Thể thao

Kinh nghiệm phong thuỷ khi treo tranh rồng, hổ trong nhà

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-16 05:00:57 我要评论(0)

Theệmphongthuỷkhitreotranhrồnghổtrongnhàgiá đôo phong thủy, đại bàng, hổ, rồng... là những loài biểugiá đôgiá đô、、

Theệmphongthuỷkhitreotranhrồnghổtrongnhàgiá đôo phong thủy, đại bàng, hổ, rồng... là những loài biểu tượng cho sức mạnh, sự dẻo dai, quyết đoán nhưng hung hãn. Do vậy, treo tranh thú dữ trong nhà cần phải rất cẩn thận, cân nhắc thật kỹ và không phải tuổi nào, ngành nghề nào cũng phù hợp để treo những bức tranh này. Tuy nhiên, nếu hợp tuổi, biết cách chọn và treo tranh “đúng chuẩn” thì tranh thú dữ lại giúp gia tăng vượng khí cho chủ nhân ngôi nhà, may mắn ào ào kéo tới.

Tranh hổ

Trong tự nhiên, hổ là chúa tể sơn lâm, hung hãn, nguy hiểm khiến những loài vật khác phải sợ hãi. Còn trong phong thủy, hình ảnh con hổ tượng trưng cho sức mạnh, quyền lực, sự uy nghi và hùng dũng.

Theo các chuyên gia phong thủy, hững người có tuổi kỵ với hổ (tuổi Thân, Tỵ, Hợi) thì tuyệt đối không nên treo tranh hổ trong nhà vì sẽ mang đến vận xấu cho bản thân và gia đình. Còn những người tuổi Dần, Tuất, Ngọ treo tranh hổ thì sẽ có nhiều may mắn, tài lộc, tiền của, danh tiếng.

{ keywords}
Những người tuổi Dần, Tuất, Ngọ treo tranh hổ sẽ có nhiều may mắn, tài lộc.

Cách treo tranh hổ hợp phong thủy còn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Nên treo tranh hổ gần cửa ra vào ở phòng khách, phòng làm việc sẽ đem lại may mắn, thành công. Không nên treo tranh hổ ở những không gian có năng lượng thấp như nhà tắm, nhà vệ sinh vì sẽ mang đến bệnh tật, tai nạn, đen đủi. Không nên treo tranh ở phòng ngủ vì sẽ gây lục đục, cãi vã, ảnh hưởng đến hôn nhân.

- Nên treo tranh hổ hướng đầu ra ngoài để trấn giữ nhà cửa, xua âm khí, ma quỷ, tăng cường dương khí cho ngôi nhà. Không nên treo hướng đầu hổ quay đầu vào nhà, giống như hổ đang rình mồi, không tốt cho gia đạo.

- Không đặt tranh quá cao hoặc quá thấp so với tầm mắt. Đặt tranh quá cao sẽ tạo ra quá nhiều năng lượng so với mức cần thiết, đặt thấp thể hiện sự thiếu tôn trọng.

Tranh đại bàng

Đại bàng là loài chim săn mồi cỡ lớn, được mệnh danh là vua của không trung. Khi có bão, những loài chim khác sẽ vội vã tìm nơi ẩn nấp, còn đại bàng lại tự tin “cưỡi” trên bão. Chính vì thế, đại bàng là biểu trưng của sức mạnh và quyền uy.

Theo quan niệm về phong thủy, đầu đại bàng với đôi mắt xanh uy nghiêm có tác dụng chống lại tà khí. Đôi cánh đại bàng mạnh mẽ, sải dài, bay lượn trên không trung tạo nên nguồn sinh khí tốt, giúp thu hút năng lượng tốt. Vuốt đại bàng sắc nhọn là biểu tượng cho sức mạnh và sự vững chắc. Những người thích hợp để treo tranh đại bàng là người làm kinh doanh và người có chức tước.

{ keywords}
Người làm kinh doanh hoặc có chức tước thích hợp để treo tranh đại bàng.

Đại bàng có nhiều đặc điểm của họ gà. Do đó, người tuổi Dậu, Thìn, Tỵ hoặc Sửu nên treo tranh đại bàng trong nhà để cầu sự nghiệp thăng tiến. Ngược lại, người tuổi Mão, Tuất không hợp với gà, vì vậy nên tránh treo loại tranh này.

