Thể thao

Nhận định, soi kèo Ibri vs Al Rustaq, 21h40 ngày 21/2: Tự tin hành quân

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-02-24 22:12:20 我要评论(0)

Pha lê - 19/02/2025 16:24 Nhận định bóng đá g coi lịch âmcoi lịch âm、、

ậnđịnhsoikèoIbrivsAlRustaqhngàyTựtinhànhquâcoi lịch âm   Pha lê - 19/02/2025 16:24  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Vy Oanh trở lại với album nhạc Pháp. 

Vy Oanh kể yêu thích nhạc Pháp từ khi còn là một cô sinh viên học ở Nhạc viện TP.HCM. Tuy nhiên, định hướng sự nghiệp khi ấy khiến nữ ca sĩ chưa có cơ hội để theo đuổi. Theo năm tháng, sự trải nghiệm trong cuộc sống giúp cô có đủ những dữ kiện cảm xúc để truyền tải đến khán giả với dòng nhạc này. 

Các ca khúc trong album mang phong cách ballad, trữ tỉnh vốn khá quen thuộc với nhiều thế hệ khán giả. Vy Oanh chọn từng bài hát mình yêu thích, sau đó tự nghiền ngẫm, trao đổi với ê-kíp để tìm hướng xử lý tốt nhất. Nữ ca sĩ cũng theo học một giáo viên tiếng Pháp để đảm bảo phát âm rõ lời, truyền tải đúng tinh thần ca khúc. 

Theo nữ ca sĩ, cô mừng vì tìm thấy được hướng đi trong âm nhạc. Các bài hát hợp với tông giọng, nhẹ nhàng, bay bổng và thể hiện đúng tâm hồn mình. Vy Oanh cũng cho biết giờ làm nghề cũng không phải chạy đua hay áp lực phải bắt kịp xu hướng. Quan trọng cô cảm thấy thoải mái, tìm được sự đồng điệu với khán giả. 

Nữ ca sĩ nói gặp những ồn ào không đáng có thời gian qua. Cô cũng suy ngẫm, nhìn nhận sau vụ việc. 

Sau những vụ việc vừa qua, Vy Oanh tự nhận số mình thị phi. Nữ ca sĩ cho biết cô trước nay chỉ luôn muốn sống nhẹ nhàng, tránh xa những điều tiếng. Vậy nhưng một số sự việc khiến cô vô tình trở nên “ồn ào” trong mắt số đông. 

“Số tôi thị phi, phải chịu những ồn ào không đáng có. Để được chú ý bằng những hình ảnh không đẹp trong mắt khán giả, bản thân tôi chưa bao giờ mong muốn điều này. Điều này khiến tôi cũng bị ảnh hưởng tâm lý.

Đôi lúc tôi dừng lại để quan sát, nhìn nhận thay đổi sau mọi việc. Nghệ sĩ thường hay vô tư, thoải mái trong lời nói và hành động. Sau tất cả mọi việc không riêng gì tôi mà mọi người ai nấy cũng cẩn trọng hơn”, cô chia sẻ với VietNamNet.  

Trở lại với âm nhạc, Vy Oanh ý thức rõ những khó khăn của mình. Nữ ca sĩ phải đảm bảo sức khỏe, vừa chăm 3 con, quán xuyến kinh doanh. Điều này khiến cô đôi lúc bị động thời gian trong công việc và cuộc sống. Điều may mắn cô được ông xã hỗ trợ tối đa để được trở về với đam mê ca hát.

“Nhiều người bảo tôi giờ không cần tiền nên không đi hát nữa, điều này là không đúng. Nghệ sĩ không quan trọng vật chất nhưng điều hạnh phúc nhất là họ được thăng hoa trên sân khấu, gặp gỡ khán giả. Tôi vẫn giữ tâm thế lạc quan, làm nghề theo cảm xúc để dù không đi hát nhiều những vẫn đi được đường dài với âm nhạc”, cô chia sẻ với VietNamNet. 

Dịp này, Vy Oanh cũng phát hành MV Lỡ một người thương. Nữ ca sĩ nhận ca khúc này từ cách đây 3 năm trước từ tác giả Hoài Tâm. Do cảm thấy phần lời giàu chất thơ và giai điệu truyền cảm, cô quyết định giữ lại để thực hiện riêng MV. Sản phẩm được nữ ca sĩ quay sau khi sinh em bé được 3 tháng tại huyện Cần Giờ. Đây cũng là món quà tri ân cô muốn dành tặng khán giả sau thời gian vắng bóng. 

