Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 (Ảnh: Minh Khôi).
Các Phó Thủ tướng lưu ý nguồn lực Nhà nước tập trung đầu tư bài bản, đầy đủ về hạ tầng, cán bộ nghiên cứu, trang thiết bị, hợp tác quốc tế cho những chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học cơ bản, mang tính chất đột phá về công nghệ lõi, công nghệ mới, mũi nhọn… cũng như lĩnh vực khoa học xã hội phục vụ phát triển.
Bên cạnh đó, các viện hàn lâm cần hướng tới hình thành những trung tâm, cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm quốc gia có khả năng kết nối, tập hợp, điều phối các nhà khoa học đa ngành, đa lĩnh vực ở trong nước, nước ngoài.
Việc này nhằm thực hiện các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia, công nghệ mới, mũi nhọn.
Cũng theo yêu cầu của lãnh đạo Chính phủ, cơ cấu tổ chức, hoạt động của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ cần được đổi mới theo hướng đẩy mạnh tự chủ, phát triển doanh nghiệp khoa học công nghệ, các viện nghiên cứu doanh nghiệp, tư nhân.
Công tác quản lý ngân sách Nhà nước dành cho khoa học công nghệ đổi mới theo mô hình quỹ đầu tư phát triển với tiêu chí lựa chọn, đánh giá, quản lý đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu một cách linh hoạt, dựa vào mục tiêu thay vì quy trình, có tính đến yếu tố rủi ro.
Hai Phó Thủ tướng yêu cầu các viện hàn lâm đề xuất một số cơ chế, chính sách đủ mạnh, nổi trội về tài chính, đầu tư, cơ sở vật chất, con người.
Cùng với đó, các đơn vị cần chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, thống nhất khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, không làm xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, viên chức, người lao động.
Lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh phải bảo đảm bộ máy mới tốt hơn bộ máy cũ, đi vào hoạt động ngay, kế thừa, ổn định, không để khoảng trống.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại cuộc làm việc (Ảnh: Minh Khôi).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị 2 viện hàn lâm bám sát nội dung, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết Nghị quyết số 18 để hoàn thiện báo cáo tổng kết cũng như đề án sắp xếp.
Trước đó, Chính phủ đề xuất 2 phương án sắp xếp 2 Viện Hàn lâm khoa học.
Phương án 1 là hợp nhất Viện Hàn lâm Khoa học xã hội với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ thành Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam
Phương án 2 là duy trì 2 Viện Hàn lâm nhưng thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế, bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu của Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ Việt Nam.
" alt=""/>Hai Phó Thủ tướng làm việc về sắp xếp lại bộ máy hai viện hàn lâm khoa học![]() |
Theo các cụ cao niên sống ở làng Đình Thôn, cây hoa bún được trồng cách đây chừng 300 năm. Xung quanh gốc cây được bảo vệ bằng hàng rào, phía trong có ban thờ thần linh cây cổ thụ. |
![]() |
Cây bún thường ra hoa vào khoảng tháng 4 - 6, tùy điều kiện khí hậu nơi sống mà thời gian ra hoa có thể sớm hơn hoặc muộn hơn. Cụm hoa ở đầu cành, mang nhiều hoa to màu trắng hay trắng sữa, đôi khi ngả màu vàng cam. |
![]() |
Cây bún có nguồn gốc ở Nhật Bản, Australia, phân bố rộng rãi ở các nước châu Á như Trung Quốc (có nhiều ở Quảng Đông, Hải Nam, gọi là cây Ngư mộc), Bhutan, Campuchia, Ấn Độ, Myanmar, Nepal, Philippines, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một ít ở các đảo Nam Thái Bình Dương. |
![]() |
Bị thu hút bởi vẻ đẹp của hoa bún, nhiều người đã dừng lại để chụp ảnh, thưởng lãm. Không rõ vì lý do gì mà cây bún thường được trồng gần với các đền đài, chùa, miếu. |
![]() |
Ở các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Ninh Thuận, Thừa Thiên - Huế..., cây hoa bún rất quen thuộc với người dân, nhưng tại Hà Nội không nhiều người biết về cây này. |
![]() |
Cụm hoa bún nằm ở đầu cành, mang nhiều hoa to màu trắng hay trắng sữa, đôi khi ngả vàng cam, mỗi hoa mang từ 13 - 18 nhị dài đến cả chục cm, tua nhị đỏ hay tím. Khi hoa nở, các nhị tua tủa trước những cánh hoa trông tựa con nhện, nên cây Bún có tên tiếng Anh là Spider Tree (cây con nhện). |
![]() |
Trong điều kiện đất đủ ẩm, tầng đất dày, độ màu mỡ cao, hoa nở khi cây còn đầy lá, tạo thành từng mảng trắng trên nền xanh của tán lá trông đẹp mắt. Ngược lại, ở vùng đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng, cây bún ra hoa khi cành đã trút gần hết lá, khiến cho toàn cây mang một vòm trắng xóa hoặc một vòm trắng sữa điểm phớt màu vàng cam. |
![]() |
Từ lâu, nhiều nơi ở miền nam Trung Quốc và vùng Đông Nam Á, người ta đã chọn cây bún làm cây cảnh quan. Ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cây thường được trồng ở các đền, chùa... nên nó cũng được gọi tên là Temple Plant. |
![]() |
Một người dân ghi lại vẻ đẹp của cây hoa bún. |
![]() |
Đẹp và lạ, cứ đến mùa hoa, nhiều người đi qua đều dừng lại thưởng lãm, chụp ảnh. |
![]() |
Ở Ấn Độ, quả cây bún được dùng làm thuốc lợi tiểu, làm dịu và chống viêm nhiễm... Vỏ quả dùng trong điều trị rối loạn chức năng hệ tiết niệu, nhiễm trùng đường tiểu, đau và nóng rát trong chứng tiểu rắt, sỏi thận và bàng quang... Một số tài liệu cây thuốc ở Việt Nam có công bố vài loài bún tương cận, có tên khoa học là Crateva nurvala và Crateva unilocularis, với những tác dụng tương tự loài trên. |
Lê Anh Dũng
Khu vườn rộng hơn 1ha được phủ kín bởi hàng trăm loài “kì hoa dị thảo”. Tất cả những cây cảnh độc, lạ này đều do người chơi nhập về từ nước ngoài.
