当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > Nhận định, soi kèo Karvan vs Baku Sporting, 18h30 ngày 27/3: Thêm một lần đau 正文
标签:
责任编辑:Thời sự
Nhận định, soi kèo Albirex Niigata vs Gamba Osaka, 12h00 ngày 29/3: 3 điểm nhọc nhằn
![]() |
(Ảnh minh họa) |
Trước thực trạng đó, với tinh thần cả nước hướng về TP.HCM, chia sẻ khó khăn, góp thêm nguồn lực cùng Thành phố vượt qua đại dịch, Hội Xuất Bản Việt Nam phối hợp Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh, Quỹ Tình Thương Việt, Công ty Phát hành Sách TP.HCM (Fahasa) mở cuộc vận động các đơn vị xuất bản, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên cả nước chung tay đóng góp kinh phí mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập cho học sinh con em người lao động có hoàn cảnh khó khăn.
Chương trình bắt đầu từ ngày 2/9/2021 đến 15/9/2021.
Đ.N
Bà Phạm Thị Mỹ Hoa, Phó Giám đốc Sở VH-TT Hà Nội khẳng định làm đúng theo Nghị quyết 68/NQ-CP về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19.
" alt="Vận động kinh phí mua SGK và đồ dùng học tập cho học sinh khó khăn"/>Vận động kinh phí mua SGK và đồ dùng học tập cho học sinh khó khăn
Liên vốn xuất thân trong gia đình khá giả. Nhà chỉ có mỗi cô con gái rượu nên cô được bố mẹ cưng chiều, muốn gì được nấy. Bất cứ ai làm trái ý Liên đều giận dỗi, làm mình làm mẩy. Bố mẹ Liên cũng đành bất lực chỉ biết khuyên Hưng thương con gái mình mà cố gắng chịu đựng.
Yêu nhau đã lâu, cũng dọn về sống chung hơn 1 năm nay mà không thấy Hưng đả động chuyện cưới xin, Liên ra sức thúc giục. Nhưng lần nào cũng thế, Hưng chỉ ậm ừ cho qua. Không phải là anh có đối tượng mới mà tính cách của Liên khiến Hưng bị lạc cảm giác, e ngại không dám tiến xa.
Dù vậy, nghĩ đến mối quan hệ đã gắn bó nhiều năm, Liên còn từng một lần vì anh mà phải bỏ thai ngoài ý muốn, cuối cùng Hưng cũng đưa Liên về quê giới thiệu với gia đình.
Nhưng buổi ra mắt đã trở thành một cơn ác mộng khi bố mẹ Hưng nhanh chóng nhận thấy tính tình đôi trẻ không thực sự hợp. Họ khuyên các con tạm hoãn việc cưới xin, dành thời gian tìm hiểu nhau thêm.
Cho rằng Hưng và bố mẹ thông đồng với nhau chối bỏ trách nhiệm, Liên khóc lóc kể lể vì Hưng mà đánh mất 6 năm thanh xuân. Cô còn lôi cả chuyện phải phá thai ra nói. Sau đó Liên đặt câu hỏi: "Đến bây giờ gia đình vẫn còn muốn hai đứa tìm hiểu là thế nào?".
Bố Hưng cảm thấy không vừa ý với cách cư xử của Liên nên bỏ ra ngoài. Mẹ anh dù không vui trong lòng nhưng cũng cố gắng giải thích cho Liên hiểu. Bà nói: “Gia đình biết hai đứa yêu nhau lâu rồi nhưng hôm nay Hưng mới đưa bạn gái về ra mắt. Giờ cháu đòi cưới ngay làm sao hai bác chấp nhận được”.
Liên nghe vậy nóng nảy bật lại: "Bác không chấp nhận cũng phải chấp nhận!"
Thấy bạn gái có thái độ thiếu tôn trọng với mẹ mình, Hưng không nhịn được nữa quát lên: "Cô nói chuyện với mẹ tôi kiểu gì đấy, cô ra khỏi nhà tôi ngay!".
Cơn giận dữ bùng nổ khiến Liên phản ứng cực đoan. Cô vơ lấy con dao gọt hoa quả trên bàn kề vào cổ mình gào khóc: "Các người đừng ép tôi, hôm nay tôi sẽ chết ở đây cho các người xem…".
