Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà "hộp diêm"
Du học sinh Việt tại Nga ưa chuộng cuộc sống tại ký túc xá
Tốt nghiệp đại học,òngtrọcủaduhọcsinhViệtNơisangchảnhchỗnhưnhàquothộpdiêbóng đá.com vn Phạm Thủy (SN 1996, đến từ Hải Phòng) "trúng" học bổng diện Hiệp định của Chính phủ, chính thức lên đường sang Nga du học.
Thủy được nhà trường xếp chỗ ở ngay tại ký túc xá của trường. Vì sinh viên Việt tại trường khá đông nên tất cả được bố trí vào cùng một khu. Bởi vậy mà cô bạn không thấy quá lạ lẫm, nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống mới.
Ký túc xá ở trường có nhiều tòa và chia thành 2 dạng phòng khác nhau. Một là kiểu phòng có thiết kế giống như chung cư mini, gồm 3 phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và có nhà vệ sinh, nhà tắm riêng. Phòng còn lại dạng truyền thống không khép kín, nhiều sinh viên sử dụng chung nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh.
Thủy ở phòng ký túc xá truyền thống. Căn phòng nhỏ có diện tích khoảng 20m2, dành cho 2-3 người ở. Hiện chỉ có Thủy và một sinh viên Việt cùng sống tại phòng này.
![Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 1 Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 1](https://cdnphoto.dantri.com.vn/JcfDwX66MJ5RsuXq53tKXuV7Q-g=/thumb_w/960/2021/01/19/muc-so-thi-cho-an-cho-o-cua-du-hoc-sinh-viet-tren-khap-the-gioidocx-1611048275146.jpeg)
Không gian khá cũ, nhiều bất tiện như cả tầng chỉ có 1 nhà tắm và 1 nhà vệ sinh, cách khá xa phòng ngủ nhưng chi phí của phòng truyền thống rất rẻ, chỉ 450 rub/tháng (khoảng 150.000 đồng/tháng). Mỗi tầng cũng có phòng giặt, nước nóng quanh năm và máy sưởi ấm bật cả ngày.
Khoảng cách từ ký túc xá tới trường khá xa, Thủy mất khoảng 15-20 phút đi bộ. Vào mùa đông, tuyết rơi nhiều khiến đường trơn trượt, cô bạn không nhớ nổi đã "vồ ếch" bao nhiêu lần trên đường. "Đường trơn nên ngã là chuyện bình thường. Chúng mình còn coi đó là "đặc sản" vào mùa đông khi sống ở Nga", Thủy nhớ lại.
Cũng sang Nga theo diện học bổng, Nguyễn Bảo Linh (SN 2000) hiện là sinh viên trường People's Friendship University of Russia (Moscow). Ngoài khu ký túc xá truyền thống, ngôi trường này còn xây dựng thêm nhiều khu có mức chi phí và cơ sở hạ tầng khác nhau, phù hợp với điều kiện tài chính của sinh viên.
Linh đăng ký ở phòng khép kín dạng căn hộ, có phòng ngủ, bếp, nhà tắm và cả ban công. Linh sống cùng 2 người bạn khác, một sinh viên Việt, một sinh viên Nga.
![Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 2 Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 2](https://cdnphoto.dantri.com.vn/DwJbEgUTzgy8GprFXWeYQ__-BvI=/thumb_w/960/2021/01/19/muc-so-thi-cho-an-cho-o-cua-du-hoc-sinh-viet-tren-khap-the-gioidocx-1611048275313.jpeg)
Căn phòng khá rộng rãi, được trang trí bắt mắt, ấm cúng. Linh phải trả 150 USD/tháng tiền phòng (khoảng 3,5 triệu đồng) và không có chi phí phát sinh. Tuy không hợp đồ ăn Nga nhưng cuộc sống của 9X với hai người bạn cùng phòng rất hòa thuận.
"Trong phòng không đặt ra quy định nào cả nhưng chúng mình khá hợp nhau và biết tôn trọng không gian riêng. Mỗi người cũng ý thức giữ gìn vệ sinh chung, tự giác dọn dẹp luân phiên nhau. Dù khẩu vị cũng không giống nhau nhưng chúng mình biết cách dung hòa, thi thoảng vẫn tổ chức những bữa tiệc nhỏ trong phòng rất vui vẻ, ấm cúng", Linh chia sẻ.
