Arsenal thua tai hại, Mikel Arteta lệnh dàn sao làm ngay điều này
Cuộc đua danh hiệu Premier Leaguecó bước ngoặt theo cách không ngờ ở vòng 33 cuối tuần qua: Arsenal và Liverpool đều thua trên sân nhà,ạiMikelArtetalệnhdànsaolàmngayđiềunàlich thi dau bong da la liga mang lại lợi thế cho Man City(thắng Luton 5-1). Nếu đoàn quân của Jurgen Klopp phơi áo 0-1 Crystal Palace thì Pháo thủnhận ‘quả đắng’ từ người cũ Unai Emery, để Aston Villa chọc thủng lưới 2 bàn liên tiếp trong 4 phút (84’ và 87’). Với kết quả này, Man City leo lên dẫn đầu với 73 điểm, trong khi Arsenal và Liverpool cùng 71 điểm. Ở mùa giải trước, Arsenal cũng bị chệch bước trong tháng 4, dù trước đó liên tiếp dẫn đầu bảng và sau đó ngậm ngùi nhìn Man City lên ngôi. Liệu cái sự yếu bóng vía này của họ có tái diễn? Mikel Arteta không cho phép điều đó xảy ra, lệnh dàn sao Arsenal phải đứng dậy ngay sau cú ngã, để gặt thành quả xứng đáng. “Trước Aston Villa, Arsenal đã chơi tốt trong hiệp 1 và đáng lẽ phải có ít nhất 3-4 bàn thắng. Tuy nhiên, chúng tôi không tận dụng được. Sang hiệp 2, cục diện đã xoay chiều, chúng tôi không thể kiểm soát và tạo ra được như làm làm trong 45 phút đầu. Kết quả, đội phải nhận 2 bàn thua và thất bại. Chúc mừng Aston Villa, còn với Arsenal thì phải đứng dậy ngay lập tức. Khi bạn thắng liên tục trong 4 tháng qua thì việc đứng dậy sau cú vấp không khó. Nếu muốn vô địch Premier League, muốn tiếp tục chinh chiến tại Champions League, chẳng may thua trận thì đòi hỏi bạn phải đứng dậy ngay. Nếu không, bạn sẽ đánh mất cơ hội, cho thấy thiếu bản lĩnh. Giờ là lúc chúng tôi phải chứng tỏ khả năng và phẩm chất của mình”, Mikel Arteta nói. Arsenal có tuần đầy thử thách phía trước, với chuyến làm khách Bayern Munich, lượt về tứ kết Cúp C1 và sau đó trở lại Anh, hành quân đến sân Wolves.Liverpool và Arsenal rủ nhau bại trận: Cờ đến tay Man City
Những thất bại của Liverpool và Arsenal, đều diễn ra trên sân nhà, đưa Man City lên ngôi đầu bảng Ngoại hạng Anh, khi phía trước 3 đội chỉ còn 6 trận.
相关推荐
-
Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs Bournemouth, 02h30 ngày 15/01
-
Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ (FTC) và liên minh các Tổng chưởng lý từ 48 bang và vùng lãnh thổ tại Mỹ đã đâm hai đơn kiện riêng biệt chống lại Facebook vào hôm 9/12. Vụ kiện nhằm vào hai vụ thâu tóm lớn của Facebook là Instagram và WhatsApp. Cả hai vụ kiện đều tìm kiếm biện pháp xử lý cho hành vi bị cho là phản cạnh tranh, có thể dẫn đến việc Facebook phải thoái vốn tại hai ứng dụng.
Faceboook phản bác lại vụ kiện, cho rằng Ủy ban đã không nhắc tới việc chính họ là người thông qua các vụ mua bán này vài năm trước.
Vụ kiện tập trung chủ yếu vào lịch sử mua lại hoặc nỗ lực mua lại công ty nhỏ hơn của Facebook. Facebook bị tố cáo lợi dụng sức mạnh thị trường để chèn ép đối thủ tiềm năng trước khi họ có thể trở thành đối thủ thực sự. Ngoài mua lại Facebook và Instagram, vụ kiện của FTC còn chỉ ra nỗ lực trước đây của Facebook để mua một số mạng xã hội khác như Twitter, WhatsApp.
Như vậy, chiến lược thâu tóm của Facebook làm hại đến đối thủ và các nhà quảng cáo phụ thuộc vào nền tảng để tiếp cận lượng khán giả lớn do chỉ còn ít lựa chọn.
Đơn kiện của FTC
FTC cáo buộc Facebook tham gia vào chiến lược có tính hệ thống để loại bỏ nguy cơ đối với vị thế độc quyền của mình, trong đó có hai vụ mua lại Instagram năm 2012 với giá 1 tỷ USD và WhatsApp năm 2014 với giá 19 tỷ USD. Đơn kiện tố cáo Facebook độc quyền trên thị trường mạng xã hội cá nhân tại Mỹ.
Như một phần của vụ kiện, FTC muốn xin lệnh cấm vĩnh viễn, có thể đẫn đến việc Facebook thoái vốn khỏi Instagram và WhatsApp. Ngoài ra, FTC muốn cấm Facebook áp đặt những điều kiện phi cạnh tranh đối với các nhà phát triển phần mềm bên thứ ba.
