Sở Tài chính hiện có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị CNTT đủ đáp ứng để xử lý công việc trên môi trường điện tử. 100% cán bộ, công chức (CBCC) có máy tính, máy in và các thiết bị CNTT cần thiết khác để phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ. 100% CBCC đã được đăng ký và cấp chứng thư số, chữ ký số chuyên dùng của Ban Cơ yếu Chính phủ để phục vụ cho việc triển khai ký số trong tất cả các công đoạn quản lý văn bản đi, đến và giải quyết hồ sơ công việc. 100% CBCC đã được cấp căn cước công dân gắn chip và đăng ký thành công mã định danh điện tử mức độ 2.
Toàn ngành đã tham gia vận hành, khai thác và sử dụng 9 ứng dụng phục vụ chỉ đạo điều hành của Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Sở Tài chính triển khai như: Hệ thống quản lý văn bản đi đến và hồ sơ công việc TD Office; Hệ thống theo dõi nhiệm vụ; Phần mềm quản lý tài sản; Phần mềm quản lý hạ tầng giao thông đường bộ; Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIS)... 100% CBCC tham gia vận hành, khai thác các ứng dụng xã hội số như VNeID, VssID, smartbanking, thanh toán điện tử, mua bán trực tuyến...
Hiện nay, Sở Tài chính đang triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp với tổng số 47 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý, thực hiện của sở.
Được phân công chỉ đạo, theo dõi, hỗ trợ các đơn vị: Cục Thuế Thanh Hóa, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Mường Lát, UBND huyện Hậu Lộc, Ngân hàng Nhà nước về công tác triển khai, thực hiện CĐS, Sở Tài chính Thanh hóa đã tích cực phối hợp với các đơn vị để đẩy nhanh tiến trình CĐS và thu được những kết quả tích cực.
Ngành bảo hiểm xã hội, ngành ngân hàng đã tích cực và chủ động thực hiện CĐS, xây dựng hệ thống phần mềm nghiệp vụ, cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành... góp phần tích cực trong thực hiện nhiệm vụ CĐS của ngành.
Ngành hải quan cũng triển khai hiệu quả các hệ thống ứng dụng phục vụ đắc lực cho người dân và doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Kho bạc Nhà nước tiếp tục cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 100% số đơn vị (trừ khối an ninh quốc phòng); cung cấp thông tin tình trạng xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến và biến động số dư tài khoản qua thiết bị điện thoại thông minh.
Đồng thời, Kho bạc Nhà nước thực hiện liên thông giữa hệ thống kế toán hành chính sự nghiệp sử dụng tại các đơn vị sử dụng ngân sách với hệ thống dịch vụ công trực tuyến của kho bạc...
Các đơn vị cũng đã thực hiện tốt các hoạt động nhằm duy trì, đảm bảo an toàn thông tin mạng, không để xảy ra sự cố mất an toàn thông tin. Tích cực triển khai các nhiệm vụ, thực hiện CĐS mạnh mẽ trong các lĩnh vực, các đơn vị đã đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại nhiều tiện ích, góp phần rút ngắn thời gian làm thủ tục thuế, hải quan, kho bạc, giảm thiểu giấy tờ, thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, người dân.
Xác định CĐS là khâu đột phá quan trọng để hiện đại hóa ngành tài chính, mọi hoạt động quản lý nhà nước về tài chính đã và đang được chuyển đổi mạnh mẽ sang môi trường số. Ngành tài chính Thanh Hóa đang nỗ lực xây dựng “cơ quan số” với phương châm “4 không, 1 có”: Làm việc không giấy tờ, hội họp không tập trung; dịch vụ công không gặp mặt; thanh toán không dùng tiền mặt và có số hóa thông tin, dữ liệu.
Tiến hành CĐS thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của sở, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các đầu mối công việc từ môi trường truyền thống sang môi trường số. Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Tăng cường công tác tuyên truyền về sử dụng dịch vụ công trực tuyến và bưu chính công ích để CBCC biết và sử dụng. Triển khai thực hiện tuyên truyền về giải quyết TTHC trên môi trường điện tử nhằm giới thiệu các lợi ích khi sử dụng dịch vụ công của sở...