Cũng may vừa lúc đó bố Hưng về đến nhà, vốn là sĩ quan quân đội về hưu nên ông dễ dàng tước con dao trên tay Liên, kịp thời ngăn chặn sự việc đáng tiếc xảy ra. Ngày hôm sau Hưng cùng Liên về lại Hà Nội.
Chuyện xảy ra khiến bố mẹ Hưng nhất quyết từ chối Liên. Bản thân Hưng cũng đã nói hết tình cảm với Liên nhưng cô không đồng ý chia tay. Cực chẳng đã, anh đành lấy lý do chuyển công tác mà dọn ra ngoài ở.
Tuy nhiên cơn ác mộng không dừng lại. Liên liên tục gọi điện và nhắn tin "khủng bố" bạn trai. Cô gái tuyên bố nếu chia tay sẽ tự vẫn trước cửa nhà Hưng ở quê.
Cảm thấy quá bế tắc, Hưng đành tìm đến chuyên gia tâm lý để được tham vấn, giúp thoát ra khỏi hoàn cảnh hiện tại.
"Thông thường, chúng ta luôn có những cảm nhận và phản ứng lại với diễn biến cuộc sống xung quanh mình. Tuy nhiên, một số người như trường hợp của Liên gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc và phản ứng thái quá đến mức cực đoan. Nếu vấn đề này lặp lại nhiều lần, gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và các mối quan hệ tình cảm thì có thể là dấu hiệu gợi ý cho hội chứng tâm lý rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder - viết tắt là BPD)", chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân đưa ra nhận định, đồng thời lưu ý Hưng tính chất và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Chuyên gia tâm lý nói với Hưng: "Liên đe dọa tự vẫn sau khi chia tay nghĩa là cô ấy đang khủng bố bạn về mặt tinh thần và có thể mọi việc sẽ đi xa hơn nữa. Kể cả bạn cho rằng cô ấy sẽ không làm gì tổn thương mình, hãy luôn đặt sự an toàn của cả hai và gia đình lên hàng đầu. Hiện tại tâm lý cô ấy bất ổn, có hành vi tự ngược đãi bản thân, ngoài ra có thể làm tổn thương người khác khi cảm xúc ở trạng thái cực điểm...".
Hưng cũng thừa nhận vì Liên nhất quyết không chấp nhận lời chia tay, liên tục khóc lóc, đòi sống đòi chết nên anh cảm thấy tội lỗi, sợ hãi và thương hại mà không nỡ dứt khoát.
"Giữ vững lập trường và duy trì giới hạn trong thời điểm này là rất quan trọng. Nhắc lại lý do vì sao bạn muốn chia tay nếu cần thiết. Không thoả hiệp kể cả khi cô ấy nói: "Em sẽ ngừng (hành vi tự hại hoặc đe dọa tự vẫn) nếu anh đồng ý quay lại". Hãy đối xử tử tế với nhau nhất có thể nhưng đừng nói kiểu không rõ ràng khiến cô ấy tiếp tục nuôi hy vọng và níu kéo", chuyên gia tâm lý Hoàng Hải Vân nói với Hưng.
Nữ chuyên gia cũng khuyên Hưng hạn chế đôi co, tranh cãi hoặc có thái độ như “Em muốn làm gì thì làm" hay "Anh cá là em không dám làm“ khi Liên đòi tự vẫn. Vì thực tế, nhiều tình huống đáng tiếc đã xảy ra khi đối phương cảm thấy người kia không coi lời mình nói là nghiêm túc.
Để giảm thiểu việc Liên tự làm hại mình, nữ chuyên gia khuyên Hưng nên nói những lời như: “Anh cảm thấy rất buồn khi em nói rằng sẽ làm tổn hại bản thân. Nếu bố mẹ và người thân của em biết được cũng sẽ đau lòng lắm. Cho dù tình cảm này không đi đến đâu, anh vẫn rất quan tâm em, xin lỗi vì mọi thứ quá khó khăn với em như vậy...".