“Từ khi vượt qua đối thủ ban đầu Myspace và đạt quyền lực độc quyền, Facebook chuyển sang phòng thủ thông qua các biện pháp phi cạnh tranh”, FTC viết trong đơn kiện. “Sau khi xác định hai nguy cơ cạnh tranh lớn với vị trí độc quyền của mình – Instagram và WhatsApp, Facebook quyết định loại bỏ bằng cách mua lại những công ty này, phản ánh quan điểm của CEO Mark Zuckerberg, thể hiện trong email năm 2008, đó là “mua tốt hơn là cạnh tranh””.
Đơn kiện của FTC cũng nhắc lại Facebook đã từng thử nhưng thất bại với Twitter và Snapchat.
Bên cạnh đó, thông qua kiểm soát Instagram và WhatsApp, Facebook đã ngăn hai ứng dụng này “ăn thịt” ứng dụng Facebook chính. Facebook vẫn buộc WhatsApp chỉ cung cấp dịch vụ nhắn tin cá nhân thay vì trở thành một nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội cá nhân, hạn chế quảng bá WhatsApp tại Mỹ.
Đơn kiện của các bang
Dù các bang và FTC hợp lực trong cuộc điều tra, liên minh các bang dẫn đầu bởi Tổng chưởng lý New York Letitia James quyết định nộp đơn kiện riêng. Số bang cùng tham gia kiện Facebook lớn hơn so với vụ kiện chống lại Google.
Đơn kiện của các bang tố cáo Facebook nắm sức mạnh độc quyền trên thị trường mạng xã hội cá nhân Mỹ, tương tự đơn kiện của FTC, và duy trì bất hợp pháp bằng cách triển khai chiến lược “mua hoặc vùi dập” đối thủ, làm ảnh hưởng đến cả người dùng và nhà quảng cáo. Động cơ của Facebook, theo đơn kiện, một phần do lo sợ công ty sẽ bị tụt hậu trong những phân khúc mới quan trọng và các hãng mới nổi “xây dựng mạng lưới cạnh tranh với Facebook, có khả năng phá vỡ sự thống trị của công ty”.
Các bang khẳng định Facebook duy trì Instagram và WhatsApp như các thương hiệu độc lập để “lấp đầy khoảng trống, để họ không bị thay thế bằng một ứng dụng khác có tiềm năng xói mòn sự thống trị của Facebook”.
Các bang tố Facebook sử dụng chiến thuật loại trừ cùng với chiến lược mua lại để xác định nguy cơ cạnh tranh theo cách làm “cản trở cạnh tranh, ngăn cản đầu tư”. Facebook bắt đầu thâu tóm với mục tiêu loại bỏ cạnh tranh và đối thủ trước cả vụ Instagram và WhatsApp. Năm 2009, công ty mua lại FriendFeed sau khi Giám đốc sản phẩm Chris Cox báo với Zuckerberg rằng sẽ là “viễn cảnh xấu” nếu FriendFeed vào tay Twitter. Năm tiếp theo, Facebook mua Octazen sau khi một quan chức gợi ý làm như vậy sẽ tước đi khả năng tiếp cận dịch vụ nhập danh bạ quan trọng của đối thủ, giúp mạng xã hội phát triển.
Vụ kiện tập trung vào việc thu thập dữ liệu mà Facebook dùng để duy trì độc quyền. Đơn kiện mô tả sức mạnh của Facebook giúp công ty tạo ra những điều khoản để thu thập và sử dụng thông tin từ người dùng. Dữ liệu Facebook thu thập dược cho phép nó tạo ra trải nghiệm để giữ chân người dùng, không chuyển sang dịch vụ khác.
Facebook gây tổn hại đến người dùng và nhà quảng cáo, doanh nghiệp cạnh tranh thông qua hành vi của mình. Chẳng hạn, nhà quảng cáo không được nhận thông tin minh bạch về giá trị mà họ nhận được từ quảng cáo cũng như thiệt hại hình ảnh từ nội dung xấu độc trên các dịch vụ Facebook.
Các bang muốn xin một loạt biện pháp xử lý khác nhau, bao gồm ngăn chặn Facebook thực hiện những vụ mua bán trên 10 triệu USD mà không thông báo cho các bang khiếu nại.
Du Lam (Theo CNBC)
Đường đến dự luật buộc Facebook, Google trả phí tin tức của Australia
Để đưa ra dự luật buộc Facebook, Google trả phí tin tức trình lên Quốc hội, Australia mất 3 năm để điều tra, khảo sát và tham vấn.
" alt="Facebook bị kiện, đối mặt nguy cơ bán Instagram và WhatsApp">Facebook bị kiện, đối mặt nguy cơ bán Instagram và WhatsApp
-
Cụ thể, thiết bị này sau khi can thiệp sẽ cho phép người dùng chơi các trò chơi trái phép hoặc vi phạm bản quyền. Theo Nintendo, hãng đã gửi thông báo DMCA (Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số) cho các nhà phân phối, bao gồm cả tài khoản Amazon của Lê Hoàng Minh, tuy nhiên hãng đã nhận được yêu cầu phản tố. Vì vậy, Nintendo đã tiến hành khởi kiện và yêu cầu sự can thiệp của tòa án.
