![]() |
Pogba vẫn chưa chốt tương lai ở MU |
AS loan báo, Chủ tịch Florentino Perez của Real Madrid sẵn sàng tái lập kế hoạch ký hợp đồng với tiền vệ Paul Pogba từ MU.
Thỏa thuận của Pogba với MU sẽ hết hạn vào tháng 6/2022 và hiện đội chủ sân Old Trafford vẫn đưa đạt thỏa thuận ký mới với tiền vệ Pháp.
Theo nguồn trên, Pogba trở lại tầm ngắm của Real Madrid, theo dõi sát tình hình tiền vệ này ở MU trong những tuần qua.
Thông tin cho hay, nếu Pogba có thể gật đầu đến Madrid chơi bóng, điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho gã khổng lồ La Liga trong kế hoạch kéo Kylian Mbappe từ PSG sang Bernabeu vào hè tới.
Và với việc có thể ký Pogba theo dạng chuyển nhượng tự do thì Real Madrid sẵn sàng đáp ứng khoản lương bổng cho tiền vệ này, tương tự như đã thực hiện với David Alaba (12,8 triệu bảng/năm) sau khi hết hợp đồng Bayern Munich.
![]() |
Phil Foden phát triển mạnh trong đội hình của HLV Pep Guardiola |
Tờ Athletic cho hay, tiền vệ Phil Foden của Man Cityđang đàm phán hợp đồng mới.
Thỏa thuận hiện tại của Foden với nhà vô địch Premier League còn gần 3 năm nữa – đến hè 2024.
Tuy nhiên, Pep Guadiola muốn CLB nhanh chóng ‘trói’ tuyển thủ Anh dài hạn hơn nữa.
Theo nguồn trên, đàm phán đôi bên sẽ được tiếp tục sau khi Foden xong đợt làm nhiệm vụ quốc tế này cùng tuyển Anh.
Chưa có thỏa thuận nào được chốt nhưng bản thân Phil Foden cũng rất muốn gia hạn Man City, nên người ta tin rằng đôi bên sẽ không gặp rào cản lớn nào bản ký mới.
Tuyển thủ Anh ký hợp đồng hiện tại với Man City vào năm 2018 với mức lương khoảng 30.000 bảng/tuần.
Man City kế hoạch ký mới Foden 6 năm kèm lương tăng vọt lên 150.000 bảng/tuần, vì những tiến bộ vượt bậc của ngôi sao 21 tuổi.
![]() |
Hazard chưa bao giờ có thể bùng nổ ở Real Madrid như lúc còn chơi cho Chelsea |
El Nacional cho hay, Chelseasẽ không chi quá 34 triệu bảng (40 triệu euro) để đưa Eden Hazard trở lại Stamford Bridge.
Tiền vệ Bỉ rời Chelsea gia nhập Real Madrid với giá 100 triệu euro vào hè 2019, tuy nhiên chưa bao giờ cho thấy xứng với số tiền ấy.
Hazard liên tục phải chật vật với chấn thương và cân nặng tại Real Madrid, gây thất vọng lớn, dù anh là cầu thủ mơ ước của Zidane lúc mang về.
Giờ đây, ông chủ Abramovich muốn đưa Hazard trở lại Chelsea một lần nữa, với hy vọng nhìn thấy anh hồi sinh tại nơi từng được xem là biểu tượng.
Phía Real Madrid muốn có hậu vệ cánh Reece James trong đàm phán bán Hazard cho Chelsea.
L.H
Lorenzo Insigne mở cửa ký MU, Chelsea đưa Hazard trở lại Stamford Bridge, Sterling cần lời hứa Pep Guardiola là những tin chuyển nhượng mới nhất hôm nay, 13/10.
" alt=""/>Tin chuyển nhượng 14/10: Real gạ Pogba rời MU, Chelsea chốt HazardTân binh CAHN đăng quang hay Hà Nội FC bảo vệ ngôi vương sẽ phải chờ tới vòng đấu cuối cùng là sự khác biệt rất lớn. Và dù đội bóng nào lên ngôi cũng xứng đáng sau những gì đã thể hiện suốt mùa giải sắp kết thúc.