Để đạt được mục tiêu đề ra, Sở Tài chính Thanh Hóa đang xây dựng quy trình nội bộ giải quyết TTHC trình UBND tỉnh ban hành, cập nhật các quy trình điện tử trên hệ thống một cửa điện tử của tỉnh. Số hóa, cập nhật kịp thời, xây dựng hệ thống CSDL thuộc nhiệm vụ, phạm vi quản lý, thông tin các lĩnh vực hoạt động, các văn bản pháp luật, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý; thông tin, CSDL trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, của Bộ Tài chính và của Chính phủ.
Tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị hệ thống họp trực tuyến, hệ thống mạng LAN, máy tính, máy in, máy quét, thiết bị số hóa... đáp ứng yêu cầu CĐS tại Sở Tài chính và đơn vị trực thuộc. Tổ chức số hóa dữ liệu quản lý chuyên ngành tại cơ quan, đảm bảo hoàn thiện hệ thống thông tin chuyên ngành trên nền tảng số hóa và vận hành bởi quy trình số. Tạo lập dữ liệu thống kê phục vụ quản lý số liệu chuyên ngành, tổng hợp số liệu chỉ tiêu kinh tế xã hội toàn tỉnh.
Xây dựng, phát triển CSDL các ngành tài chính đáp ứng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, phù hợp kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Thanh Hóa và bảo đảm kết nối, chia sẻ, tích hợp với CSDL của bộ, ngành. Đầu tư trang thiết bị, phương tiện khoa học - kỹ thuật để bảo đảm an toàn, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong CĐS, góp phần thúc đẩy hoạt động trên môi trường số...
TheoLinh Hương (Báo Thanh Hoá)
" alt=""/>Chuyển đổi số hướng đến hình thành hệ sinh thái tài chính sốVới giao diện tiếng Việt, trang web này cập nhật đầy đủ các thông tin giới thiệu về sàn exness, có cả tổng đài hỗ trợ và các thông tin về pháp lý… Đặc biệt, ở phần truyền thông trên trang còn trích dẫn các bài viết giới thiệu về sàn đầu tư trên các trang tin điện tử, tạp chí và chuyên trang các báo tại Việt Nam.
Người dùng có thể tạo tài khoản một cách dễ dàng để tham gia vào đầu tư trên sàn này. Phương thức nạp tiền vào tài khoản trên sàn exness vô cùng đa dạng, người đầu tư có thể nạp tiền qua hình thức Internet Banking của 9 ngân hàng trong nước, hoặc nạp qua thẻ tín dụng.
Ngoài ra, người đầu tư có thể dùng hình thức chuyển khoản ngân hàng qua cổng thanh toán onepays, nạp trực tiếp từ tài khoản ngân hàng thông qua hệ thống thanh toán Ngân Lượng, có thể nạp tiền trực tiếp từ ví thanh toán Ngân Lượng được tích hợp sẵn vào trang, hoặc thanh toán qua mã VietQR hay TechcombankQR.
Bên cạnh đó, sàn forex còn cho phép người chơi nạp các loại tiền mã hoá như Bitcoin hay USDT để đầu tư… Để rút tiền ra khỏi tài khoản, sàn chỉ chấp nhận một đơn vị duy nhất là USD.
Kinh doanh ngoại hối Forex- Foreign Exchange, được hiểu là hoạt động trao đổi của một loại tiền tệ với loại tiền tệ khác. Thị trường ngoại hối là một thị trường toàn cầu của việc trao đổi tiền tệ và vàng, trong đó chủ thể tham gia là các ngân hàng và các công ty đa quốc gia.
Tại Việt Nam, theo quy định kinh doanh ngoại hối chịu sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật như sau: Pháp lệnh ngoại hối; Nghị định 88/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng; Luật Các tổ chức tín dụng; Thông tư số 20/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Quy định việc mua; bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép; Luật xử lý vi phạm hành chính.
Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối quy định nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối như sau: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.
Căn cứ quy định này, để được kinh doanh ngoại hối như sàn exness ở trên phải đáp ứng 2 điều kiện gồm chủ thể kinh doanh là tổ chức tín dụng và tổ chức khác, đồng thời phải được chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước.
Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa cấp phép cho sàn đầu tư forex nào ở Việt Nam, nên sàn exness đang hoạt động công khai trên thị trường là trái với quy định pháp luật, thậm chí những người đầu tư vào sàn này cũng đang vi phạm pháp luật hiện hành.