Theo tài liệu của tòa án, Nintendo đã đệ đơn kiện lên tòa án Seattle vào thứ tư. Trong đơn kiện, Nintendo mô tả "các vấn đề quốc tế nghiêm trọng và ngày càng tồi tệ hơn" do vi phạm bản quyền phần mềm trò chơi điện tử. Nintendo đang yêu cầu tòa án đưa ra các phán quyết ngăn chặn và đề nghị khoản bồi thường 2.500 USD cho mỗi vi phạm.
Danh mục sản phẩm bẻ khóa của Winmart trên Amazon hiện đã bị gỡ bỏ (Ảnh chụp màn hình) Hồi tháng 5, Nintendo cũng đã thắng kiện trong vụ việc tương tự với khoản bồi thường lên tới 2 triệu USD và lệnh cấm vĩnh viễn với các đại lý bị cáo buộc là hacker. Trong vụ kiện đó, nhà phân phối bị cáo buộc buôn bán phần cứng và phần mềm do tổ chức Team Xecuter phát tán, 2 thành viên của nhóm này là Gary Bowser và Max Louarn đã bị cơ quan chức năng bắt giữ sau đó với 11 tội danh khác nhau.
Lần này, Nintendo không đề cập đến các sản phẩm cụ thể của Team Xecuter, nhưng đã chỉ ra rằng, đại lý có phân phối RCM và SX OS (phần mềm Team Xecuter) hoặc các chương trình tương tự khác. Theo ghi nhận của ICTnews, người dùng vẫn có thể tìm kiếm thông tin về RCM, nhưng danh sách các sản phẩm cụ thể liên quan đến Nintendo trên Amazon đã bị xóa.
Nhiều cửa hàng và nền tảng thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn đang bán công cụ tương tự Trước đó, như ICTnewsđã đưa tin, “Công cụ bẻ khóa Nintendo Switch được rao bán công khai tại Việt Nam” với mức giá dao động từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng, thậm chí lên tới 2,5 triệu đồng. Hầu hết các cửa hàng hoặc người cung cấp dịch vụ không cam kết bảo hành và đều khẳng định thao tác hàn có thể gây hư hỏng máy.
Phong Vũ
Apple bị kiện vì công cụ theo dõi trên iPhone
Một nhóm do nhà hoạt động quyền riêng tư Max Schrems dẫn đầu đã nộp đơn khiếu nại lên cơ quan chức năng Đức và Tây Ban Nha, vì công cụ theo dõi trực tuyến trên iPhone của Apple.
" alt="Một đại lý người Việt bị Nintendo khởi kiện vì bán công cụ bẻ khóa">Một đại lý người Việt bị Nintendo khởi kiện vì bán công cụ bẻ khóa
-
Trong năm 2020, Viettel Solutions nhận được nhiều giải thưởng về chuyển đổi số. Nếu nhìn lại cả hành trình làm sản phẩm của VTS trong năm nay, anh thấy điều gì đã giúp VTS được Ban giám khảo đánh giá cao ở nhiều giải thưởng như vậy?
Bản thân tên gọi các giải thưởng trong năm 2020 đã thể hiện khá rõ về ý nghĩa và giá trị trong từng sản phẩm của Viettel Solutions. Chúng tôi tin rằng, thông qua những tiêu chí khắt khe được các chuyên gia trong Ban giám khảo nhìn nhận và đánh giá các giải thưởng Viettel Solutions đạt được tại IT World Awards 2020 và trong nước, Viettel Solutions tự tin với những điểm mạnh và điểm khác biệt trong câu chuyện làm sản phẩm, xoay quanh các lĩnh vực chiến lược cần ưu tiên chuyển đổi số như: giáo dục, y tế, chính phủ điện tử...Trong đó, điểm mạnh lớn nhất và đầu tiên của chúng tôi là biến công nghệ thành giải pháp thực tế.
Thứ hai, các sản phẩm của Viettel Solutions đều mang tính thực tiễn: Giải quyết các vấn đề nóng của xã hội, mang lại ý nghĩa cho người dân và cơ quan quản lý, tác động đến số lượng lớn người sử dụng. Đơn cử như sản phẩm Viettel Study 2.0 - nền tảng giúp học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể cùng tham gia quá trình dạy và học trực tuyến - thu hút 15 triệu tài khoản người dùng, trở thành mạng xã hội học tập lớn nhất Đông Nam Á với hơn 304.200 bài học được tạo trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Thứ ba, với việc nhìn nhận “mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt”, Viettel Solutions luôn đồng hành để tư vấn giải pháp, dùng công nghệ mới nhất “may đo” cho từng khách hàng.
Minh chứng lớn nhất cho quan điểm này là các sản phẩm trong lĩnh vực sản phẩm Hệ thống một cửa quốc gia. Chúng tôi đã cử một nhóm dự án chuyên trách làm việc onsite bên Tổng cục Hải quan để học hỏi, quan sát, kết hợp với các kiến thức công nghệ mới nhất về AI, Blockchain, Bigdata… giúp xây dựng giải pháp thông minh hơn, tự động hóa hơn và phù hợp riêng cho khách hàng.
Kết quả dự án này đã số hoá 188 thủ tục hành chính của 13 bộ ngành, giúp 34.000 doanh nghiệp xử lý 2,6 triệu hồ sơ, kết nối chính thức cơ chế một cửa ASEAN với 6 nước trong khu vực.
Nếu được chọn một giải thưởng mà anh cảm thấy tự hào nhất thì đó là…?
