Đừng tra Google để tìm hiểu triệu chứng bệnh nữa, nếu muốn hãy theo 2 mẹo này
作者:Nhận định 来源:Công nghệ 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-20 01:45:52 评论数:
Tự chẩn đoán bệnh của bản thân qua các thông tin trên mạng là một sai lầm chết người. Bạn có thể tra Google rằng "Tại sao tôi bị đau bên sườn" và một số kết quả đưa ra như do dây thần kinh bị chèn ép (có thể xảy ra) hoặc chảy máu trong (hiếm khi,ĐừngtraGoogleđểtìmhiểutriệuchứngbệnhnữanếumuốnhãytheomẹonàligue pháp trừ khi bạn bị đâm).
Bạn nên nắm một vài cách chăm sóc bản thân đối với các bệnh như cảm, đau nửa đầu hay các bệnh nhẹ khác, và các thông tin trên mạng chỉ có ích khi bạn nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình.
Tuy nhiên, vấn đề là các thông tin trên mạng có thể khiến bạn lầm tưởng là bệnh cảm lạnh thông thường do nhiễm khuẩn gây ra (trong khi nó là do virus và thuốc kháng sinh không có tác dụng gì), hay chứng đau nửa đầu là do bạn có một khối u não hoặc phình động mạch, và đau bụng quặn từng cơn là do viêm ruột thừa.
Thực tế là các kết quả tìm kiếm trên mạng gần như không bao giờ đúng. Chính vì vậy, trước khi bạn xoắn não trước hàng đống triệu chứng bệnh, hãy thử tìm hiểu tại sao thông tin trên Google có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng chẩn đoán như thế nào nhé.
Tại sao bạn nên tránh tra Google quá nhiều về các triệu chứng bệnh?
Việc tra Google quá nhiều sẽ dẫn đến hai vấn đề: một là bạn phóng đại triệu chứng của mình, dẫn đến dùng thuốc sai hay chữa trị sai phương pháp; và hai là bạn đánh giá quá thấp các triệu chứng và khiến tình trạng ngày càng tệ hơn.
Ngoài ra, việc này còn sinh ra một triệu chứng khác gọi là "tình trạng lo âu về sức khỏe", đây là tình trạng xảy ra khi bạn lo lắng quá mức rằng bạn đang bị bệnh. Nó còn có một tên khác là hypochondriasis (bệnh hoang tưởng).
Kể cả khi bạn không mắc bệnh hoang tưởng, việc tìm kiếm các triệu chứng và các căn bệnh trên mạng có thể gây ra sự lo lắng không cần thiết khiến cuộc sống của bạn luôn trong tình trạng lo âu. Các nhà khoa học đã đặt tên cho tình trạng này là "cyberchondria".
Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tự chẩn đoán từ thông tin trên mạng có thể giúp chúng ta không phải sắp xếp cuộc hẹn bác sĩ không cần thiết đối với những triệu chứng nhỏ hoặc không tồn tại. Tuy nhiên một số trường hợp lại dẫn đến việc lo lắng hay sợ hãi do những thông tin chúng ta tìm được.
Một phần lý do khiến việc tự chẩn đoán qua mạng trở nên xoắn não là vì có quá nhiều thông tin. Mặc dù có những thông tin về y khoa trên mạng rất chính xác và đáng tin cậy, nhưng phần lớn còn lại thì không. Nhưng bạn có thể phân biệt những thông tin tốt và xấu từ một số mẹo dưới đây.
Mẹo tìm kiếm những thông tin về y khoa chính xác
Nếu bạn tìm kiếm về triệu chứng bệnh của mình, hay chắc chắn rằng bạn đã loại bỏ những yếu tố mơ hồ theo hướng dẫn sau.
1. Nếu bạn đọc từ các trang báo mạng
- Tìm kiếm những bài viết có đường dẫn đến bài nghiên cứu gốccho những luận điểm của nó hoặc có trích dẫn từ các nghiên cứu lâm sàng. Ví dụ, một bài viết đưa ra vấn đề rằng "ăn nhiều đường có thể gây trầm cảm" thì nó phải có đường dẫn chỉ ra bài viết nghiên cứu về vấn đề này.
- Luôn cố gắng đọc toàn bộ báo cáo hoặc phần tóm tắt của các nghiên cứu lâm sàngđể kiểm tra phần kết luận của nghiên cứu đó có bổ trợ cho vấn đề trong bài viết hay không.
