Tổng thống Abraham Lincoln dạy con kỹ năng sống thế nào?
5 việc cha mẹ nên làm hàng ngày với trẻ 2 tuổi
Kỹ năng sống giúp trẻ được an toàn
Kỹ năng sống trong tiếng Nhật vừa đề cập đến phạm trù đạo đức tư cách của một con người, vừa là những kỹ năng, năng lực cần thiết mà một con người cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Ở Nhật không có sách giáo khoa dạy riêng về kỹ năng sống, nhưng học sinh Nhật có một môn học Đạo đức ở trường cũng dạy những nội dung gần như bao hàm trong đó.
Được dạy từ khi mới sinh ra
Điều quan trọng hơn cả người Nhật quan niệm dạy kỹ năng sống cho trẻ không phải bắt đầu từ khi trẻ đi học, mà nó cần được dạy ngay từ khi trẻ mới sinh ra, và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên và quan trọng nhất để dạy trẻ những kỹ năng ấy.
Triết lý giáo dục mầm non
Triết lý được thống nhất trong các trường mầm non là “học mà chơi”. Môi trường học giảm tải tối đa lý thuyết đối với học sinh mầm non mà thay vào đó, trẻ được tự do vui chơi, học các kỹ năng sống, khám phá thiên nhiên…
Có hao mô hình trường mẫu giáo
Đó là trường dành cho những đứa trẻ có mẹ đi làm và bà mẹ nội trợ. Trường học dành cho trẻ có mẹ đi làm được chính phủ hỗ trợ 150 USD mỗi tháng (bao gồm bữa trưa được đầu bếp của nhà trường chuẩn bị đảm bảo tiêu chuẩn dinh dưỡng).
Trẻ em đi bộ đến trường
Trẻ em Nhật Bản tự đi bộ đến trường từ năm lên bảy tuổi. Những người cao tuổi trong khu vực sẽ trở thành tình nguyện viên hướng dẫn cho các cháu nhỏ sang đường để đảm bảo an toàn. Những người cao tuổi rất vui vẻ và nhiệt tình được làm công việc này.
Tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Tại các thị trấn, khu dân cư ở Nhật Bản thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể như cùng nhau dọn dẹp khu phố và các đền chùa địa phương. Điều này giúp những người hàng xóm gần gũi và thân thiện hơn. Trẻ em cũng nhờ vậy dễ hòa đồng và phát triển kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
Văn hóa nơi công cộng
Trẻ em ở xứ sở mặt trời mọc luôn thể hiện cách cư xử đúng mực và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định chung nơi công cộng như xếp hàng, chờ tàu điện ngầm, không quấy khóc trong siêu thị,...
Chơi cùng con
iếng Nhật có một cụm từ ikumen (chế từ ikemen nghĩa là handsome) để dành tặng cho những ông chồng đảm đang chia sẻ với vợ việc nhà, và chăm sóc con cái. Ngày nay hầu như đàn ông Nhật nào cũng giác ngộ điều cơ bản ấy, nên không hiếm cảnh người bố vừa địu, vừa dắt con đi học hay đi chơi. Và họ rất chịu khó chơi cùng con cái, nhất là những môn cần đến vận động như leo trèo, đẹp xe, chơi bóng. Chơi cùng con chính là một cơ hội tuyệt vời để cha mẹ dạy các kỹ năng mềm cho con.
Có thể nói nếu như nhiều cha mẹ Việt Nam coi vệc rèn luyện kỹ năng sống cho con là trách nhiệm của nhà trường, thì người Nhật coi nó là vai trò của cha mẹ rồi mới đến nhà trường.
Hàng nghìn học sinh, giáo viên, phụ huynh Trường THCS Trần Phú, Quận 10, TP.HCM xếp hàng dài trên đường phố, cúi đầu tiễn biệt thầy hiệu trưởng nhà trường vừa qua đời.