Nhìn vào sức nóng ở cuộc đua vô địch nhiều người mừng cho HLV Philippe Troussier, khi ai cũng hiểu tuyển Việt Nam có mạnh, giàu tính cạnh tranh sẽ bắt đầu từ V-League.
Ông Troussier vẫn trăn trở cùng tuyển Việt Nam
V-League giàu tính cạnh tranh ở cuộc đua vô địch khiến nhiều người kỳ vọng tuyển Việt Nam mạnh hơn. Nhưng đánh giá kỹ thì ngược lại, bởi dường như HLV Philippe Troussier không có nhiều lựa chọn mới về nhân sự.
Nhìn vào 4 đội cạnh tranh chức vô địch là thấy, trừ Thanh Hoá với một lực lượng tầm tầm ra thì những đối thủ còn lại không có nhiều nhân tố quá mới so với trước đây.
CAHN là hiện tượng, nhưng bản chất đội bóng ngành Công an sở hữu cả một đội hình toàn hảo thủ và kinh nghiệm khoác áo tuyển Việt Nam từ Quang Hải, Văn Hậu, Tấn Tài, Văn Thanh…
Hoặc với Hà Nội FC hay Viettel cũng như thế, những cầu thủ chơi tốt nhất và đóng góp vào thành công ở mùa giải năm nay cũng quanh quẩn đâu đó là Văn Quyết, Hoàng Đức, Hùng Dũng, Duy Mạnh, Tuấn Hải…
Sẽ không bất ngờ nếu ở các đợt tập trung tới đây vẫn còn rất nhiều các cựu binh lâu năm ở tuyển Việt Nam, dù ông Philippe Troussier rất mong đổi mới.
Tất nhiên, nói như thế chẳng có nghĩa V-League 2023 không xuất hiện những cầu thủ mới hoặc đảm bảo tiêu chí trẻ, nhưng tựu trung lại có vẻ như thời điểm này chưa phải lúc HLV Philippe Troussier cải tổ triệt để lực lượng so với thời của người tiền nhiệm Park Hang Seo.
Dù vậy, với việc V-League bắt đầu xuất hiện nhiều đội bóng tham vọng hơn cũng mang đến tín hiệu vui cho tuyển Việt Nam, nhưng đó là câu chuyện sau này còn giờ thì chưa.
" alt=""/>Tuyển Việt Nam: VVậy ai cấp vũ khí cho các bên tham chiến ở Syria? Câu trả lời là đây:
Ai đang vũ trang cho chính phủ Syria?
Trước khi cuộc nổi dậy bùng phát, quân đội Syria đã có một loạt vũ khí hạngnặng, gồm cả xe tăng, xe bọc sắt, hệ thống pháo và tên lửa, tên lửa đạn đạo.
Không quân Syria có máy bay chiến đấu, trực thăng gắn súng máy.
Sau hai năm giao chiến, quân chính phủ Syria còn được trang bị vũ khí và đượctổ chức tốt hơn nhiều quân nổi dậy. Tuy nhiên, các quan chức phương Tây chobiết, kho vũ khí và đạn dược của quân chính phủ đang cạn kiệt và họ phải dựa vàosự trợ giúp của nước ngoài.
Nga
Nga cung cấp cho quân đội Syria vũ khí và thiết bị trong suốt cuộc xung đột.Moscow khẳng định, nước này chỉ thực hiện những hợp đồng đã có từ trước đó vànhư vậy không vi phạm bất cứ lệnh trừng phạt quốc tế nào.
Bất chấp sức ép của phương Tây, Moscow hồi đầu năm nay vẫn khăng khăng rằnghọ cần phải tôn trọng với những hợp đồng đã ký trước đó với Damascus về việccung cấp hệ thống phòng thủ tên lửa đất đối không tối tân S-300. Dù vậy, hệthống này được tin là vẫn chưa được chuyển cho Syria.
Nga được cho là đã gửi tên lửa hành trình chống hạm hiện đại Yakhont, tên lửađất đối không SA-17 và hệ thống tên lửa tầm ngắn Pantsyr-S cho Syria.
Iran
Iran tích cực hỗ trợ cho quân chính phủ Syria về mặt quân sự kể từ cuối năm2012, giới chức phương Tây cho biết.
