Nhận định, soi kèo Incheon vs Gwangju, 14h30 ngày 20/5
(责任编辑:Kinh doanh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Strasbourg vs Lille, 01h00 ngày 26/01: Ca khúc khải hoàn
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thị trưởng thành phố New York Eric Adams Việt Nam coi trọng thúc đẩy hợp tác với New York, trung tâm thương mại, tài chính hàng đầu thế giới và sẽ bảo đảm quyền lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh của Mỹ nói chung và New York nói riêng tại Việt Nam.
Thủ tướng bày tỏ hài lòng về những bước phát triển mạnh mẽ và thực chất trong quan hệ hợp tác giữa thành phố New York và các cơ quan, địa phương của Việt Nam, trong đó có hợp tác giáo dục – đào tạo với số lượng trên 1.500 du học sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu tại các trường đại học tại bang New York.
Nhấn mạnh thành phố New York là một trong những khu vực có cộng đồng đông đảo người Việt sinh sống, học tập và làm việc, Thủ tướng cảm ơn chính quyền thành phố New York đã quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở sở tại.
Theo Thủ tướng, dư địa để thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa New York và các địa phương, cơ quan của Việt Nam vẫn còn rất lớn, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, đầu tư, giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…
TP.HCM và New York thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác
Bày tỏ vui mừng về việc TP.HCM và thành phố New York ký kết Biên bản thiết lập quan hệ hữu nghị hợp tác, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là minh chứng sinh động cho quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - Mỹ nói chung cũng như giữa các địa phương của hai nước nói riêng.
Thủ tướng mong muốn sẽ có thêm nhiều quan hệ hợp tác giữa các địa phương của hai nước được thiết lập trong thời gian tới và mời Thị trưởng sớm thăm lại Việt Nam.
Thị trưởng thành phố New York Eric Adams nhiệt liệt chào mừng và bày tỏ vinh dự được đón Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới thăm thành phố New York trong bối cảnh hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững nhân chuyến thăm Việt Nam lịch sử của Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua.
Thị trưởng chia sẻ đã từng thăm Việt Nam và luôn lưu giữ những kỷ niệm, ấn tượng hết sức tốt đẹp về đất nước, con người Việt Nam và mong muốn sớm thăm lại Việt Nam.
Chia sẻ và nhất trí với các ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Eric Adams khẳng định New York coi trọng và sẵn sàng tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác hiệu quả, thực chất với Việt Nam, đóng góp tích cực hơn nữa cho sự phát triển chung của quan hệ hai nước cũng như quan hệ giữa New York và TP.HCM. Trong đó, đặc biệt trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo, bảo vệ môi trường, giao lưu thế hệ trẻ…
Thị trưởng New York khẳng định sẽ có các biện pháp hỗ trợ TP.HCM, góp phần đưa thành phố trở thành một trung tâm tài chính mạnh của khu vực và quốc tế.
Thủ tướng nghe các chuyên gia hàng đầu của Mỹ hiến kế để Việt Nam giàu mạnh
Trước ý kiến góp ý của các chuyên gia hàng đầu của Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình “cần lựa chọn ưu tiên” để Việt Nam giàu mạnh, trong đó tập trung vào những ngành mới nổi là kinh tế số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ." alt="New York sẽ hỗ trợ, góp phần đưa TP.HCM thành trung tâm tài chính mạnh" />- Nhận lời mời của Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Thủ tướng Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam thăm chính thức Australia.
Sáng 7/3, sau lễ đón với nghi thức cao nhất dành cho người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm sâu rộng với Thủ tướng Australia Anthony Albanese.
VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia.
TUYÊN BỐ CHUNG VỀ VIỆC NÂNG CẤP QUAN HỆ LÊN
ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ AUSTRALIA
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, Việt Nam và Australia đã xây dựng mối quan hệ vững chắc và toàn diện trên cơ sở tin cậy chiến lược và hiểu biết lẫn nhau. Quan hệ Đối tác Chiến lược giữa Việt Nam và Australia công bố năm 2018 đã góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ trên tất cả các lĩnh vực. Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước được củng cố thông qua sự bổ trợ lẫn nhau của hai nền kinh tế, sự tương đồng về lợi ích và gắn kết sâu sắc giữa nhân dân hai nước.
Hai bên chia sẻ tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bao trùm, ổn định, hòa bình, tự cường và thịnh vượng, không bị ép buộc, nơi độc lập, chủ quyền và luật pháp quốc tế được tôn trọng. Hai bên nhất trí tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc, và coi đây là nền tảng của hòa bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai bên ghi nhận tầm quan trọng của khả năng chung của hai nước trong việc ứng phó với những thay đổi trong khu vực và cùng nhau giải quyết các thách thức chung.
Nhận thấy mối quan hệ hai nước hiện nay đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, ngài Anthony Albanese, Thủ tướng Australia và ngài Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược toàn diện tại Đối thoại lãnh đạo thường niên vào ngày 7/3/2024,nhân chuyến thăm chính thức Australia của ngài Phạm Minh Chính từ 7-9/3/2024. Điều này phản ánh kỳ vọng ở tầm mức cao đối với mối quan hệ hợp tác ngày càng sâu sắc giữa hai nước.
Với việc tuyên bố quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện, Chính phủ hai nước cam kết tiếp tục phát triển quan hệ trên tất cả các lĩnh vực và thúc đẩy mối quan hệ được nâng cấp trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng hệ thống chính trị của mỗi nước.
LÀM SÂU SẮC HƠN HỢP TÁC CHÍNH TRỊ, QUỐC PHÒNG, AN NINH VÀ TƯ PHÁP
Hai bên tiếp tục cam kết duy trì các cuộc tiếp xúc cấp cao thường xuyên trên tất cả các kênh giữa Đảng Cộng sản, Chính phủ, Quốc hội Việt Nam với các chính đảng, Chính phủ và Quốc hội Australia; cũng như các cơ chế hợp tác song phương, trong đó có Đối thoại lãnh đạo thường niên.
