您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > ChatGPT ra mắt tính năng tìm kiếm trực tuyến 正文

ChatGPT ra mắt tính năng tìm kiếm trực tuyến

时间:2025-01-24 05:21:00 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Tích hợp tìm kiếm trên web,ắttínhnăngtìmkiếmtrựctuyếlịch thi đấu việt nam hôm nay ChatGPT cuối cùng lịch thi đấu việt nam hôm naylịch thi đấu việt nam hôm nay、、

Tích hợp tìm kiếm trên web,ắttínhnăngtìmkiếmtrựctuyếlịch thi đấu việt nam hôm nay ChatGPT cuối cùng đã thu hẹp khoảng cách cạnh tranh với các đối thủ như Microsoft Copilot và Google Gemini. Ảnh: Shutterstock.

Người dùng đăng ký gói ChatGPT Plus hoặc nằm trong danh sách chờ SearchGPT sẽ ngay lập tức được sử dụng tính năng cung cấp thông tin theo thời gian thực, trong các cuộc trò chuyện. Còn người dùng miễn phí, doanh nghiệp sẽ nhận được bản cập nhật này trong vài tuần tới, OpenAI cho biết.

Không giống như các đối thủ cạnh tranh, ChatGPT không được thiết kế như một sản phẩm tìm kiếm riêng biệt, mà tích hợp trực tiếp vào giao diện hiện tại của ChatGPT. Nhờ đó, người dùng có thể bật thủ công tính năng tìm kiếm trực tuyến khi cần hoặc cho phép chatbot AI tự động quyết định khi nào nên kích hoạt tính năng này, tùy thuộc vào truy vấn.

Tìm kiếm không có quảng cáo

Adam Fry, trưởng nhóm phụ trách tìm kiếm của ChatGPT, đã thử nghiệm tính năng này trong buổi giới thiệu trước khi ra mắt. Fry đã tìm kiếm về giá cổ phiếu của Apple và các tin tức liên quan.

Ngay lập tức, chatbot trả về một biểu đồ cổ phiếu tương tác cùng với các bài báo mới nhất từ nhiều nguồn khác nhau. Người dùng còn có thể duyệt qua danh sách các website liên quan được hiển thị bên cạnh màn hình để đọc thông tin sâu hơn.

Fry cũng minh họa cách công cụ có thể tìm kiếm nhà hàng Italy tại San Francisco. Đi kèm là bản đồ hiển thị vị trí của các nhà hàng nổi bật, lọc theo tiêu chí như “không gian giản dị và gần gũi với người dân địa phương”.

OpenAI cho biết tính năng tìm kiếm sẽ khả dụng trên tất cả các nền tảng của ChatGPT, bao gồm iOS, Android và ứng dụng trên máy tính.

ChatGPT tim kiem truc tuyen anh 1

SearchGPT sẽ được tích hợp ngay vào giao diện hiện tại. Ảnh: OpenAI.

Trước khi tích hợp tính năng này, kiến thức của ChatGPT chỉ dừng lại ở dữ liệu từ năm 2021 hoặc 2023 tùy thuộc vào phiên bản.

Theo The Verge, nhờ vào công nghệ tìm kiếm kết hợp với Bing của Microsoft, người dùng ChatGPT có thể nhận được câu trả lời tức thời và liên kết trực tiếp đến các nguồn tin đáng tin cậy. Sau khi thử nghiệm với 10.000 người dùng vào tháng 7 với tên gọi SearchGPT, OpenAI đã quyết định triển khai rộng rãi.

Đại diện phát ngôn Niko Felix của OpenAI cho biết công ty vẫn sẽ tiếp tục cập nhật dữ liệu huấn luyện cho các mô hình AI nhằm đảm bảo người dùng luôn có thông tin mới nhất. Tuy vậy, những dữ liệu này không được huấn luyện đồng thời với mô hình của OpenAI.

Công ty AI hợp tác với những đối tác nội dung lớn như Associated Press, Reuters, Times, News Corp…giúp đảm bảo rằng ChatGPT sẽ cung cấp thông tin được kiểm duyệt và đáng tin cậy.