Tehran được cho là nguồn cung cấp rocket, tên lửa chống tăng, súng phóng lựuvà súng cối chính cho Syria.
Tuy nhiên, giới chức Iran phủ nhận việc phá vỡ lệnh trừng phạt của LHQ áp đặtlên các hoạt động xuất khẩu vũ khí của nước này. Để tránh trừng phạt, Tehran bịcáo buộc vận chuyển hầu hết vũ khí qua không phận Iraq bằng máy bay thương mạivà gần đây, Iran chuyển vũ khí qua Iraq bằng đường bộ trên xe tải. Tuy nhiên,chính phủ Iraq phủ nhận điều này.
Ảnh và video đăng trên mạng dường như đã cung cấp bằng chứng về việc vậnchuyển vũ khí của Iran. Có một bức ảnh cho thấy rocket do Iran chế tạo, ghi ngàysản xuất là 2012.
Ai cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy Syria?
Quân nổi dậy Syria được cho là thu thập vũ khí và đạn dược qua nhiều con đường,gồm cả chợ đen, thu giữ trên chiến trường, từ các nhà máy đã được cải tiến và hàng hóado cá nhân, tổ chức và chính phủ nước ngoài trả tiền.
Các chỉ huy quân nổi dậy muốn có vũ khí tối tân nhưng chỉ nhận được một lượngvũ khí nhỏ có giới hạn.
Syria
Các đại diện của nhóm quân nổi dậy chính - Quân đội giải phóng Syria (FSA) chobiết, phần lớn vũ khí của họ được mua trên chợ đen hoặc thu giữ từ các cơ quanchính phủ.
Các nhóm nổi dậy đã chiếm một loạt căn cứ quân sự từ năm 2011, gồm cả Atareb,Taftanaz, Jirah và Tiyas. Những căn cứ này là nguồn cung cấp vũ khí và đạn dượchữu dụng cho quân nổi dậy, đặc biệt là hệ thống tên lửa chống máy bay và xe bọcsắt.
Qatar
Cho tới giờ, Qatar được cho là nguồn cung cấp vũ khí chính cho quân nổi dậy.
Tiểu vương quốc vùng Vịnh này phủ nhận việc cung cấp vũ khí cho quân nổi dậySyria dù cam kết ủng hộ lực lượng này bất kể thứ gì họ cần.
Hầu hết vũ khí được cho là trao cho các nhóm quân nổi dậy Hồi giáo theo đườnglối cực đoan, đặc biệt là cho những nhóm có quan hệ với Anh em Hồi giáo - hoạtđộng với tư cách trung gian.
Theo tờ New York Times, máy bay vận chuyển của không quân Qatar đã bay sang ThổNhĩ Kỳ cùng với vũ khí để cung cấp cho quân nổi dậy Syria từ sớm, tháng 1/2012.Vào mùa thu năm 2012, máy bay của Qatar đã hạ cánh xuống sân bay Esenboga, gầnAnkara, hai ngày một lần.
Quan chức Qatar khẳng định rằng máy bay chỉ mang hàng viện trợ không chếtngười.
Ả rập Xê út
Ả rập Xê út gần đây đã đi đầu trong việc hỗ trợ tài chính và quân sự cho quânnổi dậy.
Không như Qatar, vương quốc tập trung vào việc hỗ trợ cho các phe phái thếtục và theo chủ nghĩa dân tộc của FSA.
Cuối năm 2012, Riyadh được cho là đã chi tiền mua "hàng nghìn khẩu súngtrường và hàng trăm khẩu súng máy", rocket, máy phóng lựu và đạn dược cho FSA từkho vũ khí do Croatia kiểm soát. Số vũ khí này được chuyển bằng máy bay vận tảiC-130 của không quân hoàng gia Ả rập Xê út tới Jordan và Thổ Nhĩ Kỳ rồi đượcchuyển lậu vào Syria.
Quan chức Ả rập Xê út từ chối bình luận.
Libya
Quốc gia Bắc Phi này là nguồn cung cấp vũ khí chủ chốt cho quân nổi dậy.