Hai bên ghi nhận quan hệ hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và tư pháp, đóng góp cho hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực thông qua giáo dục và đào tạo, trao đổi chuyên môn và hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình, cùng nhiều hoạt động khác. Hai bên sẽ hợp tác chặt chẽ để mở rộng các chương trình hợp tác này, bao gồm việc nâng cấp hợp tác gìn giữ hòa bình lên Đối tác Gìn giữ hòa bình và nâng cấp Đối thoại an ninh cấp thứ trưởng hiện nay lên cấp bộ trưởng.
Hai bên cam kết thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật, hợp tác tình báo thông qua hợp tác chặt chẽ hơn giữa lực lượng cảnh sát, cơ quan hàng hải và biên giới của hai nước nhằm xác định và ngăn chặn các loại tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia có thể ảnh hưởng tới lợi ích chung của hai nước, bao gồm buôn bán người, buôn bán ma túy, rửa tiền, khủng bố và tài trợ khủng bố, tội phạm mạng, bóc lột tình dục. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác về các vấn đề pháp lý và tư pháp mà hai bên cùng quan tâm.
Hai bên cam kết mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực như công nghiệp quốc phòng, an ninh hàng hải, chia sẻ thông tin và tình báo; tăng cường hợp tác hàng hải, bao gồm hợp tác về quản lý tài nguyên biển bền vững và chống đánh bắt cá trái phép, không kiểm soát và không báo cáo; tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh mạng và công nghệ thiết yếu, bao gồm việc thông qua những sáng kiến xây dựng năng lực mạng để giải quyết các mối đe dọa an ninh mạng.
Hai bên tiếp tục triển khai tốt việc chia sẻ thông tin và dự báo về các vấn đề chiến lược hai bên cùng quan tâm liên quan đến an ninh và lợi ích quốc gia của mỗi nước.
THÚC ĐẨY GẮN KẾT KINH TẾ
Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ thương mại và đầu tư song phương, tăng cường hợp tác kinh tế, tạo dựng môi trường thương mại và đầu tư cởi mở hơn thông qua hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu. Hai bên công nhận nhu cầu xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và hướng tới đa dạng hóa thương mại để tăng cường năng lực chống chịu của nền kinh tế. Hai bên tái khẳng định cam kết thực hiện đầy đủ và hiệu quả Chiến lược tăng cường hợp tác kinh tế Việt Nam-Australia, bổ trợ bằng việc triển khai Chiến lược kinh tế Đông Nam Á tới năm 2040 của Australia.
Hai bên thừa nhận tầm quan trọng của đầu tư chất lượng cao để hỗ trợ thúc đẩy thịnh vượng chung, kỹ năng và đổi mới sáng tạo, tăng trưởng xanh, năng suất, giao lưu nhân dân, trao quyền kinh tế cho phụ nữ và tăng trưởng kinh tế bao trùm cho tất cả mọi người trong sự đa dạng của họ. Hai bên sẽ thúc đẩy các biện pháp tiếp cận thị trường và tạo thuận lợi thương mại cho cả hai nước trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp. Hai bên khẳng định cam kết tăng cường trao đổi lao động thông qua việc tạo cơ hội cho công dân Việt Nam làm việc tại Australia và công dân Australia làm việc tại Việt Nam.
Hai bên cũng thừa nhận tầm quan trọng của việc thúc đẩy môi trường kinh doanh và pháp lý minh bạch, bao gồm hỗ trợ đầu tư và tài chính bền vững thông qua thị trường vốn và các cơ chế khác.
Hai bên tiếp tục hợp tác chặt chẽ để đề cao hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ, không phân biệt đối xử, công bằng, bao trùm, bình đẳng, minh bạch, và coi hệ thống thương mại đa phương là nền tảng cho môi trường thương mại quốc tế mở dựa trên nguyên tắc thị trường, với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đóng vai trò trung tâm. Hai bên tái khẳng định cam kết trong việc củng cố và cải tổ WTO, bao gồm cả các cơ chế giải quyết tranh chấp.
Hai bên tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ các hiệp định mà hai nước là thành viên, bao gồm Hiệp định Thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác tại các cơ chế quốc tế khác như các cơ chế do ASEAN dẫn dắt, Hội nghị Á-Âu (ASEM), WTO, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF) để xây dựng môi trường thương mại và đầu tư ổn định, có thể dự đoán, bao trùm, minh bạch và tạo dựng lòng tin doanh nghiệp đối với mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ giữa hai nước, đồng thời giải quyết các thách thức thương mại mới và mới nổi.
Hai bên công nhận vai trò thiết yếu của các các tiêu chuẩn quốc tế và các phương pháp kiểm soát thực hành tốt nhất nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao sự tự cường và giải quyết các thách thức kinh tế, xã hội và môi trường toàn cầu. Hai bên khẳng định cam kết chung nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và tiếp thu các tiêu chuẩn quốc tế.
Hai bên cam kết tăng cường hơn nữa hợp tác nông nghiệp thông qua việc thúc đẩy thương mại và đầu tư, hợp tác giải quyết các thách thức chung trong khu vực và đẩy mạnh các sáng kiến hợp tác kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển năng lực nhằm hỗ trợ các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp trở nên cạnh tranh, tự cường và bền vững hơn.
Hai bên ghi nhận Australia là quốc gia cung cấp hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lâu năm cho Việt Nam. Australia sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển thông qua các chương trình/dự án hợp tác trong khuôn khổ song phương, tiểu vùng và khu vực, tập trung vào các lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hai bên ghi nhận những đóng góp liên tục của các tổ chức xã hội đối với chương trình nghị sự kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hai bên công nhận tầm quan trọng của việc cung cấp vốn ODA kịp thời, hiệu quả và cam kết đảm bảo quy trình phê duyệt nội bộ hợp lý để đáp ứng mục tiêu này.
XÂY DỰNG TRI THỨC VÀ KẾT NỐI NHÂN DÂN
Hai bên công nhận vai trò then chốt của giao lưu nhân dân trong thúc đẩy quan hệ song phương và ghi nhận việc tăng cường gắn kết giữa cộng đồng và các tổ chức hữu nghị của nhân dân hai nước.