" alt=""/>Những kỹ năng sống trẻ em Nhật được nuôi dạyVốn đã đóng phim cùng nhau nhiều lần, lại khá hiểu ý nhau nên Hồng Diễm, Việt Anh kết hợp ăn ý. Tuy trên phim khá nghiêm túc, căng thẳng nhưng thực tế khi tập thoại, hai diễn viên khá thoải mái và thường xuyên trêu đùa nhau. Khi Việt Anh giấu tay ở phía sau, Diễm có thắc mắc làm cách nào để em nhận ra anh bị xước tay, Việt Anh đã nghĩ ra biện pháp ’ngã ngửa’: Anh phải dùng tay chọc em thôi!
Trên phim chỉ có hai người ở phòng ngủ nhưng thực tế thì có một ê kíp đông đảo vây quanh từ đạo diễn, quay phim, ánh sáng đến cả đội nhắc thoại. Thậm chí hai quay phim còn leo cả lên giường để tác nghiệp để phục vụ cho một góc máy khác. Có thể thấy để có vài phút trên phim không đơn giản, đòi hỏi sự phối hợp từ nhiều bộ phận khác nhau.
Quỳnh An
Clip: VTV
" alt=""/>Hậu trường cảnh thoại của Hồng Diễm và Việt Anh trong hành trình công lýMượn hàng trăm triệu đồng để xây dựng trường?
Theo phản ánh của hàng chục giáo viên, nhân viên Trường Mầm non thị trấn Cẩm Xuyên (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), năm học 2015- 2016, toàn bộ giáo viên trong trường cho hiệu trưởng là bà Trần Thị Thanh vay nợ hơn 350 triệu đồng.
Để có tiền cho bà Thanh vay, 22 giáo viên, nhân viên cắm sổ lương hàng tháng được 150 triệu đồng. Ngoài ra, một số giáo viên đi vay thêm ngân hàng hơn 200 triệu đồng.
![]() |
Trường Mầm non thị trấn Cẩm Xuyên, nơi xảy tình trạng hiệu trượng cũ nợ hàng trăm triệu tiền của giáo viên |
Ngoài tiền vay giáo viên, sau khi về hưu, bà Trần Thị Thanh còn bàn giao lại cho hiệu trưởng mới trả số nợ công trình xây dựng từ trước lên đến 650 triệu đồng.
Một giáo viên thông tin: “Tháng 5/2015, hiệu trưởng Trần Thị Thanh tổ chức cuộc họp toàn bộ giáo viên, nhân viên trong trường. Trong cuộc họp, cô Thanh có đặt vấn đề mượn tiền của giáo viên, nhân viên để trả nợ cho nhà thầu khi các hạng mục đã xây dựng nhưng chưa có kinh phí”.
Trao đổi với phóng viên VietNamNet, bà Thanh phân trần khi còn làm hiệu trưởng bà có vay số tiền lớn của giáo viên, và đang nợ nhà thầu tiền xây dựng công trình trong khuôn viên trường, nhưng bà vay mượn tiền để sử dụng cho công việc chung, không tiêu dùng cá nhân.
Giải thích cho việc nợ tiền giáo viên, bà Thanh nói: Năm 2012, bà làm hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Cẩm Xuyên. Công tác ở ngôi trường xuống cấp, nhiều hạng mục không có, nên bà đứng ra làm nhiều công trình. Vì chưa có nguồn ngân sách nên phải nợ nhà thầu và vay tiền giáo viên. Sở dĩ, có những công trình đã làm nhưng không có hồ sơ do trường thay 3 nhân viên kế toán, bản thân bà không am hiểu quy trình xây dựng.
Cùng lâm vào tình trạng bị hiệu trưởng nợ tiền, giáo viên đang công tác tại Trường Mầm non Cẩm Thịnh (xã Cẩm Thinh, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết: Năm học 2015- 2016, hiệu trưởng nhà trường là bà Vũ Thị Mai Hoa ngỏ ý mượn tiền giáo viên với lý do cần xây dựng thêm các hạng mục để đạt trường chuẩn.