Viettel Solutions làm ra một sản phẩm đều dựa sự nghiên cứu kỹ lưỡng dưới nhiều góc độ khác nhau. Mỗi một sản phẩm chính là một đứa con tinh thần, là một niềm tự hào riêng về một lĩnh vực nào đó với mong muốn tạo ra giá trị cho xã hội, cho người dùng.Để lựa chọn dưới góc độ cá nhân, thì Dự án VPCP (Văn phòng Chính phủ) là giải pháp mà tôi muốn chia sẻ nhiều hơn. Không phải vì dự án này đạt giải thưởng cao (Giải Vàng IT World Awards 2020 hạng mục Dự án dành cho khách hàng xuất sắc nhất năm tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương), mà bởi vì chúng tôi đã góp một phần công sức vào quá trình chuyển đổi số tại VPCP.
Giải pháp này giúp cho VPCP có thể tiết kiệm lượng thời gian khổng lồ trong xử lý văn bản giấy (nhanh hơn gấp 5 lần). Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (mOffice) ứng dụng chữ ký số của các thành viên Chính phủ trên SIM của Viettel giúp các lãnh đạo cơ quan nhà nước có thể xử lý văn bản mọi lúc mọi nơi.
Đây là một giải pháp gần như tổng thể, mang tính thiết thực nhất, không chỉ hỗ trợ cho cơ quan quản lý nhà nước, các bộ ban ngành, bộ máy chính quyền từ Trung ương đến địa phương, mà còn giúp cho những vấn đề nóng của đất nước, của xã hội và của người dân nhanh chóng được giải quyết. Chắc chắn rằng, đây sẽ là giải pháp tạo ra cuộc cách mạng không giấy tờ trong lĩnh vực cải cách hành chính.
Anh có thể chia sẻ một kỷ niệm của Viettel Solutions với một giải thưởng quan trọng mà công ty nhận được trong năm 2020?
Tại Giải thưởng IT World Awards, đây là lần đầu tiên Viettel Solutions đạt được giải thưởng trong hạng mục quan trọng “Công ty giải pháp CNTT của năm”, cùng với những tên tuổi của các Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như Samsung, Dell, Cisco,… Phải nói rằng đó là một khoảnh khắc rất khó quên, khẳng định cho sự nỗ lực, sáng tạo của Viettel Solutions đã được nhìn nhận, đánh giá một cách tổng thể sau 5 năm góp mặt trong danh sách giải thưởng dành cho các sản phẩm riêng lẻ.Giải thưởng này vừa là động lực, vừa là trách nhiệm, yêu cầu Viettel Solutions phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam, tập trung nghiên cứu, phát triển những công nghệ mới nhất, hướng đến mục tiêu giải quyết những vấn đề khó nhất bằng công nghệ hiện đại.
Năm 2020 được coi là một năm quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số của Viettel Solutions, nếu nhìn lại các dự án chuyển đổi số đã thực hiện, anh thấy 3 điểm nhấn quan trọng nhất của năm là gì?
Nhắc đến năm 2020, có lẽ hiện tại và sau này đều không thể bỏ qua đại dịch Covid -19 bởi sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nó đối với nền kinh tế toàn cầu. Nhưng Covid -19 cũng chính là nhân tố quan trọng tạo nên sự bùng nổ về chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực của xã hội (y tế, giáo dục, giao thông,…) tại Việt Nam và trên thế giới.Các dự án chuyển đổi số Viettel Solutions đã triển khai trong năm 2020 hầu hết cũng bắt nguồn từ việc giải quyết vấn đề cấp bách do ảnh hưởng của đại dịch này. Trong đó, ba dự án được coi là điểm nhấn phải kể đến ba lĩnh vực: Y tế (dự án Telehealth); Giáo dục (sản phẩm Viettel Study); Hệ thống Hội nghị truyền hình.
Về y tế: Telehealth đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng không khoảng cách, một thế giới phẳng trong ngành y tế. Hơn 1.100 điểm khám, chữa bệnh được kết nối với nền tảng hỗ trợ, khám, chữa bệnh Telehealth được Viettel triển khai trong vòng gần 2 tháng, về đích trước 15 ngày so với mục tiêu. Telehealth giải quyết vấn đề về thời gian, tiền bạc cho bệnh nhân ở những nơi xa nhất, nghèo nhất cũng có cơ hội được khám chữa bệnh bởi các bác sỹ có chuyên môn giỏi nhất mà không cần phải di chuyển đến các thành phố lớn.
Về giáo dục: Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid, việc dạy và học trực tuyến bổ sung kịp thời kiến thức cho học sinh, sinh viên vẫn được diễn ra thông qua sản phẩm Viettel Study. Đây là mạng xã hội định danh duy nhất tại Việt Nam, thu hút 25,7 nghìn cơ sở giáo dục trên cả nước, trở thành mạng xã hội học tập lớn nhất Đông Nam Á.
Về hệ thống hội nghị truyền hình: Giải pháp không thể thiếu cho các sự kiện họp trực tuyến của Việt Nam với quốc tế. Trong đó phải kể đến những sự kiện quan trọng như hội nghị ASEAN mà Việt Nam đảm nhận vị trí chủ tịch, hay những cuộc họp song phương Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước Nga, Nhật,…
Viettel Solutions đã đảm bảo an toàn tuyệt đối cả về kỹ thuật công nghệ và an ninh thông tin, hỗ trợ kết nối tới 100 điểm cầu tham gia họp đồng thời và 100 điểm cầu ở chế độ quan sát, đây là số lượng điểm cầu hội nghị truyền hình quốc tế lớn nhất trên thế giới tính đến thời điểm hiện tại.
