Trò chơi điện tử là “mỏ dầu” mới của tương lai?
Bên cạnh những ngành công nghiệp số quen thuộc như thương mại điện tử, thanh toán điện tử và trò chơi điện tử đang nổi lên như một hiện tượng. Thực tế cho thấy, thị trường thể thao điện tử đã và đang trở thành miếng bánh hấp dẫn bất chấp bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Báo cáo mới nhất của App Annie phối hợp cùng IDC cho thấy, lượt tải các trò chơi điện tử trên toàn cầu trong Quý 1/2021 đã tăng 30% so với Quý 4/2019, đạt doanh thu 1,7 tỷ USD/tuần. Con số này tăng 40% so với giai đoạn trước đại dịch.
Khi nhận thấy tiềm năng của ngành công nghiệp trò chơi điện tử, các cường quốc dầu mỏ Trung Đông đã đổ dòng vốn lớn đầu tư, thậm chí còn định hướng để trò chơi điện tử trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hậu kỷ nguyên dầu mỏ.
Nhiều nước Trung Đông đang có những chính sách nhằm khuyến khích sự phát triển của eSports như một ngành kinh tế hậu dầu mỏ.
Dự kiến trong 5 năm tới, ngành công nghiệp trò chơi điện tử sẽ đạt mức tăng trưởng 300 tỷ USD mỗi năm, tốc độ mà khó có ngành công nghiệp nào sánh kịp. Trong mắt các nền kinh tế vùng Vịnh, đây là những nguồn lợi nhuận khổng lồ mà họ không thể bỏ qua, đủ sức thay thế cho dầu mỏ.
Tại các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, những đặc khu kinh tế còn được lập ra, dành riêng cho các nhà phát triển game, với các chính sách ưu tiên đặc biệt để tạo ra môi trường lý tưởng cho sự ra đời của những tựa game có khả năng xuất khẩu ra thế giới.
Không chỉ được ưu tiên trong phát triển kinh tế, sản xuất trò chơi điện tử còn được định hướng là một trong những bước đi gia tăng sức mạnh mềm của một số quốc gia. Nhiều quốc gia Ả rập kỳ vọng tiếp cận người dân ở khắp nơi trên thế giới thông qua các trò chơi điện tử mang đậm văn hóa bản địa.
Thể thao điện tử: Ngành kinh doanh có giá trị tỷ USD
Dựa trên nền tảng là các trò chơi điện tử được sản xuất công phu và hạ tầng kết nối Internet ngày càng hiện đại, thể thao điện tử (eSports) đang dần trở thành một ngành kinh tế quan trọng với 495 triệu người theo dõi trên toàn cầu. Lĩnh vực này tạo ra nguồn doanh thu gần 1 tỷ USD năm 2020 và đóng góp ngày càng quan trọng trong nền kinh tế số.
Trên thực tế, thể thao điện tử không phải là bộ môn hoàn toàn trực tuyến. Thế nhưng sau tác động của đại dịch Covid-19, thể thức thi đấu của bộ môn này đã thay đổi. Các vận động viên thể thao điện tử giờ đây có thể định danh và thi đấu từ xa với sự hỗ trợ của các công nghệ chống gian lận chuyên nghiệp.
Xu hướng này đã cho phép các giải đấu thể thao điện tử được vận hành trơn tru mà không gặp trở ngại trên toàn cầu. Đơn cử như tại giải vô địch Liên Minh Huyền Thoại Châu Âu, nhà sản xuất Riot Games đã giải quyết vấn đề tổ chức từ xa chỉ trong một thời gian ngắn.
Kết quả là, số lượt xem trực tuyến của giải đấu này đã đạt con số rất khả quan, tiếp cận hơn 12 triệu người trên mạng xã hội bất chấp sự gián đoạn do Covid-19.
Theo Newzoo dự báo, số lượng người theo dõi eSports trên toàn cầu sẽ cán mốc 646 triệu người trong năm 2023, với kì vọng doanh thu đạt gần 1,6 tỷ USD.
Kinh tế số Việt Nam và cơ hội vàng từ thể thao điện tử
Theo báo cáo của Cục Phát Thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin & Truyền thông), doanh thu của ngành công nghiệp trò chơi điện tử tại Việt Nam năm 2020 cán mốc 12.000 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với năm 2015. Các doanh nghiệp trong ngành cũng nộp ngân sách gấp 2,5 lần so với thời điểm đó.
Về số lao động, mức tăng trưởng của ngành trò chơi điện tử còn ấn tượng hơn. Từ 7.000 nhân lực trong lĩnh vực này vào năm 2015, đến nay, ngành công nghiệp trò chơi điện tử tại Việt Nam đã tạo ra việc làm cho 25.000 lao động.
