当前位置:首页 > Nhận định > Soi kèo phạt góc Đông Timor vs Philippines, 16h30 ngày 11/12 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Havadar SC vs Zob Ahan Esfahan, 19h30 ngày 27/1: Chủ nhà chìm sâu
Hướng dẫn các bạn nhỏ viết thư cho Ông già Noel bằng tiếng Anh là ý tưởng hay khi việc này vừa tạo không khí đón Giáng sinh vui tươi, năng động cho trẻ, lại vừa nâng cao đáng kể khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh của trẻ.
Hãy bắt đầu lá thư bằng lời chào hỏi thật lễ phép như: "Dear Santa Claus,"
Sau đó mở đầu lá thư bằng câu giới thiệu tên, tuổi, địa chỉ (điền lần lượt vào chỗ trống): "My name is … I am … years old. I am living in Vietnam".
Hãy hỏi thăm Ông già Noel có khỏe không, và hỏi thăm cả các "cộng sự" của Ông. Một số gợi ý: "How have you been?" hoặc "How have the reindeer (tuần lộc) and elves (các chú lùn) been?".
Kể cho Ông già Noel rằng mình luôn là bé ngoan trong suốt năm qua. Gợi ý: "This year I have been a good child. I am always nice to my sister, brother and friends. I always do my homework and help my parents by cleaning my room and put all of my toys back to their place".
Nói cho Ông già Noel biết món quà các bé mong ước trong Noel này nhé, có thể viết là "I wish to have a new doll this Christmas" hoặc "All I want for this Christmas is a new schoolbag".
Hãy cảm ơn Ông già Noel và kết thúc lá thư với chữ ký của mình nhé. Ví dụ "Thank you, Santa, for bringing so much joy to kids like me" hoặc "Thanks, Santa, for bringing me gifts every year". Vì Ông Noel luôn yêu mến những trẻ nhỏ lễ phép và lịch sự nên các bé đừng quên kết thúc thư bằng chữ "Sincerely" (chân thành), "Love" (thân mến), hoặc "Best wishes" (Chúc mọi điều tốt lành).
Bài mẫu 1
Dear Santa Claus,
My name is Sally and I am 5 and 1/2 years old. I have been a very good girl this year. I help Mommy wash the dishes every night, and I listen to Daddy when he tells me to clean my room. I am also nice to my little brother, even though he can be really annoying sometimes.
Thank you for all the presents last year. They were all really nice, and I played with all of them a lot. This year I would like a jump rope, a kitten, and a new bike. I really really want the bike.
Please give my love to Mrs. Claus, the elves, and all the reindeer, especially Rudolph. I will leave some carrots for the reindeer next to your milk and cookies.
" alt="Hướng dẫn cách viết thư cho Ông già Noel bằng tiếng Anh"/>Khách hàng trải nghiệm tại Sony Center Vincom Liễu Giai, Hà Nội
Ngày 24/12, Sony Việt Nam đã khai trương cùng lúc 2 Sony Center Vincom Liễu Giai (tầng B1 Vincom Liễu Giai, Hà Nội) và Sony Center 114 Trần Phú, Hải Phòng.
Sony Center Vincom Liễu Giai và Sony Center Hải Phòng là nơi khách hàng có thể trải nghiệm đầy đủ các dòng sản phẩm mới nhất và cao cấp nhất của Sony tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể tìm thấy đủ các loại phụ kiện sản phẩm của Sony phù hợp nhu cầu và sở thích, được cung cấp dịch vụ chăm sóc hậu mãi chu đáo nhất.
" alt="Sony mở cùng lúc hai trung tâm tại Hà Nội và Hải Phòng"/>Porsche Cayenne thế hệ mới – thế hệ thứ 3 vừa chính thức ra mắt thế giới tối 29/08 tại Stuttgart, Đức. Cayenne mới được Porsche phát triển lại hoàn toàn mới từ trong ra ngoài, vẫn trên tiêu chí kết hợp hoàn hảo giữa tố chất vận hành thể thao hiệu suất cao với sự sang trọng tiện nghi hàng ngày.
Phiên bản Cayenne sử dụng động cơ 6 xi-lanh dung tích 3.0L cùng tăng áp đạt công suất 340 mã lực, mô-men xoắn cực đại 450Nm, giúp xe tăng tốc 0-100km/h mất 6,2 giây và tốc độ tối đa 245km/h.