Trong quá trình thực hiện các dự án về chuyển đổi số năm 2020, nếu nhìn lại, anh thấy trở ngại lớn nhất mà không giống so với các dự kiến trước đây là gì? Viettel Solutions đã làm gì để giải quyết vấn đề đó?
Khi bắt tay vào làm một dự án nào đó, song song với việc nghiên cứu cách làm ra sao, xây dựng giải pháp như thế nào, chúng tôi đều vạch ra những chi tiết về khó khăn, trở ngại sẽ gặp phải trong quá trình triển khai. Trở ngại lớn nhất trong chuyển đổi số là thay đổi tư duy của người đứng đầu, thay đổi thói quen của người sử dụng, chúng tôi đều có lường trước và đưa ra những phương án khắc phục, nhưng khi áp dụng vào thực tế, mới thấy nó không hề đơn giản như dự kiến ban đầu.Chuyển đổi số là một khái niệm nghe có vẻ hơi trừu tượng, bởi vậy, để giải quyết các trở ngại, chúng tôi lựa chọn cách tiếp cận đơn giản, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, thuyết phục người đứng đầu tổ chức, doanh nghiệp thay đổi về mặt tư duy. Trực tiếp hướng dẫn người dùng với phương pháp ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm) để thay đổi về mặt thói quen.
Đầu tiên, phải làm cho Khách hàng hiểu: Chuyển đổi số là gì? Chúng tôi đưa ra những ví dụ cụ thể bằng những bất cập diễn ra hàng ngày, như ùn tắc giao thông, hay văn bản giấy tờ đang được xử lý một cách thủ công, bị động,… Chúng tôi tìm ra những câu chuyện thực tế đang tồn tại ở từng tổ chức, doanh nghiệp, sau đó sử dụng công nghệ để giải quyết và thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn cho Khách hàng.
Thứ hai, phải làm cho Khách hàng tin: Bằng những giải pháp đã được áp dụng thành công tại những đơn vị cụ thể. Ví dụ như: Hệ sinh thái sản phẩm y tế cho Bộ Y tế; Hệ sinh thái sản phẩm giáo dục cho Bộ GD&ĐT; dự án Trung tâm điều hành thông minh tại một số tỉnh như Huế, Phú Thọ, Hậu Giang…; Các giải pháp chuyển đổi số trong doanh nghiệp như tập đoàn FLC (sản phẩm văn phòng điện tử, sản phẩm cầu truyền hình, thanh toán trực tuyến…), Vinamilk (sản phẩm phần mềm DMS.ONE)…. Chúng tôi kể về câu chuyện trong quá trình triển khai và những kết quả doanh nghiệp đạt được trước và sau khi sử dụng giải pháp công nghệ của chúng tôi.
Thứ ba, phải làm cho Khách hàng lựa chọn: Tại Việt Nam, Viettel Solutions không phải là đơn vị duy nhất triển khai các dự án Chuyển đổi số, Khách hàng hiểu và tin là yếu tố cần và đủ, nhưng yếu tố quyết định sự thành công trong các dự án chuyển đổi số của Viettel Solutions, là làm sao để Khách hàng lựa chọn Viettel Solutions là đơn vị triển khai? Để làm được điều đó, đội ngũ kỹ sư của Viettel Solutions đã phải “lăn lộn, ăn ở” cùng Khách hàng, cùng tìm ra khó khăn, cùng xây dựng phương án khắc phục, hướng dẫn, hỗ trợ, đồng hành để “may đo” theo nhu cầu, đặc điểm của từng Khách hàng.
Anh đánh giá như thế nào về triển vọng của các dự án chuyển đổi số của Viettel Solutions trong năm 2021?
Đánh giá một cách khách quan, hoạt động chuyển đổi số mang lại thành công lớn cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, không chỉ riêng Viettel Solutions trong năm 2020. Chúng ta không bàn thêm đến những lợi ích mang lại của quá trình chuyển đổi số nữa vì nó đã quá rõ ràng.
Kế hoạch cho năm 2021 chúng tôi cũng đã xây dựng và bắt tay vào thực hiện. Tiếp nối những kết quả đạt được từ các lĩnh vực đã triển khai năm 2020 như Y tế, Giáo dục, Giao thông,… các dự án chuyển đổi số trong năm 2021 cũng sẽ được triển khai cho các lĩnh vực trọng điểm, là xu thế tất yếu cần phải có trong xã hội hiện đại như môi trường, tài nguyên thiên nhiên,…
Cụ thể, năm 2021 Viettel Solutions sẽ tập trung triển khai Dự án chuyển đổi số lớn cho các bộ ngành và tiếp tục mở rộng triển khai Dự án trung tâm điều hành thông minh tại các tỉnh/thành phố… Đặc biệt, tập trung nghiên cứu để phát triển các dòng sản phẩm dịch vụ số như: Công nghệ AI, Cloud.