Nguyên tắc phong thủy khi treo tranh đại bàng là:

- Nên treo tranh đại bàng tại các vị trí trang trọng như trong phòng khách hay phòng làm việc, vừa thể hiện được sự uy nghiêm của chủ nhà, vừa tạo năng lượng phong thủy dồi dào giúp chế ngự những nguồn năng lượng xấu.

- Nếu muốn tăng thêm quyền lực và kinh doanh buôn may bán đắt, gia chủ có thể treo tranh đại bàng ở sau lưng hoặc ở bàn làm việc. Những vị trí này sẽ hỗ trợ gia chủ thuận lợi trên con đường công danh, sự nghiệp.

- Nên chọn những bức tranh mà đầu đại bàng hướng ra ngoài. 

Tranh rồng

Trong phong thủy học, 4 hướng Đông – Tây -  Nam - Bắc sẽ tương đương với tứ linh: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ. Phương bên trái của ngôi nhà sẽ tương ứng với Thanh Long - làm chủ và tượng trưng cho địa vị, tiền tài trong cuộc sống.

Rồng là biểu tượng cho quý nhân, đem lại may mắn, tài lộc đến cho gia chủ, đồng thời còn có thể loại trừ thị phi, tiểu nhân trong nhà. Theo các chuyên gia phong thủy, vị trí đặt tranh rồng phong thủy phù hợp nhất là trong phòng khách vì đây là nơi nguồn khí từ bên ngoài vào trong nhà đầu tiên. Việc có một linh thú trấn giữ rồng trong phòng khách sẽ đảm bảo ngôi nhà của bạn không bị âm khí hoặc những nguồn khí xấu trấn yểm.

{ keywords}
Tranh rồng nên treo trong phòng khách.

Tranh rồng treo trong phòng làm việc đặc biệt phù hợp với những gia chủ hoạt động trong lĩnh vực chính trị, muốn tăng thêm quyền lực của bản thân và áp chế những việc xấu, lời gièm pha không tốt trong cuộc sống.

Nếu treo tranh hổ, tranh đại bàng nên để đầu hướng ra ngoài thì tranh rồng lại trái ngược. Nên để đầu rồng hướng vào trong vì đây là hướng triều bái, đem lại may mắn, vượng khí cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Trong khi đó, đầu rồng hướng ra ngoài sẽ khiến cho vượng khí theo đó mà thất thoát ra ngoài.

Linh Hương  (Tổng hợp)

Đơn giản không ngờ với cách tự xem phong thuỷ cho nhà ở cực chuẩn

Đơn giản không ngờ với cách tự xem phong thuỷ cho nhà ở cực chuẩn

- Không phải lúc nào bạn cũng cần chi một số tiền lớn để nhận được sự tư vấn của các chuyên gia phong thủy đối với không gian sống của mình. Có một số quy tắc đơn giản có thể giúp bạn tự xem phong thuỷ cho nhà mình.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Lời tòa soạn: 15 năm trước, ca ghép thận nhi ở Việt Nam được thực hiện, mang lại sự sống cho bé gái 12 tuổi. Đến nay, ngành ghép tạng nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ, cả nước có 19 cơ sở thực hiện được 3378 ca ghép. Để có được những thành quả như ngày hôm nay, ít ai biết rằng các bác sĩ và cả những người dân đã vượt qua bao khó khăn, rào cản. Một người mẹ dũng cảm đồng ý ký đơn cho con ghép thận đầu tiên ở Việt Nam, một người mẹ hiến tạng cho con rồi bị người đời ghẻ lạnh là bán tạng con hay vị giáo sư - 1 trong những người đặt nền móng đầu tiên cho ngành ghép tạng vẫn còn rất nhiều trăn trở....

 

{keywords}

Tháng 6 năm 2004, cách đây 15 năm, Nguyễn Huỳnh Nhật Trúc, lúc đó 12 tuổi bị suy thận mạn giai đoạn cuối được ê-kíp bác sĩ Nhi Đồng 2 TP.HCM ghép thận từ thận người mẹ hiến tặng. Đây là bệnh nhi được ghép thận đầu tiên ở Việt Nam.