Hai bên công nhận đóng góp quan trọng của quan hệ đối tác tri thức và đổi mới sáng tạo đối với quan hệ hai nước và việc cải thiện đời sống người dân hai nước, cam kết tăng cường sự tham gia và vai trò lãnh đạo của các nhóm yếu thế, phụ nữ và trẻ em gái trong tất cả các lĩnh vực hợp tác.
Hai bên cam kết hợp tác để hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam và tìm kiếm các cơ hội tăng cường hợp tác giáo dục và đào tạo thông qua đối thoại, cơ chế hợp tác, liên kết thể chế. Hai bên sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác và đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam để hỗ trợ các trường đại học Australia mở phân hiệu tại Việt Nam.
Hai bên cam kết hợp tác để hỗ trợ hình thành kỹ năng, bao gồm thông qua việc hỗ trợ Việt Nam phát triển các khuôn khổ và chính sách quốc gia nhằm khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống giáo dục và dạy nghề hiệu quả. Hai bên cũng khuyến khích hợp tác giữa các tổ chức giáo dục dạy nghề của Australia và Việt Nam và với khu vực tư nhân Việt Nam.
Hai bên hoan nghênh và tìm kiếm các cơ hội nhằm tăng cường đi lại và du lịch giữa hai nước. Hai bên cam kết thúc đẩy thế hệ trẻ hai nước đi du lịch và làm việc tại Việt Nam và Australia qua việc triển khai các Chương trình thị thực lao động kết hợp kỳ nghỉ tương ứng. Hai bên cũng cam kết tăng cường trao đổi sinh viên giữa hai quốc gia.
Hai bên công nhận những đóng góp quan trọng và vai trò của cộng đồng người Australia gốc Việt trong việc thúc đẩy giao lưu nhân dân và hợp tác kinh tế mạnh mẽ, tạo nền tảng cho mối quan hệ song phương. Hai bên sẽ tiếp tục tạo điều kiện để cộng đồng người Việt tại Australia và cộng đồng người Australia tại Việt Nam có những đóng góp quan trọng cho mối quan hệ song phương gần gũi giữa hai nước.
Hai bên tái khẳng định cam kết thúc đẩy và bảo vệ quyền con người phù hợp với luật pháp quốc tế, cũng như thúc đẩy và đóng góp vào công việc chung của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc và các cơ chế liên quan. Hai bên sẽ tiếp tục duy trì đối thoại chân thành, thẳng thắn và xây dựng, bao gồm thông qua cơ chế Đối thoại nhân quyền thường niên. Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác hướng tới xây dựng các xã hội bao trùm, tạo cơ hội bình đẳng cũng như tôn trọng quyền con người của tất cả mọi người, không phân biệt đối xử dưới bất kì hình thức nào.
Hai bên thừa nhận tầm quan trọng của hợp tác văn hóa trong việc làm sâu sắc hơn giao lưu nhân dân giữa Australia và Việt Nam, và sẽ tìm kiếm những cơ hội để tăng cường trao đổi và hợp tác văn hóa thông qua các loại hình nghệ thuật và các viện bảo tồn văn hóa.
Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn nữa hợp tác trong cải cách dịch vụ dân sự thông qua công tác quản trị và cải cách quy định hiệu quả. Trên tinh thần đó, hai bên tái khẳng định cam kết phát triển Trung tâm Việt Nam-Australia thành một nền tảng để xây dựng năng lực trong ngành dịch vụ công của Việt Nam và các nước láng giềng.
TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC VỀ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG VÀ NĂNG LƯỢNG
Hai bên nhận thấy những tác động đáng kể mà cuộc khủng hoảng khí hậu đang gây ra trong khu vực và ghi nhận tầm quan trọng của việc triển khai các hành động cấp thiết và đầy tham vọng để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris, đồng thời vẫn đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế khi hai bên tiến hành chuyển đổi nền kinh tế với mục tiêu đạt mức phát ròng bằng 0 vào năm 2050. Hai bên nhận thấy những thách thức chung cả Australia và Việt Nam đang phải đối mặt để ứng phó với biến đổi khí hậu. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc thông qua cách tiếp cận đầy tham vọng, hợp tác và chủ động để ứng phó với các thách thức trước mắt. Hai bên cam kết nắm bắt các cơ hội trong quá trình chuyển đổi năng lượng sạch ở mỗi nước để củng cố nền kinh tế và đóng góp vào mục tiêu giảm thiểu khí thải carbon toàn cầu. Hai bên sẽ hợp tác để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng ở Việt Nam nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế với mục tiêu đưa phát ròng bằng 0 thông qua việc kích thích tăng mức tài chính và đầu tư của khu vực tư nhân vào nỗ lực giảm nhẹ và thích ứng của Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tăng cường quản trị.
Trong quá trình hỗ trợ nỗ lực của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, hai bên cam kết sử dụng một loạt các nguồn lực của Australia, bao gồm vốn ODA, tài chính thương mại và xuất khẩu, tài chính khí hậu và chia sẻ chuyên môn giữa hai bên. Hai bên tiếp tục tìm kiếm các cơ hội hợp tác về ứng phó biến đổi khí hậu, thị trường carbon và phát triển kinh tế xanh.
Hai bên tiếp tục hợp tác trong lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng khả năng chống chịu của môi trường, nông nghiệp thích ứng với khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, khoa học biển cho phát triển bền vững, giảm ô nhiễm nhựa, an ninh lương thực và nguồn nước, đặc biệt là ở khu vực Mekong, bao gồm thông qua cơ chế Đối tác Mekong-Australia.
Để thúc đẩy an ninh năng lượng chung trong quá trình chuyển đổi, hai bên sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên, bao gồm thông qua đẩy mạnh thương mại và đầu tư. Hai bên cũng tiếp tục phát triển chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo mới nổi, bền vững, đa dạng thông qua tích hợp giải pháp công nghệ giúp cả hai nước đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
Hai bên tái khẳng định cam kết đối với cơ chế Đối thoại cấp bộ trưởng về năng lượng và khoáng sản và sẽ tìm kiếm cơ hội tăng cường hợp tác về hàng hóa, sản phẩm, công nghệ và dịch vụ liên quan đến hệ thống và phương tiện vận chuyển năng lượng, sản xuất điện, khai thác mỏ, chế biến, khoáng sản và các nhiên liệu hóa thạch bao gồm than, dầu và khí đốt.
