当前位置:首页 > Bóng đá > Big Data đã giúp Trump chiến thắng trong cuộc Bầu cử Mỹ thế nào?

Big Data đã giúp Trump chiến thắng trong cuộc Bầu cử Mỹ thế nào?

2025-01-21 08:46:56 [Thế giới] 来源:NEWS

Tháng 6 năm 2016,đãgiúpTrumpchiếnthắngtrongcuộcBầucửMỹthếnàmu vs arsenal Trump đã thuê các chuyên gia Cambridge Analytica, nhiều người ở Washington cười cợt. Họ chắc chắn rằng Trump sẽ không bao giờ có thể hợp tác với các chuyên gia tư vấn nước ngoài của mình một cách hiệu quả. Tuy nhiên, họ đã sai.

{ keywords}

Khác với Omama được xem là Tổng thống của mạng xã hội thì D. Trump vẫn được người ta cười nhạo về việc khả năng rất kém của ông trong việc sử dụng các công cụ công nghệ thông tin, mạng xã hội. Trợ lý của Trump tiết lộ, thậm chí ông còn không dùng email. Bản thân cô trợ lý này đã dạy ông dùng điện thoại, và từ đó ông dùng nó để đổ dòng suy nghĩ của mình lên Twitter.

Công ty Cambridge Analytica đã phát triển một giải pháp toàn diện cho phép biết tính cách của mỗi công dân Mỹ, những người có quyền bỏ phiếu. Giải pháp tiếp thị chính trị tuyệt vời của Cambridge Analytica dựa trên ba chiến thuật chính:

•    Phân tích hành vi (Behavioral analysis)  theo mô hình OCEAN.

•    Nghiên cứu cẩn thận Big Data.

•    Quảng cáo nhắm mục tiêu (Targeted advertising).

Quảng cáo nhắm mục tiêu có nghĩa là quảng cáo cá nhân hóa, được xây dựng theo tính cách của từng cá thể người dùng dựa trên nhân tính của họ xác định từ mô hình OCEAN.

Như vậy, bản thân Big Data chỉ là một nguồn thông tin lớn, một mỏ vàng cần được khai thác nhưng khái thác thế nào hiệu quả lại là một vấn đề khác. Cần có một mô hình phân tích hành vi tiên tiến. Và khi biết một người có tính cách gì và đang lưỡng lự trong việc bỏ phiếu thì cần phải dùng thông điệp thế nào cho phù hợp.

{ keywords} 

Bản chất đầy mâu thuẫn của Trump, tính phi nguyên tắc và hệ quả là số lượng lớn các loại thông điệp khác nhau bỗng trở nên hữu ích cho ông ta: mỗi cử tri nhận được một thông điệp riêng. “Trump hành xử như một thuật toán cơ hội lý tưởng, hoàn toàn chỉ dựa trên phản ứng của công chúng” – nhà toán học Cathy O’Neil nhận xét vào tháng tám. Vào ngày tranh luận thứ ba giữa Trump và Clinton, đội của Trump đã gửi vào mạng xã hội (chủ yếu là Facebook) hơn 175 nghìn thông điệp. Chúng chỉ khác nhau ở những chi tiết rất nhỏ, nhằm phù hợp nhất với tâm lý của người nhận cụ thể: tiêu đề, tiêu đề phụ, màu nền, ảnh và video. Cách làm tỉ mỉ như vậy khiến cho thông điệp nhận được sự đồng cảm của những nhóm cư dân nhỏ nhất, như Nix giải thích cho Das Magazine: “Bằng cách đó chúng tôi có thể vươn đến tận làng, khu phố hay ngôi nhà cần thiết, thậm chí là từng người”.

Chiến thắng của ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump trước đối thủ đến từ Đảng Dân chủ Hillary Clinton được cho là một chiến thắng ít tốn kém và nhiều hiệu quả nhất. Theo hãng tin Reuters, Trump tiêu tốn dưới 5 USD cho mỗi lá phiếu bầu cho ông, thấp hơn nhiều so với chi phí của bà Clinton.