" alt="Vy Oanh: 'Số tôi thị phi, chịu những ồn ào không đáng'" width="90" height="59"/>

Vy Oanh: 'Số tôi thị phi, chịu những ồn ào không đáng'

Nhà văn Lê Lựu qua đời chiều 9/11 tại quê nhà, hưởng thọ 85 tuổi. Ảnh: Hoàng Hà

Lại thêm một mất mát lớn của văn chương Việt Nam, sau sự ra đi của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp 2 năm trước, hay nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang gần đây. Họ là những nhà văn trong số hàng đầu của văn chương Việt Nam thế kỷ XX .

Nhà văn Lê Lựu sinh ở Khoái Châu, Hưng Yên, gốc nông dân, gốc lính ngay từ khi còn rất trẻ đã có những tác phẩm được coi là kinh điển của dòng văn học thời kỳ chiến tranh như truyện ngắn Người cầm súng(1970), tiểu thuyết Mở rừng (1976).

Nhưng khẳng định vị trí vững chắc của Lê Lựu trên văn đàn Việt Nam phải là bộ ba tiểu thuyết Chuyện làng Cuội(1991), Sóng ở đáy sông(1994) và nhất là Thời xa vắng (1986) - "một cuốn phim đời mang dấu ấn đau thương của thời đại", theo cách gọi của nhà văn Phạm Ngọc Tiến.

Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều đánh giá, với Thời xa vắng, Lê Lựu đã thay đổi đời sống văn học Việt Nam trong những năm 80 của thế kỷ trước. Tư tưởng củaThời xa vắng đã bẻ một bước ngoặt của văn học Việt Nam kể từ 1954.

Thời xa vắng là cuốn sách ông "viết từ mình, rút ruột mình ra mà kể chuyện mình, chuyện một người nhưng là chuyện của nhiều người, chuyện của một thế hệ, chuyện của một thời". Thời xa vắng cũng đã được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên, trong đó diễn viên Ngô Thế Quân thủ vai Sài.

Những người cùng sống với ông ở nhà số 4 Lý Nam Đế (Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội ) cho rằng cuộc đời thật của Lê Lựu còn sinh động, còn đau khổ gấp nhiều lần nhân vật Giang Minh Sài của ông.

Lê Lựu từng có thời gian sang học ở Nga và cũng là nhà văn cựu chiến binh Việt Nam đầu tiên đi Mỹ để nói chuyện văn chương cùng những cựu binh Mỹ năm 1988, theo lời mời từ phía Mỹ. Văn chương của ông ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội, đến đồng nghiệp, đến người cầm bút trẻ và đặc biệt được đón nhận từ người đọc. Tên nhân vật Giang Minh Sài, một thời được đồng nghiệp gán cho ông: Ông Sài, nhưng cũng nhiều người ở nông thôn được gọi là Sài, là Núi. NSƯT Xuân Bắc (thủ vai Núi trong Sóng ở đáy sông) cũng được gọi là Núi hồi phim đang chiếu. 

Khi đất nước vừa mở cửa, ông cũng là người tiên phong thành lập Trung tâm Văn hóa doanh nhân. Ông không là doanh nhân nhưng hiểu doanh nhân cần gì. Họ có đời sống kinh tế khá giả nhưng họ thích và muốn có thêm hiểu biết và giao lưu văn hóa... 

Có lần do công việc, chúng tôi gặp nhau ở TP.HCM. Tôi mời ông và Trần Đăng Khoa đi ăn tối. Ông bảo, có 3 thôi à? Rủ thêm ai nữa đi. Tôi hỏi: Em muốn mời chị Trà Giang được không ạ? - Ôi giời, thế thì còn gì bằng. 

Tháng trước đó tôi vừa đến nhà chị, xem tranh chị vẽ. Chị dạo ấy mới học nhưng đã vẽ nhiều tranh, có bức rất sinh động, cảm xúc màu của chị rất tốt... Tôi gọi điện, nói với NSND Trà Giang rằng: Em mời chị, có nhà văn Lê Lựu và nhà thơ Trần Đăng Khoa cùng đi ạ. Trà Giang bảo:Chị ăn rồi nhưng chị sẽ đi cùng mọi người cho vui. 

Chị Trà Giang tới, chị gầy so với trước nhưng vẫn vô cùng xinh đẹp. Lê Lựu có vẻ xúc động, bối rối. Trà Giang, sang trọng và kiều diễm, ăn nói nhỏ nhẹ. Lê Lựu ngày thường hóm hỉnh và hay nói hôm nay bỗng rụt rè. 

Trà Giang nhạy cảm, hiểu cái lúng túng của người lần đầu gặp chị. Chị tìm cách xóa đi sự căng thẳng đó nên cười nói tự nhiên, chân thành và giản dị. Nhưng Lê Lựu thì vẫn bối rối.  