Thực tế, hoạt động đầu tư forex tại Việt Nam diễn ra khá rầm rộ, nhưng đa phần các sàn hoạt động dưới dạng tên miền quốc tế, việc một sàn quốc tế hoạt động với tên miền .vn trong thời gian dài vừa qua cho thấy sự thách thức với các cơ quan chức năng trong nước.
Bên cạnh sàn forex ở trên, một tên miền .vn khác có tên dongbaxx cũng đang được sử dụng để quảng bá cho web cá cược 8xbxx, trang web này đăng các bài viết được cắt ghép từ các báo tại Việt Nam sau đó chèn link của website cá cược vào.
Đây là một trong những thủ thuật SEO được các đội làm game bài đổi thưởng và website cá cược sử dụng nhiều trong thời gian qua.
Theo tra cứu trên website của VNNIC, tên miền này được đăng ký tại Việt Nam từ ngày 20/4/2023 và chủ sở hữu là một người có tên nước ngoài YONG DE WANG.
" alt=""/>Sàn forex và website cá cược quốc tế công khai hoạt động tại Việt Nam- Chị thấy sao khi nhận mưa lời khen của khán giả dành cho những phân đoạn xuất sắc vừa qua, cũng là khi nhân vật Khánh của chị bị đẩy vào tận cùng bi kịch?
Phương hạnh phúc với cơn mưa lời khen của khán giả. Hạnh phúc nhất là khi mọi người thương Khánh thật lòng, coi Khánh như người chị, người em, người con trong gia đình. Họ cũng đau buồn cho số phận của người thân đó trong gia đình và đó là điều rất quý giá đối với Phương, là nguồn động viên khích lệ rất lớn nhưng cũng là áp lực cho Phương, vậy những cảnh tiếp theo mình có làm tốt được như thế không? Mình có đủ sức giữ chân khán giả với Khánh đến cuối bộ phim hay không?
- Khi những tập phim phát sóng Lan Phương có xem và có khóc vì thương Khánh như nhiều khán giả? Ông xã có xem không và nhận xét ra sao?
Khi xem phim, nhất là tập 20, Phương có khóc vì Khánh còn những phân đoạn khác Phương cũng rơm rớm nước mắt. Bởi Phương không xem với tư cách chỉ là một khán giả mà xem với nhiều soi mói trong mắt mình, rằng liệu mình làm đã tốt chưa, mình có làm tốt hơn nữa được không? Sao mình lại diễn như thế? Tại sao lại nói như thế nhỉ? Phương xem với rất nhiều phân tích và suy xét để xem mình làm tốt hay không nên nó cũng cản trở mình khóc cười với nhân vật.
Nhưng cũng có những cảnh trong tập 20 khi xem mà Phương rớt nước mắt. Ông xã Phương cũng không có thời gian xem nhưng anh ấy biết hết mọi thứ thông qua những chia sẻ của đồng nghiệp anh ấy. Anh ấy nói đi đâu cũng thấy mọi người kể về nhân vật của Phương đang như thế nào, khổ ra làm sao. Phương nghĩ đó là điều rất đáng yêu.
- Nhớ lại những ngày qua những phân đoạn khổ sở của Khánh mà lên phim khán giả chỉ thấy cô ấy khóc chị có bị ám ảnh? Thời gian đó chị vượt qua những cảm xúc nặng nề khi hóa thân vào nhân vật như thế nào?
Khi đóng những cảnh khổ sở và nhiều nước mắt như vậy cơ thể mình cũng mệt mỏi và u uất. Thậm chí có những ngày về nhà mình cảm thấy rất mệt mỏi và buồn, mấy ngày sau vẫn cảm thấy buồn và trạng thái cũng không được vui vẻ cho lắm. Những thời gian đó cũng không nhiều vì trong một ngày, người diễn viên không chỉ diễn cảnh buồn không mà xong cảnh buồn thì cảnh sau lại diễn vui hoặc những trạng thái cảm xúc khác.
