Ngoại Hạng Anh

Nhận định, soi kèo Adelaide vs Auckland, 15h30 ngày 22/1: Hiện tượng bị giải mã

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-24 03:42:56 我要评论(0)

Pha lê - 21/01/2025 21:40 Úc tai nạn giao thông 24htai nạn giao thông 24h、、

ậnđịnhsoikèoAdelaidevsAucklandhngàyHiệntượngbịgiảimãtai nạn giao thông 24h   Pha lê - 21/01/2025 21:40  Úc

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành phố trong tỉnh tăng cường công tác quản lý thị trường bất động sản (BĐS) trên địa bàn nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hoạt động làm giá, thổi giá BĐS.

Theo đó, UBND các huyện và thành phố trong tỉnh Bắc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và có biện pháp quản lý, kiểm soát hoạt động môi giới BĐS của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS trên địa bàn.

{keywords}
Sốt đất đã lan rộng ra nhiều địa phương. Điều đáng nói, giờ đây sốt đất không chỉ loanh quanh những khu vực lân cận Sài Gòn hay Hà Nội mà đã len lỏi về nông thôn, thậm chí là miền núi cũng sốt đất mạnh mẽ (Ảnh: Cảnh "chốt" cọc gây xôn xao ở huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước (Ảnh cắt từ clip)
{keywords}
Mua bán đất đông như trẩy hội ở Quảng Trị (Ảnh cắt từ clip)

Đồng thời, cơ quan chức năng xử lý nghiêm đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân thực hiện môi giới, mua bán BĐS không đúng theo quy định của pháp luật.

Chủ đầu tư các dự án BĐS phải công khai đầy đủ, chính xác các thông tin về dự án BĐS đưa vào kinh doanh theo quy định.

“Chủ đầu tư các dự án kinh doanh bất động sản không được huy động vốn khi chưa đủ điều kiện kinh doanh BĐS theo quy định. Chủ đầu tư ký hợp đồng với các sàn giao dịch BĐS, đơn vị tư vấn bán hàng khi đủ điều kiện huy động vốn, đủ điều kiện được bán nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh BĐS” – văn bản nêu rõ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS phải bảo đảm BĐS được đưa lên sàn giao dịch có đủ điều kiện được giao dịch. Đồng thời, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS cung cấp đầy đủ, trung thực hồ sơ, thông tin về BĐS và chịu trách nhiệm về hồ sơ, thông tin do mình cung cấp.

Tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch BĐS có các quyền yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS cung cấp hồ sơ, thông tin về BĐS, đồng thời ký hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS để mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua BĐS. Tổ chức, cá nhân tham gia sàn giao dịch BĐS yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch BĐS bồi thường thiệt hại do lỗi của sàn giao dịch BĐS gây ra…

Trong tháng 3 vừa qua, trước thực trạng tại các khu vực có quy hoạch xây dựng, dự kiến thực hiện các dự án khu đô thị, khu công nghiệp… có dấu hiệu hoạt động đầu cơ mua đi bán lại đất đai, bất động sản gây "sốt ảo" trên thị trường, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ban hành Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn tỉnh.

{keywords}
Sẽ có những quy định chặt về hoạt động của lĩnh vực môi giới BĐS

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu 7 Sở, ngành cùng UBND các huyện, thành phố vào cuộc. Trong đó, Sở Xây dựng không xem xét giải quyết những đề xuất mới về chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền tại các dự án, bán nền tại các dự án xây dựng khu đô thị, nhà ở trên địa bàn.

Sở Xây dựng cũng được giao rà soát, quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản trong tương lai.

Đồng thời, chủ trì phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản trên địa bàn tỉnh nhằm chấn chỉnh hoạt động môi giới BĐS.

Đặc biệt, Công an tỉnh Vĩnh Phúc được giao theo dõi các khu vực có dấu hiệu giá đất tăng đột biến, tình trạng chuyển mục đích, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, “sốt ảo”; điều tra các đối tượng có hành vi đầu cơ, thổi giá, làm thị trường tạo cơn sốt đất ảo để kiếm lời.

"Xử lý kịp thời các trường hợp cố tình gây rối, làm mất an ninh trật tự tại địa phương theo quy định"- lãnh đạo Vĩnh Phúc yêu cầu.

Bên cạnh đó, tăng cường kiểm tra, xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản. Chủ động kiểm tra, nắm bắt thông tin để xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu lừa đảo, lũng đoạn, xúi giục, kích động, gây bất ổn thị trường bất động sản.