Bên cạnh đó, năm 2021 Viettel Solutions cũng đặt mục tiêu xuất khẩu sản phẩm/giải pháp ra thị trường quốc tế, trước mắt là các thị trường Đông Nam Á; Giải quyết các bài toán đặt ra tại các quốc gia khác bằng chính những kinh nghiệm mà Viettel Solutions đã đúc kết được trong quá trình xây dựng, phát triển và ứng dụng tại Việt Nam.
Các giải thưởng VTS đạt được trong năm 2020:
- Giải thưởng Quốc tế: tại Giải thưởng IT World Awards 2020, VTS đạt Giải Vàng hạng mục Dự án dành cho khách hàng xuất sắc nhất năm tại khu vực Châu Á TBD; Giải Bạc hạng mục Công ty CNTT xuất sắc nhất năm; Giải Đồng hạng mục sản phẩm, dịch vụ CNTT tốt nhất lĩnh vực giáo dục (sản phẩm Viettel Study 2.0).
- Giải thưởng trong nước: Giải thưởng chuyển đổi số Việt Nam 2020, Giải thưởng giải pháp thành phố thông minh năm 2020, Giải thưởng Sao Khuê 2020,…" alt="Phó TGĐ Viettel Solutions: “Năm 2021, chúng tôi sẽ xuất khẩu giải pháp ra thế giới”">Phó TGĐ Viettel Solutions: “Năm 2021, chúng tôi sẽ xuất khẩu giải pháp ra thế giới”
-
Nhận định, soi kèo Pyramids vs Ghazl El Mahalla, 21h00 ngày 15/1: Bắt nạt ‘lính mới’
-
Theo thống kê của VietNamNet, tính đến tháng 11/2020, Zalo hiện là mạng xã hội nội địa lớn nhất Việt Nam với khoảng 60 triệu người dùng. Xếp sau nền tảng này lần lượt là Mocha (12 triệu thành viên), Gapo (6 triệu thành viên) và Lotus (2,5 triệu thành viên).
Đây không phải tổng số tài khoản đăng ký (account) mà là tổng số người dùng hoạt động hàng tháng (Monthly Active Users - MAU). Chỉ số này là công cụ đo lường phổ biến cho thấy mức độ tương tác của người dùng đối với một một sản phẩm trên môi trường Internet.
Như vậy, chỉ sau hơn 2 năm, Việt Nam giờ đây đã có 4 nền tảng mạng xã hội có trên 1 triệu thành viên. Đây là quy mô tối thiểu để một mạng xã hội trong nước được xem là có đủ tiềm lực cạnh tranh với các nền tảng ngoại.
Zalo của tập đoàn VNG đang là cái tên nổi bật nhất khi nhắc tới các mạng xã hội Việt Nam. Ngoài số lượng mạng xã hội có tiềm lực mạnh đã tăng lên gấp đôi, còn một vấn đề đáng lưu tâm khác khi nhìn vào số liệu tăng trưởng của các mạng xã hội Việt Nam.
Chỉ sau có 2 năm, mạng xã hội Zalo đã tăng thêm 20 triệu thành viên, gấp 1,5 lần năm 2018. Với Mocha, tuy lượng người sử dụng chưa hẳn đã nhiều, thế nhưng quy mô của nền tảng này đã tăng tới 2,67 lần so với chỉ 2 năm trước đó. Những nền tảng còn lại như Gapo, Lotus cũng đã ít nhiều cho thấy tiếng nói của mình chỉ sau hơn 1 năm hoạt động.
Sự ra đời của những cái tên mới như Lotus, Gapo cũng góp phần giúp các mạng xã hội trong nước có thêm "đồng đội" để cạnh tranh cùng các nền tảng ngoại. Ảnh: Trọng Đạt Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới hàng trăm diễn đàn như Tinhte (16 triệu lượt truy cập/tháng), Voz (11 triệu lượt truy cập/tháng), Webtretho (7 triệu lượt truy cập/tháng) hay Otofun (2 triệu lượt truy cập/tháng),... Đây là những đại diện tiêu biểu cho sức sống bền vững của các nền tảng mạng xã hội truyền thống.
Những số liệu kể trên đã cho thấy, trong năm 2020, các mạng xã hội Việt Nam không chỉ tăng trưởng về lượng mà đã có sự thay đổi mạnh cả về chất. Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của các doanh nghiệp nội và xa hơn là cả nền kinh tế số Việt Nam.
Vì sao phải phát triển các mạng xã hội Việt Nam?
Hầu hết các nền tảng mạng xã hội đều thu thập dữ liệu người dùng. Điều đó cũng có nghĩa, thay vì trả bằng tiền, người dùng đã trả cho các mạng xã hội thông tin cá nhân để có quyền sử dụng sản phẩm.
Facebook là ví dụ điển hình cho việc biến dữ liệu người dùng thành thứ "hái ra tiền". Ngay từ bước đăng ký, Facebook đã yêu cầu người dùng cung cấp email, số điện thoại, tên, tuổi, địa chỉ...
Trong quá trình hoạt động, nền tảng này còn thu thập vị trí, ghi nhớ các hành động, thói quen và nội dung tìm kiếm của người dùng. Những thông tin này sau đó được dùng để phân tích nhằm phục vụ cho quảng cáo hướng đối tượng.