Phiên bản Cayenne S sở hữu động cơ V6 2.9L Twin Turbo do Porsche phát triển mới, đạt công suất 440 mã lực và mô-men xoắn 550Nm – tăng thêm 20 mã lực so với mẫu tiền nhiệm. Chiếc Cayenne S có khả năng tăng tốc 0-100km/h chỉ 5,2 giây và xuống 4,9 giây với gói trang bị Sport Chrono. Vận tốc tối đa đạt 265km/h.
Cayenne Turbo 2018 thế hệ mới chính là chiếc SUV mạnh nhất trước nay mà Porsche từng chế tạo, với động cơ tăng áp kép V8 4.0L Twin-turbo, sản sinh công suất 550 mã lực và mô-men xoắn cực đại 770Nm. Cayenne Turbo 2018 chỉ mất 4,1 giây để tăng tốc từ 0-100km/h và đạt tốc độ tối đa giới hạn điện tử ở 286km/h.
Nhận định, soi kèo Hoffenheim vs Eintracht Frankfurt, 21h30 ngày 26/1: Tin vào chủ nhà
Trong khi lãnh đạo của hai siêu cường thế giới tận hưởng bữa tối với bít-tết và rượu vang ở Buenos Aires, Argentina ngày 1/12, thì tại Canada, một công dân Trung Quốc xuất thân trâm anh thế phiệt đã mắc kẹt vào cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính (CFO) của tập đoàn viễn thông Trung Quốc Huawei, đã bị bắt khi đặt chân xuống sân bay YVR tại Vancouver lúc 11h sáng để đón chuyến bay chuyển tiếp tới Mexico.
Bà Mạnh, 46 tuổi, bị phía Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ với cáo buộc vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ đối với Iran. Ngoài chức vụ CFO, bà Mạnh còn chính là ái nữ của chủ tịch kiêm nhà sáng lập tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi.
Hơn một tuần sau, ngày 11/12, tòa án Canada chấp thuận cho phép bà Mạnh Vãn Châu được bảo lãnh với 7,5 triệu USD. Trong thời gian tại ngọai, bà chịu sự giám sát của hai nhân viên bảo vệ, một tài xế cùng thiết bị định vị GPS 24/24.
Trung Quốc cũng không đợi lâu để bắt đầu động thái trả đũa. Ngày 10/12, cựu nhân viên ngoại giao Canada Michael Kovrig bị phía Trung Quốc bắt giữ. Chỉ 2 ngày sau, nước này tiếp tục tạm giữ Michael Spavor, một công dân khác của Canada. Cả hai vụ bắt giữ đều không được Bắc Kinh giải thích lý do chi tiết.
“Ở Trung Quốc, chẳng có sự trùng hợp ngẫu nhiên nào cả. Trong trường hợp này rõ ràng là chính phủ Trung Quốc muốn gia tăng áp lực hết cỡ với chính phủ Canada”, Guy Saint-Jacques, cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc, trả lời phỏng vấn đài CBCmột ngày sau khi ông Kovrig bị bắt.
Theo một nguồn thạo tin về quan hệ Canada – Trung Quốc, hai vụ bắt giữ được Bộ An ninh Trung Quốc thực hiện. Canada nên dự liệu rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục tung ra những lời đe dọa trả đũa tiếp theo. “Cá nhân tôi tin rằng nếu Canada dẫn độ bà Mạnh về Mỹ, sự trả đũa của Trung Quốc có thể còn tệ hơn việc bắt giữ công dân Canada”, Tổng biên tập tờ Global TimesHồ Tích Tiến nhận định.
Dẫu vậy, dù liên tục lên tiếng đòi trả tự do cho bà Mạnh và tuyên bố sẽ không để công dân bị bắt nạt, Trung Quốc dường như chỉ nhắm vào Canada và hạn chế chỉ trích Washington, tránh leo thang thêm căng thẳng và sụp đổ thỏa thuận đình chiến cuộc chiến thương mại trong 90 ngày, vốn đã đạt được ở Argentina trước đó.
Vài ngày trước cuộc gặp ở Buenos Aires, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói với Wall Street Journal: “Trung Quốc phải mở cửa với Mỹ. Nếu không, tôi không thấy được khả năng đạt được bất kỳ thỏa thuận nào”.