Chúng tôi đi bộ trên đường Phạm Ngọc Thạch. Đến ngõ 47, ngõ nhà Trịnh Công Sơn, Lê Lựu nghe tôi nói thế thì bảo vào thắp hương cho nhạc sĩ. Trở ra, tôi sợ Lê Lựu đói, bảo rẽ vào quán gần đó nhưng ông gạt đi vì nghe Trà Giang ăn rồi. Thấy hàng ngô luộc, ông mua 4 bắp, đưa mỗi người một bắp...

Chân thật đến đáy như vậy đấy, là Lê Lựu. 

Lúc này, khi nghe tin ông vừa rời cõi thế, bỗng nhớ văn chương của ông và nhớ cái cảnh 4 người chúng tôi đi trên đường phố hoa lệ cầm 4 cái ngô. Anh "Sài" ăn ngon lành, xong, thấy chị Trà Giang vẫn cầm bắp ngô, anh đấm đấm vào vai chị: Chê à?

Mộc mạc, thật thà, nông dân chính hiệu thế mà văn thì hay búa bổ. Đấy là Lê Lựu. Tiễn ông và nhớ thương vô cùng.

Hôm nay 10/11/2022, ngày tiễn nhà văn Lê Lựu, NSND Trà Giang đang ở Hà Nội dự Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội. Chị vừa nhắn tin, hỏi tôi còn nhớ kỷ niệm đó không.

Nhà văn Trần Thị Trường

" alt="Nhớ câu hỏi hài hước 'chê à' của Lê Lựu với Trà Giang" width="90" height="59"/>

Nhớ câu hỏi hài hước 'chê à' của Lê Lựu với Trà Giang

William McGuffey là một nhà giáo dục của thế kỷ 19. Ông nổi tiếng với vai trò là tác giả của bộ sách giáo khoa dành cho học sinh tiểu học được sử dụng rộng khắp đầu tiên trong các trường học của Mỹ.

Bộ sách giáo khoa mà ông đã viết có tên là McGuffey Readers, dành cho học sinh từ lớp 1 tới lớp 6. Chúng từng được sử dụng rộng rãi trong các trường học Mỹ từ giữa thế kỷ 19 tới giữa thế kỷ 20. Thậm chí, hiện nay vẫn còn một số trường tư thục hoặc cha mẹ cho con học tại nhà sử dụng bộ sách này.

William McGuffey - người biên soạn bộ sách giáo khoa đầu tiên được sử dụng rộng khắp ở các trường học Mỹ

Ước tính có ít nhất 122 triệu bản McGuffey Readers được bán ra từ năm 1836 tới năm 1960, nâng doanh thu của nó đứng cùng hạng với Kinh Thánh và từ điển Webster. Từ năm 1961, McGuffey Readers tiếp tục được bán khoảng 30.000 bản/ năm. 

Cuộc đời và sự nghiệp

McGuffey sinh vào năm 1800 ở Pennsylvania, sau đó chuyển tới Youngstown, Ohio cùng gia đình vào năm 1802. Gia đình ông di cư từ Scotland sang Mỹ vào năm 1774. Họ là những người có quan điểm mạnh mẽ về tôn giáo và có niềm tin vào giáo dục.

McGuffey trở thành giáo viên vào năm 14 tuổi, bắt đầu với 48 học sinh ở một ngôi trường chỉ có một lớp học ở Calcutta, Ohio và một chủng viện ở Paland, Ohio.

Quy mô của lớp học chỉ là một trong số những thách thức mà thầy giáo trẻ McGuffey phải đối mặt. Ở nhiều ngôi trường chỉ có một giáo viên, độ tuổi của học sinh thường dao động từ 6 tới 21 tuổi. McGuffey thường phải làm việc 11 giờ mỗi ngày, 6 ngày một tuần. Học sinh thường tự mang sách của mình tới trường, phổ biến nhất là Kinh Thánh, vì có rất ít sách giáo khoa thời điểm đó.

Học viện Greersburg mà McGuffey từng theo học

Vừa là giáo viên dạy những đứa trẻ khác, McGuffey vừa là học sinh ở Học viện Greersburg (hay còn gọi là The Old Stone Academy) ở Darlington, Pennsylvania. Sau đó, ông tiếp tục học ở Washington College – nơi ông tốt nghiệp vào năm 1826. Cũng trong năm đó, ông trở thành giáo sư Ngôn ngữ học ở ĐH Miami, Oxford, Ohio.

