càng thêm khó khăn gấp nhiều lần.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Tài chính) thì tính chung trong 9 tháng năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong cả nước chỉ đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3% so với năm trước. Như vậy, tính trung bình mỗi tháng, có tới 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Chỉ riêng những con số biết nói kể trên cũng đủ để cho thấy, dịch bệnh và những ảnh hưởng của nó đã tác động tiêu cực như thế nào đối với cộng đồng các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mặc dù ở thời điểm hiện tại, hoạt động khôi phục sản xuất, kinh doanh đã dần trở lại trạng thái bình thường mới ở hầu khắp các địa phương nhưng “cú sốc” vừa qua chắc chắn sẽ còn tiếp tục ám ảnh các doanh nghiệp trong thời gian dài tiếp theo.
Làm thế nào để doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn, tăng “sức đề kháng” cho bản thân để có thể tồn tại được trong bối cảnh “bình thường mới”? Những vấn đề mà các doanh nghiệp đang quan tâm, đáp án sẽ được các diễn giả hàng đầu chia sẻ tại chương trình hội thảo trực tuyến “Đổi mới sau khủng hoảng - Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp SME” diễn ra ngày 15/10 tới đây, do Tập đoàn VNPT tổ chức. Cùng đăng ký sớm để có thể nhận được đáp án phù hợp cho doanh nghiệp của bạn.
Tạo cơ hội để các SME cùng nhau lớn mạnh
Hội thảo “Đổi mới sau khủng hoảng - Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp SME” với quy mô 1000 khách mời, bao gồm đại diện các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh phía Nam cũng như nhiều tỉnh thành trong cả nước sẽ chính thức diễn ra từ 9h00-10h50 ngày 15/10/2021, trên nền tảng online qua zoom và phát trực tuyến trên kênh Facebook/YouTube VinaPhone và oneSME với hai điểm cầu chính gồm Hà Nội và TP.HCM.
Tại điểm cầu ở Hà Nội, các diễn giả tham dự bao gồm ông Trần Anh Vương - Phó Chủ tịch Hội doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT BVG, trưởng BTC Shark Tank; ông Nguyễn Cảnh Bình - Chủ tịch Alphabooks; ông Nguyễn Trọng Nghĩa- Phó TGĐ VNPT VinaPhone.
Tại điểm cầu TP.HCM, ông Lê Nguyễn Hồng Phương- Chủ tịch BIT Group cũng có những chia sẻ về các vấn đề đang rất được các SME vướng mắc.
Chia sẻ trước thềm hội thảo, ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Tổng Giám đốc VNPT VinaPhone cho biết, hội thảo sẽ là một sân chơi, một nơi gặp gỡ thực sự để các SME có cơ hội được ngồi lại với nhau, cùng nhau tháo gỡ khó khăn để cùng nhau phát triển. “Các SME không thể một mình lớn mạnh nếu như thị trường yếu ớt, sức đề kháng kém. Chúng tôi, với tư cách là một doanh nghiệp cũng đã, đang và tiếp tục phải đối diện với rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, VNPT VinaPhone mong muốn trở thành cầu nối để cộng đồng các doanh nghiệp ngồi lại với nhau, chia sẻ với nhau để cùng nhau lớn mạnh, đó cũng chính là lý do mà chúng tôi đã, đang và sẽ tiếp tục tổ chức những buổi hội thảo mang tính chia sẻ ý nghĩa như hội thảo ngày 15/10 tới đây”.
Ông Nghĩa cho biết thêm: “Thực tế, ngay từ trước khi đợt dịch Covid-19 thứ 4 diễn ra, chúng tôi đã nhận được rất nhiều thông tin từ cộng đồng doanh nghiệp về nhu cầu đổi mới thực sự để có thể thích ứng được trong mọi hoàn cảnh. Họ muốn online hóa toàn bộ các quy trình quản trị và vận hành doanh nghiệp của mình nhưng chưa biết phải đổi mới từ đâu, phải nhờ đơn vị nào tư vấn, tiến hành ra sao, hiệu quả như thế nào. Tôi chắc chắn rằng, đó cũng chính là những câu hỏi mà rất nhiều doanh nghiệp đang vướng phải. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn và mời đến chương trình những diễn giả - những chủ doanh nghiệp không chỉ thành công mà còn rất tâm huyết với cộng đồng SME để chia sẻ cùng những người quan tâm những bí quyết mà họ đã áp dụng thành công tại đơn vị mình”.
Để đăng ký tham dự Hội thảo “Đổi mới sau khủng hoảng – Cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp SME”, có thể làm theo hướng dẫn tại:Link đăng ký tham dự hội thảo: https://events.onesme.vn
Link hội thảo: https://bit.ly/butpha-sme
Link Fanpage: https://www.facebook.com/vinaphonefan
Link YouTube: https://www.youtube.com/c/VNPTchannel" alt="Hội thảo “Đổi mới sau khủng hoảng">