Ngày 12/9,ọcsinhsinhviênViệtNamlầnđầuthamgiaonlinethithiếtkếđồhọathếgiớbang xep hang cup c2 lễ khai mạc và vòng loại quốc gia cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới - ACAWC 2021 đã được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ LĐTB-XH và IIG Việt Nam tổ chức theo hình thức trực tuyến.
ACAWC là cuộc thi thường niên do Certiport tổ chức từ năm 2013 để tìm ra những chuyên gia thiết kế sử dụng thành thạo các phần mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator và Adobe Indesign. Cuộc thi dành cho học sinh, sinh viên độ tuổi từ 13 đến 22 với quy mô toàn cầu và thu hút hàng trăm ngàn thí sinh của gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia mỗi năm.
Theo Ban tổ chức, cuộc thi năm nay quy tụ hơn 130 thí sinh được chọn từ hơn 30 đội tuyển của các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng, Trung cấp, THPT, THCS trong cả nước. Các trường đào tạo chuyên sâu ngành thiết kế như Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học FPT có đông thí sinh tham dự.
Vòng loại quốc gia cuộc thi ACAWC 2021 cũng ghi nhận số lượng thí sinh THCS, THPT chiếm tới 37% tổng số thí sinh. Điều đó cho thấy xu hướng ngày càng nhiều các em học sinh đam mê tìm tòi, sáng tạo và mong muốn được thể hiện tài năng cá nhân trong bộ môn thiết kế đồ họa ngay từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông.
Để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng trong cấp học, cuộc thi tiếp tục được chia 3 bảng dành cho 3 đối tượng, trong đó bảng A dành cho các trường Đại học, Học viện; bảng B dành cho các trường Cao đẳng, Trung cấp; và bảng C dành cho các trường THPT, THCS.
Học sinh, sinh viên Việt Nam tham dự cuộc thi ACAWC 2021 theo 3 bảng thi A, B, C.
Cơ cấu giải thưởng cuộc thi ACAWC 2021 tại Việt Nam gồm 15 giải, với 3 giải Nhất, 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích chia đều cho các bảng A, B, C.
Ba thí sinh xuất sắc giành giải Nhất các bảng sẽ đại diện học sinh, sinh viên Việt Nam dự Vòng chung kết thế giới, được tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn và nhận phần thưởng trị giá 30 triệu đồng đã gồm chi phí ăn ở, đi lại, thi đấu tại Vòng chung kết thế giới theo hình thức trực tuyến dự kiến diễn ra giữa tháng 11.
Với mỗi thí sinh đạt giải Nhì và Ba, thí sinh sẽ được nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn cùng các phần thưởng trị giá tương ứng 5 triệu đồng và 3 triệu đồng.
Ông Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham dự lễ khai mạc cuộc thi ACAWC 2021 diễn ra sáng 12/9.
Đánh giá về cuộc thi, ông Bùi Quang Huy, Bí thư thường trực Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhận định: Những năm gần đây, lĩnh vực thiết kế đồ họa ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, tìm hiểu và thực hành của các bạn trẻ. Thiết kế đồ họa cũng được đánh giá là một trong những ngành nghề triển vọng với nhiều cơ hội nghề nghiệp rộng mở.
“Vì thế, cuộc thi ACAWC góp phần nâng cao nhận thức và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên Việt Nam tiếp cận với các kỹ năng thiết kế đồ họa theo chuẩn quốc tế; thúc đẩy giao lưu, hội nhập quốc tế cho thanh thiếu niên Việt Nam”, ông Huy cho hay.
Ông Đỗ Năng Khánh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Bộ LĐTB-XH cho rằng, bằng việc triển khai tổ chức các cuộc thi mang tính thực hành và cọ xát cao như ACAWC, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khuyến khích các bạn trẻ Việt Nam yêu thích bộ môn thiết kế đồ họa không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng để chinh phục cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
“Dù diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh và lần đầu tổ chức theo hình thức trực tuyến nhưng cuộc thi ACAWC 2021 vẫn thu hút thí sinh tham dự đến từ mọi miền của đất nước, với cả thí sinh ở vùng sâu, vùng xa. Ban tổ chức hy vọng ngày càng nhiều các bạn trẻ trên khắp cả nước có cơ hội được thể hiện tài năng và đam mê sáng tạo thiết kế đồ họa chuyên nghiệp tại sân chơi này”, Chủ tịch IIG Việt Nam Đoàn Hồng Nam chia sẻ.
Vân Anh
Lộ diện 3 học sinh, sinh viên Việt giành suất sang Mỹ thi thiết kế đồ họa
Ba giải Nhất quốc gia cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới 2020 vừa được trao cho sinh viên, học sinh của ĐH Văn Lang, CĐ Nghề công nghiệp Hà Nội, THCS&THPT Nguyễn Tất Thành. Những thí sinh này sẽ dự chung kết thế giới tại Mỹ.
