Trước đó, vào rạng sáng 11/6, một nhóm đối tượng đã dùng súng tấn công trụ sở xã Ea Tiêu và Ea Ktur (huyện Cư Kuin) khiến 6 người hy sinh, trong đó có liệt sĩ Nguyễn Văn Dũng.
Ngày 12/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký quyết định cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 6 liệt sĩ trên. Trong đó, có 4 liệt sĩ là cán bộ của công an 2 xã Ea Ktur và Ea Tiêu (huyện Cư Kuin) và liệt sĩ là cán bộ hy sinh gồm ông Nguyễn Văn Dũng và ông Nguyễn Văn Kiên - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Ea Ktur.
Mời quý phụ huynh, học sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệptrên VietNamNet
Cụ thể, một ngày sau khi Saudi Arabia ngược dòng đả bại Argentina 2-1, Nhật Bản làm điều tương tự với kịch bản giống đến khó tin: cũng bị ‘ông lớn’ Đức áp đảo, dẫn trước từ chấm 11m và sau đó là 2 bàn thắng để đời làm nên chiến thắng vang dội, lần lượt do công của Ritsu Doan và Takuma Asano ghi ở phút 75 và 83.
Một điều thú vị, cơn địa chấn của đất nước mặt trời mọc ở Qatar trước Đức đã được chú rái cá móng nhỏ Taiyo đến từ Công viên nước Maxell, Nhật Bản dự báo từ trước giờ bóng lăn.
Cụ thể, chú rái cá có khả năng “ngoại cảm” này được đặt 3 chiếc xô nhỏ ở phía trước, trong đó xô màu xanh có dán cờ Nhật Bản và xô đỏ là đội Đức.
Ở giữa là chiếc xô màu vàng – tương đương dự đoán kết quả hòa.
Sau đó, rái cá được đưa cho 1 trái bóng nhỏ và không mất nhiều thời gian, chú đã chọn Nhật Bản thắng khi bỏ bóng vào chiếc xô màu xanh.
Trong khi rái cá Taiyo được cộng đồng mạng khen là “nhà tiên tri bậc thầy” thì vẹt Olivia tại Vương quốc động vật Nasu, cũng ở Nhật Bản bị chê là ‘ngốc nghếch’ bởi vì chú đã chọn Đức thắng!
Xem ngay lịch thi đấu World Cup 2022 cập nhât liên tục tại đây!
Đến thế kỷ thứ 9 trước Công nguyên, các loại xe "có khả năng bảo vệ" bắt đầu xuất hiện. Ví dụ tiêu biểu cho các phương tiện này là tháp công thành và xe phá cửa của người Assyria.
Tua nhanh tới 500 năm sau đó, chúng ta có một thiết kế hoàn thiện về "xe chiến đấu" của nhà phát minh người Italia Guido da Vigevano. Tới năm 1485, chúng ta được biết tới bản phác thảo về một phương tiện được bọc kín bằng áo giáp của Leonardo da Vinci.
Chiếc xe bọc thép chưa từng lăn bánh trên chiến trường
Frederick Richard Simms là một kỹ sư người Anh, sinh ra và lớn lên ở Đức. Vào tháng 1/1898, ông đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho một phương tiện "có tháp pháo, được bọc thép". Sau đó 3 tháng, Simms nhận được bằng sáng chế cho "xe quân sự chạy bằng động cơ".
Vào năm 1899, kỹ sư người Anh cho ra mắt phương tiện quân sự đầu tiên của mình - Motor Scout Quadricycle. Về cơ bản, đây là một chiếc môtô 4 bánh có gắn súng máy tự động. Phương tiện này có tấm chắn bằng thép ở phía trước để bảo vệ cho người lái. Tuy vậy, chiếc xe này không được chú ý và không nhận được đơn đặt hàng nào từ quân đội.
Rút kinh nghiệm từ dự án đầu tiên, Simms và các đối tác bắt đầu phát triển chiếc xe bọc thép tiếp theo của mình. Phát minh của kỹ sư người Anh mang tên Motor War Car, được coi là tiền thân cho các loại xe bọc thép hiện đại.
Motor War Car dài 8,5m, chạy trên 4 bánh xe làm bằng gỗ được quấn dây thép. Chiếc xe này sử dụng khung gầm xe tải Daimler, được trang bị động cơ 4 xi-lanh công suất 16 mã lực, tốc độ tối đa đạt 14 km/h.
Phương tiện này có thiết kế khá giống một điếu xì gà, với phần mũi nhọn có thể dùng để phá cổng, 2 bên thân xe được vuốt cong và mài sắc để ngăn đối thủ tiếp cận. Lớp giáp của xe dày 6mm, có thể chống lại các loại đạn phổ thông thời bấy giờ. Về khả năng chiến đấu, Motor War Car được trang bị 1 pháo tự động và 2 súng máy.
Vào tháng 4/1899, quân đội Anh đã đặt hàng những chiếc xe này để triển khai tới các thuộc địa ở Nam Phi. Tuy vậy, khi chiếc xe chính thức hoàn thiện vào năm 1902, thì cuộc xung đột ở thuộc địa đã tới hồi kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc phương tiện của Simms không còn cần thiết nữa.
Dù chỉ có duy nhất một nguyên mẫu được sản xuất và chưa bao giờ thực chiến, song Motor War Car vẫn được ghi nhận là mẫu xe bọc thép quân sự đầu tiên trong lịch sử.