- Các bài viết có trích dẫn từ chuyên gia hoặc được viết bởi chuyên gia về chủ đề đó (hoặc cả hai)thường đáng tin cậy hơn. Ví dụ với bài viết có tựa là "5 điều sẽ xảy ra với cơ thể khi cắt giảm lượng carbs" sẽ đáng tin cậy hơn khi có trích dẫn hay được viết bởi chuyên gia về dinh dưỡng.
- Nếu bài viết không có thông tin từ chuyên gia hoặc viết bởi một người không chuyên, hãy kiểm tra liệu bài viết đã được chuyên gia y tế trong lĩnh vực phù hợp thẩm định hay chưa. Nhiều trang tin y khoa hiện này có một hội đồng đánh giá bài viết theo các lĩnh vực để đảm bảo tính chính xác của chúng.
- Tìm kiếm chính sách xuất bản của nhà xuất bản trên lĩnh vực y khoa. Nhiều trang tin y khoa công khai thông tin này trên trang của họ và đó là một dấu hiệu tốt. Nó có nghĩa là các trang này có quy trình biên tập nghiêm ngặt đối với các nội dung y khoa và vấn đề về trích dẫn, nguồn tin.
2. Nếu bạn đọc từ trang tin gốc
Đầu tiên, phải nói đến định nghĩa trang tin gốc: trang tin gốc là trang đăng tin đầu tiên về một chủ đề hay sự kiện. Với các trang sức khỏe và khoa học, các trang tin gốc là những trang cung cấp toàn bộ tài liệu liên quan đến nghiên cứu ban đầu. Nói cách khác, những bài viết về các nghiên cứu sẽ được xuất bản trên các tạp chí khoa học như The Journal of Neurosciencehay The Journal of Food Science and Technology. Nơi tốt nhất để tìm các bài viết này là PubMed, thông tin tại đây lấy từ Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ.
Khi đọc các bài viết từ các tạp chí khoa học, hãy nhớ rằng:
- Tìm kiếm quan hệ cuả tác giả và vấn đề xung đột lợi ích. Bất cứ khi nào các nhà nghiên cứu tham gia dự án hay viết báo cáo, họ đều phải kê khai các quan hệ của họ và những khả năng xung đột lợi ích tiềm tàng để đảm bảo không có sự thiên vị nào. Ví dụ, một bài viết về liệu pháp crytherapy được biên soạn bởi một cá nhân có quan hệ với đơn vị kinh doanh liệu pháp này sẽ dẫn đến xung đột lợi ích và trở nên không đáng tin cậy.
- Tìm kiếm thông tin về quản lý điều hành và tài trợ. Cũng giống như ở trên, những thông tin này sẽ lộ ra tính thiên vị của bài viết. Nhiều công ty trong ngành công nghiệp y khoa điều hành và tài trợ cho các dự án cải thiện hiệu quả của sản phẩm từ các công ty này. Điều này không có nghĩa là thông số sẽ bị làm sai lệch, mà chỉ là các nghiên cứu do công ty quản lý không được tiến hành độc lập, do đó những nghiên cứu do bên thứ ba tiến hành sẽ đáng tin cậy hơn.
- Kiểm tra xem liệu nghiên cứu này có được trích dẫn lạitrong những nghiên cứu khác không. Hiện nay đã có vô số những nghiên cứu được tiến hành, các nhà khoa học thường sử dụng những nghiên cứu cũ để hỗ trợ cho những dự án mới. Việc không được trích dẫn không phải xấu hoàn toàn, những việc được trích dẫn nhiều lần sẽ có độ tin cậy cao hơn.
- Kiểm tra ngày đăng. Khoa học, đặc biệt là trong ngành dinh dưỡng và y khoa đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Hãy tìm những nghiên cứu dưới 10 năm tuổi, những tốt nhất là không quá 05 năm.
Khi tự chấn đoán không thành công, hãy gặp bác sĩ
Dù sau khi đọc hết tất cả các nghiên cứu mà bạn vẫn thấy mông lung, hãy đi gặp bác sĩ. Không phải ai cũng có thể trở thành bác sĩ, mạng internet thì càng không, vì vậy bạn hãy thoải mái tinh thần mà đi gặp một chuyên gia về sức khỏe thật sự. Nếu không có nhiều thời gian để đến phòng khám hay bệnh viện, bạn cũng có thể thử một số dịch vụ tư vấn y khoa trực tuyến.
Minh Bảo (Theo Cnet)