Các giáo viên trong trường đã đi vay ngân hàng để cho bà Hoa mượn 270 triệu đồng.
Ngoài số nợ trong biên bản bàn giao giữa hai hiệu trưởng trường mầm non Cẩm Thịnh, bà Hoa còn nợ tiền giáo viên |
“Cho chị Hoa vay tiền để xây dựng trong trường, chúng tôi không hề tính toán. Tuy nhiên, chị Hoa đã chuyển công tác nhưng chưa trả nợ cho chúng tôi. Lương giáo viên đã thấp, hàng tháng lại phải bỏ thêm một khoản để trả lãi suất ngân hàng, chúng tôi rất khó khăn” - một giáo viên chia sẻ.
Còn bà Hoa thì cho biết “Sau khi nhà dãy nhà học hai tầng được xây dựng từ nguồn xã hội hóa, huyện và Phòng Giáo dục chỉ đạo làm trường chuẩn quốc gia. Tuy nhiên, ngân sách địa phương chưa có, một số cán bộ nói tôi đi vay mượn, có nguồn trả lại sau. Nên, tôi phải mượn tiền giáo viên để làm”.
Không có hồ sơ, chứng từ
Bà Trần Thị Hợi, hiệu trưởng đương nhiệm Trường Mầm non thị trấn Cẩm Xuyên, cho biết khi về nhận công tác ở trường, bà Thanh có bàn giao 650 triệu tiền nợ nhà thầu và một số khoản tiền nợ giáo viên, song bà Hợi chỉ nhận 450 triệu đồng tiền nợ công trình, và đã trả được 80 triệu đồng. Số tiền còn lại sẽ tiết kiệm trả dần.
Theo bà Hợi, sở dĩ bà không nhận hết số tiền nợ bà Thanh bàn giao vì một số hạng mục xây dựng không có hồ sơ chứng minh, khoản nợ tiền của giáo viên là do bà Thanh vay mục đích cá nhân.
Còn về việc hiệu trưởng nợ tiền giáo viên ở Trường Mầm non Cẩm Thịnh, ông Phạm Đình Nông, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thịnh cho biết: “Sau khi cô Hoa luân chuyển công tác có bàn giao số nợ cho hiệu trưởng mới, song cô này không nhận các khoản nợ đó. Lúc này, chính quyền mới biết có nợ nần giữa hiệu trưởng và giáo viên”.
“Cô Hoa đã có báo cáo về khoản nợ 270 triệu đồng liên quan đến xây dựng hạng mục nhỏ trong khuôn viên nhà trường. Tuy nhiên, xã chỉ hỗ trợ được 70 triệu đồng với hạng mục có đầy đủ hồ sơ như làm vườn cổ tích. Số nợ còn lại, địa phương không chịu trách nhiệm vì không có hồ sơ, chứng từ” - ông Nông nói.
Bà Nguyễn Thị Xuân Hoàng, Phó phòng GD-ĐT huyện Cẩm Xuyên, khẳng định “có sự việc cô Thanh, cô Hoa từng làm hiệu trưởng mầm non trên địa huyện Cẩm Xuyên vay mượn hàng trăm triệu đồng của giáo viên trong trường. Phòng Giáo dục sẽ kiểm tra họ vay tiền sử dụng mục đích cá nhân hay vì việc công”.
Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Cẩm Xuyên, ông Hoàng Văn Lý, cũng cho hay: “Khi các hiệu trưởng này còn công tác tại trường, Phòng Tài chính không nhận được báo cáo công nợ. Đến lúc người về hưu, người luân chuyển công tác mới nhận được phản ánh của giáo viên. Phòng đã báo cáo sự việc lên Chủ tịch huyện, sắp tới sẽ thành lập đoàn thanh tra làm rõ”.
Đậu Tình
" alt=""/>Giáo viên cắm sổ lương, nợ ngân hàng cho hiệu trưởng vay hàng trăm triệu đồng