Mặc dù 2020 là năm dịch bệnh bùng phát, gây gián đoạn tới rất nhiều ngành nghề, ngành công nghiệp trò chơi điện tử vẫn được đánh giá là một trong số ít ngành kinh tế có chỉ số tăng trưởng dương và thị trường lao động ổn định.
Thể thao điện tử đang dần trở thành một phần quan trọng trong nền kinh tế số.
Theo báo cáo Ứng dụng di động Việt Nam năm 2021 của Appota, trò chơi điện tử thuộc nhóm ứng dụng có lượt tải nhiều nhất trên cả 2 chợ ứng dụng IOS(chiếm 41,2%) và Android (chiếm 64,5%). Con số trên thể hiện rất rõ tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp “không khói” này.
Sách trắng Thể thao điện tử Việt Nam 2021 do Hiệp hội Thể thao điện tử giải trí Việt Nam VIRESA phát hành cũng chỉ ra rằng, thị trường trò chơi điện tử Việt Nam ước tính có 40 triêu người chơi năm 2020. Trong đó, khoảng 18 triệu người từng chơi các bộ môn eSports, chiếm gần 28% số người sử dụng Internet trên di động và gần như 100% trong số đó sử dụng 3G/4G.
Với nhu cầu giải trí ngày càng lớn cùng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng đồ họa của các games di động, người dùng sẽ tìm đến 5G để có những trải nghiệm mượt mà hơn. Việc thương mại hóa 5G tại Việt Nam vì thế sẽ trở thành cơ hội vàng để eSports phát triển.
Ở chiều ngược lại, lượng người chơi và theo dõi khổng lồ của eSports cũng sẽ mang tới lượng khách hàng tiềm năng cả về số lượng người sử dụng lẫn lượng tiêu thụ data cho các nhà cung cấp dịch vụ mạng 5G.
Tốc độ Internet di động Việt Nam thuộc top đầu khu vực. Đây là điều kiện vàng để phát triển các bộ môn eSports tại Việt Nam.
Thể thao điện tử là lĩnh vực thu hút mạnh mẽ sự đầu tư của nguồn lực kinh tế tư nhân từ khâu tổ chức, vận hành, đào tạo cho đến tài trợ, truyền thông, phát sóng.
Tính đến tháng 12/2020, tổng tiền thưởng từ eSports tại Việt Nam đã đạt 4 triệu USD. Đây là con số ấn tượng bởi Việt Nam chỉ mới tiếp cận với ngành thể thao điện tử khoảng vài năm trở lại đây.
Ở thị trường này, nhóm người chơi thuộc thế hệ Gen Z (13-22 tuổi) tuy chưa phải nhóm có thu nhập ổn định nhưng cũng đã sẵn sàng chi tiêu cho các bộ môn eSports. Hiện có khoảng 51-57% người chơi từ 13-22 tuổi chi tiêu trong thị trường này. Đây là minh chứng cho thấy tiềm năng tăng trưởng lớn trong tương lai của eSports khi nhóm đối tượng này tự chủ hơn về thu nhập.
Trong thời đại 4.0, kinh tế số đang là mũi nhọn tăng trưởng tại nhiều nơi trên thế giới. Trong đó, sự phát triển mang tính đột phá của các ngành công nghiệp mới như trò chơi điện tử, thể thao điện tử,… đã trở thành “phao cứu hộ bền vững” cho nền kinh tế thời kì Covid-19 và hậu Covid-19.
Với dân số trẻ cùng sự phổ biến của dịch vụ Internet, Việt Nam có cơ hội và tiềm năng rất lớn để phát triển mạnh trong lĩnh vực này. Tất nhiên, trò chơi điện tử và thể thao điện tử chỉ có thể phát triển mạnh tại Việt Nam nếu chúng ta coi đây là một lĩnh vực cần tập trung đầu tư phát triển trong nền kinh tế số.
Trọng Đạt
" alt=""/>Thể thao điện tử và cơ hội tỷ USD cho kinh tế số Việt NamCùng với đó, thay vì tên miền tiếng Việt chỉ triển khai cấp 2 dưới tên miền “.vn”, dự thảo Thông tư mới mở rộng thêm tiếng Việt dưới toàn bộ các đuôi tên miền dùng chung. Với đề xuất này, tới đây các chủ thể có thể được đăng ký tên miền tiếng Việt theo dạng BáoDântrí.net.vn, Tàinguyên.com.vn… thay vì chỉ là Dântrí.vn, Tàinguyên.vn như hiện giờ.
