Đại diện Trung tâm Đào tạo quốc tế của PTIT cũng cho hay, chương trình đào tạo chất lượng cao ngành CNTT được thiết kế trên cơ sở chương trình chuẩn của chương trình đào tạo đại học ngành CNTT của Học viện và được bổ sung một số học phần tiếng Anh (có khoảng 20 - 30% số tín chỉ của chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Anh), kết hợp với đội ngũ giảng viên có trình độ cao và phương pháp giảng dạy hiện đại nhằm tăng cường, nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ tiếng Anh và các kỹ năng mềm để giúp sinh viên có khả năng đáp ứng, thích ứng cao với yêu cầu của thị trường lao động và thời đại công nghiệp 4.0.
Theo đó, bên cạnh việc được hưởng đầy đủ quyền lợi của sinh viên đại học chính quy của Học viện, các sinh viên trúng tuyển vào chương trình đào tạo chất lượng cao ngành CNTT tại PTIT còn có thêm nhiều quyền lợi khác về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cũng như những chính sách ưu đãi khác.
Đơn cử như, về đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất, các lớp chất lượng cao ngành CNTT của Học viện được các Giáo sư, Giảng viên, Chuyên gia có trình độ, năng lực chuyên môn cao giảng dạy, hướng dẫn nghiên cứu, học tập và tham gia các dự án thực tế gắn với chuyên môn đào tạo. Cùng với đó, với sĩ số lớp nhỏ, các lớp chất lượng cao ngành CNTT có phòng học, giảng đường; phòng thí nghiệm thực hành; phòng tự học, thư viện và hệ thống học liệu... được trang bị đầy đủ tiện nghi và được hỗ trợ, phục vụ một cách tốt nhất.
Ngoài ra, trong quá trình học, sinh viên các lớp chất lượng cao ngành CNTT của PTIT còn được chuyển tiếp học tập sang các trường đại học nước ngoài mà Học viện có quan hệ liên kết đào tạo khi sinh viên có nguyện vọng và đáp ứng được các điều kiện chuyển tiếp học đại học. Những sinh viên các lớp chất lượng cao ngành CNTT của PTIT khi tốt nghiệp, được cấp kỹ sư CNTT, sẽ được ưu tiên giới thiệu việc làm hoặc chuyển tiếp học tập ở các bậc đào tạo cao hơn.
" alt=""/>Nhiều sinh viên lớp chất lượng cao ngành CNTT của PTIT có việc làm từ năm thứ 3Báo cáo của Bộ TT&TT cũng cho hay, cùng với việc triển khai các nội dung trong Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016-2020 được phê duyệt tại Quyết định 898 ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ, trong quý III/2017 vừa qua, Bộ TT&TT cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng và thực hiện các giải pháp nâng cao chỉ số bảo đảm an toàn thông tin mạng toàn cầu; chuẩn bị nội dung báo cáo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác bảo đảm an toàn thông tin với ngành giao thông vận tải, điện lực.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Bộ TT&TT đã hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp triển khai quy định về hệ thống phương án ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia; thực hiện giám sát, theo dõi phát hiện các sự kiện dò quét, tấn công và cảnh báo dấu hiệu bất thường, sự cố liên quan đến các điểm giám sát thuộc hệ thống Giám sát an toàn mạng quốc gia; cảnh báo các tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại về mã độc Red Alert 2.0 trên nền tảng Android tấn công ứng dụng ngân hàng trực tuyến; triển khai kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin cho APEC 2017.
Đồng thời, Bộ TT&TT đã phối hợp tổ chức hội thảo ngoại giao và chính sách quốc tế về an toàn mạng tại Việt Nam; hội nghị tiêu chuẩn về bảo đảm an toàn thông tin trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
" alt=""/>Mỗi nước phải thành lập một mạng lưới hoặc đội ứng cứu sự cố ATTT quốc gia