Chuyên gia cũng khuyến nghị Hưng cùng với gia đình Liên nên kết nối cô với bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để được giúp đỡ.
"Rất may mắn là sau đó Liên đã đồng ý tiếp nhận sự giúp đỡ chuyên môn. Thông qua trò chuyện về tiền sử và các triệu chứng chuyên gia kết luận Phương bị mắc hội chứng rối loạn nhân cách ranh giới-BPD.
Sau đó, nhờ thực tập thiền và các hoạt động tham vấn trị liệu tâm lý tích cực, Liên dần thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của bản thân, bước đầu thuyên giảm một số triệu chứng và tác động tiêu cực của bệnh", chuyên gia Hoàng Hải Vân nhớ lại.
Linh Giang (ghi)
" alt="Bố mẹ bạn trai không cho cưới gấp, cô gái khiến cả nhà kinh hãi"/>Bố mẹ bạn trai không cho cưới gấp, cô gái khiến cả nhà kinh hãi
Chúng tôi chưa biết cãi nhau, giận nhau là gì
- Thuỳ Linh trên sân khấu là một MC hoạt ngôn, nhẹ nhàng, duyên dáng, vậy khi trở về gia đình thì sao?
Tôi vẫn là Thuỳ Linh như mọi người thường thấy thôi. Trở về gia đình tôi sống có phần giản dị hơn, mong muốn dành nhiều thời gian và sự quan tâm cho gia đình như bao người phụ nữ khác. Nhiều người nghĩ chắc tôi khéo lắm, thực tế tôi sống rất thật, đơn giản, chân thành với các mối quan hệ, đôi khi còn hơi khép mình. Với anh Hiếu, tôi sẵn sàng chia sẻ bất cứ điều gì.
- Dẫn dắt câu chuyện trên sân khấu, khai thác nhân vật là thế mạnh của chị. Trở về gia đình, chị có mắc bệnh nghề nghiệp?
Đúng là khi chưa hiểu điều gì đó, tôi sẽ tìm cách tiếp cận sâu hơn, mong muốn tìm hiểu vấn đề một cách trọn vẹn và đa chiều.
Trong cuộc sống hôn nhân, với anh xã có điều gì lăn tăn tôi sẽ trao đổi ngay. Anh Hiếu hiền, dễ chịu, giỏi lắng nghe nên có thể chịu được tính thao thao bất tuyệt của tôi. Anh ấy làm tốt việc đơn giản hoá mọi chuyện. Nếu gặp phải một người chồng kỹ tính hơn, có thể họ sẽ phản ứng: “Sao em cứ như phỏng vấn anh vậy?” hay “Ô, em nghi ngờ anh à?”, “Em nghĩ anh không hiểu sao mà cứ nói nhiều thế?”.
Tôi lên cơn nói nhiều với chồng khi tâm huyết về điều gì đó, có thể là trình bày quan điểm, góc nhìn của mình, chứ thực ra tôi lại cực ít ca cẩm, càm rà. Nói mang tính xây dựng nên có lẽ vì thế anh chồng đồng ý hợp tác lắng nghe. Kể từ lúc yêu nhau cho đến giờ khoảng 1 năm rưỡi chúng tôi chưa biết cãi nhau, giận nhau nảy lửa là gì, chỉ dỗi nhẹ trong khoảng vài phút lại vui vẻ.
- Những lần dỗi nhau như vậy ai sẽ là người chủ động hòa giải?
Thường anh Hiếu sẽ là người chủ động hòa giải kể cả tôi đúng hay anh ấy đúng. Anh sợ tôi buồn lắm. Anh hoà giải, không khí gia đình lại vui vẻ vì tôi cũng không phải là người để bụng, khó tính. Chủ động hòa giải ở đây không phải vơ hết lỗi về mình, hai người đủ trưởng thành và tỉnh táo để sau đó có thể suy nghĩ hiểu vấn đề. Có nhiều thứ đúng, sai không thể rạch ròi vì còn nằm ở góc nhìn, sự phù hợp nữa. Dù thế nào, sau những cuộc tranh luận, người phụ nữ là tôi vẫn còn ít nhiều cảm giác giận dỗi. May thay anh ấy tâm lý cho tôi cảm giác an toàn, được yêu thương che chở. Anh thường ôm tôi vào lòng, nắm tay, hay những câu đùa vỗ về… Phụ nữ mà! Ai cũng giống nhau ở điểm đó, được quan tâm và dỗ dành là dịu dần, cười toe ngay.