Vòng đời tên miền “.vn” cũng được đề xuất điều chỉnh, thu ngắn khoảng thời gian chờ gia hạn trước khi giải phóng tên miền từ 30 ngày xuống còn 20 ngày. Mục đích là để tăng hiệu quả tái sử dụng tên miền quốc gia “.vn”.
Đặc biệt, dự thảo Thông tư mới bổ sung quy định: Khuyến khích hoạt động khởi nghiệp, phát triển kinh tế số thông qua ưu đãi về phí, lệ phí đăng ký sử dụng tên miền dưới “.id.vn” với chủ thể cá nhân là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 18 đến 23. Ưu đãi về phí, lệ phí trong đăng ký sử dụng tên miền dưới “.biz.vn” với doanh nghiệp có thời gian thành lập trong vòng 1 năm tính đến thời điểm đăng ký tên miền. Thời hạn ưu đãi tối đa cho cả 2 đối tượng đăng ký nêu trên là 2 năm.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt vươn ra thế giới
Cũng tại dự thảo Thông tư mới, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt vươn tầm cung cấp dịch vụ cho khu vực, trên toàn cầu. VNNIC đã đề xuất sửa đổi quy định về định tuyến và sử dụng IP (địa chỉ Internet), ASN (số hiệu mạng).
Dự thảo Thông tư mới của Bộ TT&TT hướng tới việc mở rộng không gian phát triển cho tài nguyên Internet, gắn với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và chuyển đổi số (Ảnh minh họa: tenmien.vn). |
Theo đó, bổ sung thêm trường hợp được phép định tuyến các vùng IP được cấp bởi các Tổ chức quản lý địa chỉ quốc tế, không cấp bởi Bộ TT&TT trên mạng Internet Việt Nam. Quy định hiện nay chỉ cho phép khi kết nối với cổng quốc tế.
Cụ thể, nếu doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ cho tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài mà tổ chức, doanh nghiệp đó có hệ thống mạng phạm vi quốc tế và triển khai mở rộng tại Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam sẽ được định tuyến các vùng IP quốc tế của tổ chức, doanh nghiệp quốc tế là khách hàng của mình để đảm bảo tính kết nối, thống nhất cho mạng khách hàng trên toàn cầu.
Dự thảo Thông tư mới còn quy định mở rộng phạm vi sử dụng IP, ASN mà Bộ TT&TT đã cấp cho doanh nghiệp Việt Nam.
Thay vì chỉ cho phép sử dụng IP, ASN đã cấp trong phạm vi mạng trong nước như hiện nay, VNNIC đề xuất cho phép doanh nghiệp Việt Nam có hệ thống mạng tại Việt Nam mà cần mở rộng ra ngoài lãnh thổ được phép sử dụng IP, ASN được cấp bởi Bộ TT&TT cho mạng của mình đặt ngoài lãnh thổ Việt Nam để quảng bá định tuyến với các nhà cung cấp ở nước ngoài và cung cấp dịch vụ ở nước ngoài.
“Việc mở rộng này nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiêp Việt Nam vươn tầm, cung cấp dịch vụ phạm vi quốc tế mà vẫn đảm bảo được tính thống nhất của mạng, dịch vụ của mình”, đại diện VNNIC lý giải.
Vân Anh
Gần đây, nhiều cơ quan, tổ chức bị các đối tượng xấu lập website giả mạo trang thông tin điện tử để lừa người dùng. Đây là vấn nạn phổ biến, ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh các đơn vị.
" alt=""/>Đề xuất ưu đãi phí, lệ phí đăng ký tên miền để khuyến khích phát triển kinh tế sốTheo MIT, có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm ra người mắc Covid-19 bằng tiếng ho. Điều này được thực hiện thông qua việc dạy AI học bằng cách “nghe” hàng nghìn mẫu tiếng ho của người nhiễm và không nhiễm Covid-19.
Hệ thống AI sẽ nhận biết các đặc điểm chung trong tiếng ho của người bị tổn thương phổi, từ đó tìm ra người nhiễm Covid-19. Những đặc điểm này bao gồm các tín hiệu mà tai người bình thường khi nghe không thể phân biệt được.
Thực tế cho thấy, giải pháp của MIT có thể giúp nhận diện người nhiễm Covid-19 với độ chính xác lên tới 97%. Giải pháp này sau đó được đăng ký với Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và đang chờ thẩm định, cấp phép để đưa vào sử dụng.