Nhóm các chuyên gia của Hội đồng Bảo an - chịu trách nhiệm giám sát lệnh cấmvận vũ khí áp đặt lên Libya trong cuộc nổi dậy 2011, cho biết hồi tháng 4/2013rằng có những vụ vận chuyển lậu vũ khí hạng nặng và hạng nhẹ, gồm cả hệ thốngphòng không xách tay, vũ khí loại nhỏ và đạn dược có liên quan, chất nổ, mìn.
"Điều quan trọng là quy mô của một số chuyến hàng....và các hoạt động hậu cầnliên quan cho thấy đại diện của chính quyền địa phương Libya có thể biết về cácvụ vận chuyển đó, dù không liên quan trực tiếp".
Châu Âu
Tháng 5/2011, Liên minh châu Âu áp đặt cấm vận vũ khí với Syria.
Khi cuộc nổi dậy bước vào năm thứ 3, một vài quốc gia thành viên của khốinày, đi đầu là Anh và Pháp, đã vận động hành lang để có thể cung cấp vũ khí cholực lượng "trung hòa" ở nhóm đối lập tại Syria.
Dù bị chia rẽ sâu sắc, các bộ trưởng ngoại giao vẫn nhất trí bỏ lệnh cấm vậnvào tháng 5/2013.
Các nước thành viên EU không gửi vũ khí trực tiếp cho quân nổi dậy nhưng cómột nước có liên quan tới các vụ vận chuyển vũ khí bí mật bằng đường không vớiquy mô lớn.
Mỹ
Mỹ thường xuyên cho biết, nước này miễn cưỡng phải cung cấp vũ khí trực tiếp choquân nổi dậy Syria vì lo ngại vũ khí có thể rơi vào tay các nhóm chiến binh cảmtử. Tuy nhiên, vào ngày 14/6/2013, Washington nói, sẽ viện trợ quân sự trực tiếpcho quân nổi dậy sau khi quân đội Syria dùng vũ khí hóa học.
CIA được cho là giữ một vai trò quan trọng đằng sau những gì diễn ra ở Syriatừ năm 2012 - điều phối các chuyến hàng vũ khí của lực lượng đồng minh Mỹ choquân nổi dậy.
Tháng 6/2012, quan chức Mỹ cho biết, các nhân viên CIA hoạt động ở Thổ Nhĩ Kỳđã quyết định nhóm nào sẽ được nhận vũ khí.
Thổ Nhĩ Kỳ
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ mạnh mẽ cho quân nổi dậy Syria song không chính thứcphê chuẩn việc gửi viện trợ quân sự cho lực lượng này. Tuy nhiên, các báo cáocho thấy, Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò then chốt trong việc thúc đẩy gửi vũ khícho quân nổi dậy Syria từ cuối năm 2012.
Nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ giám sát hầu hết việc chuyển vũ khí bằng đườngkhông từ Croatia sang Syria.
Jordan
Các vũ khí do Nam Tư sản xuất lần đầu tiên được thấy nằm trong tay các đơn vịcủa FSA tại nam Syria là đầu 2013. Số vũ khí này được chuyển lậu qua biên giớivới Jordan.
Chính phủ Jordan phủ nhận vai trò và cho biết, đã cố gắng ngăn các vụ vậnchuyển lậu. Tuy nhiên, có bằng chứng cho thấy máy bay vận tải của không quânhoàng gia Jordan và máy bay thương mại của nước này liên quan tới việc chuyển vũkhí cho Syria từ Croatia.
Iraq
Quân nổi dậy Syria, phần lớn xuất thân từ cộng đồng Sunny ở nước này, được cholà nhận được vũ khí, đạn dược và chất nổ từ các bộ lạc và chiến binh Sunni ởnước láng giềng Iraq.
Vũ khí từ Iraq được vận chuyển lậu qua biên giới và được bán hoặc trao choquân nổi dậy. Al Qaeda tại Iraq giữ một vai trò tích cực trong việc thành lậpMặt trận al-Nursa và cung cấp cho lực lượng này tiền, chiến binh, truyền kinhnghiệm.
Lebanon
Cùng với Iraq, cộng đồng Sunni tại Lebanon được cho là đã giúp đỡ cung cấp chocác chiến binh nổi dậy Syria vũ khí mua được trên chợ đen hoặc chuyển cho lựclượng này vũ khí từ các nước khác, gồm cả Libya.