Sinh viên kỹ thuật nghiên cứu về… giải phẫuTrong nhóm sinh viên VinUni đang làm việc tại phòng lab Y sinh có Võ Minh Quân là sinh viên ngành Kỹ thuật Cơ khí. Anh chàng đến từ Viện Khoa học và Kỹ thuật Máy tính đang tìm hiểu thông tin về cấu tạo của da người, để phục vụ cho công trình nghiên cứu mà mình tham gia. Tại VinUni, việc sinh viên ngành này tham gia giờ học của ngành khác là chuyện thông thường.
Tháng 11/2020, chỉ vài tuần sau lễ khai giảng, Minh Quân đã trúng tuyển và trở thành trợ lý nghiên cứu của đề tài khoa học “Công nghệ sản xuất cơ quan nội tạng bằng kỹ thuật in 3D”. Đây là một dự án xuyên quốc gia do các giảng viên, giáo sư VinUni, Đại học Kỹ thuật Nanyang Singapore (NTU), Đại học RMIT (Melbourne, Australia), Đại học Việt Pháp và Đại học Bách khoa Hà Nội phối hợp thực hiện - cơ hội có “1-0-2” đối với một sinh viên năm nhất.
|
Võ Minh Quân (giữa) cùng các cộng sự trong cuộc thi VinUni Hackathon 2021 |
Là người thích mày mò, chế tạo, từng tự tay lắp ráp thành công chiếc quạt điện mini lúc còn nhỏ, ngay khi bước chân vào phòng thí nghiệm 24/7 của VinUni, Võ Minh Quân đã bị “mê hoặc” bởi hệ thống máy in 3D hiện đại. Không những vậy, vị trí trợ lý nghiên cứu còn mang lại cho Quân khoản lương 3 - 5 triệu đồng/tháng, tùy theo số giờ làm việc thực tế.
Quân chia sẻ: “In 3D được xem là công nghệ của tương lai. Các cỗ máy in 3D sẽ là “hạt nhân” của các nhà máy thông minh trong nền công nghiệp 4.0. Không chỉ dừng lại ở việc tạo ra các đồ vật thông thường, với máy in 3D, con người kỳ vọng có thể “in” ra thuốc, xương, răng, mô tế bào, cơ quan nội tạng… dùng trong nghiên cứu và điều trị”.
“Để tạo được vật thể 3D theo mô hình thiết kế, đầu kim trên máy sẽ in từng lớp 2D và chồng lên cho đến khi hoàn thành. Với máy in 3D thông thường, “mực” được sử dụng là kim loại, nhựa, polyme, bột, giấy… Còn với máy in sinh học, “mực” chính là tế bào hoặc mô của con người”, chàng sinh viên lý giải.
Từng có người quen mắc bệnh suy thận, Quân thấu hiểu tầm quan trọng của nguồn tạng trong điều trị. Cậu bày tỏ: “Đây là một đề tài rất có ý nghĩa và đầy triển vọng; bởi công nghệ in 3D sinh học giống như “chiếc phao cứu sinh”, sẽ mang lại cơ hội sống cho rất nhiều người”.
Tham gia nghiên cứu, Quân được giao nhiệm vụ tìm hiểu về các hệ thống in 3D đang có trên thế giới, đặc biệt là ứng dụng in 3D trong y khoa. Chàng sinh viên năm thứ nhất của VinUni phát hiện ra rằng, các hệ thống hiện tại đều hoạt động dựa vào quy trình lập trình sẵn. Theo cậu, hệ thống như vậy sẽ khó co thể phát hiện và xử lý được các sai sót, ví dụ như các lỗ khí nhỏ - thứ có thể hủy hoại cả sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm đòi hỏi tính chính xác cao.
“Việc phát hiện các lỗ khí siêu nhỏ bằng mắt thường trong quá trình in là không thể. Nhưng hạn chế này có thể được khắc phục nếu ứng dụng dữ liệu lớn ảnh chụp và trí tuệ nhân tạo để dự báo, phát hiện và tinh chỉnh kịp thời nhiệt độ và tốc độ chạy của đầu kim”, Quân đề xuất trong một bản báo cáo.
