Cả nước là một "nhóm" lớn
Theo Thứ trưởng Ga, với cơ sở dữ liệu của kỳ thi THPT năm 2016 là đủ để tất cả các trường trên cả nước xét tuyển chung. Tuy nhiên, năm ngoái, các trường vẫn muốn xét tuyển riêng.
Việc tổ chức xét tuyển riêng như năm 2016 dẫn đến lượng thí sinh ảo lớn, các trường khó khăn trong việc lọc ảo. Bên cạnh đó, cũng xảy ra tình trạng bất công cho thí sinh.
Chẳng hạn có thí sinh không đậu nguyện vọng 1 nhưng sau đó, các trường hạ điểm chuẩn để xét tuyển bổ sung thì những em đó mặc dù đủ điểm trúng tuyển nhưng lại không còn cơ hội vào học trường mình yêu thích.
Năm nay, với việc tổ chức xét tuyển chung trong cả nước thì những hạn chế bất cập nói trên sẽ được xử lý. Các trường sẽ không còn thí sinh ảo, đồng thời công bằng hơn với thí sinh. Thí sinh nào điểm cao sẽ đậu vào nguyện vọng cao hơn, không có chuyện điểm cao thì lại trượt còn người điểm thấp hơn lại đậu như năm 2016 nữa.
Thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với phương án tuyển sinh chung trong cả nước, năm nay, các thí sinh sẽ được đăng ký nhiều nguyện vọng, nhiều trường chứ không chỉ 2 trường với 4 nguyện vọng như năm ngoái.
Tuy nhiên, với phương án xét tuyển chung, các thí sinh buộc phải lựa chọn từ khi đăng ký nguyện vọng. Theo đó, thí sinh phải sắp xếp nguyện vọng của mình từ cao xuống thấp theo thứ tự ưu tiên.
Năm 2017, tất cả các trường ĐH trong cả nước sẽ tổ chức xét tuyển chung. Ảnh: Lê Văn. |
Thí sinh đủ điểm chỉ có thể trúng tuyển duy nhất vào nguyện vọng cao nhất mà mình đăng ký. Không còn hiện tượng thí sinh có thể trúng tuyển cùng lúc vào 2 nguyện vọng như năm 2016.
Theo phương án này, năm nay, thí sinh vẫn phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi cho trường để xác nhận nhập học. Các trường sẽ căn cứ trên kết quả xác nhận nhập học để tiếp tục xét tuyển các đợt bổ sung.
Các thí sinh không lựa chọn nguyện vọng (trường) mà mình trúng tuyển trong đợt đầu có thể không nộp giấy chứng nhận kết quả thi và chờ các đợt xét tuyển bổ sung.
Các trường sẽ được lợi
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, với phương án xét tuyển chung trong cả nước, tất cả các trường ĐH đều sẽ tham gia, kể cả các trường khối quân đội công an. Do đó, việc tổ chức xét tuyển theo nhóm như nhóm GX năm ngoái cũng sẽ không còn nữa.
Đồng thời, các trường cũng sẽ tham gia cùng Bộ để điều chỉnh trong khâu chạy phần mềm dữ liệu để chọn ra số lượng thí sinh trúng tuyển của năm nay.
Theo đó, sau khi chạy cơ sở dữ liệu, Bộ sẽ cung cấp kết quả để các trường tham khảo. Sau khi các trường điều chỉnh, đưa ra các tiêu chí, điều kiện thêm, Bộ sẽ tiếp tục chạy cơ sở dữ liệu một lần nữa để đưa ra kết quả cuối cùng.
Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, vừa qua, Bộ GD-ĐT cũng đã tiến hành họp với một số trường ĐH đưa ra phương án để thảo luận với các trường để làm sao vừa có thể xét tuyển chung mà các trường vẫn có thể tự chủ trong xét tuyển được.
Theo đó, phương án xét tuyển chung các trường sẽ có lợi hơn khi không còn thí sinh ảo đồng thời cũng không ảnh hưởng gì tới chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Trong khi đó, khi đã xét tuyển chung trong cả nước, các trường không tham gia cũng sẽ không tuyển sinh được.
Thứ trưởng Ga cũng cho biết, hiện tại, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện quy chế thi, xét tốt nghiệp THPT và quy chế tuyển sinh ĐH năm 2017.
Dự kiến, dự thảo của các quy chế này sẽ được công bố trong tuần tới.
Lê Văn
" alt=""/>Tuyển sinh ĐH 2017: Tất cả các trường ĐH sẽ xét tuyển chung“Việc Trung Quốc mở rộng phạm vi kiểm soát máy bay không người lái là một biện pháp quan trọng thể hiện lập trường của chúng tôi với tư cách là một quốc gia có trách nhiệm, thực hiện sáng kiến an ninh toàn cầu và duy trì hoà bình thế giới”, nguồn tin của Reuters cho hay.
Theo đó, nhà chức trách Trung Quốc đã thông báo tới các quốc gia và khu vực có liên quan. Trung Quốc đang là nhà sản xuất máy bay không người lái lớn, xuất khẩu sang một số thị trường, trong đó có Mỹ.
Các nhà lập pháp Mỹ nói rằng hơn 50% máy bay không người lái đang bán tại quốc gia này được sản xuất bởi công ty DJI trụ sở Trung Quốc và đây cũng là loại drone phổ biến nhất sử dụng trong các cơ quan an toàn công cộng.
Cũng trong ngày 31/7, hãng sản xuất drone này khẳng định luôn tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện đầy đủ quy định của các quốc gia hoặc khu vực họ hoạt động, bao gồm cả những yêu cầu về kiểm soát xuất khẩu Trung Quốc vừa ban hành.
“Công ty chưa bao giờ thiết kế và sản xuất các sản phẩm hay thiết bị dùng cho mục đích quân sự. Chúng tôi cũng chưa từng tiếp thị hoặc bán sản phẩm để sử dụng trong các cuộc xung đột hay chiến tranh quân sự ở bất kỳ quốc gia nào”, trích tuyên bố của DJI.
Trước đó, tháng 3/2022, một nhà bán lẻ của Đức cáo buộc DJI làm rò rỉ dữ liệu liên quan thông tin vị trí quân sự của Ukraine cho Nga, điều mà công ty Trung Quốc khẳng định “hoàn toàn sai sự thật”.
Tháng 4/2023, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết truyền thông Mỹ và phương Tây đang lan truyền “những cáo buộc vô căn cứ” rằng nước này xuất khẩu máy bay không người lái tới cuộc chiến tại châu Âu, khẳng định đây là nỗ lực nhằm “bôi nhọ” các công ty đại lục.
Tháng trước, Bắc Kinh áp đặt hạn chế xuất khẩu đối với một số kim loại được sử dụng trong sản xuất bán dẫn, động thái nhằm phản ứng với việc Washington và đồng minh siết chặt kiểm soát xuất khẩu công nghệ, bao gồm các thiết bị đúc chip tiên tiến.
(Theo Reuters)