McGuffey nổi tiếng với tư cách là tác giả của bộ sách giáo khoa Readers (chính xác hơn là người biên soạn), tuy nhiên ông cũng tự viết một số tác phẩm khác. Ông rời ĐH Miami để nhận những trách nhiệm lớn hơn ở Cincinnati College, sau đó là ĐH Ohio và Woodward College. Ở cả 3 trường này ông đều đảm nhận vị trí hiệu trưởng.

Ông kết thúc sự nghiệp của mình khi đang là giáo sư Triết học đạo đức ở ĐH Virginia.

Bộ sách để đời

Hầu hết các trường học ở thế kỷ 19 đã sử dụng 2 cuốn đầu tiên trong bộ 4 cuốn của McGuffey.

Cuốn đầu tiên dạy trẻ em đọc bằng cách sử dụng phương pháp phát âm, nhận biết chữ cái và cách sắp xếp từ. Cuốn thứ hai được sử dụng khi học sinh đã biết đọc. Nó giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của câu qua những câu chuyện dễ nhớ. Cuốn thứ ba dạy định nghĩa các từ và được viết ở cấp độ tương đương với học sinh lớp 5, lớp 6 bây giờ. Cuốn thứ 4 được viết cho trình độ đọc hiểu cao nhất.

Bộ sách McGuffey Readers

Năm 1835, một công ty xuất bản nhỏ của Truman và Smith đã đề nghị ông viết một bộ gồm 4 cuốn sách đọc dành cho học sinh tiểu học. Ông hoàn thành 2 cuốn đầu tiên trong vòng 1 năm ký hợp đồng và nhận mức thù lao 1.000 USD vào thời điểm đó (tương đương 20.000 USD vào năm 2016). Cả 4 cuốn được ông hoàn thành vào năm 1836 và 1837.

Sau đó, em trai ông là Alexander biên soạn thêm hai cuốn vào những năm 1840.

Bộ sách này gồm những câu chuyện, bài thơ, bài luận và diễn văn. Những bộ Readers tái bản sau đó còn gồm có các đoạn trích của những nhà văn, các chính trị gia Anh, Mỹ có tiếng như Lord Byron, John Milton, và Daniel Webster.

McGuffey tin rằng các giáo viên cũng như học sinh nên đọc to bài đọc trước lớp. Ông cũng đưa ra danh sách các câu hỏi sau mỗi câu chuyện, vì ông cho rằng đặt câu hỏi là yếu tố quan trọng để giáo viên đưa ra hướng dẫn.

Bộ sách tập trung vào chính tả, từ vựng, cách nói chính thống – những yêu cầu phổ biến ở nước Mỹ thế kỷ 19.

McGuffey được đánh giá là một giáo viên thần học bảo thủ. Ông giải thích các mục tiêu của trường học công lập theo quan điểm của giáo dục tinh thần và đạo đức, cố gắng đưa cho các trường một chương trình giảng dạy thấm nhuần đức tin và cách cư xử của người theo đạo Tin lành.

Hội trường mang tên William McGuffey ở ĐH Ohio

Nội dung của bộ sách Readers thay đổi đáng kể từ bản ra năm 1836-1837 đến bản năm 1879. Readers bản sửa đổi được biên soạn để đáp ứng nhu cầu đoàn kết dân tộc và ước mơ đa dạng văn hóa của nước Mỹ đối với những dân tộc bị áp bức trên thế giới. Nội dung của Readers sau đó lại được thay đổi để phù hợp với các giá trị, đạo đức và tôn giáo của tầng lớp trung lưu.

Tên của McGuffey vẫn được đề trên những tái bản này, tuy nhiên ông không có đóng góp nào về mặt nội dung cũng như không chấp nhận những nội dung mới này.

Sau này, các loại sách khác dần thay thế sách của McGuffey trên thị trường học thuật. Tuy nhiên, bộ sách Readers của McGuffey vẫn chưa bao giờ biến mất. Ngày nay, bộ sách của ông phổ biến với những gia đình cho con học tại nhà và ở một số trường dành cho người theo đạo Tin lành.

Bộ sách Readers được đánh giá là có ảnh hưởng tới thế hệ người Mỹ đầu tiên được học chữ và được giáo dục đại chúng trong thế giới hiện đại.

Nguyễn Thảo(dịch)

Nhà triết học khai sinh ra giáo dục thực nghiệm

Nhà triết học khai sinh ra giáo dục thực nghiệm

John Dewey cho rằng giáo dục không phải là sự chuẩn bị cho cuộc sống, mà giáo dục chính là cuộc sống.

" alt="William McGuffey" width="90" height="59"/>

William McGuffey