“Sướng hơn sinh viên thế giới”
Là giảng viên trực tiếp hướng dẫn Võ Minh Quân, TS. Đỗ Thọ Trường (ngành Kỹ thuật Cơ khí, trường đại học VinUni) không khỏi bất ngờ trước phát hiện và đề xuất của chàng sinh viên 19 tuổi. Theo vị chuyên gia, mọi phát minh, sáng chế khoa học đều bắt nguồn từ sự quan sát, phát hiện các vấn đề tồn tại trong cuộc sống. “Phát hiện của Quân cho thấy một tinh thần làm việc nghiêm túc cũng như phương pháp nghiên cứu đúng đắn”, TS. Thọ Trường nhận xét.
|
TS. Đỗ Thọ Trường (ngành Kỹ thuật Cơ khí, trường đại học VinUni) hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học |
Cũng theo TS. Thọ Trường, các sinh viên VinUni có nhiều lợi thế trong nghiên cứu sớm. Đầu tiên, tiếng Anh “siêu” sẽ giúp các sinh viên dễ dàng đọc hiểu các tài liệu, công trình nghiên cứu của thế giới, từ đó tổng hợp và phát hiện vấn đề.
Quan trọng hơn, ngay từ năm đầu tiên, các sinh viên của đại học tinh hoa đã được thích nghi với một môi trường học thuật “đậm đặc”. Với tỷ lệ “vàng” giảng viên, giáo sư trên sinh viên là 1:6, sinh viên VinUni có cơ hội tham gia vào các dự án nghiên cứu, xuất bản các bài báo khoa học trên các tạp chí uy tín, cùng những “thuyền trưởng” đã có nhiều năm kinh nghiệm công tác, nghiên cứu tại các trường đại học hàng đầu thế giới.
TS. Đỗ Thọ Trường đánh giá: “Sinh viên VinUni sướng hơn cả sinh viên thế giới khi được tham gia vào các dự án nghiên cứu lớn ngay từ năm đầu. Ngay cả những trường quốc tế, sinh viên phải đến năm thứ 3 mới được tham gia nghiên cứu cùng các giáo sư”.
Hiện tại, VinUni đang triển khai gần 20 dự án nghiên cứu do các giáo sư, giảng viên đề xuất với sự tham gia của các sinh viên năm nhất. Ngoài vị trí trợ lý nghiên cứu được trả lương như Võ Minh Quân, các sinh viên còn có thể tham gia với vai trò nghiên cứu độc lập. Theo đó, thay vì được trả lương, các sinh viên được tích lũy tín chỉ nghiên cứu trong bảng điểm.
TS. Thọ Trường cho rằng, dù nhận lương hay tín chỉ, việc tham gia nghiên cứu sớm đều mang lại nhiều lợi ích cho sinh viên. Thông qua các giảng viên và giáo sư, các sinh viên VinUni được tiếp cận với mạng lưới nghiên cứu quốc tế, đồng thời được tiếp xúc với các công nghệ mới nhất mà thế giới đang nghiên cứu, phát triển. “Quan trọng hơn, các sinh viên sẽ dần hình thành kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành những nhà nghiên cứu độc lập. Đây sẽ là lợi thế lớn cho quá trình học tập, nghiên cứu lên cao sau này”, vị tiến sĩ khẳng định.
Minh Tuấn
" alt="VinUni: Sinh viên năm nhất được trả lương nghiên cứu khoa học"/>
VinUni: Sinh viên năm nhất được trả lương nghiên cứu khoa học
1. Việc tuyển Việt Nam thất bại tại AFF Cup 2020 cho tới lúc này vẫn chưa khiến người hâm mộ nguôi ngoai, khi đặt niềm tin khá lớn vào thầy trò HLV Park Hang Seo trong giải đấu vừa kết thúc ở Singapore.Điều này là đương nhiên, bởi thầy trò ông Park được đánh giá cao nhất trong số những đội bóng góp mặt nên thất bại trước Thái Lan ngay tại bán kết khiến mọi chuyện thêm phần cay đắng.