Sự đa dạng và ngành công nghiệp bia khác biệt đã khiến Bia Bỉ được UNESCO ghi danh
1. Bia Bỉ: Sự đa dạng của các loại bia đã giúp ngành công nghiệp sản xuất bia Bỉ trở nên đặc biệt so với các nước khác trên thế giới. Do đó, Chính phủ Bỉ đang đệ trình hồ sơ lên Trung tâm di sản thế giới thuộc UNESCO để công nhận bí quyết sản xuất và văn hóa thưởng thức bia của nước này là "di sản văn hóa phi vật thể" cần được bảo vệ.
Không chỉ là một thứ đồ uống, bia được xem là một phần của văn hóa nước này vì nó góp phần thúc đẩy kinh tế, cải thiện đời sống cho mọi người và quan trọng hơn là tăng cường sự thống nhất ở một đất nước với 3 ngôn ngữ chính thức. Việc thưởng thức bia sau giờ làm việc tại các quán café đã trở thành một thói quen của người dân Bỉ.
2. Điệu nhảy Rumba: Điệu Rumba nổi tiếng của Cuba nhảy cùng với những bài hát với nền âm nhạc sôi động, điệu Rumba uyển chuyển, tạo nên một sức mạnh và lòng tự trọng cũng như sự gợi cảm, duyên dáng của con người. Quan trọng hơn, Rumba kết nối mọi người và mang niềm vui đến cho họ. Đó là lý do đất nước này đề trình hồ sơ đề nghị điệu Rumba được công nhận là văn hoá phi vật thể của nhân loại. Phái đoàn Cuba đã nhấn mạnh, dâng danh hiệu này lên cố lãnh tụ Cuba Fidel Castro, người vừa qua đời ở tuổi 90.
3. Năm mới 21/3 hằng năm: Đây là một sự độc đáo đón chào năm mới của 12 quốc gia gồm Afghanistan, Azerbaijan, Ấn Độ, Iran, Iraq, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Tajikistan, Turkmenistan và Thổ Nhĩ Kỳ. Tại mỗi quốc gia có tên gọi riêng cho lễ này như "Nawrouz" ( "ngày mới"), "Novruz", "Tết Ba", "Nauryz" và các tên khác, tùy thuộc vào mỗi nước. Nhưng mục đích của Lễ hội này là đón chào một năm mới theo lịch truyền thống. Nhân dịp này, các cửa khẩu được mở để mọi người đi lại thăm nhau, cùng ăn một bữa liên hoan vui vẻ, tham gia các lễ hội cộng đồng và ngày hội đường phố, tạo không khí hòa bình trong cộng đồng.
4. Mangal Shobhajatra của Bangladesh: Một lễ hội đặc biệt thể hiện lòng dũng cảm chống lại các thế lực đen tối và chiến đấu vì công lý.
5. 24 tiết khí của Trung Quốc: UNESCO công nhận đây là một di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vì đây là một công trình khoa học của Trung Quốc cổ đại, gắn kiến thức không gian và thời gian để chia quỹ đạo chuyển động hằng năm quanh mặt trời trong 24 phân đoạn. Việc chia tiết khí dựa trên sự quan sát thay đổi mùa và thiên văn học. 24 tiết khí được người Trung Quốc cổ đại sử dụng để hướng dẫn trong sản xuất nông nghiệp và đời sống hằng ngày, cùng với những nghi lễ và lễ hội.
6. Âm nhạc và múa merengue ở Cộng hòa Dominica: Merengue là một điệu múa không thể thiếu trong bản sắc dân tộc ở Cộng hòa Dominica. Các cặp vợ chồng cùng các vũ công thể hiện điệu múa trong tiếng nhạc của đàn accordion, trống và saxophone.
7. Tahteeb - Trò chơi Ai Cập: Theo UNESCO, tahteeb là một trò chơi hình thức võ thuật thời Ai Cập cổ đại. Trò chơi này tăng cường mối quan hệ trong gia đình, thúc đẩy mối quan hệ tốt giữa các cộng đồng và nó đã được ghi danh.
8. Gada - hệ thống chính trị-xã hội dân chủ bản địa của Oromo:
Tại Ethiopia, Gada là một hệ thống quản trị truyền thống được sử dụng bởi các Oromo, song song với hệ thống nhà nước. Oromo là một trong 9 chính quyền vùng dựa trên dân tộc ở Ethiopia. Gada quy định các cộng đồng chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo, và tham gia vào giải quyết xung đột và bảo vệ quyền của phụ nữ.