Sau 15 năm, Nhật Trúc giờ trở thành cô gái khỏe mạnh, hoàn thành chương trình học phổ thông, học thêm nghề thiết kế thời trang. Cuộc sống của chị bây giờ là cả bầu trời niềm vui, lúc nào cũng rạng rỡ nụ cười vì đã đi qua một câu chuyện cổ tích giữa đời thực.

Gùi con từ rừng xuống phố chữa bệnh

Bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh (55 tuổi, Gia Lai) mẹ bệnh nhi Nhật Trúc, nhớ như in hành trình gùi con từ Tây Nguyên xuống Sài Gòn suốt 7 năm ròng chữa bệnh. Sau từng ấy năm đến giờ bà vẫn có thể kể răm rắp tên từng cô y tá, điều dưỡng, bác sĩ của BV Nhi đồng 2, những người bà chịu ơn trong những ngày gian khổ trường kì cùng con ở viện.

{keywords}

“Vợ chồng tôi làm nghề giáo nghèo, đẻ được hai đứa con mừng lắm. Nào ngờ nuôi thằng anh thì lớn mà con em (bé Trúc) mãi không chịu lớn. Những năm 1994, tôi gùi con xuống Quy Nhơn thăm khám thì người ta cũng chỉ bảo bé suy dinh dưỡng cũng không nói rõ bệnh tình. Lúc đó, bé Trúc nhỏ xíu xìu xiu như cái “bình thủy” cao chưa được 80 cm, tôi thấy không ổn nên đến năm 1997 gùi con vào Sài Gòn khám xem sao”, bà Trinh nhớ lại.

Ngày đó, bà Trinh không bao giờ ngờ phút giây quyết định đưa con nam tiến đã đưa hai mẹ con bước vào hành trình đằng đẵng kéo dài hơn 7 năm. “Trời ơi! Vô nghe bác sĩ bảo con gái bị suy thận mạn giai đoạn 3 thì nghe chứ có biết gì đâu, sau này mới biết đó là một chứng bệnh nan y, Trúc phải giữ lại điều trị ngoại trú 6 năm”, bà Trinh nói.

Điều kiện y khoa lúc này thật sự chưa phát triển, bác sĩ bệnh viện nhi điều trị kéo dài sự sống cho Trúc hơn 6 năm liền. Người mẹ cứ đi đi về về Gia Lai - Sài Gòn. Bà tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ dặn, từ chế độ ăn, thuốc thang... Song, điều gì đến cũng phải đến, Trúc bắt đầu rơi vào suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận, bác sĩ chỉ định phải ghép thận mới có thể cứu sống Trúc.

Trên cây cầu sinh tử, tôi quyết định nắm tay con, gặp nước thì cùng chết, gặp phao thì cùng sống

Bước đường cùng, người mẹ tiếp tục đi đến quyết định cắt (hiến) một quả thận để ghép cứu con. Một quyết định đầy thử thách cho cả ê-kip bác sĩ, lẫn gia đình bệnh nhi, nhất là vào thời điểm cách đây 15 năm. Bởi cô gái “hạt tiêu” nặng chưa đầy 20 kg không thể nào nhận quả thận người mẹ nặng hơn 50 kg. Về phía gia đình, người thân lo lắng kinh tế không đủ để theo ca mổ, tinh thần và khả năng ca mổ ghép thất bại, ‘mẹ mất thận, con mất mạng’. 

{keywords}

Một ngày, trong lúc làm kiểm tra thận của mình để hiến cho con, bà được một bác sĩ khuyên chân thành nên dừng lại ca mổ mạo hiểm này. Bà nhớ mãi đoạn hội thoại với vị bác sĩ:

- Vị bác sĩ: Em có nhà thành phố không?

- Người mẹ đáp: Dạ không!

- Vị bác sĩ hỏi:  Thế em có người thân đi nước ngoài hay có nguồn hỗ trợ không?

- Người mẹ lại đáp: Dạ không! Vợ chồng em chỉ làm giáo viên nghèo trên Gia Lai.

Vị bác sĩ khuyên nói: Đôi dép lào còn có số huống hồ chi con người, thôi vợ chồng về cố gắng đẻ thêm đứa nữa rồi chờ y học phát triển thêm rồi tính. Anh nói em đừng buồn, vợ chồng em không thể nào nuôi nổi bé sau khi ghép thận.