- Hai vợ chồng đều bận rộn, khi có gia đình mới chị sắp xếp như thế nào để vun vén, giữ lửa cho tổ ấm của mình?
Tôi học cách cân bằng công việc và gia đình. Tôi nhận ra rằng, không có khái niệm tuyệt đối về sự cân bằng mà đó là xác định được và làm tốt việc nào cần ưu tiên theo từng giai đoạn. Trước kia còn trẻ tôi ưu tiên cho học tập và công việc, còn giờ lập gia đình chắc chắn tôi ưu tiên cho tổ ấm của mình. Tôi học cách lắng nghe và hiểu mong muốn, sự phù hợp của chính bản thân mình. Cân bằng còn đến từ cảm nhận bản thân thấy vui vẻ, thoải mái, thấy được sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc, làm tốt ở từng vai trò, giữ được đam mê của mình nữa.
Chúng tôi muốn được làm cha mẹ
- Khi đến với hôn nhân, điều khác biệt nhất đối với chị trước đó là gì?
Thay đổi lớn nhất đó chính là thói quen ăn uống và giờ giấc sinh hoạt. Khi còn độc thân, công việc bận tôi hay tranh thủ ăn ở ngoài hoặc mua đồ nấu sẵn về, rất hiếm khi tôi tự nấu ăn. Việc nấu ăn một mình tôi cũng làm được nhưng lại không tìm thấy niềm vui đôi khi là áp lực.
Sau khi lập gia đình, tôi thích việc chăm sóc cho người mình yêu thương, từ đó dần dần một cách tự nhiên lại thấy việc nấu ăn thật thú vị. Giờ đây, rời công việc, tôi chỉ muốn về nhà ngay và tận hưởng cảm giác thư thái trong ngôi nhà của mình, bên những người thân thiết nhất.
Vào ngày nghỉ, tôi thường ngủ nướng nhưng anh Hiếu làm tốt việc duy trì giờ giấc sinh hoạt một cách khoa học: đều đặn mỗi sáng dậy sớm tập thể dục, đọc sách và mỗi tối cũng tập thể dục nhẹ nhàng.
Ở nhà, anh Hiếu là trưởng phòng lao động và kỷ luật, chúng tôi gọi vui là phòng lao luật. Tôi là trưởng phòng nội sinh, tức là nội trợ và sinh hoạt. Hầu như việc gia đình gì chúng tôi cũng duy trì thói quen làm cùng nhau. Tôi vẫn đang cố gắng theo anh ấy để ăn ngủ đúng giờ, khoa học hơn. Mỗi lúc không bên cạnh nhau, anh liên tục nhắc nhở tôi chú ý ăn uống và tập thể dục.
- Vậy chắc hẳn anh cũng vào bếp và không ngại làm việc nhà?
Chồng thường xuyên rửa bát, giặt đồ, làm mọi việc nhà. Thời gian đầu tôi chưa quen nấu nướng, còn nhiều loạng choạng nhưng anh Hiếu đã kiên trì và đồng hành cùng tôi. Anh ấy đi chợ cùng, hỗ trợ sơ chế thực phẩm. Thật vui và hứng thú khi mình nấu món này chưa ngon mà vẫn được động viên, khi mình làm bất cứ việc nhà gì đều có người làm cùng, sẵn sàng chia sẻ.
- Chị có chia sẻ về chuyện lên kế hoạch sinh con, vậy hiện tại anh chị đã sẵn sàng chưa?
Tôi và anh xã rất sẵn sàng có con khi bước vào cuộc sống hôn nhân gia đình. Nhiều đôi vợ chồng trẻ lấy nhau sớm có nhiều thời gian tận hưởng giai đoạn vợ chồng son. Còn vợ chồng tôi trước đó đều có khoảng thời gian dài để dành cho công việc rồi. Giai đoạn này chúng tôi muốn ưu tiên cho gia đình và mong muốn được làm cha mẹ, sẵn sàng đón nhận món quà của tạo hoá. Còn cụ thể là khi nào đó là sự thú vị ở tương lai. Hai bên nội ngoại tất nhiên đều mong muốn, tâm lý và thấu hiểu nên không giục giã.