Theo số liệu mới nhất từ Ủy ban Bầu cử Liên bang, Trump đã huy động được tổng số 270 triệu USD kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử vào tháng 6/2015. Trong khi Hillary Clinton huy động được 521 triệu USD, gấp đôi khoản tiền mà Trump huy động được. Nhưng 237 triệu chi phí cho truyền hình, 53 triệu cho nhân viên và các tình nguyện viên hỗ trợ tranh cử, một khoản tiền lớn cho các báo, đài, các phương tiện truyền thống. Đó cũng là lý giải tại sao khi xem các phương tiện truyền thống như báo, đài thì có vẻ Hillary được đánh giá cao hơn Trump.

Một hãng Phân tích dữ liệu lớn khác là mediaQuant đánh giá các chương trình truyền thông thông tin cho cuộc bầu cử 2016 của Trump mang lại một giá trị định lượng tương đương 5 tỷ USD cho ông này, so với bà Clinton là 3.5 tỷ hay tỉ lệ 58% so với 42%. Thực tế ông Trump đã chiếm được 279 phiếu bầu đại cử tri so với 228 phiếu bầu của bà Hillary, tỷ lệ 52% so với 48%.

Khó có thể nói xã hội Mỹ bị tác động đến mức nào bởi các chuyên gia của Trump tại một thời điểm cụ thể, vì họ không sử dụng các kênh trung ương mà dùng mạng xã hội và truyền hình cáp.

{ keywords} 

Từ tháng 7/2016 các tình nguyện viên của Trump đã nhận được app cho phép biết được thiên kiến chính trị và loại nhân cách của cư dân nhà này hay nhà khác. Theo đó, những tình nguyện viên – tuyên truyền viên điều chỉnh hội thoại của mình với người dân. Phản hồi của người dân lại được họ ghi ngược vào app đó, và dữ liệu chuyển thẳng về trung tâm phân tích của CA.

Công ty xác định ra 32 loại tính cách tâm lý của dân Mỹ, tập trung ở 17 bang. Và như Kosinski đã phát hiện, rằng đàn ông thích mỹ phẩm MAC thì hầu như chắc chắn là đồng tính, CA chứng minh rằng những kẻ trung thành với ô tô Mỹ hẳn nhiên là ngả theo Trump. Hơn nữa, những phát kiến như vậy giúp bản thân Trump hiểu những thông điệp nào dùng ở đâu thì tốt nhất. Quyết định của đại bản doanh về việc tập trung vào Michigan và Wisconsin vào những tuần cuối cùng là dựa trên phân tích dữ liệu.

Ngoài chiếm thắng Nigel Farage ở Brexit và của Trump trong cuộc Bầu cử Mỹ  2016 thì người chiến thắng là công ty CA với khoản thù lao 15 triệu USD nhận được từ chiến dịch của Trump. Marion Maréchal-Le Pen, một nhân vật cấp tiến đồng thời là cháu của thủ lĩnh đảng “Mặt trận dân tộc” Pháp cũng đã mừng vui loan báo về quan hệ hợp tác với hãng. Theo Nix, công ty đang được rất nhiều khách hàng trên thế giới quan tâm, có cả từ Thụy sỹ và Đức.

Nhu cầu phân tích và khai thác những nguồn dữ liệu lớn và phức tạp trong các hoạt động của con người và các tổ chức trong những năm gần đây đang trở nên cấp bách. Sở dĩ vậy vì ta đang có nhiều dữ liệu quanh mình hơn bao giờ hết và nếu dùng được chúng sẽ đưa ra được các quyết định đúng đắn hơn, những hiểu biết chính xác, những khám phá quan trọng. Khoa học phân tích dữ liệu (data science or data analytics) gần đây trở thành một lĩnh vực sôi động của công nghệ thông tin, có ảnh hưởng sâu sắc tới mọi lĩnh vực hoạt động của con người, đặc biệt trong kinh doanh.

Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế, đến năm 2018, Mỹ sẽ cần 140.000 đến 190.000 người có kỹ năng phân tích chuyên sâu cũng như 1,5 triệu nhà quản lý và phân tích trong lĩnh vực “dữ liệu lớn” (Big Data).Nắm chắc và biết sử dụng khoa học phân tích dữ liệu chính là chìa khoá của công việc và thành công trong những thập kỷ tới đây, như ý kiến nêu trong Harvard Business Review:  “Khoa học dữ liệu là công việc hấp dẫn nhất trong thế kỷ 21” (“Data scientist: the sexiest job of the 21st century”).

Đào Trung Thành

(责任编辑:Công nghệ)

相关内容
推荐文章
热点阅读
随机内容