Nghe xong những lời trên người mẹ chỉ biết nấc nghẹn, òa khóc và cũng đã nghĩ đến ý định bỏ cuộc.

{keywords}

“Tôi từng tính một bài toán, cả hai mẹ con đi trên cây cầu trong khi phía trước là ngõ cụt. Bây giờ, một là thả tay cho con đi thẳng hoặc hai là mẹ và con cùng nhau đi và rớt xuống sông. Tôi quyết định cả hai mẹ con cùng rớt xuống cầu, một là gặp nước thì cùng nhau chết hoặc là có phao thì cùng nhau sống. Mà tôi thì có cái phao niềm tin ở bác sĩ bệnh viện nên tôi vững tin lắm. Mỗi lần băn khoăn nhưng khi bước vào viện là được bác sĩ an ủi, tôi tiếp thêm niềm tin. Và tôi tin vào số trời đã dẫn dắt mẹ con đi đến đây thì không lý gì dừng lại”. 

Bà Trinh cười khi nhớ lại phút giây quyết định ngày ấy đến hôm nay của bà là đúng đắn. Vì người mẹ cho rằng, bài toán trên khó tìm ra một đáp án, khả năng sống con gái chỉ 50-50, song lựa chọn này với bà không có gì phải mất mát cả vì cơ bản sau bao tháng ngày nuôi con bà chỉ còn tay trắng, không còn điều gì phải sợ hãi nữa. Vậy mà nhờ sự kiên định, đứa con gái của bà đã sống khỏe mạnh suốt 15 năm qua.

Bài toán cân não

Ca ghép tạng của cô gái Nhật Trúc 15 năm trước là một ca cực kì khó, giáo sư Trần Đông A phải hội chẩn và mời các chuyên gia ghép tạng bên Pháp sang Việt Nam để thực hiện ca ghép đầu tiên này.

{keywords}

Bài toán cân não đặt ra bấy giờ chính là quả thận của người mẹ nặng 50 kg, làm sao để ghép cho đưa con nặng chưa đầy 20 kg. Quả thận của mẹ sẽ không tương thích với con, nếu ghép bừa thận sẽ hư và coi như sự sống của Trúc đặt vào tình  huống vô phương.

Trong 4 ngày liền, Giáo sư Đông A và các bác sĩ phải canh từng chút, đo lượng nước tiểu của bệnh nhi. Sau ca ghép, mẹ con bệnh nhi phải theo dõi liên tục 6 tháng về vấn đề thải ghép. Do hoàn cảnh gia đình bệnh nhi khó khăn, bệnh viện đã hỗ trợ cho phí ca mổ, thuốc chống thải ghép. Sau này, bệnh viện quyết định hỗ trợ hoàn toàn chi phí thuốc, khám chữa bệnh cho Trúc đến năm 18 tuổi.

Nhật Trúc giờ đã 27 uổi, cao 1,25m không còn là cô bé nhỏ tí tì ti của ngày nào. Chị giờ đã trở thành một cô gái tự lập, sống có ước mơ riêng. “Đời mình giống như cô bé từ miền cổ tích bước ra thế giới thật, hồi đó còn nhỏ không hiểu hết nhưng giờ nghĩ lại để đi hết hành trình đó thật sự giống như một câu chuyện cổ tích giữa đời thường. Tôi mãi biết ơn những vị bác sĩ đã tái sinh tôi thêm một lần nữa”, Nhật Trúc chia sẻ.

Theo chuyên gia ghép thận, một quả thận được ghép có đời sống khoảng 10-15 năm, song tùy mức độ hòa hợp (HLA) quả thận có thể sống đến 30 năm. Nếu quả thận được cho từ người cùng huyết thống, tỉ lệ hòa hợp cao sẽ giúp quả thận có sức sống kéo dài. Ở nước ngoài người ta ưu tiên ghép thận cho bệnh nhi bị suy thận mạn, vì đó là mục đích nhân đạo cao cả về quyền được sống của trẻ em, cũng như khi lớn lên người trẻ sẽ cống hiến đóng góp lại cho xã hội." alt="Quyết định của người mẹ trong ca ghép thận đầu tiên ở Việt Nam 15 năm trước" width="90" height="59"/>

Quyết định của người mẹ trong ca ghép thận đầu tiên ở Việt Nam 15 năm trước