Đây không phải lần đầu tiên diễn ra đối đầu giữa Mỹ, với mức thâm hụt thương mại khổng lồ, và một quốc gia châu Á có khả năng đe dọa thế dẫn đầu của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu. Washington luôn phẫn nộ về việc các “siêu cường” mới nổi tiếp cận được công nghệ của Mỹ theo phương thức “đánh cắp”. Theo quan chức Mỹ, bàn tay của chính phủ các nước này đang chống lưng, đưa các doanh nghiệp lên vị trí ưu thế trên toàn cầu. Mỹ giờ đang đối mặt với thách thức tương tự như cách đây 3 thập niên – thách thức đến từ nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Giữa những năm 1980, Nhật Bản vươn lên trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới và là đối thủ hàng đầu mà cựu tổng thống Ronald Reagan cần giải quyết. Năm 1984, mức thâm hụt thương mại của Mỹ lần đầu tiên tăng cao tới hơn 100 tỷ USD. Phe Dân chủ hối thúc đáp trả các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ bằng biện pháp thuế quan và Nhật Bản là mục tiêu hàng đầu.
Trước việc Mỹ liên tiếp gây sức ép bằng cách đưa ra các hạn chót và đe dọa áp thuế, Tokyo đi đến quyết định lịch sử trong động thái nhượng bộ lớn, bao gồm việc ký kết Thỏa ước Plaza 1985, đồng ý để đồng yen tăng giá so với USD. Nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc xuất khẩu đối mặt với thiệt hại nặng nề, buộc nước này cắt giảm lãi suất thị trường, tạo ra bong bóng tài sản mà khi vỡ, đẩy Nhật Bản từ vị trí thống trị thị trường toàn cầu mạnh mẽ vào vòng xoáy khó khăn.
Ngày 22/9/1985, tại khách sạn Plaza, thành phố New York, Mỹ, Nhật Bản cùng 3 nước châu Âu tuyên bố văn kiện được gọi là Thỏa ước Plaza, kêu gọi giảm giá đồng USD. Mục tiêu là để hàng xuất khẩu Mỹ trở nên hấp dẫn hơn và giảm thâm hụt thương mại. Trước khi thỏa ước được ký kết, 1 USD đổi được 240 yen nhưng chỉ trong vòng một năm, 1 USD chỉ còn 154 yen.
Ronald Reagan, tổng thống đương nhiệm lúc đó, muốn tiến xa hơn nữa. Một ngày sau cuộc gặp ở Plaza, ông phát biểu trước một doanh nghiệp rằng: “Việc các chính phủ cho phép làm giả, làm nhái sản phẩm của Mỹ đang cướp đi tương lai của chúng ta, và không còn gì gọi là thương mại tự do”.
Những năm tiếp theo là hàng loạt lời cảnh báo từ các chuyên gia và quan chức phụ trách thương mại Mỹ. Họ lo ngại Nhật Bản đang lên kế hoạch làm “bá chủ thế giới”. Năm 1989, giới chức Mỹ cảnh báo Tron, một loại công nghệ mới của Nhật Bản, sẽ làm tổn hại sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực máy tính. Một số công ty Mỹ đôi khi nói họ bị lừa khi nhận ra rằng các đối thủ Nhật Bản chiếm được thị phần lớn hơn trên thị trường toàn cầu.
Ví dụ, tập đoàn International Business Machines tố Fujitsu sao chép phần mềm vận hành hệ thống, hay Honeywell cáo buộc Minolta đánh cắp công nghệ chế tạo một loại máy ảnh bán chạy vào năm 1985. Các vụ tranh chấp đều được giải quyết ổn thỏa sau đó. Dẫu vậy, Washington cấm các nhà khoa học nước ngoài tham dự một hội nghị về chất siêu dẫn vào năm 1986.
Tuy vậy, thỏa ước Plaza cùng chính sách giảm lãi suất đã dần đẩy kinh tế Nhật vào hai thập niên trì trệ. Ngân hàng phá sản dưới sức nặng của nợ xấu và giá cả xuống dốc. Đến giai đoạn chuyển tiếp thế kỷ, xứ sở mặt trời mọc không còn đáng lo hay đáng để Mỹ bàn tới.
Ba thập niên trôi qua đã xóa nhòa phần nào ký ức về thử thách mà xứ sở Mặt Trời mọc tạo ra đối với Mỹ vào những năm 1980. Nhưng tại Trung Quốc, các quan chức nước này vẫn nhìn về quá khứ để tránh đi vào vết xe đổ. Yu Yongding, nhà kinh tế học hàng đầu Trung Quốc, nói với Wall Street Journal:“Chúng tôi đang rất chú ý đến kinh nghiệm của Nhật Bản”.
Lúc đầu, Bắc Kinh chỉ nhắm vào bài học đơn giản nhất từ thỏa thuận Plaza: Cần phải kiểm soát chính sách tiền tệ của nước này. Năm 2015, Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ ở mức gần 5% đã khiến thị trường tài chính chao đảo và Washington lên tiếng cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ. Đến khi Tổng thống Trump nhậm chức năm 2017, cơn mưa chỉ trích đã nhằm vào toàn bộ chính sách kinh tế của siêu cường châu Á.