Chuyên gia Việt bắt tay dạy AI tìm Covid-19 bằng tiếng ho
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát, một nhóm các nhà khoa học Việt Nam gồm Tiến sĩ Vũ Xuân Sơn (Đại học Umea - Thụy Điển), Tiến sĩ Vũ Hữu Tiệp (kỹ sư Machine Learning tại Google), Tiến sĩ Harry Nguyen (Đại học Glassgow - Anh),... đã bắt tay triển khai dự án dùng AI phân tích tiếng ho.
Dự án của nhóm các nhà khoa học Việt lấy tên AICOVIDVN. Mục đích là phát triển một công cụ giúp cơ quan chức năng có thể tìm ra người nghi nhiễm Covid-19 nhanh chóng và dễ dàng.
Cụ thể, khi người nghi nhiễm ho vào bộ thu tiếng trên điện thoại, AI sẽ phân tích tiếng ho và đưa ra chẩn đoán xem họ có bị mắc Covid-19 hay không.
Một nhóm các nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu việc dùng tiếng ho để tìm người mắc Covid-19. |
Theo đội ngũ nghiên cứu của AICOVIDVN, giải pháp của họ sẽ giúp phân loại, tìm ra người nhiễm Covid-19 nhanh chóng và không cần xét nghiệm. Cách làm này cũng giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo tại khu vực xét nghiệm khi phải tập trung đông người.
Hiện dự án đã tiếp cận được với nguồn dữ liệu là 1.700 mẫu ghi âm tiếng ho của người nhiễm Covid-19. Đây là những mẫu ghi âm tiếng ho của các bệnh nhân Covid-19 tại Thụy Sĩ và Ấn Độ. Ngoài ra, AICOVIDVN còn có thêm dữ liệu tiếng ho của một số nguồn mở khác.
Tính đến tháng 6/2021, AICOVIDVN đã xử lý làm sạch và gán nhãn 7.000 mẫu dữ liệu. Dự án cũng quy tụ được khoảng 200 chuyên gia về lĩnh vực AI và một số nhà sáng lập của các công ty công nghệ Việt.
AICOVIDVN đang trong quá trình thu thập dữ liệu tiếng ho và xử lý để dạy AI cách nhận biết tiếng ho của người nhiễm Covid-19. |
Trong tổng số nhiều công trình nghiên cứu tham gia, giải pháp dẫn đầu của dự án AICOVIDVN đã đạt độ chính xác lên tới 91% trong việc nhận biết tiếng ho để tìm người nhiễm Covid-19.
Tuy vậy, theo nhóm phát triển, các giải pháp của AICOVIDVN còn cần thêm nhiều dữ liệu để nâng cấp. Ngoài ra, các sản phẩm của dự án phải được thẩm định y khoa, hiệu chỉnh để loại bỏ sai sót chuyên môn.
AICOVIDVN đang có kế hoạch kêu gọi đóng góp 10.000 bản thu tiếng ho từ cộng đồng. Trong số này, dự án cần khoảng từ 100 - 500 mẫu bản thu tiếng ho của người nhiễm Covid-19.
Cộng đồng có thể đóng góp nguồn dữ liệu cho dự án bằng cách ghi âm tiếng ho và gửi lên nhóm Zalo theo đường link. |
Dự kiến, đến cuối tháng 8/2021, giải pháp của AICOVIDVN sẽ được chuyển giao cho các cơ quan chức năng thẩm định và nâng cấp. Nhóm nghiên cứu tin rằng, công cụ của họ có thể giúp phát hiện được ca bệnh ở nhiều giai đoạn khác nhau, kể cả khi chưa có triệu chứng.
Bằng biện pháp đó, các cơ quan chức năng có thể tìm ra những người nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, nhanh chóng khoanh vùng và giảm tải công việc cho các bác sĩ và đội ngũ tuyến đầu chống dịch.
Nhóm phát triển hy vọng công trình của họ sẽ được kết hợp với những cuộc gọi robocall nhằm tìm người nhiễm Covid-19. Ngoài ra, nhóm phát triển muốn kết nối với các đơn vị xây dựng app để tạo ứng dụng giúp người dân tự kiểm tra tình hình sức khỏe của mình.
Trọng Đạt
Người dân có nhu cầu tiêm vắc xin Covid-19 có thể đăng ký theo biểu mẫu và gửi về UBND xã, phường, thị trấn mà mình cư trú. Ngoài ra, người dân cũng có thể đăng ký tiêm vắc xin Covid-19 bằng ứng dụng ngay trên smartphone.
" alt=""/>Việt Nam nghiên cứu dùng tiếng ho để tìm người mắc Covid