HỖ TRỢ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Hai bên cam kết làm sâu sắc hơn hợp tác chiến lược trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ (bao gồm các công nghệ mới và công nghệ thiết yếu mới nổi), mạng và đổi mới sáng tạo. Hai bên sẽ tăng cường hợp tác xây dựng năng lực trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo hướng tới sự phát triển bền vững và bao trùm của hệ thống nghiên cứu và đổi mới sáng tạo quốc gia của Việt Nam, bao gồm hỗ trợ phụ nữ trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học.
Hai bên sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp, trường đại học, các tổ chức nghiên cứu của Australia và Việt Nam thông qua các sáng kiến để nâng cao chất lượng nghiên cứu, trao đổi kiến thức và đào tạo các nhà khoa học trẻ tài năng; thúc đẩy chuyển giao và áp dụng công nghệ an toàn và có trách nhiệm tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs); cải thiện hệ sinh thái đổi mới quốc gia và xây dựng năng lực cho sự phát triển bền vững và toàn diện của hệ thống nghiên cứu và đổi mới quốc gia của Việt Nam.
Hai bên sẽ làm sâu sắc hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số và hội nhập kỹ thuật số, trong đó có việc thông qua Bản ghi nhớ về kinh tế số, xác định các lĩnh vực ưu tiên cho hợp tác thương mại điện tử và bao gồm một kế hoạch triển khai. Hai bên tái khẳng định cam kết chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ Việt Nam và Australia nhằm tăng cường chuyển đổi chính phủ số và đạt được các mục tiêu của chính phủ số.
CỦNG CỐ HỢP TÁC KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ
Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ trong các khuôn khổ song phương, ba bên và đa phương để ủng hộ các thể chế hướng tới một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng mở, ổn định và thịnh vượng. Hai bên cam kết thực hiện mục tiêu chung về củng cố và phát triển các thể chế khu vực, tiểu vùng và quốc tế để thúc đẩy các lợi ích chung về chính trị, kinh tế và an ninh cũng như giải quyết các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên sẽ khuyến khích các bên trong khu vực theo đuổi đối thoại như là bước đầu tiên xây dựng lòng tin, giảm leo thang căng thẳng, và có những bước tiến tích cực để duy trì một môi trường ngăn ngừa xung đột.
Hai bên công nhận Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò trung tâm đối với sự ổn định và thịnh vượng của khu vực, ủng hộ vai trò trung tâm và đoàn kết của ASEAN trong một cấu trúc khu vực rộng mở, minh bạch, bao trùm và dựa trên luật lệ, với nền tảng là luật pháp quốc tế. Hai bên sẽ làm sâu sắc hơn hợp tác trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt và hợp tác thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Australia-ASEAN một cách ý nghĩa, thực chất và cùng có lợi. Hai bên tái khẳng định ủng hộ đối với Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) cũng như tầm quan trọng của các nguyên tắc được đặt ra trong AOIP trong việc định hình một khu vực hòa bình, an ninh và thịnh vượng.
Hai bên bày tỏ quan ngại trước những diễn biến tại Biển Đông và tái khẳng định cam kết đối với hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý cũng như giải quyết tranh chấp, bao gồm các tranh chấp tại Biển Đông, bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Hai bên tái khẳng định Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý toàn diện đối với tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. Hai bên tiếp tục kêu gọi thực hiện đầy đủ Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 và bất kỳ bộ Quy tắc ứng xử nào trên Biển Đông cũng phải thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, cũng như không làm phương hại đến quyền lợi của quốc gia khác theo luật pháp quốc tế.
Hai bên công nhận tầm quan trọng của tiểu vùng Mekong thịnh vượng và tự cường cũng như nhu cầu hợp tác khu vực để giải quyết các thách thức chung như biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng, quản lý nguồn nước xuyên biên giới, an ninh lương thực và bảo đảm an ninh khu vực. Hai bên cam kết tiếp tục hợp tác lâu dài để hỗ trợ sự hội nhập và phát triển bền vững của tiểu vùng, bao gồm thông qua cơ chế Đối tác Mekong-Australia và những người bạn của Mekong, ủng hộ các cơ chế khác do Mekong dẫn dắt để thúc đẩy khu vực tiểu vùng Mekong bền vững, tự cường và bao trùm.
Văn bản này được công bố vào ngày 7/3/2024, bằng hai bản gốc tiếng Việt và tiếng Anh có giá trị như nhau.
" alt="Tuyên bố chung quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam và Australia" /> Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển hết sức tích cực và thực chất trên tất cả các lĩnh vực hợp tác giữa hai nước; đánh giá cao những quyết sách của Chính phủ Nhật Bản nhằm phục hồi và phát triển kinh tế sau dịch Covid-19, nhất là các chính sách về hợp tác phát triển ODA, ngành bán dẫn - kỹ thuật số và tiếp nhận lao động nước ngoài.
Thủ tướng khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với Nhật Bản để thực hiện các quyết sách nêu trên, vì lợi ích chung của cả hai nước.
Nhằm tiếp tục làm sâu sắc hợp tác kinh tế - thương mại song phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản cùng phối hợp triển khai hiệu quả các dự án hợp tác kinh tế, dự án viện trợ phát triển (ODA), nghiên cứu khả năng hỗ trợ Việt Nam phát triển dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn và bày tỏ mong muốn Chính phủ Nhật Bản tiếp tục tạo các điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm ăn tại Nhật Bản, đồng thời, đóng góp hơn nữa vào phát triển kinh tế - xã hội của Nhật Bản.
Sớm ký kết Hiệp định liên chính phủ về thương mại gạo
Cùng ngày, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Quốc vương Brunei Darussalam Sultan Haji Hassanal Bolkiah.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng gặp lại Quốc vương để cùng rà soát, trao đổi phương hướng triển khai các thoả thuận đã đạt được, đặc biệt là chương trình hành động triển khai quan hệ Đối tác Toàn diện giai đoạn 2023-2027 và những kết quả, thoả thuận đạt được nhân chuyến thăm chính thức Brunei của Thủ tướng vừa qua.