Vụ việc bà Mạnh Vãn Châu bị bắt mới đây cho thấy Washington đã rút ra bài học xương máu từ quá khứ: không thể coi thường mối đe dọa trong lĩnh vực công nghệ. Cuối những năm 1980, sau khi Nhật Bản nhượng bộ để ký kết thỏa thuận Plaza, nước Mỹ vẫn đứng trước nguy cơ bị đánh bại tại thị trường xứ sở Mặt Trời mọc bởi dự án TRON.
Với mục tiêu tạo ra tiêu chuẩn hệ điều hành và mạng lưới máy tính của riêng Nhật Bản, dự án TRON được giáo sư Ken Sakamura, thuộc Đại học Tokyo, khởi xướng vào năm 1984. Tại thời điểm đó, giới quan sát Mỹ lo ngại rằng dự án có thể ngăn chặn công ty công nghệ Mỹ tiếp cận thị trường Nhật Bản và đe dọa sự phát triển đa dạng của các hệ điều hành khác.
Thực tế là đến đầu những năm 1990, TRON trở nên rất phổ biến tại đất nước Mặt Trời mọc. Trả lời phỏng vấn báo chí năm 1992, giáo sư Sakamura, “cha đẻ” của TRON, cho biết công nghệ này đã được sử dụng trong 90% thiết bị phục vụ cho các nhà máy tự động hóa và ngành công nghiệp viễn thông Nhật Bản.
Tuy nhiên không lâu sau đó, các loại phần mềm và chip máy tính dựa trên TRON đã không thể tương thích với bộ xử lý tiêu chuẩn quốc tế của Microsoft, Windows và Intel. Giới quan chức Nhật Bản đành bất lực tụt lại phía sau và chứng kiến những người khổng lồ công nghệ như Google hay Amazon lần lượt xuất hiện phía bên kia Đại Tây Dương.
Wall Street Journal nhận định ngày nay trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, một dự án tham vọng khác mang dáng dấp của TRON lại xuất hiện: Sáng kiến “Made in China 2025”. Được Chủ tịch Tập đưa ra vào năm 2015, dự án này đặt mục tiêu đến năm 2025, Trung Quốc từ “công xưởng của thế giới” sẽ trở thành siêu cường kinh tế dẫn đầu trong 10 ngành công nghiệp thế kỷ 21. Đây còn là giải pháp nhằm giảm sự phụ thuộc của đất nước hơn 1 tỷ dân vào hàng hóa nhập khẩu của phương Tây.
Giống như TRON, Mỹ cảm thấy vị thế của mình bị thách thức bởi “Made in China 2025”. Các công ty Mỹ từ lâu đã cho rằng Bắc Kinh sử dụng nhiều phương thức khác nhau để buộc họ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ đổi lấy quyền tiếp cận thị trường khổng lồ của nước này. Ngày 14/8, Tổng thống Trump ký bản ghi nhớ chỉ đạo Đại diện Thương mại Robert Lighthizer, người có quan điểm “diều hâu” đối với Bắc Kinh, thực hiện điều tra chính sách sở hữu tài sản trí tuệ của Trung Quốc. “Tôi có nhiệm vụ và trách nhiệm bảo vệ ngành công nghiệp và công nghệ của Mỹ trước những hành đông bất công và lạm dụng”, ông Trump nói, theo Straits Times.
Việc Mỹ nhắm vào ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là các mặt hàng công nghệ của Trung Quốc, được biểu hiện ngày càng rõ nét qua động thái cảnh báo các nước đồng minh tránh xa thiết bị viễn thông của các công ty Trung Quốc, bao gồm tập đoàn Huawei. Washington lo ngại đây là “những cánh tay nối dài” của Bắc Kinh có nguy cơ đe dọa an ninh mạng và phục vụ mục đích gián điệp. Trước vị thế và tham vọng của Huawei trên toàn cầu, vụ bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu được cho là đòn tấn công trực diện của Mỹ vào kế hoạch “Made in China 2025”.
Không muốn chịu thất bại cay đắng như Nhật Bản, Trung Quốc đang nhượng bộ nhiều hơn để tránh làm leo thang căng thẳng trong thời gian 90 ngày đình chiến. Theo Bloomberg, Bắc Kinh đang cân nhắc trì hoãn hoàn thiện kế hoạch “Made in China 2025” khoảng một thập kỷ, cho tới năm 2035, đồng thời mở cửa cho các công ty nước ngoài tiếp cận mạnh mẽ hơn vào thị trường Trung Quốc.