Quản chặt môi giới BĐS

Ghi nhận từ cuối năm 2021 đến nay tình trạng sốt đất đã lan rộng ra nhiều địa phương, có xu thế chạy theo các thông tin về quy hoạch hạ tầng. Điều đáng nói, giờ đây sốt đất không chỉ loanh quanh những khu vực lân cận Sài Gòn hay Hà Nội mà đã len lỏi về nông thôn, thậm chí là miền núi cũng sốt đất mạnh mẽ.

Theo chuyên gia BĐS, tình trạng sốt đất có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc môi giới kích giá, đẩy giá để làm "nóng" thị trường.

Mới đây, trao đổi tại toạ đàm về môi giới BĐS, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chia sẻ, vài ngày tới đây, một tỉnh ở khu vực phía Bắc sẽ tổ chức thi cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS. Tuy nhiên, số lượng đăng ký tới gần 1.000 người/đợt khiến Sở Xây dựng địa phương “choáng”. Họ không biết tổ chức chấm như thế nào, đề thi phân chia ra sao khi số lượng thí sinh tham dự quá đông.

Hay câu chuyện một người tốt nghiệp Đại học Xây dựng (Hà Nội), không vào làm việc ở bất kỳ một doanh nghiệp nào mà 5 năm qua kiếm được khoảng 10 tỷ đồng từ hoạt động môi giới BĐS. Hiện, người này đã mở công ty riêng chuyên về hoạt động môi giới… cho thấy, nghề môi giới BĐS dường như đang quá hấp dẫn đối với người dân.

Qua thống kê hiện có khoảng 300.000 người tham gia vào các dịch vụ môi giới BĐS trên cả nước. Con số thực tế có thể nhiều hơn, bởi ai cũng làm được công việc này.

Chia sẻ tại toạ đàm đại diện doanh nghiệp cũng nêu lên thực trạng nhiều đơn vị môi giới mới mở “ăn trộm” các thương hiệu BĐS. Họ lập website giống hệt, đưa cả nhân sự cao cấp vào, chỉ khác địa chỉ liên hệ và số điện thoại. Điều này khiến khách hàng không phân biệt được, làm giảm niềm tin vào thương hiệu. Doanh nghiệp mất uy tín khi bị giả mạo.

Trước thực trạng trên, vị Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản khẳng định, tới đây sẽ có những quy định chặt về hoạt động của lĩnh vực môi giới BĐS.

Cụ thể, có quay lại hình thức bắt buộc việc giao dịch các sản phẩm BĐS phải thông qua sàn để quản lý hay không? Nên bắt nhà môi giới độc lập phải vào các công ty để hoạt động được chuẩn hóa, có trách nhiệm hay việc cấp chứng chỉ hành nghề, định danh và mã số hóa các nhà môi giới BĐS.

Cũng theo vị này Bộ Xây dựng đang tích cực lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ các bên để đưa vào quy định của Luật, trình Quốc hội.

Trong khi đó, TS. chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, môi giới BĐS cũng như mọi nghề khác, gọi họ là “cò” không phải có ý nghĩa xấu. Bởi, trên thị trường BĐS, chênh lệch giữa giá ý định bán và giá quyết định bán từ 20-30% là bình thường. Đối với BĐS có vị trí khác biệt, muốn tìm người mua hợp lý với giá hợp lý thì rất cần đội ngũ môi giới vào cuộc.

Ngoài ra, để chuẩn hóa và quản lý tốt nghề này thì trước tiên, thị trường BĐS cần minh bạch. 

Sửa luật, ‘dẹp loạn’ cò đất chặn thổi giá

Mới đây, Chính phủ thống nhất xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), sẽ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ tư, tháng 10/2022. Trong đó, đối với Luật Kinh doanh bất động sản, Chính phủ yêu cầu hoàn thiện các chính sách về kinh doanh bất động sản phải bảo đảm nguyên tắc thị trường, tránh phát sinh thủ tục, chi phí cho giao dịch bất động sản, trong đó lưu ý đánh giá kỹ về các điều kiện kinh doanh, giao dịch qua sàn, môi giới bất động sản, tín dụng, thuế, phí,… để điều tiết thị trường, tránh tạo thêm thủ tục, trung gian, ảnh hưởng tới quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, quyền sở hữu của người dân đã được pháp luật bảo hộ, tạo lập khung khổ pháp lý cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.

Thuận Phong

'Cò' đất khuấy động làng quê Hà Tĩnh, vài ngày lại 'bay sạch'

'Cò' đất khuấy động làng quê Hà Tĩnh, vài ngày lại 'bay sạch'

Các dự án mới chỉ trên giấy, các nhóm “cò" đất đã kéo theo từng tốp tập trung về các vùng quê Hà Tĩnh tạo sóng. Tuy nhiên “cò” chỉ vây kín một vài ngày rồi lại kéo đến vùng quê khác.