Sinh viên Việt tại Mỹ kể trải nghiệm hài hước khi ở ký túc xá
Đỗ học bổng, Minh Tú (SN 1997) sang Mỹ, bắt đầu cuộc sống du học đầy thú vị. Trường của Tú có nhiều ký túc xá với các mức giá và độ tiện nghi khác nhau.
Tú được nhà trường xếp vào ở khu ký túc xá truyền thống, 2 người/phòng và sử dụng chung nhà tắm, nhà vệ sinh với 12 người khác. Bắt nhịp khá nhanh với môi trường mới, Tú học cách thích nghi với cuộc sống sinh hoạt đông đúc nơi ký túc. Trong 2 năm đầu, cô bạn đã trải qua nhiều kỷ niệm đáng nhớ.
"Thực ra ký túc xá ở đâu cũng giống nhau. Chỉ khác là mỗi người một nơi, ban đầu chưa quen với cuộc sống chung mới lạ. Mình thấy khá ổn khi ở ký túc xá, có điều bất tiện nhất là nhà vệ sinh và nhà tắm nằm ở cuối hành lang.
![Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 3 Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 3](https://cdnphoto.dantri.com.vn/dSzAG2bNLk1A49e0-OpDi6Eo8N8=/thumb_w/960/2021/01/19/muc-so-thi-cho-an-cho-o-cua-du-hoc-sinh-viet-tren-khap-the-gioidocx-1611048275735.png)
Nhiều khi muốn sử dụng không gian nhưng phải xếp hàng chờ vì đông người có chung nhu cầu quá. Mình phải thay đổi thói quen sinh hoạt, đi lại vào những giờ vắng người để tránh tình cảnh "chờ dài cổ", Tú kể.
Trong ký túc xá có nhiều quy định như nếu có người đến chơi phải ghi tên vào danh sách để bảo vệ có thể kiểm soát người ra vào khu. Sinh viên không được mang động vật, nến, đồ vật dễ gây cháy nổ vào ký túc xá.
Thỉnh thoảng, cô gái Việt cũng gặp những tình huống "dở khóc, dở cười". "Có lần chủ nhật, trời lạnh dưới 0 độ, mình đang ngủ thì thấy chuông báo cháy kêu, vội choàng chăn chạy ra ngoài. Mà không phải cháy thật, chỉ là có người hút thuốc hay nấu ăn trong phòng nên làm kích hoạt hệ thống báo cháy thôi. Mọi người phải đứng hơn tiếng đồng hồ chờ lính cứu hỏa tới. Mỗi kỳ cứ 3-4 lần như vậy, chạy mỏi chân", Tú nhớ lại.
2 năm cuối, Tú đăng ký chuyển qua khu ký túc xá "xịn" hơn và phải trả thêm 200 USD/kỳ (khoảng 5 triệu đồng) để sinh hoạt trong căn phòng nhỏ với một người bạn khác.
![Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 4 Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 4](https://cdnphoto.dantri.com.vn/y8rdU1GL1r9-zVSCFlU9KFgL55w=/thumb_w/960/2021/01/19/muc-so-thi-cho-an-cho-o-cua-du-hoc-sinh-viet-tren-khap-the-gioidocx-1611048275919.jpeg)
Căn phòng vỏn vẹn 12m2 nhưng bố trí ngăn nắp. Phòng của Tú thiết kế liên thông với phòng đối diện, ở giữa là nhà tắm mà 4 người/2 phòng sử dụng chung.
Du học sinh Hàn "không thở nổi" trong "nhà trọ hộp diêm"
Vốn đã tìm hiểu thật kỹ về việc thuê trọ tại Hàn Quốc trước khi sang du học nhưng Nguyễn Quyên (SN 1999) vẫn không khỏi "sốc" khi lần đầu bước chân vào "phòng trọ hộp diêm" - goshiwon.
"Phòng trọ hộp diêm" đã gắn liền với nhiều thế hệ sinh viên Hàn Quốc và được cả du học sinh Việt ưa chuộng khi tới xứ sở kim chi. Đây là những căn phòng có diện tích siêu nhỏ, chỉ đủ cho một người sinh sống. Đa phần những phòng trọ này có điều kiện tồi tàn, thiếu thốn, chỉ số ít có nội thất tích hợp đa năng, đủ tiện nghi.