Người khổng lồ Huawei cũng đang “xuống nước” trước sức ép ngày một tăng. Trả lời tờ Financial Times, ông Vincent Peng, giám đốc đại diện Huawei tại khu vực Tây Âu, nói: “Chúng tôi cam kết sẽ làm bất kỳ điều gì cần thiết để thay đổi. Tái cấu trúc tổ chức, xây dựng lại các quy trình và sản phẩm, kỹ năng cá nhân, chuyên môn kỹ thuật, bất cứ điều gì”.
“Các công ty công nghệ Trung Quốc đã nhận ra rằng nếu không có quyền tiếp cận thị trường Mỹ, họ có thể phá sản trong vài ngày” - John Hemmings, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á tại Hiệp hội Henry Jackson, nhận định.
Dù muốn hay không, có vẻ như Bắc Kinh đang phải đối mặt với thỏa thuận Plaza phiên bản thế kỷ 21 sau 90 ngày đình chiến mà trong đó, bà Mạnh Vãn Châu có thể sẽ được coi như “con bài mặc cả”. Một khi tốc độ phát triển kinh tế Trung Quốc chững lại, Washington hoàn toàn có lý do chính đáng để thở phào nhẹ nhõm, bởi kéo theo đó sẽ là những động thái kiềm chế hơn của Bắc Kinh trong lĩnh vực quân sự và mở cửa thị trường, tự do hóa chính trị trước sức ép từ tầng lớp trung lưu trong nước.
Nhìn về quá khứ, siêu cường châu Á cần nhận thức rõ nét rằng nền kinh tế Trung Quốc ngày nay không được như Nhật Bản những năm 1980. Theo Wall Street Journal, mức thu nhập trung bình của người Trung Quốc hiện còn thấp hơn so với Nhật Bản thời điểm đó. Chưa kể đến việc Bắc Kinh chưa có khả năng kiểm soát và ứng phó hiệu quả trước những rủi ro tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực đầu tư tiền gửi trị giá hàng tỷ USD.
Giá bất động sản tại các thành phố lớn nhất của Trung Quốc đã vượt xa khả năng chi trả trung bình của người dân, trong khi đó dân số lại đang già đi với tỷ lệ sinh thấp. Đây chính là những vấn đề nền tảng dẫn tới sự trì trệ trong thời gian dài của Nhật Bản.
Về phía Mỹ, việc bước ra khỏi cuộc chiến thương mại trước Nhật với tư cách là người chiến thắng khiến nhiều người, đặc biệt là phe “diều hâu”, thúc giục Tổng thống Trump cứng rắn với Bắc Kinh với mong đợi một kết quả tương tự.
Tuy nhiên, trước khi lên chương trình nghị sự cho thỏa thuận sau 90 ngày đình chiến, Washington nên cảnh giác rằng đây chỉ là bước lùi của Trung Quốc để đạt được mục tiêu cuối cùng trong cuộc chiến tranh giành vị thế số một. Bởi theo Bussiness Insidernhận định, thuế quan thực chất chỉ là “những củ khoai tây nhỏ” đối với Bắc Kinh. “Trung Quốc vẫn có tham vọng địa chính trị lớn mà trong đó, các công ty công nghiệp và công nghệ là một phần quan trọng", ông Hemmings nhận định.
Nếu trở thành nguyên nhân trực tiếp cho sự sụp đổ của Bắc Kinh, Washington có thể sẽ biến cường quốc châu Á có một số lợi ích tương đồng thành kẻ thù không đội trời chung. Ông Trump dường như cũng ít nhiều nhận thức được điều này. Tại buổi họp báo ngày 7/11, tổng thống Mỹ trả lời phóng viên: “Trung Quốc đang suy yếu rất nhiều. Đáng ra họ sẽ thay thế vị trí cường quốc kinh tế của Mỹ, giờ đây họ thậm chí chẳng đuổi kịp chúng tôi. Tôi không muốn họ suy yếu. Hãy xem chúng tôi có thể làm được những gì”.
Bà Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou) là con gái của nhà sáng lập Huawei, công ty công nghệ Trung Quốc đặt trụ sở tại Thâm Quyến, Quảng Đông và bà hiện là phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei. Mạnh Vãn Châu là người được dự đoán sẽ “kế vị” vị trí của cha mình trong tương lai.
Huawei, tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Hoa Vi, là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Năm 2018, Huawei trở thành 1 trong 72 tập đoàn Fortune Global 500 trên tạp chí Fortune. Từ năm 2018, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.