" alt="Quản chặt môi giới bất động sản, công an điều tra người thổi giá" width="90" height="59"/>

Quản chặt môi giới bất động sản, công an điều tra người thổi giá

Dự án cao tốc Bắc - Nam chạy qua các tỉnh miền Trung đã làm cho thị trường bất động sản tăng phi mã và nay đang dần hạ nhiệt - Ảnh: Quốc Huy

Anh Kiên đưa ra ví dụ cụ thể, nếu trước đây gửi 1 tỷ đồng vào gửi ngân hàng thì mỗi năm thu lãi gần 100 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay gửi tiết kiệm ngân hàng 1 năm chỉ được hơn 50 triệu đồng. Do vậy, ở thời điểm “sốt đất” nhất từ mấy tháng trước, mọi người đều dồn tiền vào kinh doanh BĐS.

“Các nhà đầu tư chuyên nghiệp khi sốt đất ở đâu thì họ tìm đến để lựa chọn và đầu tư. Riêng những thành phần bán chuyên nghiệp khi đầu tư vào BĐS thì chỉ làm ở những vùng nhỏ ở nông thôn, thị trấn và thành phố. Đến nay thị trường BĐS bắt đầu chững lại, nhiều nhà đầu tư bán chuyên nghiệp đã bỏ cuộc và bán những lô đất đã đầu tư” – anh Kiên chia sẻ.

Cũng theo anh Kiên cùng một số người khác, một trong những lý do cơ bản nhất là tình hình dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, các hoạt động kinh doanh, buôn bán đã trở lại gần như bình thường, do đó, những nhà đầu tư “ăn theo cơn sốt đất” từng tạo sóng thì nay lại “bán tháo”, thoát nhanh trong vòng xoáy giảm nhiệt của thị trường BĐS.

Giao dịch bất động sản mua đi bán lại đẩy giá lên cao, nhiều nhà đầu tư không ngần ngại "khoe" đống tiền lên mạng xã hội - Ảnh: Quốc Huy chụp lại

Anh Nguyễn Văn Hoà, đang làm việc ở một bệnh viện tại TP Vinh, Nghệ An chia sẻ: “Vào thời điểm sốt đất trước Tết, hai vợ chồng không đủ tiền để mua một miếng đất dự án. Lúc đó, mấy chị em trong viện bàn nhau chung tiền để đầu tư vào đất. Ban đầu háo hức bao nhiêu thì những ngày, tháng sau càng lo lắng bấy nhiều. Vì chung nhau mua miếng đất gần 2 tỷ đồng, thế nhưng khi người này cần bán thì người kia lại bảo giữ lại chờ giá lên cao hơn.
 
Vậy là, vợ chồng anh rơi vào trạng thái lục đục, nhiều bữa mất ăn mất ngủ và rất mệt mỏi vì lo lắng. Khi rao bán khách gọi xem đất lại phải bỏ cả công việc chạy theo. Mấy gia đình cùng chung tiền mua một miếng đất nhưng phải hơn 4 tháng sau mới bán xong lấy lại vốn. Phải nói thật là giờ thì xin chào kiểu góp vốn này và yên tâm trở lại làm việc…”.

Cơn "sốt đất" đang hạ nhiệt

 Anh Nguyễn V.C., chủ doanh nghiệp kinh doanh BĐS ở Nghệ An cho biết, sau hơn 10 năm, thị trường BĐS lại thêm một lần “tạo ra sóng lớn” chưa từng có ở thị trường Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh thành khác trong cả nước. Dịch bệnh Covid-19 đã khiến thị trường buôn bán, sản xuất kinh doanh bị đình trệ. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhà hàng kinh doanh buôn bán vừa và nhỏ phải đóng cửa mà không tạo ra được giá trị thặng dư.
 
“Chính những dự án BĐS quy hoạch treo quá lâu hoặc làm theo kiểu cầm chừng để giữ đất dẫn đến kích cầu nhà đầu tư mua đất vùng ven ngóng chờ các "ông lớn" nhất cử nhất động. Từ đây, những cơn sốt đất do chính các cò đất mua đi bán lại tạo ra gần 1 năm qua. Như một chu kỳ, kết thúc cơn sốt đất càng lên cao thì sẽ xuống càng thấp. 

