Thông tin nêu trên vừa được Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (BCVT) cho biết.
Sản phẩm bảo tàng ảo “Biển đảo Việt Nam” được Bộ TT&TT giao cho Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (Viện CNTT&TT - CDIT) triển khai xây dựng từ năm 2014 nhằm số hóa các tự liệu của triển lãm “Hoàng Sa,ơnlượttruycậpphầnmềmTriểnlãmsốvềHoàngSaTrườtrực tiếp bóng đá thái lan Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” đã được Bộ TT&TT tổ chức tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước từ năm 2013.
Sản phẩm đã được CDIT thiết kế với mục tiêu không chỉ ứng dụng công nghệ mới phục vụ nhiệm vụ chính trị tuyên truyền về biển đảo góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc mà còn đóng góp cho công tác định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng cho thế hệ thanh, thiếu niên.
Đến năm 2016, sau khi kết hợp với các đơn vị của Bộ TT&TT, Viện CDIT đã hiệu chỉnh, nâng cấp sản phẩm bảo tàng ảo “Biển đảo Việt Nam” thành Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý”.
Sản phẩm Triển lãm số về Trường Sa, Hoàng Sa đã thể hiện một hình thức trưng bày mới, tạo ra cho công chúng cảm giác “đắm chìm” trong các câu chuyện lịch sử hay “chạm vào” các tư liệu, hiện vật gốc được số hóa chân thực, sống động.
Cụ thể, với sản phẩm Triển lãm số này, các tư liệu (bản đồ, tư liệu văn bản và hiện vật) truyền thống, đặc biệt là các hiện vật, đã được số hóa dưới dạng mô hình 3D (bia chủ quyền, tượng đài hải đội Hoàng Sa, tàu hải đội Hoàng Sa…). Mỗi tư liệu sẽ có nội dung thuyết minh riêng phục vụ mục đích tự tham quan tra cứu của công chúng. Ngoài ra, lời giới thiệu của thuyết minh viên cũng sẽ được tích hợp thành kịch bản trình diễn tự động cho phép triển khai triển lãm số khi không có thuyết minh viên.
Bên cạnh đó, Triển lãm số còn tích hợp thêm phần sa bàn số 3D về hệ thống các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Phần sa bàn này cho phép công chúng tương tác trực tiếp để tìm hiểu thông tin chi tiết về từng đảo trong hệ thống đảo.
Theo đại diện Viện CDIT, về mặt công nghệ, Triển lãm số đã thể hiện được tính ưu việt của mình như: mọi lúc, mọi nơi, trên nhiều dạng thiết bị đầu cuối. Những công nghệ trình diễn mới nhất hiện nay như AR, nhận dạng cử chỉ bàn tay … đã được áp dụng trong một số nội dung của triển lãm.
Với các thiết bị trình diễn số hiện đại như máy tính, máy tính bảng hay smartphone, sản phẩm Triển lãm số “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý” sẽ kích thích sự tự khám phá của công chúng thay vì chỉ tiếp cận thụ động. Đặc điểm này giúp cho các thông tin, đặc biệt là thông tin lịch sử trong triển lãm sẽ được tiếp thu một cách tự nhiên, dễ hiểu và dễ ghi nhớ. Chính điều này đã đã khơi nguồn cảm hứng tìm hiểu về lịch sử, về chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của công chúng đặc biệt là thế hệ trẻ.