Bóng ma chiến tranh thương mại nhìn từ vụ ‘công chúa Huawei’
Trong đoạn video mới được đăng tải lên các kênh truyền thông mạng xã hội cách đây ít phút, Riot đã cho thấy một vị tướng Pháp Sư dồn sát thương mới, gây chú ý bằng sự nhí nhảnh cùng bộ kỹ năng mà cô bé sở hữu.
Nổi bật phải kể tới bong bóngcủa Zoe, thứ mà nhiều người chơi LMHTcó thể đã biết khi tham gia các trận đấu trên máy chủ thử nghiệm PBE trong suốt những tuần vừa qua.
Một kỹ năng có tầm cực xa và trải xuống mặt đất sẽ khiến cho kẻ địch rơi vào trạng thái “Drowsy” thoáng chốc trước khi “Asleep” trong vài giây. Có thể hiểu “Drowsy” vẫn sẽ tạo ra cơ hội cho đối phương làm điều gì đó để né tránh nguy hiểm trước khi rơi vào trạng thái “Asleep” – một dạng làm choáng khiến tướng địch không thể di chuyển và sử dụng kỹ năng/Phép Bổ Trợ.
Zoe cũng có thể chơi yo-yo khi kích hoạt một kỹ năng định hướng khác khiến nó nhảy bật qua lại giữa các tướng địch.
Zoe cũng có thể thoắt ẩn qua những lổ hổng không gian, giúp cô bé né tránh được các kỹ năng định hướng đang bay tới hoặc thu hẹp khoảng cách khi đang truy đuổi mục tiêu.
Đáng nói nhất phải kể tới khả năng kích hoạt nhiều lần Phép Bổ Trợ – như ngay đầu đoạn video giới thiệu, Zoe đã Tốc Biến hai lần khi đang đuổi bắt với Viktor. Có vẻ như Zoe sẽ thả những quả bong bóng ma thuật xung quanh bản đồ và nhặt lấy chúng để rút ngắn thời gian hồi lại Phép Bổ Trợ.
Riot vẫn đang chỉ “nhá hàng” Zoe và những bong bóng lạ xuất hiện ở Bệ Đá Cổ trên máy chủ PBE dạo gần đây là để dọn đường cho sự xuất hiện của vị tướng mới toanh này.
Những gì chúng ta được chứng kiến đủ để kỳ vọng vào một Zoe “vui tươi và nhiều màu sắc”, như những gì Riot đã hứa hẹn từ hồi tháng 10 vừa qua.
Gnar_G
" alt="LMHT: Tướng mới Zoe có thể kích hoạt nhiều lần Phép Bổ Trợ cùng lúc"/>LMHT: Tướng mới Zoe có thể kích hoạt nhiều lần Phép Bổ Trợ cùng lúc
Tôi là một người hết sức bừa bộn. Điều này một phần thể hiện ở số lượng tab trình duyệt khổng lồ mà tôi mở cùng một lúc, đến mức người thân và đồng nghiệp của tôi phải nói rằng "Trông trình duyệt của ông thấy gớm quá đi". Mặc dù tôi cảm thấy chẳng có vấn đề gì khi mở khoảng 100 tab cùng một lúc, thì có vẻ như chiếc máy tính của tôi lại không nghĩ như vậy:
Sau khi chia sẻ bức hình này lên Twitter, một người bạn của tôi đã tweet lại rằng: "Mày hành hạ cái máy tính hơi ghê đấy".
Nhưng giờ bảo tôi thay đổi thói quen sử dụng máy tính thì khó quá. Vậy nên tốt nhất là tôi nên tìm cách cải thiện chiếc máy tính của mình để nó có thể chịu được sự "hành hạ" của tôi mà không gặp vấn đề. Với nhu cầu của tôi, một chiếc máy tính có càng nhiều RAM càng tốt. Vì TextEdit và iMessage nên tôi sẽ chọn sản phẩm của Apple. Ngay lập tức, tôi chú ý đến chiếc iMac mới, với màn hình 21,5 inch và khả năng cho phép người sử dụng nâng cấp thêm RAM.
Vấn đề là nếu tính về giá thì Apple bán RAM với giá cắt cổ. Chiếc iMac 21,5 inch hỗ trợ 32GB RAM, nhưng cả 3 chiếc iMac cơ bản tầm thấp - trung - cao đều chỉ có sẵn 8GB RAM mà thôi. Chưa kể chiếc iMac tầm trung, với giá 1299 USD chỉ nâng cấp lên được 16GB RAM, và bạn phải bỏ ra thêm 200 USD nữa cho lựa chọn này. Trong khi đó, chiếc iMac 21,5 inch cao cấp có giá 1499 USD và bạn phải bỏ ra thêm 600 USD để nâng cấp lên 32GB RAM, nâng tổng số tiền bạn phải chi trả lên 2099 USD.
