Nhanh lên con,điềukhôngbaogiờnênnóivớlịch đá bóng việt nam cẩn thận đấy, đừng nói chuyện với người lạ, nhà ta không có tiền mua thứ đó... là những điều bố mẹ không nên nói với con.
Những điều bạn nói với con hàng ngày có thể mang đến nhiều tác hại hơn là bạn tưởng. Vì lợi ích của con và cả của chính bạn, hãy ghi nhớ 8 điều không nên nói với con: "Nhanh lên con!” Con bạn cứ từ tốn thưởng thức bữa sáng hoặc buộc dây giày (cho dù chưa biết cách buộc nhanh và chính xác). Vậy là con sắp đi học muộn, một lần nữa. Nhưng giục con nhanh lên có thể làm tăng thêm stress, Linda Acredolo, đồng tác giả cuốn “Baby Minds” giải thích. Bạn có thể nhỏ nhẹ nói với con hãy nhanh lên, như vậy con sẽ cảm thấy như bạn và con đang ở cùng một đội. Bạn cũng có thể biến hành động giục con buổi sáng thành một trò chơi, chẳng hạn như: “Sao chúng ta không thi xem ai sẽ nhanh hơn?” "Không sao rồi con” Khi con bạn bị thương và bật khóc, bản năng làm mẹ sẽ mách bảo bạn trấn an rằng con không bị thương nặng. Nhưng nói rằng con không sao cả có thể khiến con cảm thấy tồi tệ hơn. Con bật khóc vì con cảm thấy không ổn. Việc của bạn là giúp con hiểu và ứng phó với cảm xúc của bản thân chứ không phải là coi nhẹ nó. Hãy dành cho con một cái ôm nồng ấm và thừa nhận cảm xúc của con bằng những câu kiểu như: “Đó quả là một cú ngã đáng sợ”. Sau đó hãy hỏi xem con có muốn một miếng băng gạc hay không. “Cẩn thận nhé” Nói câu này khi trẻ đang đùa nghịch trên sân chơi thậm chí còn khiến con dễ té ngã hơn. “Câu nói của bạn làm con phân tâm và mất tập trung”, Deborah Carlisle Solomon, tác giả cuốn “Baby Knows Best” giải thích. “Chúng ta không đủ tiền mua món đó” Các bậc cha mẹ thường dùng câu này khi con đòi mua một món đồ chơi mới. Nhưng câu nói này có thể khiến con nghĩ rằng bạn không thể kiểm soát được tài chính – một chuyện khá đáng sợ với trẻ, Jayne Pearl, tác giả cuốn “Kids and Money” cho biết. Ngoài ra, những đứa trẻ đã lớn có thể nhắc lại câu nói này của bố mẹ khi họ quyết định mua một món đồ đắt tiền. Do đó, hãy dùng một cách khác để truyền đạt ý tương tự, chẳng hạn như “Chúng ta sẽ không mua món đồ này vì chúng ta đang tiết kiệm tiền cho những thứ quan trọng hơn”. Nếu con cứ khăng khăng đòi thảo luận về vấn đề này, bạn sẽ có cơ hội tuyệt vời để trò chuyện với con về cách chi tiêu và quản lý tiền bạc. “Đừng nói chuyện với người lạ” Đây là một khái niệm mà trẻ rất khó nắm bắt. Kể cả khi trẻ gặp một người không quen, cũng có thể trẻ không nghĩ đó là người lạ nếu người đó đối xử tốt với chúng. Thêm vào đó, trẻ có thể hiểu sai nghĩa câu nói này và từ chối sự giúp đỡ của cảnh sát hoặc nhân viên cứu hỏa nếu đó là những người trẻ không quen biết. Thay vì cảnh báo trẻ về những người lạ, hãy thử dựng lên một kịch bản, chẳng hạn như “Con sẽ làm gì nếu một người đàn ông con không biết cho con kẹo và đề nghị chở con về nhà?”. Hãy lắng nghe câu trả lời của con, sau đó hướng dẫn con cách hành xử hợp lý. Có rất nhiều trường hợp trẻ bị một người quen, chứ không phải người lạ bắt cóc, do đó bạn nên nói với con rằng: “Nếu ai khiến con buồn bực, sợ hãi hoặc bối rối, khó xử, hãy nói ngay với mẹ”. “Nếu con không ăn hết cơm sẽ không được ăn... Câu nói này khiến trẻ cảm thấy như đang bị phạt và làm giảm hẳn cảm giác ngon miệng mà bữa tối mang lại, trái ngược hoàn toàn với những gì bạn mong con cảm thấy. Thay vì nói câu trên, hãy nhắc con rằng: “Đầu tiên chúng ta ăn bữa tối, sau đó mới đến ăn hoa quả/ tráng miệng”. Sự thay đổi từ ngữ, dù rất nhỏ, cũng có thể tác động tích cực đến con. Mẹ đang ăn kiêng Bạn đang cẩn thận theo dõi cân nặng? Hãy giữ điều đó cho riêng mình. Nếu con mỗi ngày đều nhìn thấy bạn đứng lên cân và kêu ca rằng mình đang béo lên, trong đầu con có thể phát triển một hình ảnh cơ thể không khỏe mạnh, Giáo sư Marc S. Jacobson thuộc Trung tâm Y tế Đại học Nassau (Mỹ) cho biết. Tốt hơn nên nói rằng: “Mẹ đang tuân theo chế độ ăn uống lành mạnh vì điều đó khiến mẹ cảm thấy rất tốt”. Bạn cũng có thể áp dụng kiểu câu tương tự với việc tập thể dục. Đừng nói rằng “mẹ phải tập thể dục” bởi câu đó nghe như một lời phàn nàn. Hãy nói rằng “Bên ngoài thời tiết rất đẹp. Mẹ sẽ đi dạo một chút”. Câu nói này có thể sẽ truyền cảm hứng cho con và giúp con có hứng thú đi bộ cùng bạn. “Luyện tập chăm chỉ thì mới mang đến kết quả hoàn hảo” Đúng là con càng dành nhiều thời gian chú tâm làm việc gì đó thì các kỹ năng của con càng được cải thiện. Tuy nhiên, câu nói trên có thể khiến con gánh chịu áp lực cần phải chiến thắng. “Nó gửi đi thông điệp rằng nếu trẻ mắc lỗi nghĩa là trẻ đã không chăm chỉ luyện tập”, Joel Fish, tác giả của “101 Ways to Be a Terrific Sports Parent” cho biết. “Tôi đã từng thấy rất nhiều đứa trẻ không ngừng tự hỏi bản thân: “Có chuyện gì với mình vậy? Mình đã luyện tập hết sức nhưng vẫn không thể trở thành người giỏi nhất”. Thay vì nói câu đó, hãy khuyến khích con luyện tập chăm chỉ bằng một cách khác, sao cho con có thể phát triển và cảm thấy tự hào về bản thân. (Theo parents/ Yeutretho/Seatimes) |