- Người ta nói trước một người phụ nữ họ yêu, người đàn ông luôn là đứa trẻ. Hỏi thật, với ông xã kém chị 5 tuổi, trước và sau hôn nhân anh đã thay đổi như thế nào?
Tôi thấy anh có ý thức chủ động thay đổi nhiều. Khi còn độc thân anh ấy ngoài công việc ra hay tụ tập bạn bè và không thể tránh khỏi những cuộc nhậu khuya. Từ khi lập gia đình, thói quen ấy giảm hẳn, hầu như không còn. Bây giờ, tôi còn phải động viên anh ấy: “Thỉnh thoảng anh đi chơi với bạn bè đi chứ”. Nếu như trước đây anh không nghĩ nhiều về việc chi tiêu tiết kiệm giờ đây đang dần học cách quản lý tích luỹ.
![]() |
MC có nụ cười đẹp nhất VTV: Chồng tôi đam mê rửa bát, giặt đồ |
- “Quỹ đen”, quỹ riêng, quỹ chung là câu chuyện muôn thuở của nhiều gia đình. Chị nghĩ như thế nào về vấn đề này?
Trở về nhà chúng tôi luôn ở bên nhau thì muốn quỹ đen cũng khó mà giấu. Học hỏi kinh nghiệm từ mọi người đi trước, họ đều tư vấn rằng nên có những khoản riêng tư để chủ động trong cuộc sống. Tôi thấy đúng! Quỹ chung nhất thiết cần có rồi, cho những khoản chi tiêu cố định hàng tháng, cùng tiết kiệm nữa. Quỹ riêng cũng cần có để cho công việc của mỗi người. Còn “quỹ đen” nghe có vẻ giấu giếm nhỉ...
Quan điểm hiện tại của tôi là ngoài những nguyên tắc cả 2 cùng nhau xác định và hướng theo, chúng tôi tôn trọng thế giới riêng của mỗi người, không kiểm soát nhau tới mức mất tự do, phải giấu giếm điều gì. Tôi tin tưởng người đàn ông của mình. Chúng tôi cho nhau sự an tâm và an toàn, cùng hướng tới sự an yên. Có điều, giờ đây chúng tôi vẫn đang quá trình học và tìm cách quản lý chi tiêu phù hợp cho gia đình.
- Với công việc của chồng, chị có hay góp ý?
Tôi hay “super soi” những vai diễn của chồng. Tôi góp ý nhưng có nói đó là nhận xét cảm quan cá nhân chứ không mang tính áp đặt. Anh ấy muốn lắng nghe những điều đó. Bên cạnh đó, tôi luôn động viên anh thời gian này tập trung cho công việc để xây dựng nền tảng vững chắc, phát triển hơn.
Trần Đạt
Ảnh, clip:Phạm Hải
Những ngày Võ Hạ Trâm mang bầu, anh Vikas đi làm nhưng luôn tranh thủ chăm sóc vợ. "Sự chăm sóc của chồng khiến tôi vợi đi nhiều tủi thân", cô nói.
" alt="Cuộc sống với chồng diễn viên kém 5 tuổi của MC có nụ cười đẹp nhất VTV"/>Cuộc sống với chồng diễn viên kém 5 tuổi của MC có nụ cười đẹp nhất VTV
Nhận định, soi kèo Alajuelense vs San Carlos, 9h00 ngày 28/3: Thắng là đủ
Chiều 23/4, nhà biên kịch, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát đã tổ chức buổi ra mắt thơ vô cùng ấm cúng tại hội trường Hội Nhà văn Việt Nam. Ở tuổi 71, sau 9 năm kể từ tập thơ Cỏ thơm - mây trắng bà mới lại in tập thơ mới.