Lễ Las Fallas ở Valencia
9. Lễ Las Fallas ở Valencia: Lễ hội Las Fallas bắt đầu từ ngày 14/3 đến 19/3 ở thành phố Valencia Tây Ban Nha. Lễ hội kéo dài 5 ngày trước ngày thánh Joseph. Ngọn lửa rực sáng trong đêm chính là biểu tượng của Las Fallas. Những dòng họ trong vùng sẽ tiến hành dựng những hình nhân khổng lồ để thi tài và cuối cùng là để đốt chúng với niềm tin chiến thắng những điều khó khăn, hung tàn từ thiên nhiên. Cùng với những ngọn lửa sáng bừng của các hình nhân, từ khắp nơi trong thành phố người dân cũng thắp sáng những cây nến và ngọn đuốc của mình.
Ngân An" alt="Bia Bỉ, điệu Rumba thành di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại" />
...[详细]
Dưa hồng tươi thường được dùng để nấu canh. Mỗi nơi sẽ nấu một kiểu khác nhau. Ở Bình Định quê tôi, người ta thường nấu canh với tôm tươi, cá mục hấp hoặc cá cơm mồm hấp. Người Bình Định nấu với gì cũng giã ra, có thể chỉ vì thói quen hoặc như vậy sẽ ngọt nước hơn. Dưa hồng rửa sạch, bào vỏ, bỏ hạt, bằm thành sợi nhỏ. Cá nục hấp lấy thịt giã nhuyễn, xào sơ rồi nêm nếm, cho nước vào đun sôi, thêm dưa vào, chờ nước sôi lại thì bắc xuống liền.
Nếu không thích xào cá, bạn có thể ướp với hành, ớt, tiêu, nước mắm, muối, bột ngọt hoặc bột nêm. Đun nồi nước sôi, cho cá và dưa vào, đợi nước sôi lại, bắc xuống bếp, nêm hành ngò. Dưa hồng nấu với tôm tươi hay cá cơm mờm cũng theo cách như vậy. Chỉ mất chừng mười phút, bạn sẽ có ngay nồi canh thanh mát, ngon lành.
Dưa hồng trộn nước mắm cũng đủ ngon
Chỉ với một chén nước mắm ớt tỏi thật ngon và vài trái dưa hồng muối chua cũng thành một món ăn gây… hao cơm. Dưa hồng muối chua xắt lát vừa ăn, vắt ráo nước, làm chén nước mắm pha với ớt, tỏi, đường, bột ngọt trộn vào, có thể ăn ngay hoặc chờ 20 phút đến nửa tiếng cho dưa ngấm gia vị, trở nên đậm đà hơn. Hôm nào lười trộn, bạn chỉ cần rửa sạch dưa, xắt lát, pha chén nước mắm cho ngon rồi cứ vậy mà ăn, cũng ngon ngang ngửa kiểu trộn nước mắm. Khi không có dưa hồng muối, cứ bào vỏ, bằm sợi trái dưa hồng tươi đem trộn với chén nước mắm ớt tỏi, ăn ngon không kém.
Dưa hồng trộn nước mắm
Những ngày chay, mẹ tôi còn lấy dưa chưa chín già, xắt lát chấm với muối đậu phộng hoặc muối mè. Món ăn có vị mát mát, ngọt ngọt, béo béo. Vị ngọt mát của dưa hồng khiến mẹ tôi mê hơn dưa hấu. Kể sơ sơ vài món cũng đủ thấy đây là thứ nguyên liệu tuyệt diệu từ thiên nhiên. Đây là một trong những loại trái mà ăn kiểu nào cũng ngon, rẻ tiền và không tốn nhiều thời gian chế biến.
Đứng trong bếp kho nồi cá mà tôi nhớ hồi còn nhỏ, mẹ bận chợ búa kiếm tiền nên mấy anh em đi học về lại tất tả chia nhau đứa ở nhà nhóm lửa bắc cơm, đứa đạp xe ra chợ mua đồ ăn, đứa chiên cá, đứa xắt dưa, đứa giã nước mắm... Đứa nào đứa nấy nhỏ xíu vậy mà hay, xoay xở chỉ hơn nửa tiếng đã có cơm ăn.
Các món ăn kể trên thường có trong mâm cơm nhà tôi vì nấu nhanh, để mấy đứa nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn như anh em tôi lúc đó nhanh có cơm bỏ vào bụng sau một buổi học đói meo. Mà nguyên liệu ngày đó sao ngon quá, con cá mắt tươi trong, nước mắm thơm ngon mùi cá cơm. Cho nên bây giờ nhiều khi nấu thì nấu vậy mà trong đầu vẫn cứ luẩn quẩn tìm kiếm mùi vị ngày xưa.
Tội nghiệp bà mẹ già ở quê, hễ tới mùa dưa hồng là lại mua gửi vô cho mấy đứa con sống ở thành phố, kèm theo vài con cá ghe mới vô và cả mớ cá hấp ngọt ngon. Tụi con cứ thèm ăn những món quê trớt như vậy đó, để nhớ quê, để má có cớ gửi vô và để anh em tụi con chạy qua chạy lại nhà nhau lấy đồ ăn, thăm hỏi, chọc ghẹo nhau.