Hai bên nhất trí đánh giá quan hệ hai nước có những bước phát triển ấn tượng nhất là về thương mại, dầu khí, an ninh quốc phòng và giao lưu nhân dân.
Thủ tướng đề nghị hai nước sớm trao đổi tiến tới ký kết một Hiệp định liên chính phủ về thương mại gạo, góp phần bảo đảm an ninh lương thực; đồng thời tăng cường hợp tác phát triển ngành sản xuất thực phẩm Halal của Việt Nam vào Brunei.
Thủ tướng cũng đề nghị đẩy mạnh hợp tác, trao đổi học tập kinh nghiệm phát triển ngành dầu khí, hoá chất; Brunei tăng học bổng cho Việt Nam và thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học; mở rộng hợp tác đào tạo sang các lĩnh vực khác như công nghệ, kinh tế xanh, chuyển đổi số...
Để đưa quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước phát triển sâu rộng, thực chất hơn, Thủ tướng đề nghị hai bên mở rộng hợp tác an ninh-quốc phòng, giao lưu trực tiếp giữa các lực lượng hai nước.
Quốc vương Brunei đánh giá chuyến thăm chính thức Brunei của Thủ tướng Phạm Minh Chính (tháng 2/2023) đã tạo động lực thúc đẩy quan hệ hai nước và triển khai hiệu quả Chương trình hành động giai đoạn 2023-2027.
Quốc vương nhất trí với các đề xuất của Thủ tướng Phạm Minh Chính và khẳng định sẽ quan tâm chỉ đạo các cơ quan chủ quản tích cực triển khai.
Bày tỏ hài lòng trước quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp hai nước, Quốc vương Brunei khẳng định tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam sử dụng các cơ sở hậu cần ở Brunei để xuất khẩu hàng hóa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại lời mời, và Quốc vương Brunei khẳng định sẽ sớm thăm lại Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các Hội nghị liên quan tại Jakarta, Indonesia." alt="Thủ tướng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc" />Nhiều cựu binh như Duy Mạnh trở lại Trong số những sự trở lại này, rõ ràng Đỗ Duy Mạnh, Hồ Tấn Tài đang rất được kỳ vọng, khi vừa bình phục chấn thương hoặc có phong độ khá ấn tượng trong các vòng đấu gần đây.
Với 100% quân số (chưa tính những bổ sung kế tiếp từ CLB Nam Định) gồm nhiều cựu binh giàu kinh nghiệm người hâm mộ đang rất hy vọng hàng phòng ngự tuyển Việt Nam sẽ ổn hơn, thay vì bấp bênh như các trận đấu đã qua dưới thời ông Kim Sang Sik.
Vì đâu vẫn… mong manh
Nhìn qua danh sách các cầu thủ nơi hàng phòng ngự mà chiến lược gia người Hàn Quốc triệu tập lên tuyển Việt Nam chuẩn bị cho AFF Cup 2024 là đáng tin.
Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như vậy, bởi ngoài Việt Anh, Thành Chung hoặc Hồ Tấn Tài có phần ổn thì những cái tên khác đang vẫn là dấu hỏi rất lớn.
Điển hình như cựu đội trưởng tuyển Việt Nam Bùi Tiến Dũng chẳng hạn, trung vệ đang thuộc biên chế Thể Công Viettel không hẳn đã quá tốt và ổn định trong hành trình ở V-League mùa này.
Cũng chẳng phải tự nhiên, trong nhiều đợt tập trung đã qua từ thời HLV Troussier tới ông Kim Sang Sik trung vệ của Viettel không thường xuyên góp mặt là vì thế.
Hay trường hợp Trương Tiến Anh chẳng hạn, mùa này dù chơi khá ổn bên hành lang cánh phải của Thể Công Viettel, nhưng để khẳng định hoà nhập tốt với các đồng đội trên tuyển Việt Nam thì chưa ai dám chắc.
Ngoài câu chuyện về nhân sự, bài toán nơi hành lang cánh trái tuyển Việt Nam cũng đang khiến ông Kim Sang Sik đau đầu và lo âu chứ chẳng đơn giản.
Cần nhắc lại rằng, tuyển Việt Nam dưới thời chiến lược gia người Hàn Quốc chưa bao giờ giữ sạch lưới để khó mà không lo.
Báo Indonesia: Chúng ta là số 1, vượt tuyển Việt Nam và Thái Lan
Truyền thông Indonesia ngất ngây với chiến tích thầy trò Shin Tae Yong làm được trước Saudi Arabia, tự hào vượt tuyển Việt Nam và Thái Lan ở vòng loại 3 World Cup 2026." alt="Tuyển Việt Nam và mối lo nơi hậu tuyến của HLV Kim Sang Sik" />Messi có kỳ World Cup 2022 xuất sắc. Ảnh: Imagn Images Liệt kê hết giải thưởng của Lionel Messilà không dễ. Anh cùng Argentina vô địch Copa America hai kỳ gần nhất (2012, 2024), vô địch World Cup 2022.
2. Diego Maradona
Thành tựu của ông là phi thường. SI Soccer công nhận Diego Maradona là cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20, VĐV xuất sắc nhất lịch sử trong cuộc bầu chọn của Corriere dello Sport.
Maradona vô địch World Cup 1986, người thay đổi mãi mãi lịch sử CLB Napoli. Tên của ông được đặt cho SVĐ lớn nhất thành phố miền nam Italia.
3. Pele
Ông được mệnh danh “Vua bóng đá”, Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20 của FIFA, cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử World Cup của France Football, lọt vào danh sách 100 người quan trọng nhất thế kỷ 20 của TIME.
Pele giữ kỷ lục cầu thủ trẻ nhất vô địch World Cup. Ông cùng Brazil giành cúp vàng 3 lần: 1958, 1962 và 1970.
4. Franz Beckenbauer
Biểu tượng phòng ngự của mọi thời đại. Franz Beckenbauer là “Hoàng đế” của bóng đá Đức, giành Quả bóng vàng 1972 và 1976.