Sau khi rời vị trí Phó chủ tịch thường trực Hội điện ảnh Việt Nam ở tuổi 70 vào năm ngoái, bà dồn sức vào sáng tác và tập hợp bản thảo trong thời gian ngắn kỷ lục để ra mắt tập thơ Những con sóng. Tập thơ có 76 bài, trong đó có nhiều bài thơ bà viết khi còn đi học ở Liên Xô cũ 40 năm trước và cả những vần thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát viết về người đàn ông vốn là nhà thơ nổi tiếng từng đi qua đời mình.
![]() |
Nhà thơ Hữu Thỉnh chúc mừng tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Nhà thơ Hữu Việt - một người em thân thiết của nữ thi sĩ đảm nhiệm vai trò MC của buổi ra mắt thơ. Tham dự sự kiện có nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam, Phan Thị Thanh Nhàn, Vũ Quần Phương, Nguyễn Văn Hoà, Trần Thị Trường, Đoàn Thị Lam Luyến, Lê Thị Bích Hồng, Văn Giá... Đặc biệt buổi ra mắt Những con sóngcó sự góp mặt của NSND Thanh Hoài và NSƯT Hồng Liên với tư cách nghệ sĩ ngâm thơ. Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang - phu quân của Nguyễn Thị Hồng Ngát cũng tới dự, ông nói vui: "Bài nào tôi cũng khen, thậm chí bà xã phát cáu".
![]() |
Nhà nghiên cứu Phan Hồng Giang quan sát khi vợ ký tặng thơ cho nhà thơ Hữu Thỉnh. |
Chia sẻ tại buổi ra mắt, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nói: "Cách đây 7-8 năm, hoặc 9-10 năm, những bài thơ của chị giống như những trái cây ngưng đọng qua tất cả mưa gió để tụ quả, làm nên độ ngọt của nó. Tôi đọc tập thơ của chị Hồng Ngát - Những con sóngvà nhận thấy rằng đó là những câu chuyện hết sức bình dị, những câu chuyện thường nhật của một con người nhỏ bé nhưng ở đó lại chứa đựng những điều lớn lao nhất của kiếp nhân sinh.
Mỗi bài thơ chị kể những câu chuyện rất giản dị, tiếng vọng bên trong chữ nghĩa ấy nó rất đời thường, đôi khi mong manh mơ hồ nhưng trong mỗi câu chuyện ấy cuối cùng vẫn kết lại những triết lý của đời sống. Chị Ngát lớn tuổi hơn tôi, trải nghiệm hơn, đi qua chiến tranh, đi qua câu chuyện của đời mình riêng tư, đi qua mất mát vui buồn và chị là người thầy trong đường đời cũng như sự sáng tạo với cá nhân chúng tôi".
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều hết lời khen ngợi thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Đương kim Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam nói thêm: "Có những khi mình chạm vào sự nổi giận, có khi mình hoang mang, có khi bực bội nhưng đọc thơ của chị Hồng Ngát làm cho tâm hồn mình dịu lại, lắng đọng lại và tìm ra rằng ý nghĩa sống đích thực của mình là gì. Có nhiều bài thơ có thể trích lại, có thể khắc vào đâu đấy, để chúng ta đi qua dừng lại đọc lại và thấy cuộc đời đáng lẽ phải thế nhưng mình đã không như thế.
Nó không phải là bài học đạo đức, một câu triết lý nhưng những dòng thơ bình dị và giản dị ấy lại vang lên những điều lớn lao mà đôi khi chúng ta đi tìm loanh quanh mãi không thấy. Những người làm thơ càng lớn tuổi, càng suy nghĩ sâu sắc câu thơ càng tinh khiết và giản dị và thơ chị Hồng Ngát minh chứng cho điều đó. Nó vẫn là chị, từ những bài thơ đầu tiên cho đến giờ nhưng bây giờ nó giản dị, kết lại giống như trầm tích vậy".
![]() |
Nhà thơ Hữu Việt làm MC buổi ra mắt sách, vốn là người thân thiết với gia đình nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát. |
Nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ với VietNamNet: "Sau rất nhiều thời gian bôn ba ở các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh giờ tôi lại trở về với thơ. 9 năm tôi mới tập hợp được 76 bài. Có những bài thơ viết 40 năm trước giờ mới được ra mắt bạn đọc. Đó là những bài thơ riêng tư, tình yêu, gia đình, nỗi nhớ đất nước, nhớ người thân, và cho người đã mất cách đây hơn 20 năm tôi không tiện công bố lúc họ còn sống.