Nhưng đánh giá một cách công tâm, các nhà vô địch AFF Cup 2018 dừng chân ở bán kết cũng lại tương đối hợp lý vì không còn thể hiện đúng năng lực sau 3 năm thăng hoa và đứng trên đỉnh khu vực.
|
Tuyển Việt Nam thất bại ở AFF Cup 2020 |
Dù thế người hâm mộ và đặc biệt thầy trò HLV Park Hang Seo buộc phải quên đi thất bại vừa qua để hướng đến chặng đường kế tiếp, cụ thể hơn với vòng loại World Cup 2022 sắp khởi tranh trở lại vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 tới đây
2. Thất bại lớn hay nhỏ nào cũng có những bài học, với tuyển Việt Nam sau AFF Cup 2020 cũng như thế và HLV Park Hang Seo phải rút ra được kinh nghiệm, đồng thời điều chỉnh nhằm giúp đội nhà tốt hơn trong thời gian tới.
Bài học lớn nhất dành cho thuyền trưởng người Hàn Quốc vẫn nằm ở câu chuyên sử dụng nhân sự sao cho hợp lý, cũng như duy trì khát vọng cho tuyển Việt Nam, điều không xảy ra tại AFF Cup 2020.
Rõ ràng với phần lớn các tuyển thủ có mặt trong đội hình dừng bước tại bán kết AFF Cup 2020 vừa qua thì giải đấu cao nhất khu vực được coi tới ngưỡng của sự chịu đựng sau chuỗi thời gian dài quanh quẩn với tập luyện, thi đấu, cách ly...
Thêm vào đó, hàng loạt trận thua liên tiếp tại vòng loại World Cup 2022 cũng khiến động lực chơi bóng của nhiều người giảm sút, chưa nói sau 4 năm đã gặt hái quá đủ đầy vinh quang, danh vọng.
3. Trở lại với vòng loại World Cup 2022, dù kỳ vọng tuyển Việt Nam sẽ giành được kết quả khả quan hơn so với chặng đường trước đó nhưng tất cả đều biết là không dễ dàng khi các đối thủ vẫn mạnh hơn thầy trò HLV Park Hang Seo rất nhiều.
|
để buộc HLV Park Hang Seo phải rút ra bài học, và thay đổi ở vòng loại World Cup 2022 |
Chính bởi thế, ông Park có lẽ phải chuyển đổi mục tiêu thành tích sang chuyện làm thế nào tăng chất hay chí ít thổi vào cho tuyển Việt Nam một luồng gió mới về tinh thần, sau những thất bại đã qua.
Và muốn thế xem ra HLV Park Hang Seo cần tạo cơ hội cho những cái tên ít được ra sân trước đây thử lửa, thay vì tiếp tục sử dụng quá nhiều nhóm cầu thủ quen thuộc như đã từng thấy tại AFF Cup 2020.
Thực tế dù cố gắng mấy thì áp lực thành tích vẫn đang đè lên vai nhóm cựu binh nên thật khó tìm lại phong độ trong thời gian ngắn ngủi vừa được xả trại, trong khi những cái tên mới vẫn rất khát khao ra sân thể hiện mình.
Khi luồng gió, động lực từ việc sử dụng những cầu thủ mới, hoặc ít được sử dụng trước đây được tạo ra biết đâu tuyển Việt Nam lại có thể gây bất ngờ thì sao...
Video tuyển Việt Nam 0-1 Nhật Bản:
Xuân Mơ
Tuyển Việt Nam thay thủ quân: Thầy Park 'làm mới' lại nhuệ khí
Thầy Park gây bất ngờ khi quyết định thay mới toàn bộ ban cán sự tuyển Việt Nam, điều này liệu có bình thường sau thất bại tại AFF Cup 2020.
" alt="Tuyển Việt Nam đá vòng loại World Cup, đừng quên bài học AFF Cup"/>
Tuyển Việt Nam đá vòng loại World Cup, đừng quên bài học AFF Cup