Điều này quả thật hết sức vô lý, bởi chiếc iMac tầm trung có thể nâng cấp lên 32GB RAM, chỉ là Apple muốn "ăn dày" nên không cho bạn lựa chọn đó thôi. Bên cạnh đó, bạn có thể mua 32GB RAM với giá khoảng 3-400 USD, nên tôi hoàn toàn có thể mua một chiếc iMac tầm trung và mua thêm RAM để tự lắp, thay vì phải bỏ thêm 800 USD ra cho Apple.
Đương nhiên điều này đống nghĩa với việc tôi phải tự tay tháo tung chiếc iMac mới mua ra. Trong khi chiếc iMac 27 inch có cổng "RAM Door" ở phía sau - tức nâng cấp RAM chỉ tốn tầm 30 giây, thì chiếc iMac 21,5 inch lại đặt RAM ở vị trí bất tiện nhất của máy.
Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng mọi chiếc máy đều có thể nâng cấp được. Bản thân tôi cũng rất thích việc làm đồ DIY, và quan trọng hơn cả: tất cả các thiết bị của Apple đều do bàn tay con người lắp ráp, vậy nên tôi cũng có khả năng tháo chúng ra và lắp lại mà không gặp phải vấn đề gì.
Trong quá khứ tôi đã từng tự tay thay màn hình của iPhone, cũng như thay pin cho những chiếc MacBook Pro, tuy nhiên thử thách lần này ở một đẳng cấp khác hoàn toàn. Hướng dẫn nâng cấp RAM cho iMac trên iFixit gồm 64 bước, mất từ 1 đến 3 tiếng để thực hiện, cùng với ghi chú là "tương đối nguy hiểm".
Trước đó, tôi tìm đến Brett Hartt (một kỹ sư phát triển dụng cụ tại iFixit) để hỏi ý kiến: "Liệu tôi có nên bung máy ra nâng cấp RAM không?"
"Chuyện này hoàn toàn có thể. Phần dễ sợ nhất là tháo màn hình ra thôi, còn sau đó thì mọi chuyện đơn giản ấy mà. Chúc may mắn!" - Brett Hartt đáp lại.
Trên mạng có rất nhiều đoạn video hướng dẫn tháo lắp, sửa chữa điện thoại và máy tính. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó là được thực hiện bởi các chuyên gia, dành cho các chuyên gia. Nhìn "thợ nhà người ta" bung cái iMac chỉ thấy tốn công, chứ không thấy khó. Nhưng đến lúc tự mình bắt tay vào làm thì lại là chuyện khác.
Phong cách của Apple là dùng keo cố định các chi tiết của sản phẩm vào với nhau. Chiếc iMac cũng không phải là ngoại lệ, khi màn hình Retina của máy được cố định chắc chắn với khung bằng keo, và phải vượt qua lớp keo này bạn mới có thể bung máy thành công. Tôi sử dụng một dụng cụ trông giống như dao cắt pizza cỡ nhỏ để lách nó vào khe giữa tấm màn hình và phần khung máy, sau đó cắt rời phần keo cố định ra. Quá trình này ngốn của tôi tới 45 phút, vì Apple đổ RẤT NHIỀU KEO vào để cố định máy.
Mục tiêu của tôi là tạo khoảng trống để lách hai tấm thẻ mỏng vào, ngăn không cho keo dính lại vào tấm màn hình. Công việc đơn giản vậy thôi, nhưng làm thì mất công hết sức, đó là chưa kể việc tấm màn hình tạo cho chúng ta cảm giác khá mỏng manh dễ gãy, nên khi "cạy tấm màn" sẽ có chút cảm giác run tay. Vậy nên tôi quyết định hành động theo cảm tính - nếu như tấm màn không bị keo dính chặt thì tôi sẽ kéo mạnh tay hơn, còn không thì tôi sẽ dừng lại và tiếp tục công cuộc cắt keo.
Sau một khoảng thời gian dài vật lộn, cuối cùng thì toàn bộ chỗ keo cố định màn hình đều đã "hy sinh". Bước tiếp theo là tháo dây cắm webcam cũng như màn hình khỏi bo mạch chủ (chú ý phải tháo dây trước khi tháo hẳn tấm màn ra ngoài, nếu không thì chiếc iMac đắt tiền sẽ đi tong luôn).