Đến lúc này có thể công bố mọi chuyện được, minh bạch hoá nhiều ơn huệ và trong tình cảm đó có nhiều giai thoại và dị bản. Tôi đưa các bài thơ ấy vào tập thơ mới sau khi được sự đồng ý của ông xã, ông nói cốt thơ hay là được vì anh quá hiểu biết, trước khi đến với mình anh quá biết mọi chuyện rồi, chẳng có gì phải giấu. Chuyện thật còn không giấu huống hồ là thơ, công bố ra để mọi người đọc".
![]() |
Nguyễn Thị Hồng Ngát hạnh phúc trong vòng tay những người bạn từng là lưu học sinh ở Nga với bà. |
Bài và ảnh:Mai Linh
NBK Nguyễn Thị Hồng Ngát chia sẻ lý do quyết định xin rút khỏi Hội đồng duyệt phim quốc gia cũng như việc đóng cửa facebook cá nhân.
" alt="Thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát giống như trầm tích"/>Dưới đây là bài viết của độc giả Vũ Văn Hùng (53 tuổi, trú ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa gửi về cho VietNamNet nêu quan điểm xung quanh vấn đề này:
Cá nhân tôi không dám phán xét việc đề xuất đưa nội dung lái xe ô tô trên đường cao tốc vào nội dung học lái xe là đúng hay sai, cần thiết hay không, bởi các cơ quan hữu quan chắc chắn sẽ nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào áp dụng vào thực tế. Tuy vậy, xin mạn phép đưa ra một vài góc nhìn.
Tôi từng nhiều năm lái xe cho một số doanh nghiệp nhà nước, từ xe con, xe đưa đón cán bộ, thậm chí cả xe tải,… được đặt chân đến hầu hết các tỉnh của 3 miền đất nước.
Nếu chia các loại đường của Việt Nam chúng ta thành 3 loại chính là đường phố (trong đô thị, khu đông dân cư), đường trường (các loại quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…) và đường cao tốc thì đa số cánh lái xe chúng tôi cho rằng, chạy đường cao tốc là dễ nhất.
Lý do là đường cao khá đẹp, rộng rãi, ít giao lộ và không có xe máy (trừ một số tuyến được gọi là cao tốc nhưng vẫn cho xe máy chạy chung tôi không tiện nêu tên). Lái xe trên đường cao tốc thường chỉ cần chú ý đi đúng làn, đúng vận tốc cho phép và giữ đúng khoảng cách là đã đảm bảo an toàn đến trên 90% rồi.
Chưa kể, các xe ô tô con đời mới hiện nay rất hiện đại, có trang bị nhiều tính năng hỗ trợ người lái như cruise control, giữ làn đường, cảnh báo va chạm, bản đồ,… nên thực sự lái xe trên cao tốc rất nhàn.
Trong khi đó, đi đường trường như đường nông thôn, đường đèo dốc,... có tính phức tạp cao nhất, lái xe luôn phải đối mặt với những mối nguy hiểm, xung đột giao thông lớn, nhiều phương tiện cắt ngang, hay thậm chí cả động vật như bò, chó,… bất chợt chạy ra đường. Còn đi đường phố thì tất nhiên là rất mệt, nhất là khi phải nhích từng mét do tắc đường.
Vậy, lái xe ở cao tốc khó hay dễ?
Nói lái xe trên cao tốc nhàn nhất nhưng không có nghĩa là lái xe trên cao tốc là “dễ" nhất, bởi đường cao tốc được thiết kế đi với tốc độ rất cao, mọi sai lầm, bất cẩn có thể không có cơ hội sửa sai, thậm chí trả giá đắt bằng cả mạng sống. Do vậy đòi hỏi người lái phải có một số kinh nghiệm cũng như kỹ năng xử lý nhất định.