" alt=""/>Vẻ đẹp nao lòng của cây hoa bún 300 năm tuổi giữa Thủ đôTrên một diễn đàn ẩm thực, độc giả Phan Hiếu chia sẻ công thức làm bánh gối mặn từ nồi chiên không dầu. Đây là món bánh thơm ngon, được lòng hội sành ăn, với lớp vỏ giòn rụm, ôm lấy phần nhân thơm phức, đậm đà. Ở các hàng quán, bánh gối thường được chiên ngập dầu, dễ gây ngán, mất vệ sinh. Với công thức đơn giản từ nồi chiên không dầu, bạn có thể chế biến bánh gối tại nhà, nhằm đảm bảo sức khỏe trong mùa dịch.
![]() ![]() |
Nguyên liệu cho phần vỏ bánh là 200 g bột mì, 50 g bột gạo, 5 g bột nở, 2 thìa bột nghệ. Bạn trộn hỗn hợp đều tay và đổ nước từ từ vừa phải, đến khi bột quẹo và khô dẻo lại, dùng tay nhào liên tục. Bột cần được nhào đều tay cho mịn, không bị lợn cợn. Sau đó, bạn cho hỗn hợp vào tô, dùng màng bọc thực phẩm ủ bột trong tủ lạnh tầm 1 giờ. |
![]() ![]() |
Các nguyên liệu không thể thiếu cho phần nhân bánh gồm thịt xay nhuyễn, cà rốt, hành tây, nấm mèo, khoai tây cắt hạt lựu, miến sợi cắt nhỏ, pate gan heo, 1 quả trứng gà, hành tím. Gia vị làm nhân gồm tiêu, muối, bột nêm được nêm nếm tùy khẩu vị gia đình. Bạn trộn đều tay hỗn hợp để các thành phần được hòa quyện vào nhau. |
![]() ![]() |
Bạn lấy bột ra sau 1 tiếng ủ trong tủ lạnh. Nếu bột hơi khô, bạn thêm một ít nước và tiếp tục nhào đến khi hỗn hợp mịn màng. Sau đó, bột được cắt thành từng phần đều nhau. Bạn có thể dùng chai nước, cán bột thành miếng tròn, thêm ít dầu ăn, sau đó cho nhân vào và vắt bánh. Bạn gấp đôi phần vỏ, thêm ít trứng gà vào rìa bánh, xếp theo hình rẻ quạt đẹp mắt. |
![]() ![]() |
Tất cả bánh sau khi thêm nhân được xếp vào nồi chiên không dầu. Đầu tiên, bạn để nồi ở 160 độ trong 10 phút để làm chín nhân trước. Sau đó, bạn tăng lên 200 độ trong 15 phút giúp lớp vỏ được giòn hơn. Thành phẩm đạt khi vỏ bánh giòn tan, vàng ruộm, lớp nhân bên trong vẫn còn ẩm, chín tới. Nước mắm chua ngọt được pha theo tỉ lệ 1:1:1 (1 mắm, 1 đường, 1 chanh). Một ít tương ớt, nộm đu đủ, cà rốt sẽ giúp nước chấm đẹp mắt và dậy vị hơn. |
![]() |
Bánh gối được xếp ra đĩa, ăn kèm với một ít đồ chua, rau sống thanh mát, chấm đẫm trong bát nước chấm đủ vị. Cắn một miếng bánh, bạn sẽ cảm nhận được nhiều tầng hương vị. Đầu tiên, lớp vỏ giòn tan chạm ngay đầu lưỡi, tiếp đến là phần nhân vừa miệng, tất cả hòa quyện với nước mắm chua ngọt, rau dưa tươi mát. |
Theo Zing
Khi luộc tôm, nhiều chị em có thói quen cho thẳng tôm vào nồi từ đầu, việc này lại khiến tôm mất đi vẻ tươi ngon, mất cả độ ngọt và còn khiến tôm bị tanh.
" alt=""/>Làm bánh gối vỏ giòn bằng nồi chiên không dầu