Gỡ màn hình ra xong, phần còn lại đúng như lời Hartt nói lúc trước, hết sức đơn giản. Nếu như bạn có chút kỹ năng cơ bản về lắp ráp cũng như có khả năng nhớ vị trí của các linh kiện nhỏ, thì bạn hoàn toàn có thể tự làm điều này tại nhà. Tháo cụm ổ cứng ra trước. Rồi đến bộ nguồn. Cứ tháo dần từng thứ một ra theo hướng dẫn của iFixit là được. Bước 34 sẽ hơi khó khăn hơn một chút, đó là tháo dây cáp dưới bộ nguồn, bởi dây cáp này được cắm khá chắc chắn. Nói chung là tháo rời toàn bộ dây nối ra khỏi bo mạch chủ. (Nhớ cẩn thận với cáp Micro, do nó khá là mảnh và dễ đứt).
Tất cả những công đoạn trên giống như đang làm theo hướng dẫn lắp ráp bộ đồ chơi của LEGO vậy. Ai cũng có thể lắp được, nhưng sẽ rất mất thời gian nếu như không quen. Chỉ lâu thôi, chứ tôi không thấy nó khó một chút nào.
Sau khi gỡ nốt bo mạch chủ ra, chiếc iMac 1400 USD của tôi đúng nghĩa chỉ còn trơ lại vỏ. Tin tốt là tôi đã tháo thành công chiếc máy mà không gặp vấn đề gì, tin xấu là tôi mới chỉ đi được nửa chặng đương mà thôi.
Giờ tôi đã có thể lật bo mạch chủ lại, gỡ 2 thanh RAM đi cùng với máy ra để thay bộ RAM mới của mình vào. Thế là nâng cấp xong. 8GB lên 32GB. Rất nhanh.
Cuối cùng là lắp tất cả mọi thứ lại, theo thứ tự ngược lại với lúc tháo máy ra. Nhớ cẩn thận không thể thất lạc linh kiện hay bỏ sót con ốc nào. Mấy sợi dây nối dễ đứt thì lúc cắm lại cũng phải nhẹ tay hơn một chút. Tôi lắp lại bo mạch chủ, cắm lại loa, quạt tản nhiệt, bộ nguồn, cố định tất cả lại bằng ốc, rồi cắm màn hình vào. Trước khi dán lại màn hình, tôi bật máy lên để kiểm tra thành quả đã:
Kết quả là tôi đã thành công! Chiếc iMac của tôi nay đã có tới 32GB RAM, dư sức để tôi thỏa thích mở hàng trăm tab cùng lúc khi lướt web.
Quay trở về với thời điểm hiện tại, tức hai tháng sau khi tôi tự tay nâng cấp RAM cho chiếc iMac của mình. Liệu tôi có khuyên một người bình thường tự nâng cấp RAM cho iMac hay không? Đương nhiên là có, chỉ cần bạn có một chút kiến thức cơ bản về tháo lắp máy tính là đủ. Hãy tự tay làm nếu bạn tự tin, để hiểu rõ hơn về chiếc máy tính mà mình đang sở hữu. Tự tay làm vì nó không có đến mức đấy. Tự tay làm vì nó là máy tính của bạn, và bạn có thể làm mọi thứ với nó.
Nếu bạn cẩn thận, bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì đâu. Gỡ màn hình ra có lẽ là công đoạn sửa chữa mệt mỏi nhất mà tôi từng thực hiện trong đời, nhưng không sao, màn hình của Apple cũng không dễ gãy thế đâu. Tôi thà bỏ công bỏ sức của bản thân cùng 300 USD mua RAM ngoài, còn hơn là "cúng" thêm 800 USD (tức gần bằng giá trị của chiếc máy iMac) chỉ để mua thêm 24 GB RAM từ Apple. Rõ ràng là Apple cố tình khiến việc bung máy trở nên phức tạp vì không muốn bạn có thể dễ dàng tự mình tháo máy ra nâng cấp, và có lẽ đây mới là lý do thực sự thúc đẩy tôi tự tay làm chuyện này.
Các bạn có thể xem quá trình tháo máy của tôi ở đoạn clip dưới đây:
Theo GenK
" alt="Xem thanh niên tự tay nâng cấp RAM cho iMac 2017 vì không muốn 'cúng' 800 đô cho Apple"/>Xem thanh niên tự tay nâng cấp RAM cho iMac 2017 vì không muốn 'cúng' 800 đô cho Apple