Theo học tại một trường đại học ở Ulsan, trước khi sang Hàn, Quyên nhờ người quen tìm cho một phòng trọ với tiêu chí gần trường, giá rẻ và đảm bảo yên tĩnh. Cô bạn được giới thiệu một căn goshiwon đáp ứng các yêu cầu trên. Xem qua hình mà người quen gửi, Quyên khá ưng ý. Nhưng khi thực sự đứng trước căn phòng, cô không khỏi ngỡ ngàng.
Phòng trọ khép kín nhỏ xíu, chỉ gần 5m2. Từ giường, bàn ghế đến các vật dụng khác đều là loại cỡ nhỏ. Nhà vệ sinh chỉ đủ chỗ một người bước vào.
Căn nhà Quyên thuê có gần chục phòng hộp diêm như thế. Mọi người trong nhà dùng chung bếp và khu giặt là. Giá phòng mỗi tháng là 220 won (khoảng 4,5 triệu đồng), đã bao gồm tiền điện, nước, wifi.
"Tuy phòng có cửa sổ nhưng cảm giác rất tù túng, bí bách. Nhà vệ sinh ngay góc giường nên mình càng thấy ngột ngạt hơn", Quyên nói.
![Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 5 Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 5](https://cdnphoto.dantri.com.vn/npwhCyCFzrJZgC5dfWXIdlIaLeU=/thumb_w/960/2021/01/19/muc-so-thi-cho-an-cho-o-cua-du-hoc-sinh-viet-tren-khap-the-gioidocx-1611048276024.jpeg)
Vì không gian chật hẹp, Quyên phải tiết chế đồ đạc, sắp xếp gọn gàng hết mức. Những vật dụng không cần thiết, cô bạn quyết không mua, không dùng. 9X cũng từ bỏ thói quen gặp gỡ bạn bè vì nhà không đủ chỗ ngồi.
"Mình chỉ để vài bộ quần áo, cất gọn vào hòm đặt dưới gầm bàn. Giày dép có đúng 2 đôi. Bàn học cũng không đủ chỗ kê mà phải đặt trên giường. Làm gì cũng phải tận dụng mọi chỗ có thể. Trong phòng ngoài quạt, máy tính, bình nước siêu tốc và một két sắt nhỏ đựng những đồ quan trọng, giấy tờ cần thiết thì chẳng có gì", 9X kể.
Dù điều kiện sinh hoạt bị hạn chế nhưng bù lại, chỗ trọ gần trường, chỉ cách 5 phút đi bộ. Chủ nhà cũng tốt bụng, mỗi tuần đều nấu cơm và kim chi cho sinh viên nên Quyên lâu dần cũng quen.
Nhưng chưa đầy 1 năm, cô nàng buộc phải chuyển trọ vì "không thở nổi". Cái nắng nóng mùa hè khiến căn phòng càng ngột ngạt. Phòng không có điều hòa, nếu lắp thêm sẽ tốn kém, chưa kể tiền điện đắt đỏ. Quyên mở cửa hết mức, mua cả đá lạnh về đặt trước quạt cho không khí mát hơn cũng không ăn thua. Đỉnh điểm có hôm đi học về, trong phòng quá nóng bức khiến Quyên ngất xỉu. Cô bạn may mắn được chủ nhà phát hiện kịp thời.
Rồi cả những hôm mưa gió, tường nhà bị ẩm mốc, phòng vệ sinh bốc mùi. Cực chẳng đã, Quyên đành tìm phòng trọ riêng rộng rãi hơn.
![Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 6 Phòng trọ của du học sinh Việt: Nơi sang chảnh, chỗ như nhà hộp diêm - 6](https://cdnphoto.dantri.com.vn/YGY5sjyEBzgFvSRwo2alWHl_Pm4=/thumb_w/960/2021/01/19/muc-so-thi-cho-an-cho-o-cua-du-hoc-sinh-viet-tren-khap-the-gioidocx-1611048276149.jpeg)
Mỗi tháng, cô bạn phải chi trả cho căn phòng mới khoảng 4 triệu đồng, chưa gồm tiền điện, nước, tiền ga và tiền mạng. Phòng trọ khoảng 15m2, được bố trí đầy đủ tiện nghi, có cả điều hòa, tủ lạnh và được phép nấu ăn trong phòng.
Chuyển sang nơi ở mới, Quyên yên tâm tập trung vào việc học hơn. 9X còn sắp xếp thời gian để làm thêm 2-3 tiếng/ngày ở quán ăn gần phòng trọ, kiếm thêm khoản thu nhập để chi trả sinh hoạt phí.
