Theo ông Shell, việc người dân sử dụng quá nhiều xe máy, thay vì phương tiện giao thông công cộng, là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tắc đường và gây ô nhiễm không khí hiện nay. Chuyên gia Mỹ cũng đề cập tới việc tại Việt Nam đã có một số đề xuất cấm xe máy lưu thông để giảm thiểu tắc đường và nâng cao chất lượng không khí.
Nhà kinh tế Michael Shell diễn thuyết tại Tọa đàm nhân Tuần lễ Nâng cao nhận thức về Chất lượng không khí ngày 26/4. (Ảnh: Thành Đạt) |
Ông Shell nhận định lý do xe máy được sử dụng nhiều tại Việt Nam vì đây là phương tiện được vận hành đơn giản, nhanh chóng và dễ luồn lách. Theo ông, trên thực tế, đi xe máy hiệu quả hơn về mặt không gian vì nếu trên cùng một đoạn đường, tất cả những người đi xe máy chuyển sang đi ô tô thì diện tích mặt đường bị sử dụng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Chuyên gia Mỹ đặt câu hỏi: Vậy nếu cấm xem máy thì người dân sẽ sử dụng phương tiện gì?
Theo ông Shell, trong trường hợp của Việt Nam, người dân ngày càng có xu hướng sử dụng ô tô nhiều hơn. Ông Shell dẫn con số thống kê cho thấy trong số 1.000 người dân Việt Nam, hiện mới chỉ 23 người có ô tô, trong khi đó tại Mỹ cứ 1000 người thì sẽ có 790 có ô tô. Tuy nhiên, con số này tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng lên trong tương lai.
“Kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, tăng trưởng 7%/năm, đời sống người dân ngày càng nâng cao dẫn tới nhu cầu mua sắm nhiều hơn. Việc người dân có mong muốn mua ô tô nhiều hơn sẽ tạo áp lực lớn hơn đối với môi trường”, ông Shell cho biết.
Chuyên gia Mỹ nói rằng, một bài toán đặt ra cho Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác là làm sao để vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa bảo vệ được môi trường và đảm bảo sức khỏe của người dân.
Ông Shell đề cập tới chiến lược “kiềng 3 chân” để giải quyết vấn đề sử dụng phương tiện giao thông hiện nay.
Trụ cột thứ nhất: Nhiên liệu sạch hơn. Theo đó, các phương tiện có thể sử dụng nhiên liệu thân thiện với môi trường trong quá trình đốt cháy, từ đó giảm phát thải khí CO2.
Trụ cột thứ hai: Công nghệ mới. Theo đó, các phương tiện sẽ sử dụng động cơ tiết kiệm nhiên liệu. Tại Mỹ, nước này đã tăng tiêu chuẩn đối với động cơ xe cơ giới và yêu cầu bất kỳ xe nào lưu thông trên đường cũng phải đạt yêu cầu về phát thải khí CO2.
Trụ cột thứ ba: Hành vi của người tham gia giao thông. Để thay đổi hành vi, cách hiệu quả nhất là khuyến khích hành vi tốt bằng cách tạo điều kiện làm cho nó dễ dàng thực hiện hơn, đồng thời hạn chế hành vi xấu bằng cách làm cho nó khó khăn và đắt đỏ hơn.
Chuyên gia Shell phân tích hình ảnh xe máy dày đặc trên đường phố Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt) |
Theo chuyên gia Shell, để người dân Việt Nam có thể thay đổi hành vi sử dụng xe máy thường xuyên khi tham gia giao thông, cần có những loại phương tiện công cộng với giá cả hợp lý và đi lại thuận tiện, chẳng hạn tàu điện ngầm hay xe buýt như các đô thị lớn trên thế giới vẫn đang thực hiện.
“Nếu đưa ra một phương án đi lại đơn giản hơn, dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn, người dân sẽ lựa chọn phương án đó. Điều này không chỉ giúp cải thiện kinh tế, giao lưu giữa người dân với nhau mà còn nâng cao chất lượng không khí”, ông Shell nhận định.
Ông Shell lấy dẫn chứng ở thủ đô Washington, sau khi xây dựng tuyến đường riêng và thuận tiện cho xe đạp, đã có rất nhiều người dân chọn phương tiện này để di chuyển. Số người sử dụng xe đạp tại Washington cao nhất so với các đô thị và bang khác tại Mỹ.