Nếu năm 2010, cơn sốt đất đã khiến nền kinh tế lạm phát và nhiều người bị vỡ trận, nhiều gia đình mất nhà cửa vì vay ngân hàng lãi suất cao từ 19 – 21%. Đến nay, sau 10 năm cơn sốt đất lại tiếp tục bùng phát trước nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, chu kỳ thị trường lên, xuống diễn ra ở mọi lĩnh vực khác nhau trong quá trình phát triển” – anh C. nhận định cơn sốt đất sẽ hạ nhiệt trong những tháng cuối năm nay. 

Cách đây hơn 10 ngày, từ lúc 6h sáng tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả một cửa UBND TP Vinh đông đảo người chờ giao dịch - Ảnh: Hồng Quân
Sáng 18/4, khi cơn sốt đất đai bắt đầu hạ nhiệt, nhiều nhà đầu tư đến giao dịch tại Trung tâm một cửa UBND TP Vinh để chuyển nhượng, sang tên tách thửa - Ảnh: Lâm Tùng

Còn anh Lâm Tùng và chị T.A. chia sẻ, cơn sốt đất ở Nghệ An và Hà Tĩnh đang hạ nhiệt dần bởi những nguyên do sau đây: “Ngân hàng siết chặt hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản, thuế áp giá cao theo thị trường. Đặc biệt là Nhà nước tạm thời dừng chuyển đổi mục đích, phân lô tách thửa ở các huyện, thị quanh thành phố".

Ghi nhận tại bộ phận giao dịch một cửa của UBND TP Vinh (Nghệ An), khách hàng đến giao dịch chủ yếu là chuyển nhượng, trả kết quả bìa đất, xoá và cho vay thế chấp đất đai. Đến nay thị trường BĐS đã bắt đầu hạ nhiệt. Tuy nhiên, tình trạng bán tháo đất, bỏ cọc hàng loạt chưa diễn ra như "cơn sốt" nhiều tháng qua ở các tỉnh miền Trung.
 
Quốc Huy

" alt="BĐS hạ nhiệt, nhà đầu tư 'tháo chạy' khỏi cơn sốt đất 10 năm trở lại" width="90" height="59"/>

BĐS hạ nhiệt, nhà đầu tư 'tháo chạy' khỏi cơn sốt đất 10 năm trở lại

{keywords}
Báo VietNamNet đã chuyển khoản số tiền 45.862.333 đồng, tấm lòng của bạn đọc ủng hộ đến gia đình chị Nguyễn Thị Dung

Tháng 4/2019, chị Dung sinh con đầu lòng là cháu Nguyễn Bảo Khang. Chỉ vài ngày sau sinh, bác sĩ phát hiện con bị tim bẩm sinh, phải can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật để cứu tính mạng. 

Tháng 11/2020, nhận thấy con không có phản ứng với tiếng động, chị Dung đưa con đi khám đi một lần nữa rụng rời khi Bảo Khang bị câm điếc bẩm sinh. 

Bất hạnh chưa dừng lại ở đó, cuối năm 2020, chị sinh con gái thứ hai, đặt tên Nguyễn Bảo Trang. Lên 9 tháng tuổi, Trang cũng có dấu hiệu như anh mình và cũng bị câm điếc.

Cả hai con khiếm khuyết khiến gia đình chìm trong đau khổ. Vợ chồng chị vốn thuộc diện khó khăn, từ lúc sinh con chị vẫn chưa thể đi làm. Chồng chị Dung làm sắt thuê ở một xưởng tư nhân, khi dịch Covid-19 bùng phát, thu nhập giảm sút đáng kể. 

Để có tiền cho hai con phẫu thuật tai, vợ chồng chị Dung phải vay mượn khắp nơi hơn 500 triệu đồng. Trong lúc gia đình rơi vào cảnh khốn đốn nhất thì may mắn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của bạn đọc Báo VietNamNet.

Nhận số tiền bạn đọc ủng hộ, chị Dung xúc động: "Chúng tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn chân thành đến báo cũng như các nhà hảo tâm Số tiền trên thực sự đối với gia đình lúc này là món quá quý giá, động viên cả về tinh thần lần vật chất, cho các cháu tiếp tục được điều trị".

Phạm Bắc

Hơn 27 triệu đồng đến với người mẹ đơn thân bị ung thư

Hơn 27 triệu đồng đến với người mẹ đơn thân bị ung thư

Giữa thời điểm gặp rất nhiều khó khăn do một mình nuôi con lại mắc thêm bệnh ung thư, chị Vương Thị Anh đã nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ bạn đọc báo VietNamNet.

" alt="Trao hơn 45 triệu đồng đến gia đình có 2 con mắc bệnh câm điếc bẩm sinh" width="90" height="59"/>

Trao hơn 45 triệu đồng đến gia đình có 2 con mắc bệnh câm điếc bẩm sinh