Công ty Trường Phát Lộc và công ty Bất động sản Phát Đạt vừa hợp tác mua lại dự án 132 Bến Vân Đồn,ươngvụtriệuUSDcủaôngchủPhátĐạlich premier league Quận 4 từ công ty Nguyễn Kim. Giá trị thương vụ khoảng hơn 900 tỷ đồng.
Khu đất 132 Bến Vân Đồn được công ty Nguyễn Kim dùng làm kho hàng hóa vừa được chuyển nhượng cho công ty Trường Phát Lộc |
Thông tin về việc Công ty Cổ phần bất động sản Phát Đạt thâu tóm khu đất vàng trên đường Bến Vân Đồn được giới kinh doanh bàn tán từ đầu năm 2015. Sau nhiều lần từ chối tiết lộ, trong đại hội cổ đông vừa qua lần đầu tiên thông tin này đã được ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch hội đồng Quản trị Phát Đạt chia sẻ. Tuy nhiên, Công ty Bất động sản Phát Đạt không phải là đơn vị chính mua lại dự án này mà là một công ty khác liên quan đến ông Nguyễn Văn Đạt, Công ty Trường Phát Lộc.
Trường Phát Lộc là công ty riêng chuyên hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển, khai thác cát và là công ty riêng của gia đình ông Đạt. Tại Trường Phát Lộc, ông Đạt là cố vấn Hội đồng Quản trị; còn vợ ông, bà Nguyễn Thị Diệu Hiền, giữ vị trí Chủ tịch. Tỉ lệ góp vốn giữa Phát Đạt và Trường Phát Lộc không được chia sẻ cụ thể nhưng theo thông tin tại buổi Đại hội, Phát Đạt sẽ góp 125 tỉ đồng cho dự án này.
Dự án Trung tâm thương mại – Văn phòng và Căn hộ tại số 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, Tp.HCM với tổng diện tích sử dụng 7.619 m2 có tên là Ceasar Plaza. Dự án này được sở hữu bởi CTCP Đầu tư phát triển Vĩnh Hội. Công ty này được thành lập từ năm 2007 với mục đích để triển khai dự án. Tuy nhiên, tình hình bất động sản có chiều hướng đi xuống khiến Vĩnh Hội vẫn chưa được triển khai được dự án.
Cuối năm 2013, UBND Quận 4 đã có công văn yêu cầu chủ đầu tư cam kết khởi công xây dựng vào năm 2015 và hoàn thiện công trình vào năm 2017. UBND sẽ thu hồi, hủy bỏ dự án nếu không thực hiện như tiến độ đã cam kết. Tính tới cuối tháng 6/2014, doanh nghiệp dự án này được góp vốn bởi 5 cổ đông lớn, trong đó cổ đông lớn nhất là CTCP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim nắm giữ trên 44% vốn, CTCP Xuất nhập khẩu An Giang (mã AGM - HoSE) là cổ đông lớn thứ 2 nắm 25% vốn, Công ty Đầu tư Kim Long, Vinafood 2.
Tuy nhiên, ông Đạt cho biết đơn vị bán dự án này cho ông Đạt là Công ty Đầu tư thương mại Nguyễn Kim. Có vẻ như trước khi bán cho Trường Phát Lộc, công ty Nguyễn Kim đã mua gom lại cổ phần của phần lớn của các nhà đầu tư khác. Vào tháng 11/2015, Công ty TNHH MTV Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đã bán đấu giá thành công toàn bộ phần vốn góp của mình với giá 30.000 đồng/cổ phần. Toàn bộ 1,5 triệu cổ phần đã được chuyển nhượng cho 1 NĐT tổ chức và 2 NĐT cá nhân.
Tiếp đó, cũng vào cuối tháng 11.2015, công ty Xuất nhập khẩu An Giang cũng quyết định giao ban điều hành thực hiện thủ tục chuyển nhượng toàn bộ 4,5 triệu cổ phần tại CTCP Đầu tư phát triển Vĩnh Hội với giá 210 tỷ đồng. Giá trị sổ sách của khoản đầu tư là 150 tỷ đồng. Giao dịch này có thể mang về khoản lãi chênh lệch 60 tỷ đồng cho Xuất nhập khẩu An Giang. Hiện công ty Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim đang nắm 50% vốn ở Xuất nhập khẩu An Giang.