Tôi lấy ví dụ như đi trên cao tốc, nếu lái xe với tốc độ chậm thì nên sang làn bên phải, nhường làn bên trái ngoài cùng cho những xe có tốc độ cao hơn. Hay khi nhập làn vào cao tốc cần nhập vào từ làn ngoài cùng bên phải, rồi quan sát và tăng tốc dần,...
Quay trở lại với việc đề xuất bắt buộc người học lái ô tô phải được thực hành trên đường cao tốc trước khi cấp giấy phép lái xe, tôi nghĩ đây là ý tưởng tốt giúp những học viên nắm được những kỹ năng cơ bản khi đi trên cao tốc. Tuy vậy, đề xuất này lại thiếu khả thi trong điều kiện hiện nay.
Thứ nhất, đường cao tốc với lưu lượng phương tiện lớn và tốc độ cao tuyệt đối không phải là "bãi thử" cho những tay tập lái còn chưa được cấp bằng. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì ai chịu trách nhiệm? Còn để các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe bỏ kinh phí để tự xây dựng một đoạn đường vài chục km theo chuẩn đường cao tốc chỉ để học viên tập lái là điều không thể.
Thứ hai, đi trên cao tốc tất nhiên phải trả thêm tiền, bao gồm tiền xăng xe, tiền phí đường bộ,... khi bổ sung thêm học phần này vào chương trình đào tạo lái xe sẽ cộng thêm không ít chi phí, tạo gánh nặng lớn lên học viên mà chưa biết hiệu quả đến đâu.
Hơn nữa, như tôi nói ở trên, với 3 loại đường chính thì đường trường có tính phức tạp cao, dễ xảy ra tai nạn nhất. Khi học lái xe, chúng ta đã được thực hành trên loại đường này thì việc thực hành trên loại đường “nhàn chân” hơn như cao tốc là không cần thiết.
Và thứ ba, khi học lái xe, học viên luôn được dạy các bài đi chậm rồi mới đến đi nhanh. Nếu đi chậm trong bãi tập hoặc các đoạn đường trường (dù là ít ỏi) còn chưa thạo, chưa xử lý tốt thì việc dạy ngay học viên đi với vận tốc trên dưới 100 km/h chẳng khác nào "chưa học bò đã lo học chạy".
Mặt khác, trong khi chương trình học lái xe mới đây đã có phần mô phỏng tình huống trên ca-bin rồi, nên chăng kết hợp các tình huống lái xe cơ bản trên cao tốc như nhập làn, chuyển làn, vượt xe,... trên các phần mềm này, vừa thiết thực lại vừa giúp học viên có thêm kỹ năng.
Tôi nghĩ rằng, lái xe là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, thậm chí những người được gọi là "tài già" như chúng tôi vẫn không thể nói rằng mình lái tốt và chủ quan được.
Do vậy, tôi nghĩ các trung tâm tổ chức bổ túc thêm cho học viên về kỹ năng đi trên cao tốc sau khi được cấp bằng sẽ là phù hợp hơn thay vì bắt buộc một cách khiên cưỡng, gây tốn kém mà hiệu quả không cao.
Độc giả Vũ Văn Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Lái xe trên đường cao tốc dễ hay khó?"/>Nhà bà Nữđang là bộ phim được nhắc tới nhiều nhất hiện nay với ý kiến trái chiều, đặc biệt là doanh thu gần 400 tỷ đồng sau 16 ngày công chiếu. Do vậy hầu hết các diễn viên tham gia phim đều được chú ý, trong đó có Lý Hạo Mạnh Quỳnh - diễn viên đóng bạn học có tình cảm với Ngọc Nhi (Uyển Ân).
Trong phim, Lý Hạo Mạnh Quỳnh đảm nhận vai Quỳnh Lý, tình địch của John (Song Luân đóng). Dù đất diễn không nhiều và kém nổi tiếng hơn các diễn viên còn lại nhưng sức nóng của Nhà bà Nữ vẫn đủ để tạo nên bệ phóng tên tuổi cho nam diễn viên sinh năm 1995.
Trailer phim 'Nhà bà Nữ'
Lý Hạo Mạnh Quỳnh: 'Nhà Bà Nữ’ là bước ngoặt trong sự nghiệp của tôi!