Công ty Quảng trường Quốc tế hiện chỉ còn 3 cổ đông, trong đó Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh chiếm gần 70% vốn điều lệ. |
Về nguồn gốc, khu đất 8.921,6m2 để thực hiện dự án do 3 đơn vị khác nhau quản lý, sử dụng. Trong đó, 3.093,3m2 đất của Công ty CP May Sài Gòn 3 đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). 704,4m2 của Công ty CP Vận tải biển Sài Gòn chưa được cấp GCNQSDĐ. Tài sản trên 2 phần đất này được xác định tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hoá.
Riêng 5.123,9m2 đất và tài sản trên đất còn lại của Sawaco thuê với hình thức trả tiền hàng năm, chưa được cấp GCNQSDĐ và vẫn thuộc sở hữu Nhà nước.
Năm 2009, UBND TP.HCM đã cho phép Saigon Co.op hợp tác với 3 doanh nghiệp nói trên cùng sử dụng khu đất, thành lập Công ty Quảng trường Quốc tế thuê 8.921,6m2 đất trong 50 năm để thực hiện dự án.
Theo kết luận của Thanh tra TP.HCM tại dự án vào ngày 30/12/2021, Công ty Công trường Quốc tế đã bỏ ra 30,3 tỷ đồng để bồi thường, hỗ trợ tài sản trên đất cho các doanh nghiệp và người dân. Cụ thể, Công ty Vận tải biển Sài Gòn nhận 2,5 tỷ đồng, Công ty May Sài Gòn 3 nhận 6,3 tỷ đồng, Sawaco nhận 4,3 tỷ đồng và 3 hộ dân nhận 17 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tài sản vật kiến trúc trên đất của Sawaco là tài sản thuộc sở hữu Nhà nước nhưng đơn vị này tự thuê đơn vị tư vấn xác định để nhận đền bù 4,3 tỷ đồng là sai quy định.
Về cung cấp chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc cho dự án, Thanh tra TP.HCM cho rằng Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM tham mưu, cung cấp chỉ tiêu về hệ số sử dụng đất, tầng cao của dự án bằng nhiều văn bản thiếu nhất quán.
Ngoài ra, trong khu đất dự án có công trình Thuỷ đài gần 500m2, là di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh của thành phố nhưng sở này chưa đề xuất UBND TP.HCM điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tại dự án cho phù hợp.
Khu đất gần 9.000m2 của dự án có 3 mặt tiền đường. Trong ảnh là mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch. |
Thanh tra TP.HCM cho rằng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP.HCM chưa thực hiện đầy đủ về việc xác định và thu tiền thuê đất của Công ty Quảng trường Quốc tế từ năm 2015 đến nay, làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu ngân sách.
Riêng tiền thuê đất từ tháng 7/2009 đến tháng 4/2015 là 31,5 tỷ đồng, đến nay Công ty Công trường Quốc tế vẫn chưa thực hiện.
Việc Công ty Quảng trường Quốc tế cho 9 đơn vị, cá nhân thuê mặt bằng tại khu đất triển khai dự án để thu 56 tỷ đồng khi chưa ký hợp đồng thuê đất và chưa được cấp GCNQSDĐ là vi phạm Luật Đất đai.
Về góp vốn điều lệ, Công ty Quảng trường Quốc tế lập hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày 12/5/2011 báo cáo cổ đông đã nộp đủ vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến ngày 15/12/2014, Công ty Vận tải biển Sài Gòn nộp thêm 6 tỷ đồng mới đủ 300 tỷ đồng.
Sau khi UBND TP.HCM cho thuê đất, 3 cổ đông là Saigon Co.op, Công ty May Sài Gòn 3 và Công ty Vận tải biển Sài Gòn (chiếm 70% vốn điều lệ) đã chuyển nhượng cổ phần cho Công ty TNHH Bất động sản Thiên Thanh để thu lợi.
Thanh tra TP.HCM cho rằng, việc 3 cổ đông nói trên thoái vốn để thu lợi là thực hiện không đúng theo chủ trương của UBND Thành phố.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty Quảng trường Quốc tế như nói trên, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi giao người đứng đầu Sở TN&MT, Sở Quy hoạch – Kiến trúc và Cục thuế Thành phố tổ chức kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân thời kỳ liên quan;
Giao Giám đốc Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình UBND Thành phố để thu hồi, huỷ bỏ các quyết định năm 2009 và năm 2015. Sau đó, tham mưu xử lý khu đất theo quy định.
Trường hợp Công ty Quảng trường Quốc tế và các đơn vị, cá nhân có liên quan thực hiện không đầy đủ chỉ đạo của UBND TP.HCM (không bàn giao khu đất, không thực hiện nghĩa vụ tài chính liên quan kịp thời), dẫn đến gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước, Cục thuế TP.HCM tổng hợp, báo cáo đề xuất UBND TP.HCM xử lý chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra Công an TP.HCM để làm rõ.
Với tập thể, cá nhân thuộc diện Thành phố quản lý có liên quan đến những thiếu sót, sai phạm theo kết luận thanh tra nêu, Chủ tịch UBND TP.HCM giao Sở Nội vụ phối hợp với Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ tổ chức kiểm điểm trách nhiệm, xử lý.