Với 210 tỷ đồng cho 25% cổ phần, nếu mức giá bán của các cổ đông khác không thay đổi thì để sở hữu 100% vốn ở dự án 132 Bến Vân Đồn, công ty Trường Phát Lộc sẽ phải chi ra ít nhất 850 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo chia sẻ riêng với Người Đồng Hành, ông Đạt cho biết gía trị của thương vụ này là hơn 900 tỷ đồng.
Theo thông tin trên Báo cáo Thường niên của Phát Đạt, dự án này có qui mô 728 căn hộ và khoảng 12.700 m2 diện tích sàn xây dựng khu Thương mại – dịch vụ, văn phòng; tổng vốn đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 2.015 tỷ đồng (20% vốn tự có, 35% vốn vay và 45% huy động khách hàng). Đến nay dự án đang hoàn thành các thủ tục pháp lý, dự kiến đưa vào kinh doanh trong quý 2 năm 2016 và bàn giao đưa vào sử dụng vào đầu năm 2018. Tổng doanh thu và lợi nhuận dự án dự kiến 3,306 tỷ và 644 tỷ đồng.
Việc nhảy vào thâu tóm dự án 132 Bến Vân Đồn của ông Đạt cho thấy sức nóng của bất động sản trên “cung đường vàng” này của quận 4. Ngoài dự 132 này hiện, trên đường Bến Vân Đồn đang có khoảng 4 dự án khác đang triển khai và đều tập trung vào phân khúc bất động sản cao cấp là Gold View, The Tresor, RiverGate Residence, Grand Riverside.
Ngoài dự án 132 Bến vân Đồn, năm 2015 vừa qua Phát Đạt cũng mua lại một dự án khác là Dự án 239 Cách Mạng Tháng Tám – Quận 3. Hiện dự án này đã thực hiện nhận chuyển nhượng trên 80% số lượng căn hộ và dự kiến đến tháng 06/2016 sẽ nhận chuyển nhượng toàn bộ 100% diện tích căn hộ. Trong năm 2016 sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để năm 2017 triển khai thi công và đưa sản phẩm ra thị trường.
Bên cạnh việc thâu tóm dự án, theo ông Nguyễn Văn Đạt, trong năm 2016, Phát Đạt cũng thực hiện các dự án BT – đổi hạ tầng lấy quyền sử dụng và khai thác kinh doanh các quỹ đất có giá trị cao tại trung tâm TP.HCM. Chẳng hạn như Công ty hợp tác với Tổng Công ty Cổ phần Đền bù Giải tỏa để tiếp tục thực hiện Dự án BT Đầu tư xây dựng mới Trung Tâm TDTT Phan Đình Phùng và mới đây UBND TP.HCM cũng đã cho phép Công ty nghiên cứu để đầu tư xây dựng Cầu Thủ Thiêm 4 nối đường Nguyễn Văn Linh và Khu đô thị mới Thủ Thiêm với trị giá hơn 5,000 tỷ đồng.
Cũng theo tiết lộ của ông Đạt, sau khi được các cấp chính quyền phê duyệt dự án, Phát Đạt sẽ được nhận 7 lô đất hơn 3.000 tỷ đồng ở khu đô thị mới Thủ Thiêm và một số khu đất "vàng" khác tại khu vực trung tâm TP.HCM với giá trị hơn 1.000 tỷ đồng để tiếp tục triển khai các dự án bất động sản. Hiện công ty đang phối hợp với nhiều đối tác trong và ngoài nước để hoàn thiện phương án đầu tư, thiết kế cơ sở. Dự kiến trong quý 3/2016 sẽ trình UBND xem xét phê duyệt và chấp thuận chủ trương đầu tư.
Theo Ndh
- “Từng có nhiều thương vụ biệt thự vài trăm tỷ ở Hà Nội"
- Các đại dự án đầy tham vọng của các ông chủ lớn (Bài 1)
- M&A bất động sản và ‘nước cờ’ của những đại gia