Chuyên gia Mỹ cũng đề cập đến giải pháp mà nhiều thành phố trên thế giới đã áp dụng, đó là làm cho các hành vi không được khuyến khích trở nên đắt đỏ hơn.
Tại thủ đô London, Anh, chính quyền quy định các phương tiện đi vào khu vực trung tâm phải là phương tiện công nghệ cao, từ đó hạn chế phát thải khí CO2, nếu không phải trả phí rất đắt. Thủ đô Stockholm, Thụy Điển cũng áp dụng quy định này.
Trong khi đó, thành phố New York, Mỹ áp dụng thu phí tắc đường tại một số khu vực, đặc biệt là những nơi có mật độ giao thông cao vào giờ cao điểm. New York là thành phố duy nhất tại Mỹ áp dụng biện pháp thu phí tắc đường. Theo đó, các phương tiện đi vào khu vực này sẽ phải trả phí cao (11 USD). Mục đích của biện pháp này là không khuyến khích người dân đi các phương tiện vào thành phố giờ cao điểm, thay vào đó phải sử dụng phương tiện công cộng.
Thủ đô Paris, Pháp cũng đang gặp vấn đề về chất lượng không khí với số lượng xe lưu thông lớn. Tương tự một số nước như Colombia, Mexico, Paris cũng áp dụng phương pháp biển chẵn, biển lẻ, trong đó dựa vào số trên biển để cho phép phương tiện đi vào thành phố theo ngày chẵn hay lẻ. Tuy nhiên đây chỉ là biện pháp ngắn hạn vì nếu không có giải pháp toàn diện, có khả năng người dân sẽ mua thêm hai, thậm chí ba xe mới để có cả biển chẵn và biển lẻ do nhu cầu sử dụng vẫn rất lớn.
Chuyên gia Mỹ nhấn mạnh bên cạnh việc hạn chế phương tiện cá nhân, Việt Nam cần đẩy mạnh xây dựng mạng lưới phương tiện công cộng để đảm bảo nhu cầu của người dân.
(Theo Dân trí)
" alt=""/>Giải pháp cấm xe máy tại Việt Nam dưới góc nhìn của chuyên gia MỹVề vai trò bị cáo Trương Mỹ Lantrong vụ án, HĐXX nhận định, hành vi là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến chính sách quản lý đến tiền tệ của ngân hàng, làm mất niềm tin của khách hàng gửi tiền tại SCB.
Bị cáo cùng lúc phạm 3 tội danh, gây dư luận xấu. Việc cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo mức án tử hình về tội “Tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “Đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” là đúng người, đúng tội, không oan sai.
Tại phiên phúc thẩm, bị cáo Trương Mỹ Lan và các bị cáo, cá nhân, pháp nhân đã nộp khắc phục thêm tiền, bị cáo Lan cũng tự nguyện đưa nhiều tài sản vào khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, theo HĐXX, những tài sản này chưa đủ căn cứ pháp lý để xác định giá trị, từ đó chưa đủ cơ sở xác định bị cáo khắc phục được 3/4 hậu quả để áp dụng giảm nhẹ hình phạt đối với tội danh “Tham ô tài sản”.
Trong quá trình xét xử, bị cáo còn có chuyển biến sâu sắc về nhận thức, ăn năn hối cải và nhiều tình tiết giảm nhẹ khác nên HĐXX chấp nhận quan điểm của VKS giảm nhẹ cho bị cáo một phần hình phạt tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”.
Vì vậy, tòa đã chấp nhận kháng cáo giảm từ 20 năm tù xuống còn 16 năm tù tội danh này, nhưng vẫn giữ nguyên mức án với 2 tội danh còn lại. Tổng hợp hình phạt, HĐXX buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải chấp hành án tử hình.
Ngoài ra, tòa còn bác kháng cáo xin miễn hơn 673 tỷ đồng án phí của bị cáo; bồi hoàn cho Ngân hàng SCB 673.000 tỷ đồng; giao SCB phối hợp với Thi hành án xử lý 1.121 mã tài sản đảm bảo cho 1.243 khoản vay; tiếp tục kê biên với 658 mã tài sản do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát sở hữu; tiếp tục kê biên các bất động sản, du thuyền của bị cáo Lan.