4 lô đất có tổng diện tích 30.000m2 tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM được bán đấu giá thành công trong ngày 10/12, có doanh nghiệp trả giá 2,4 tỷ đồng/m2.
" alt=""/>Chủ đầu tư nhiều sai phạm, TP.HCM quyết thu hồi dự án 9.000m2 ‘đất vàng’ ở Hồ Con RùaTuy nhiên, do F0 còn tăng, F1 phát sinh sẽ tăng rất nhiều, theo ông Tuấn, các khu cách ly tập trung có thể nhanh quá tải. Ông đề xuất TP cho thí điểm F1 đủ điều kiện được cách ly tại nhà và nhanh chóng tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em 12-17 tuổi.
Phường Phú Đô đã dừng và hạn chế tất cả hoạt động theo quy định của cấp độ 4. Ông Tuấn thông tin, địa phương áp dụng hai biện pháp chính là phong tỏa và xét nghiệm để dập dịch. Theo đó, phong tỏa 3 tổ dân phố với 288 hộ dân, tổng số 1.350 người, xét nghiệm 3 ngày một lần. Người dân trong khu phong tỏa đến nay đã được lấy xét nghiệm lần 2.
Ông Tuấn nhấn mạnh, Ban chỉ đạo chống dịch quận đã quán triệt, phong tỏa phải đảm bảo quản lý chặt vòng trong. Lực lượng chốt trực khu phong tỏa có 56 người, bao gồm cả dân quân, công an... và các phường khác hỗ trợ.
Trước những diễn biến phức tạp về dịch bệnh, trạm y tế lưu động tại phường Phú Đô với 5 cán bộ y tế đã sẵn sàng kích hoạt. Trong trường hợp dịch lan rộng, địa phương sẽ bổ sung thêm 1 trạm y tế lưu động.
Chuỗi lây nhiễm Covid-19 tại phường Phú Đô được phát hiện vào ngày 4-5/11. Trong 2 ngày này, qua xét nghiệm những người biểu hiện ho, sốt tới Trạm Y tế phường Phú Đô khai báo rải rác đã ghi nhận tới 5 ca dương tính SARS-CoV-2, đều trú tại tổ dân phố 1.
Từ nhóm bệnh nhân trên, quận Nam Từ Liêm quyết định làm xét nghiệm diện rộng, gồm người thuộc diện liên quan F0 và một số đối tượng nguy cơ trên địa bàn phường Phú Đô (người bán hàng ở mặt đường, mặt ngõ). Kết quả phát hiện thêm nhiều F0 thuộc địa bàn tổ dân phố 1 và các tổ dân phố khác. Trong đó, có một số trường hợp là trẻ em.
Ổ dịch được đánh giá có nguy cơ lây lan lớn do khu vực này nhiều ngõ ngách nhỏ hẹp, nhà san sát nhau, liền tường, dân cư đông đúc. Hơn nữa, khu vực Phú Đô trước đây là làng, người dân vẫn theo văn hóa làng xã, các hộ gia đình thường xuyên giao lưu, tiếp xúc.
Thời gian qua, người dân giao thương, gặp gỡ, đi lại tự do rất nhiều, nguy cơ lây nhiễm càng lớn, gây khó khăn cho việc tổ chức truy vết của lực lượng y tế.
Nhận định về chuỗi lây nhiễm trên, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho biết, ý thức của người dân là yếu tố quan trọng nhất thời điểm này để khống chế dịch bệnh.
“Tất cả người dân, đặc biệt là người trong khu vực ổ dịch cần tuân thủ tuyệt đối thông điệp 5K, không được chủ quan. Chỉ có 5K mới giúp cắt đứt chuỗi lây nhiễm”, PGS Phu nói. Đặc biệt, người dân nên trung thực khai báo y tế. Chủ động khai báo với y tế địa phương nếu từng tiếp xúc với các ca F0, F1; khai báo khi có biểu hiện ho sốt, nghi nhiễm Covid-19.
Trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4), địa bàn Hà Nội đã ghi nhận tổng số 6.043 ca Covid-19, gồm 2.271 trường hợp phát hiện ngoài cộng đồng và 3.772 người được cách ly từ trước. Một tuần gần đây, mỗi ngày TP có trung bình khoảng trên 140 ca nhiễm mới, số ca cộng đồng rất lớn. Số nhiễm lớn nhất là ngày 9/11 với 222 ca Covid-19, 105 F0 cộng đồng.
>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội mới nhất
Triều Dương
Khu vực phường Phú Đô có nhiều ngõ ngách nhỏ hẹp, nhà san sát, liền tường, dân cư đông đúc. Bên cạnh đó, người dân sinh hoạt theo văn hóa làng xã, thường xuyên giao lưu, tiếp xúc, là nguy cơ bùng dịch rộng.
" alt=""/>Phường Phú Đô đang ở đỉnh dịch CovidVietNamNet gửi đến quý độc giả diễn biến trận đấu thuộc khuôn khổ vòng 35 Ngoại hạng Anh giữa Aston Villa vs MU, diễn ra lúc 20h05 ngày 9/5.
" alt=""/>Nhận định bóng đá Aston Villa vs MU: Quỷ đỏ vượt khó