Trái với suy nghĩ của nhiều người, các mạng xã hội không hề miễn phí. Thay vào đó, các nền tảng này làm giàu bằng cách khai thác dữ liệu từ người sử dụng. Google cũng có cách làm tương tự Facebook nhưng ở quy mô còn khủng khiếp hơn. Với hàng loạt các công cụ như Google Search, YouTube, Google Maps, Gmail,... gã khổng lồ tìm kiếm nắm trong tay lượng dữ liệu khổng lồ từ hàng tỷ thiết bị.
Vậy điều gì sẽ xảy ra khi nguồn dữ liệu này được sử dụng cho những mục đích không lành mạnh? Đó là lúc mà cả thế giới phải đối mặt với những hiểm họa lớn về vấn đề an ninh. Vụ bê bối Cambridge Antalyca liên quan tới cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định đó.
Thực tế trên khiến chính phủ nhiều quốc gia cảm thấy lo lắng về sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới. Đó cũng là lý do mà Trung Quốc, Triều Tiên gần như ngăn cấm hoàn toàn sự hiện của các nền tảng nước ngoài
Thay vì cấm đoán, mối nguy này có thể được giải quyết bằng sự lớn mạnh và cạnh tranh sòng phẳng của các nền tảng nội. Chỉ có điều, rất ít quốc gia trên thế giới có thể làm được điều này.
Nga là một trong những quốc gia hiếm hoi không phụ thuộc vào Facebook nhờ sự xuất hiện của mạng xã hội Vkontakte . Đây là mạng xã hội do người Nga tự phát triển để cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ ngoại. Trong số các quốc gia mà Facebook được phép hoạt động, Nga là quốc gia duy nhất mà mạng xã hội này không chiếm được thị phần đa số. Thay vào đó, phần lớn thị phần mạng xã hội tại Nga nằm trong tay VK (Vkontakte) - mạng xã hội do chính người Nga phát triển.
Số liệu của Statista cho thấy, tính đến tháng 1/2020, Vkontakte hiện có 38 triệu người dùng Nga, chiếm khoảng 54% lượng người sử dụng mạng xã hội thường xuyên tại quốc gia này. Đây cũng là ví dụ hiếm hoi cho thấy một quốc gia có thể phát triển mạng xã hội của riêng mình để cạnh tranh sòng phẳng với các nền tảng xuyên biên giới.
Với Việt Nam, theo số liệu thống kê mới nhất của We are social, tính đến tháng 1/2020, Facebook hiện có 61 triệu người sử dụng tại Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa, với 60 triệu người dùng thường xuyên, Zalo đã gần như đuổi kịp Facebook về số lượng người sử dụng.
Các nền tảng truyền thông xã hội được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam tính theo % số người dùng Internet (trong độ tuổi từ 16-64). Số liệu: We are social Nhìn ở góc độ rộng hơn, số người dùng Facebook chiếm khoảng 90% lượng người sử dụng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi từ 16-64. Số liệu này cho thấy, Facebook gần như đã hết dư địa phát triển tại thị trường Việt Nam. Trong khi đó, với đặc thù là giao diện đơn giản, dễ sử dụng, Zalo vẫn còn dư địa rất lớn đến từ nhóm người dùng cao tuổi.
Giống như Nga, Việt Nam cũng đã tìm ra con đường riêng để bảo vệ “bộ não của người Việt Nam”. Đó chính là việc thúc đẩy các nền tảng mạng xã hội do người Việt tự phát triển.
Người Việt tự làm chủ nền tảng, dữ liệu Việt
Chia sẻ về Gapo, Lotus, ông Hoàng Viết Tiến - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho biết, 2 nền tảng này được phát triển nhắm vào các thị trường riêng. Gapo nhắm vào thị phần dành cho giới trẻ. Với Lotus, mạng xã hội này nhắm vào tập khách hàng đã có sẵn của VCCorp.
Theo ông Tiến, bản chất của các mạng xã hội này là cung cấp nền tảng để triển khai thêm các dịch vụ mới dựa trên tập database khách hàng mà họ đã có sẵn.
Các mạng xã hội nước ngoài phổ biến tại Việt Nam chủ yếu liên quan tới lĩnh vực giải trí, thu hút người dùng để từ đó kiếm tiền quảng cáo. Tuy vậy, các nền tảng này chưa đi sâu vào thị trường ngách và các sản phẩm, dịch vụ.
So với Facebook, Twitter hay Instagram, các mạng xã hội Việt Nam ra đời sau, nhắm tới thị trường ngách và có đối tượng hướng đến là người dùng bản địa.
Điểm khác biệt ở đây là Gapo, Lotus hay các mạng xã hội trong nước tập trung vào tập database có sẵn để tăng cường thêm trải nghiệm khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
Thông qua các mạng xã hội này, G-Group và VCCorp (đơn vị phát triển Gapo, Lotus) có thể thu thập được insight khách hàng để từ đó mang tới những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn.
Khác với Facebook, Twitter hay Instagram, các mạng xã hội Việt Nam ra đời sau, nhắm tới thị trường ngách và có đối tượng hướng đến là người dùng bản địa. Ảnh: Trọng Đạt Theo ông Tiến, sự nổi lên của các mạng xã hội trong nước sẽ giúp chúng ta làm chủ về mặt công nghệ, từ đó khiến nền kinh tế số Việt Nam phát triển bền vững hơn. Điều quan trọng nhất là các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nắm trong tay dữ liệu, hành vi người dùng để nghiên cứu, phân tập và phát triển sản phẩm.