Dù bị giữ nguyên mức án tử hình nhưng bị cáo Lan tỏ ra rất bình tĩnh. Khi nghe chủ tọa thông báo được quyền gửi đơn xin ân xá lên Chủ tịch nước trong thời hạn 7 ngày khi bản án có hiệu lực và nếu tích cực hợp tác, khắc phục được 3/4 hậu quả sẽ được chuyển hình phạt sang chung thân, bà Lan liên tục cúi đầu nói cảm ơn HĐXX.
Chồng và cháu gái bà Trương Mỹ Lan được giảm nhiều năm tù
Đối với bị cáo Chu Lập Cơ, HĐXX cho rằng, bị cáo là người nước ngoài, là một trong những doanh nhân Hong Kong đầu tiên tại Việt Nam. Bị cáo có công lớn trong việc hỗ trợ vắc xin Covid-19, có công trong tạo công ăn việc làm cho nhiều người…
“Mức hình phạt 9 năm tù mà cấp sơ thẩm đã tuyên là quá nghiêm khắc với bị cáo Cơ. Nhằm thể hiện tính khoan hồng của pháp luật Việt Nam, cần chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của bị cáo" - HĐXX nhận định, từ đó chấp nhận một phần kháng cáo, giảm từ 9 năm tù xuống còn 7 năm.
Cháu gái bà Lan là Trương Huệ Vân cũng được HĐXX nhận định là “thành khẩn khai báo, tích cực khắc phục hậu quả, có nhiều đóng góp trong công tác thiện nguyện” nên đã giảm cho bị cáo từ 17 năm xuống còn 13 năm tù.
Ghi nhận Nguyễn Cao Trí đã khắc phục toàn bộ hậu quả của vụ án, trong quá trình công tác có thành tích xuất sắc, hiện sức khỏe yếu, nên HĐXX đã chấp nhận kháng cáo, giảm cho bị cáo từ 8 năm tù xuống còn 6 năm.
Liên quan đến kháng cáo xin giải tỏa kê biên biệt thự cổ ở 110-112 Võ Văn Tần (quận 1, TPHCM); tòa nhà số 19-25 Nguyễn Huệ; nhà đất 21-21A Trần Cao Vân... của bị cáo Trương Mỹ Lan vì cho rằng những tài sản này không thuộc sở hữu của mình, không liên quan đến vụ án, HĐXX xác định bản chất những tài sản này là của bị cáo, nên tiếp tục kê biên để thi hành nghĩa vụ bồi hoàn.
Nguyên liệu làm món canh gà nấu măng:
Nguyên liệu cơ bản để làm món canh gà nấu măng. |
- Thịt gà: 500g
- Măng chua: 300g
- Mùi tàu, hành lá
- Gia vị: Bột canh, nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, tỏi, ớt, đường.
Cách làm canh gà nấu măng:
- Bước 1 (sơ chế nguyên liệu): Thịt gà rửa sạch, để ráo nước chặt miếng vừa ăn. Cho gà vào tô ướp cùng 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê tiêu. Bạn ướp khoảng tầm 20 phút để thịt gà ngấm gia vị.
Măng chua rửa sạch, dùng dao cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Cho măng vào nồi luộc sơ qua khoảng 7-10 phút sau đó bạn đổ măng ra rổ và rửa lại một lần nữa với nước thật sạch. Sau đó để măng ráo nước.
Ớt cắt khoanh, hành, mùi tàu cắt nhỏ hoặc cắt đoạn tùy thích.
- Bước 2: Đặt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào hành phi thơm. Trút thịt gà vào xào săn, sau đó cho vào nồi khoảng 1 lít nước đun sôi.
- Bước 3: Bắc chảo lên bếp và xào sơ qua măng với một ít nước nắm, hạt nêm, đường, bột canh.
- Bước 4: Trút măng đã xào vào nồi gà. Tiếp tục đun sôi (chú ý trong quá trình đun sôi, nếu thấy có bọt bạn nên hớt bọt để nước canh được trong và ngon hơn). Nấu khoảng 20 phút thì tắt bếp, sau đó cho hành lá, ngò gai vào. Nếu ăn được cay, bạn có thể thêm chút ớt để canh cay nhẹ và đậm vị hơn. Múc canh ra bát và thưởng thức.
Cách làm món canh gà nấu măng không quá khó phải không cách bạn? Đây là món ăn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng, bạn có thể chế biến cho cả gia đình cùng thưởng thức. Canh gà nấu măng này dù thời tiết nóng bức của mùa hè hay se lạnh của mùa đông đều rất phù hợp. Chúc các bạn thành công!
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Cách làm canh gà nấu măng