Beckenbauer cùng Đức vô địch EURO 1972, World Cup 1974. Với Bayern Munich, ông có 3 Cúp C1, 5 Bundesliga và nhiều giải thưởng khác.
5. Johan Cruyff
Quả bóng vàng 1971, 1973 và 1975, Quả bóng vàng World Cup 1974, Đội hình mọi thời đại của FIFA World Cup, huyền thoại thay đổi lịch sử Ajax và Barcelona.
Johan Cruyff khai sinh ra thứ bóng đá của riêng mình và đến nay vẫn còn nguyên giá trị cũng như tầm ảnh hưởng.
6. Zinedine Zidane
Pháp lần đầu tiên vô địch World Cupvào năm 1998 nhờ Zinedine Zidane. Ông giành Quả bóng vàng trong cùng năm, rồi chinh phục EURO 2000.
Zidane có 3 lần nhận giải thưởng FIFA World Player of the Year (tổ chức trong thời gian 1991-2009). Zizou đơn giản là một phù thủy làm nên vẻ đẹp với trái bóng dưới chân.
7. Ronaldo de Lima
Ngoài 2 Quả bóng vàng 1997 và 2002, Ronaldo chia sẻ kỷ lục 3 giải FIFA World Player of the Year với Zidane (1996, 1997, 2002).
Ronaldo là người đưa Brazil đến danh hiệu World Cup gần nhất vào năm 2002. Ông nằm trong số các huyền thoại chưa từng vô địch Champions League/Cúp C1.
8. Michel Platini
Cầu thủ đầu tiên giành 3 Quả bóng vàng liên tiếp (1983, 1984, 1985). Platini được chọn là Cầu thủ Pháp xuất sắc nhất thế kỷ 20. Ông giành Cúp C1 với Juventus năm 1984 và EURO trong cùng năm.
Platini là tiền vệ ghi bàn vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông giữ kỷ lục 9 bàn thắng chỉ trong 5 trận EURO 1994.
9. Roberto Baggio
Ông được yêu mến đặc biệt ở Italia và trên thế giới, với những khía cạnh vượt ra ngoài bóng đá. Roberto Baggio giành Quả bóng vàng lẫn FIFA World Player of the Year trong cùng năm 1993.
Baggio truyền cảm hứng và thay đổi nhận thức của các tifosi về vẻ đẹp của bóng đá.
10. Alfredo di Stefano
Quả bóng vàng năm 1957 và 1959, 5 lần giành Cúp C1 với Real Madrid, cùng rất nhiều danh hiệu cá nhân và tập thể khác.
“Vua bóng đá” Pele mô tả: “Mọi người tranh cãi giữa Pele và Maradona. Di Stefano là người giỏi nhất, hoàn thiện hơn nhiều”.
Về phần mình, Sir Alex Ferguson đưa quan điểm: “Di Stefano là một trong những cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất từ trước đến nay. Ông ấy hội tụ mọi giá trị tuyệt vời”.
Top 10 bàn thắng đẹp nhất lịch sử AFF Cup: Gọi tên Công Vinh
Khoảnh khắc Công Vinh đánh đầu tung lưới Thái Lan, đem về chức vô địch AFF Cup lần đầu tiên cho bóng đá Việt Nam lọt top 10 bàn thắng đẹp nhất lịch sử giải đấu." alt="Top 10 cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất mọi thời đại: Không CR7" />
- ·Nhận định, soi kèo Club Necaxa vs Cruz Azul, 10h05 ngày 29/1: Đâu dễ cho cửa trên
- ·Nhận định bóng đá Sporting đấu với Arsenal: Pháo thủ đi vào miền đất dữ
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chúc mừng ông Hun Manet làm Thủ tướng Campuchia
- ·Soi kèo góc Lithuania vs Kosovo, 20h00 ngày 12/10
- ·Nhận định, soi kèo Persijap Jepara vs Persela Lamongan, 19h00 ngày 27/1: Trận đấu tẻ nhạt
- ·Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn xét tuyển bổ sung 300 chỉ tiêu
- ·Bạn bè quốc tế thưởng thức 1.800 chiếc nem, nhảy múa mừng Quốc khánh Việt Nam
- ·Hiệu trưởng Sư phạm giải đáp việc hơn 9,7 điểm/môn vẫn trượt đại học
- ·Soi kèo góc Club Leon vs Guadalajara, 10h00 ngày 29/1
- ·Soi kèo góc Wolverhampton vs Man City, 20h00 ngày 20/10
Đội hình ra sân Italy - Ảnh: Azzurri " alt="Italy đánh bại Bỉ giành vé tứ kết Nations League" />Đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Để đạt được mục tiêu này, ông Đồng đề xuất Trung ương phát triển chính sách thu hút vốn đầu tư đặc thù. Trong đó, rất cần một cơ chế linh hoạt và đặc thù, bao gồm cả việc kêu gọi nguồn vốn từ các quỹ đầu tư quốc tế, vốn vay ưu đãi, hoặc huy động trái phiếu trong nước để giảm áp lực cho ngân sách.
Cùng với đó là phân chia dự án thành nhiều giai đoạn, không chỉ giúp giám sát kỹ càng hơn mà còn tạo điều kiện phân bổ nguồn lực hợp lý, tránh lãng phí các nguồn lực và phù hợp với năng lực tài chính của từng thời kỳ.
Nhấn mạnh việc chuyển giao công nghệ là cần thiết để đảm bảo Việt Nam có thể tự vận hành, bảo trì tuyến đường sắt sau khi hoàn thành, đại biểu tỉnh Quảng Trị đề nghị: “Chúng ta cần đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao và hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm trong lĩnh vực này để đảm bảo dự án vận hành hiệu quả”.