“Nhờ dữ liệu khách hàng, các doanh nghiệp F&B có thể phân tập đối tượng quảng cáo theo độ tuổi, nhóm đối tượng,... Chi phí nghiên cứu thị trường, quảng cáo vì thế sẽ giảm đi trông thấy.”, ông Tiến nói.
Trước đây, chúng ta không kiểm soát được cuộc chơi và hoàn toàn bị phụ thuộc vào các nền tảng ngoại, phải mua dữ liệu của các doanh nghiệp nước ngoài. Sự xuất hiện của các mạng xã hội trong nước sẽ giải được bài toán về sự phụ thuộc.
Đừng coi Gapo, Lotus, Zalo là đối thủ cạnh tranh của Facebook, Google
Tuy có tốc độ phát triển nhanh ấn tượng, vẫn còn đó không ít những chỉ trích nhằm vào các mạng xã hội Việt Nam. Chia sẻ về vấn đề này, ông Hoàng Viết Tiến cho rằng, những ý kiến tiêu cực đó chưa hẳn đã chính xác.
Về bản chất, đánh giá người dùng ở đây là về những nội dung được khởi tạo trên các mạng xã hội. Nội dung là một cấu phần quan trọng của tất cả các mạng xã hội, tuy nhiên, chúng lại do chính người dùng tạo ra.
“Mỗi người là một thực thể và do vậy chúng ta sẽ có những góc nhìn khác nhau. Chính vì sự khác biệt này mà các mạng xã hội mới phát triển như hiện tại. Do vậy, chúng ta nên nhìn vấn đề theo hướng tích cực hơn.”, ông Tiến nói.
Ông Hoàng Viết Tiến - Phó Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, không nên nhìn vào câu chuyện của các mạng xã hội trong nước và “đào sâu” chuyện họ sẽ phải trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Facebook, Google.
Thay vào đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang xây dựng những nền tảng mạng xã hội của riêng mình nhằm tạo ra một lượng người dùng trung thành và hòa nhịp cùng sự phát triển của thế giới.
Nói về hướng phát triển của các mạng xã hội trong nước, theo ông Tiến, chỉ cần có nội dung và hiệu suất nền tảng tốt, người dùng sẽ chủ động tìm đến. Cách làm này thiết thực và bền vững hơn việc kêu gọi hay bỏ chi phí truyền thông, quảng cáo lớn để câu kéo người dùng.
Trọng Đạt
" alt="Mạng xã hội Việt Nam đang ở đâu so với Facebook, Google?">Mạng xã hội Việt Nam đang ở đâu so với Facebook, Google?
- 最近发表
-
- Siêu máy tính dự đoán Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1
- Những “ca ghép tim”
- Facebook bị kiện, đối mặt nguy cơ bán Instagram và WhatsApp
- 'Con chip mới của Apple có thể khiến Intel xấu hổ'
- Siêu máy tính dự đoán Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1
- Sir Alex Ferguson khỏe mạnh gửi lời cảm ơn bác sỹ, CĐV MU
- GTV.Revolution ra mắt: Khẳng định hướng đi chuyên nghiệp của GTV
- Đánh thuế giao dịch cá nhân với Youtube, Facebook, Google, Netflix, amazon
- Nhận định, soi kèo Pyramids vs Ghazl El Mahalla, 21h00 ngày 15/1: Bắt nạt ‘lính mới’
- Người đàn ông cầm gạch ném vỡ kính xe tải, thách thức: 'Gọi công an đi'
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Al Adalah vs Al Arabi, 21h50 ngày 16/1: Niềm tin cửa trên
- Apple bị phạt 12 triệu USD
- Cách phân biệt trái cây chứa hóa chất
- Sau Trung Quốc, iPhone XR được lắp ráp tại Ấn Độ
- Soi kèo phạt góc Western United vs Newcastle Jets, 13h00 ngày 17/1: Chủ nhà áp đảo
- Nguy cơ thiếu thuốc chống đông protamine
- Loạt BMW cũ ‘sang chảnh’ rao giá ‘rẻ như cho’ chỉ 200 triệu tại VN
- Giải pháp giúp thoát ‘kiếp gầy’
- Nhận định, soi kèo HAGL vs TPHCM, 17h00 ngày 17/1: Niềm tin cửa trên
- Mạng xã hội TikTok đóng các tài khoản tuyên truyền cho IS
- 'Con chip mới của Apple có thể khiến Intel xấu hổ'
- Black Friday: Lifestyle TV của Samsung giảm đến 7,5 triệu đồng
- Nhận định, soi kèo Pyramids vs Ghazl El Mahalla, 21h00 ngày 15/1: Bắt nạt ‘lính mới’
- Lịch thi đấu World Cup 2018 hôm nay 15/7
- Sai lầm nguy hại khi dùng thuốc người tiểu đường nên tránh
- PC liên tục bị treo trong lần shroud quay trở lại PUBG
- Nhận định, soi kèo MU vs Southampton, 3h00 ngày 17/1: Tiếp đà hưng phấn
- Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 5/8 mùa giải 2018/2019
- Truyện Một Đêm Ân Sủng
- Lựa chọn bàn thông minh cho nội thất phòng khách nhà hẹp
- 搜索
-
- 友情链接
-