Cho nên Phương luôn phải có cách để mình thay đổi trạng thái cảm xúc nhanh mới có thể hoàn thành tốt cảnh tiếp theo. Nếu 1 ngày mà khóc từ sáng đến tối thì khi về nhà Phương rất mệt và kiệt sức, u uất theo. Cách Phương vượt qua là khi về nhà lại trở thành người mẹ thật sự của Lina. Phương chơi với con, nói chuyện với con với tư cách người mẹ lúc ấy Phương không bị cảm xúc nặng nề kia ám ảnh nữa.
- Khán giả thương Khánh nhưng cũng trách biên kịch 'Thương ngày nắng về' đã quá tàn nhẫn khi dồn quá nhiều bi kịch vào nhân vật đó. Còn chị với tư cách diễn viên và khán giả, chị có đồng ý với cách biên kịch "xuống tay" với Khánh như thế?
Đúng là mọi người cũng có nói nhiều về chuyện bi kịch đến nhiều quá còn với Phương cũng chia sẻ thật là thời gian đầu đọc phần 1 Phương cũng không quá thích Khánh đâu vì trên kịch bản phần 1 Khánh cũng không có quá nhiều sự đặc biệt, cứ giận dỗi rồi làm lành với chồng, mọi chuyện gần như chỉ như thế thôi. Chỉ có vài điểm nhấn là mắng mẹ rồi xin lỗi mẹ và say rượu thành ra cũng không có quá nhiều ấn tượng.
Đến phần 2 cũng nhờ biên kịch xuống tay cho nhiều bi kịch Phương mới có cơ hội để khai thác nhân vật và khai thác đến tận cùng cảm của cô ấy cũng như có cơ hội được diễn nhiều trạng thái cảm xúc. Nhờ vậy khán giả mới ấn tượng hơn và thương Khánh nhiều hơn. Dù sao Phương cũng phải cảm ơn biên kịch vì đã cho Phương cơ hội đó để được diễn một cách tốt hơn và Khánh cũng trở nên đầy đặn, đau đớn, sâu sắc hơn và nhiều cung bậc cảm xúc hơn. Khi có bi kịch người ta sẽ cố gắng quẫy cựa để mỗi ngày trở nên mạnh mẽ thoát khỏi vũng lầy đó. Đó cũng là quá trình để Khánh có cơ hội mạnh mẽ hơn và Phương có cơ hội thể hiện, được diễn nhân vật Khánh với nhiều trạng thái cảm xúc hơn.
- Trong quá trình quay có chi tiết nào liên quan đến nhân vật của mình khiến chị phải tranh cãi với biên kịch và đạo diễn để thay đổi không? Tình huống Khánh bị chị chồng cài bẫy cho tình cũ hãm hiếp để đổ oan bị khán giả chỉ trích nhiều nhất, cá nhân chị có đồng tình với tình huống này?
Thường khi làm việc Phương sẽ tôn trọng tất cả những gì biên kịch đưa đến cho mình. Biên kịch là người sáng tác độc lập. Họ đã sáng tác ra một tác phẩm và công việc của Phương là tôn trọng sự sáng tạo đó và bồi đắp da thịt, thêm mắm thêm muối, thêm cảm xúc... rất nhiều thứ để nhân vật trên giấy trở nên sống động. Đó cũng là một thử thách thú vị của Phương nên Phương không tranh cãi với biên kịch và đạo diễn. Nếu có tranh cãi chỉ có ở trong cảnh quay đó mình thế này sẽ mang lại cảm xúc tốt hơn cho nhân vật nhưng đạo diễn lại nghĩ thế kia tốt hơn. Những lúc đó Phương và đạo diễn trao đổi với nhau để tìm cách thức diễn đạt hiệu quả nhất cho nhân vật.
Còn về tình huống bị chị chồng cài bẫy để cưỡng hiếp Phương cũng không muốn nói có đồng tình hay không. Nếu là nhân vật Phương chỉ có xuôi theo số phận, chấp nhận số phận đó và đấu tranh như thế nào để tạo ra số phận tốt hơn cho mình. Phương nghĩ như thế nhiều hơn là việc biên kịch làm thế có tốt hay không. Với cách nghĩ như thế Phương cảm thấy quá trình làm việc của mình thú vị hơn, nhiều thử thách hơn và cũng đầy hứng khởi hơn.
Quỳnh An
" alt=""/>Lan Phương cảm ơn biên kịch 'Thương ngày nắng về' đã 'xuống tay'