Khi nghiên cứu tài liệu và trao đổi với nhiều đại biểu Quốc hội khóa 12, rất nhiều đại biểu tiếc nuối vì không bấm nút để thông qua dự án đường sắt tốc độ cao với tổng mức đầu tư giai đoạn đó là 56 tỷ USD, còn nay đã tăng lên 67 tỷ USD, và đã lỡ mất cơ hội phát triển ngành công nghiệp đường sắt. Vì thế, việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không thể muộn hơn được nữa. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy ChinhÔng Đồng cũng cho rằng, Trung ương cần phải xem xét đến vấn đề nguồn vốn lớn và rủi ro về nợ công. Bởi đầu tư lên đến hơn 67 tỷ USD, một trong những thách thức lớn nhất là đảm bảo nguồn vốn ổn định mà không làm gia tăng gánh nặng nợ công.
"Việc huy động vốn từ các nguồn ngoài ngân sách đòi hỏi chính sách minh bạch và quản lý chặt chẽ để tránh rủi ro tài chính lâu dài. Đây là nội dung quan trọng nhất đảm bảo sự “thành hay bại” của dự án và hướng đến sự phát triển bền vững của đất nước”, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh.
Vì vậy, Trung ương cũng cần có những giải pháp minh bạch, quản lý chặt chẽ, kiểm soát nguy cơ rủi ro về tài chính dài hạn. Đồng thời cũng cần dự trù ngân sách và kế hoạch bảo trì dài hạn để đảm bảo tính bền vững.
Bày tỏ nhất trí cao với 19 cơ chế, chính sách đặc thù riêng đối với dự án này, đại biểu tỉnh Quảng Trị lưu ý khi áp dụng Trung ương cần có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để đạt hiệu quả tốt nhất, tránh tiêu cực, lãng phí trong quá trình thực hiện.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng đề nghị thành lập Ban chỉ đạo quản lý dự án chuyên biệt; xây dựng lộ trình huy động vốn dài hạn,... và bày tỏ "thống nhất cao với dự án và mong rằng dự án sớm được triển khai thành công, mang lại lợi ích mang tính “bước ngoặt” cho đất nước”.
Giá vé đường sắt tốc độ cao phải thấp hơn vé máy bay
Quan tâm đến tốc độ vận hành của đường sắt, đại biểu Huỳnh Thành Chung (đoàn Bình Phước) nêu thực tế các nước trên thế giới đã chọn tốc độ 350km/h và xu hướng tốc độ tăng cao hơn, có nước tốc độ lên đến 400km/h.
Vì vậy, ông đề nghị Chính phủ chọn tốc độ cho dự án theo hướng tối thiểu 350km/h và hướng đến phát triển tốc độ cao hơn. Như vậy sẽ rút ngắn thời gian vận tải, thu hút người chọn đi phương tiện này.
"Với tốc độ như vậy, thời gian đi lại giữa Hà Nội và TPHCM tương đương với tổng thời gian đi máy bay thì giá vé phải thấp hơn vé máy bay. Đặc biệt với các tuyến đường dài, giá vé phải ở mức không quá 75% vé máy bay, với tuyến ngắn giá vé bằng 85% vé máy bay thì mới thu hút được hành khách", ông Chung gợi mở.
Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) lại bày tỏ băn khoăn với phương án Chính phủ đưa ra là xây dựng đường sắt đôi khổ 1.435mm với tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5tấn/trục; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.
Đại biểu nêu thực tế thế giới có đường sắt tốc độ cao chuyên chở khách có tốc độ 350km/h, nhưng không nơi nào có đường sắt tốc độ cao khai thác hỗn hợp mà tốc độ tàu khách lại trên 300km/h. Vì khi khai thác hỗn hợp, chênh lệch tốc độ giữa các đoàn tàu khách với tàu hàng càng lớn, càng không đảm bảo an toàn.
Ông dẫn chứng ở Đức và Áo, do nhiều tuyến đường sắt tốc độ cao 300km/h chuyên dùng chở khách bị thua lỗ nên đã chuyển sang chạy tàu hỗn hợp, chở cả khách và hàng hóa, nhưng khi chạy hỗn hợp, tốc độ chỉ trên dưới 200km/h.
Do đó, đại biểu tỉnh Bình Định đề xuất Chính phủ đánh giá chính xác về nhu cầu vận chuyển hành khách đường dài của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
“Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là giấc mơ của nhiều thế hệ, trong đó có tôi và dù có khát vọng có tuyến đường sắt 350km/h, vẫn rất cần thận trọng trước khi quyết định”, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu lưu ý.
Bộ trưởng GTVT: Có ý kiến sợ đường sắt tốc độ cao chậm tiến độ như metro
Trước lo ngại dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đội vốn và chậm tiến độ như đường sắt đô thị (metro), Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết đã nghiên cứu kỹ các nguyên nhân." alt="Yếu tố 'thành hay bại' khi làm đường sắt tốc độ cao Bắc" />Thống kê của Bộ GD-ĐT. Hôm nay, theo quy định của Bộ GD-ĐT sẽ là ngày cuối cùng để những thí sinh trúng tuyển chính thức vào các trường đại học và các trường cao đẳng ngành giáo dục mầm non ở đợt 1 thực hiện xác nhận nhập học trực tuyến.
Việc xác nhận nhập học này được thực hiện trên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD-ĐT theo tài khoản cá nhân của từng thí sinh. Đây là khâu bắt buộc dành cho những thí sinh có kết quả trúng tuyển chính thức ở trong đợt công bố kết quả lọc ảo từ ngày 17 đến 19/8 vừa qua. Sau khi xác nhận trực tuyến, thí sinh mới được làm thủ tục nhập học trực tiếp tại các cơ sở đào tạo.
Nếu đến 17h ngày 27/8, thí sinh không xác nhận nhập học trên hệ thống xem như từ chối nhập học.
Hơn 120.000 thí sinh đỗ đại học nhưng bỏ nhập học, vì đâu?
Theo đại diện các trường đại học, rào cản về học phí là một trong những lý do khiến thí sinh trúng tuyển nhưng từ chối đến giảng đường. Ngoài ra, một số thí sinh đã có lựa chọn khác chỉ xem đăng ký xét tuyển đại học là một giải pháp dự phòng." alt="Hơn 122.000 thí sinh không nhập học đại học dù trúng tuyển" />Djokovic bắt tay Murray trong chặng mới. Ảnh: Shutterstock Tay vợt người Serbia công bố mối quan hệ thông qua mạng xã hội và một thông điệp đầy hài hước, theo sự mỉa mai mà Andy để lại khi treo vợt.