-
Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs Man City, 23h30 ngày 2/2Rửa xe ngày sát Tết: Giá tăng gấp đôi, xếp hàng chờ đợiFacebook bắt đầu thử nghiệm nền tối trên iOS và AndroidBí quyết vàng giúp người viêm đại tràng quên ‘sợ Tết’Nhận định, soi kèo Pyramids vs Mansoura, 22h30 ngày 4/2: Đẳng cấp chênh lệch4 nhóm thực phẩm giúp tăng cân an toànHonda VN phối hợp triển khai các hoạt động ATGT 2019Ô tô đa dụng 240 triệu gây sốc thị trườngNhận định, soi kèo Monterrey vs Necaxa, 8h05 ngày 2/2: Chiến thắng đầu taySố hóa là “cú hích” làm thay đổi thói quen thanh toán của người dân
下一篇:Nhận định, soi kèo Real Betis vs Athletic Bilbao, 3h00 ngày 3/2: Củng cố vị trí Top 4
- ·Nhận định, soi kèo Sreenidi Deccan vs Aizawl, 20h30 ngày 3/2: Cửa trên ‘tạch’
- ·Giữa lùm xùm kiện tụng, Chim Sẻ Đi Nắng và GTV đều bỏ qua AoE Việt Nam Open 2019
- ·Bí quyết thiết kế phòng khách nhỏ xinh
- ·Nga đang phát triển một hệ thống giám sát việc đeo khẩu trang
- ·Soi kèo góc Cagliari vs Lazio, 2h45 ngày 4/2
- ·Truyện Xuyên Không Gặp Được Tiểu Phu Quân!
- ·8 mẹo giảm cân nhỏ hiệu quả to cho ngày Tết
- ·Truyện Thiên Tác Chi Hợp
- ·Nhận định, soi kèo Alajuelense vs Cartagines, 08h00 ngày 3/2: Tiếp cận ngôi đầu
- ·Mẹo giảm rối loạn tiêu hóa do rượu bia của người Nhật
- ·Bé trai suýt chết vì nuốt đinh dài 3cm vào bụng
- ·Đi tìm căn hộ chuẩn cho người trẻ thị trường TP.HCM
- ·Kèo vàng bóng đá MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2: Tin vào Quỷ đỏ
- ·HP Envy 13 mạnh mẽ hơn với bộ vi xử lý Intel Tiger Lake
- ·10 loại hoa dễ trồng, bạn nên thử ngay để đón Tết
- ·Xe tải suýt gây tai nạn vì vượt ẩu ở góc cua trên đường đèo
- ·Nhận định, soi kèo Llaneros vs Union Magdalena, 8h30 ngày 4/2: Cơ hội phục thù
- ·Nhận định Bồ Đào Nha vs Maroc, kèo bóng đá, kèo World Cup: Bồ ăn 2 bàn
- ·Ung thư tuyến nước bọt có lây không?
- ·Tăng hiệu quả điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- ·Nhận định, soi kèo Rio Ave vs Porto, 03h45 ngày 4/2: Khách thắng chật vật
- ·Gò Gai Central Park: Ngàn quà tặng chào Giáng sinh
- ·Chuyên gia chọn kèo Brazil vs Costa Rica: Brazil ăn đậm
- ·10 mẫu biệt thự vườn 2 tầng đáng mơ ước nhất 2018
- ·Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà
- ·Villa Park
- ·Nhận định, soi kèo Bangkok United FC vs Nakhon Ratchasima, 18h00 ngày 2/2: Chiến thắng nhọc nhằn
- ·Không nên nhầm lẫn ung thư lưỡi với bệnh nhiệt miệng
- ·Hài hước chiếc xe đạp 'ngụy trang' thành xe ô tô
- ·LMHT: Lee Sin, Miss Fortune, Thresh và Qiyana sắp có trang phục Hàng Hiệu vào cuối năm nay
- ·Nhận định, soi kèo Adhyaksa Farmel vs Bekasi City, 15h30 ngày 4/2: 3 điểm nhọc nhằn
- ·Vinhomes Riverside
- ·7 kiểu tóc nhuộm đẹp dành cho nam 2018
- ·Chung kết C1, Real vs Liverpool: Ronaldo diễn trò lố
- ·Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Auxerre, 1h00 ngày 2/2: Quá khó cho tân binh
- ·Truyện Sư Phụ Tôi Là Thần Tiên