Fry khẳng định: “Chúng tôi hợp tác rất chặt chẽ với các đối tác này để sử dụng nội dung của họ một cách có trách nhiệm và mang lại giá trị cho cả người dùng và đối tác xuất bản”. Các nhà xuất bản có thể chọn không cho phép ChatGPT quét nội dung của họ. ChatGPT cũng sẽ không vượt qua các tường phí truy cập nội dung.

Nói về lý do người dùng chọn ChatGPT thay vì Google, Fry cho biết ChatGPT hiện không có quảng cáo. “Không có kế hoạch nào cho việc quảng cáo trong ChatGPT”, Fry khẳng định.

Tuy nhiên, theo The Verge, chi phí vận hành tìm kiếm thông qua AI cao hơn nhiều so với tìm kiếm truyền thống và vẫn chưa rõ OpenAI sẽ hỗ trợ người dùng miễn phí như thế nào. Felix cho biết người dùng miễn phí sẽ có “một số giới hạn về tần suất họ có thể sử dụng các mô hình tìm kiếm mới nhất”.

Chạy đua công cụ tìm kiếm AI giữa các ông lớn công nghệ

Màn ra mắt này diễn ra khi cuộc đua xây công cụ tìm kiếm bằng AI đang nóng lên, với sự tham gia của nhiều gã khổng lồ công nghệ.

Meta đang phát triển giải pháp tìm kiếm AI riêng, trong khi Google vừa mở rộng tính năng AI Overview đến hơn 100 quốc gia. Alphabet, công ty mẹ của Google, mới đây báo cáo doanh thu từ tìm kiếm quý III/2024 đạt 49,4 tỷ USD.

Mặc dù hợp tác với Microsoft qua khoản đầu tư gần 14 tỷ USD, OpenAI vẫn đang trực tiếp cạnh tranh với các công cụ AI và tìm kiếm của Microsoft như Bing và Copilot. Srinivas Narayanan, Phó Chủ tịch kỹ thuật của OpenAI, đã trả lời trong một buổi AMA trên Reddit rằng Bing là một trong số các dịch vụ nền tảng được sử dụng cho tìm kiếm ChatGPT, dù không phải là nguồn duy nhất.

Sam Altman, CEO của OpenAI, gọi tính năng tìm kiếm là “tính năng yêu thích nhất mà chúng tôi đã triển khai kể từ khi ra mắt ChatGPT”. Theo Altman, việc tìm kiếm qua ChatGPT sẽ giúp người dùng có được thông tin dễ dàng hơn, đặc biệt là những truy vấn yêu cầu nghiên cứu phức tạp. Ông kỳ vọng tương lai sẽ có những kết quả tìm kiếm có thể tự động hiển thị thành một trang web tùy chỉnh cho người dùng.

Song, một vấn đề lớn với các chatbot, không chỉ riêng ChatGPT, là khả năng tạo ra thông tin không chính xác, gọi là "ảo giác”. Để giải quyết vấn đề này, Fry tin rằng khả năng truy cập thông tin mới sẽ cải thiện tính chính xác tổng thể của ChatGPT.

“Một số ảo giác là do không tiếp cận được thông tin mới nhất. Vì vậy, giờ đây khi có quyền truy cập vào thông tin mới nhất, ChatGPT sẽ đưa ra quyết định tốt hơn, biết đâu là câu trả lời đúng, sát thực tế”, Fry nói. Ông thừa nhận rằng những lỗi sai nhỏ vẫn có thể xảy ra, nhưng OpenAI sẽ cố gắng minh bạch khi có lỗi.

Dùng ChatGPT thế nào để không tạo ra nội dung vô tri

Sự phát triển của AI mở ra nhiều tiềm năng nhưng cũng có không ít mối lo đối với ngành xuất bản, đặc biệt là nhóm tác giả viết sách.

Các tác giả sách cần phải chấp nhận sự vươn lên của AI, sử dụng chúng như một "siêu trợ lý" thay vì chối bỏ trào lưu. Chia sẻ với Tri thức - Znews, nhiều cây viết cho rằng người làm sách vẫn có thể đứng vững trong thời đại AI nếu biết cách tận dụng sức mạnh của trí tuệ nhân tạo.