“Dù sao thì tôi chưa bao giờ thích quần vợt”, Murray chia sẻ vào thời điểm đó. “Dù sao thì anh ấy cũng chưa bao giờ thích giải nghệ”, Nole, chủ nhân 24 Grand Slam, nói vui.
Chưa đầy 4 tháng sau khi giải nghệ, Murray vẫn cần quần vợt giống như cách Djokovic cần động lực mới để đánh thức khao khát chiến thắng của anh trở lại, kể từ khi hoàn thành giấc mơ Olympic tại Paris.
Nole muốn vượt qua 109 danh hiệu ATP của Jimmy Connors - anh hiện có tổng cộng 99 chiếc cúp - và chinh phục Grand Slamthứ 25 để vượt lên trên Margaret Court, huyền thoại quần vợt nữ người Australia.
Khát vọng mới
Những ai cho rằng Nole đã thỏa mãn vinh quang là suy nghĩ sai lầm. Việc bắt tay Murray là tuyên bố về ý định thực hiện cuộc lật đổ trước hai người trẻ đang làm mưa làm gió, Jannik Sinner và Carlos Alcaraz - những đối thủ chia đều danh hiệu Grand Slam trong năm nay.
Với Djokovic, những gì anh đang có là không đủ để chống lại khát vọng và sức mạnh tuổi trẻ. Anh chọn hợp tác với người từng là đối thủ đáng gờm của mình.
Nole tin tưởng Andy có khả năng mang đến cho anh góc nhìn mới trong chặng đường cuối sự nghiệp thể thaođỉnh cao. Cả hai đều 37 tuổi. Hơn nữa, Murray là một nhà vô địch khó tính nhưng lại được kính trọng. Người duy nhất nói chuyện ngang với “Big Three” (Djokovic, Nadal và Roger Federer).
“Chúng tôi thi đấu với nhau từ khi còn trẻ. Trong 25 năm, chúng tôi đã là đối thủ lớn và đẩy nhau vượt quá giới hạn bản thân. Chúng tôi có một số trận chiến hoành tráng nhất trong quần vợt”, Djokovic giải thích.
Nole gửi thông điệp cho Murray để chào mừng sự hợp tác: “Họ gọi chúng ta là 'Người thay đổi cuộc chơi', 'Người chấp nhận rủi ro' hoặc 'Người tạo nên lịch sử'. Tôi tưởng câu chuyện của mình có thể đã kết thúc, nhưng chúng ta vẫn còn một chương cuối.
Đã đến lúc một trong những đối thủ khó nhằn nhất bước vào hành trình của tôi. Chào mừng lên tàu, huấn luyện viên, Andy Murray”.
Từ đối thủ đến HLV
Trước đây, Djokovic thắng Murray 25 trong 36 lần đối đầu. Dù chỉ thắng 11, nhưng nhà vô địch người Scotland hầu như luôn đẩy Nole đến giới hạn, giống như cuộc chiến Nadal và Federer.
Phía sau Murray là 46 danh hiệu, trong đó có 3 Grand Slam và 41 tuần giữ ngôi số 1 thế giới. Trên bước đường, anh gặp nhiều chấn thương, nhất là ở hông dẫn đến vài ca phẫu thuật.
Cuối sự nghiệp, Murray không nổi bật lắm vì thi đấu với cái hông titan. Dù vậy, anh luôn thể hiện ý thức chiến thuật phi thường bên cạnh tinh thần mạnh mẽ. Rất ít chiến lược gia như anh trong thời kỳ hiện đại.
Là cha của 4 đứa con, sự nghiệp thi đấu của Murray đã đủ. Giờ đây, không có thời gian nghỉ ngơi, anh bắt tay vào dự án hấp dẫn cùng Djokovic.
Lần đầu tiên kể từ 2005, huyền thoại Serbia kết thúc năm dương lịch mà không giành được danh hiệu nào. Đổi lại, anh giành được tấm HCV Olympic mà bản thân theo đuổi nhiều năm và khiến bao người phải đau đầu.
Nói cách khác, Nole đã hoàn thành một sứ mệnh cao hơn bất kỳ chiến thắng nào khác trong sự nghiệp. Trước vinh quang Paris, anh vào chung kết Wimbledon khi vừa thực hiện ca phẫu thuật sụn chêm được 1 tháng, chấn thương mà anh gặp ở Roland Garros.
Vấn đề sức khỏe không cho phép Nole dự Paris Masters và ATP Finals, những sự kiện lớn nhất trong dịp cuối năm. Chuẩn bị cho năm 2025, bắt đầu với vùng đất mà anh là vua - Australian Open - anh chọn người đồng hành mới.
Sau những Marian Vajda, Boris Becker, Andre Agassi, Radek Stepanek và Goran Ivanisevic, giờ là Murray. Thế giới quần vợt đang háo hức chờ đợi mùa giải mới.
Rafael Nadal gác vợt: Lời chia tay buồn
Huyền thoại Rafael Nadal chính thức gác vợt sau khi anh thất bại và Tây Ban Nha bị Hà Lan loại ở tứ kết Davis Cup 2024." alt="Djokovic chọn Andy Murray làm HLV: Khát vọng vinh quang" />
- ·Soi kèo phạt góc Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/01
- ·Thêm hàng nghìn chỉ tiêu xét tuyển đại học bổ sung ở phía Bắc
- ·Vé xem tuyển Việt Nam đấu với Indonesia cao nhất là 300 nghìn đồng
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự cuộc gặp cấp cao Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Dagon Port vs Hantharwady United, 16h30 ngày 28/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh
- ·Bích Tuyền, Thu Vinh tranh Cúp chiến thắng 2024
- ·Khâu hồi phách khiến gần 1.600 thí sinh thi lớp 10 ở Thái Bình bị lệch điểm
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Angers, 23h15 ngày 26/1: Phong độ trái ngược
- ·Soi kèo Arsenal vs Wolves, 22h00 ngày 02/12/2023