Thanh niên vượt ẩu, suýt bị xe tải cán
- Nam thanh niên tạt đầu xe tải vượt lên, không ngờ bị ngã văng ra đường, suýt chút nữa bị xe tải cán.
Định tạt đầu xe buýt, xe máy bị nghiền nát(责任编辑:Bóng đá)
下一篇:Nhận định, soi kèo Barca vs Valencia, 03h00 ngày 27/1: Qúa khó cho Bầy dơi
- - Năm 24 tuổi, ba tôi bệnh nặng, muốn ba yên tâm nên tôi đã nhanh chóng cưới vợ. Nhưng sau ngày cưới hai vợ chồng tôi luôn không hòa hợp.
TIN BÀI KHÁC:
Đưa hối lộ rồi quay phim, chụp ảnh…
“Chiều” vợ thế nhưng… chưa đủ!
Dân lên tiếng về việc “hỏi xoáy đáp xoay” ở cầu Nhật Tân
Con đẻ không cho con nuôi nhận thừa kế?
Bệnh của mẹ và con đường yêu đương của con
Đất của mẹ, nhưng con nuôi giữ chặt giấy tờ…
Vợ cả, vợ hai rồi lại muốn cả “bồ”
Hai cấp tòa, nhiều uẩn khúc!
Đòi được tiền, muốn người nợ được miễn truy tố
" alt="Cưới vội giờ muốn bỏ cho xong..." /> - Sẵn sàng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT
Đây là dự định của không ít trường trước những thay đổi có thể xảy ra.
Tại Trường ĐH Kinh tế quốc dân, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng đào tạo cho biết, dự kiến hôm nay, 22/4, Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ họp Hội đồng tuyển sinh để có những phương án điều chỉnh phù hợp cho việc tuyển sinh đại học năm 2020.
Tuy nhiên, ông cho rằng, các trường hoàn toàn có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển đại học.
“Kết quả điểm của thí sinh vẫn cùng mặt bằng chung, do đó vẫn đảm bảo chất lượng và sự công bằng. Việc các trường tổ chức thi riêng không giải quyết được nhiều vấn đề”, ông nói.
Do đó, theo ông Triệu, nếu kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn diễn ra như phương án của Bộ GD-ĐT dự kiến, Trường ĐH Kinh tế quốc dân sẽ không tổ chức kỳ thi riêng mà sẽ giữ ổn định như những năm trước.
Theo dự kiến trước đây, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) vẫn tuyển sinh theo 4 phương thức cũ đã công bố. Trong đó, việc xét tuyển từ kỳ thi THPT quốc gia như các năm trước chiếm tới 40% chỉ tiêu và 60% chỉ tiêu còn lại dành cho 3 phương thức khác.
Tuy nhiên, trước những thông tin mới về thi cử mà Bộ GD-ĐT đưa ra ngày hôm qua (21/4), ông Phùng Quán, Trưởng phòng Thông tin truyền thông nhà trường, cho hay khi có thông báo chính thức kỳ thi THPT quốc gia chuyển thành kỳ thi tốt nghiệp THPT và có quy chế tuyển sinh năm 2020, trường sẽ thay đổi đề án tuyển sinh. Việc thay đổi phương thức tuyển sinh này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới học sinh, thí sinh.
Nhiều trường đại học dự kiến điều chỉnh phương án tuyến sinh “Cụ thể, trường sẽ điều chỉnh và dành nhiều chỉ tiêu cho phương thức ưu tiên xét tuyển và đặc biệt là xét tuyển dựa vào kết quả của kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM. Đồng thời sẽ giảm tỷ lệ chỉ tiêu dành cho phương thức xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020” - ông Quán cho hay.
Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng sẽ điều chỉnh phương án khi kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp. Theo ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc Tuyển sinh của trường, năm nay trường không kịp kết hợp thi chung với các trường khác và nếu muốn kết hợp phải từ một đến vài năm nữa. Vì vậy, phương án tuyển sinh của trường sẽ thay đổi là lấy 10% chỉ tiêu từ kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM, 40% chỉ tiêu từ xét tuyển theo học bạ lớp 12 năm học 2019-2020 và 50% chỉ tiêu lấy từ điểm thi tốt nghiệp THPT.
Trước mắt, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn sẽ giữ năm 5 phương thức xét tuyển là xét theo kết quả thi THPT quốc gia 2020 từ 50% - 72% tổng chỉ tiêu; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% đến 25% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT khoảng 3% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 10% đến 50% tổng chỉ tiêu; xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài khoảng 1% tổng chỉ tiêu.
Tuy nhiên do kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp, thì trường sẽ điều chỉnh sử dụng kết quả thi THPT kết hợp với điểm học bạ.
Theo ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo, kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp nhưng rõ ràng vẫn có sự đánh giá kết quả học tập của học sinh và vẫn là một cơ sở tốt để tuyển sinh vào ĐH. Một số trường có nhu cầu tuyển học sinh xuất sắc có thể gặp chút khó khăn, bởi khi mục tiêu thi THPT thay đổi thì độ phân loại học sinh cũng ảnh hưởng theo. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn đang tính toán để sẵn sàng các phương án tốt nhất.
Vẫn mong có "3 chung rút gọn" hoặc thi theo nhóm trường
Một số trường đại học khác lại chia sẻ dự kiến những phương án khác để tuyển sinh, khi họ cho rằng kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ không phù hợp với mục tiêu tuyển sinh của nhà trường.
Ông Đinh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, cho biết hiện tại nhà trường cũng đã xây dựng các phương án tuyển sinh theo các kịch bản khác nhau cho kỳ tuyển sinh đại học năm nay và đang phải tính toán kỹ cẩn trọng. Mục tiêu quan trọng nhất nhà trường đặt ra không phải để tuyển đủ chỉ tiêu mà là tuyển được những thí sinh có chất lượng nhất.
Thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 (Ảnh: Phạm Hải) Ông kỳ vọng, trong trường hợp kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 giao cho các tỉnh chủ trì, Bộ GD-ĐT có thể nghiên cứu tổ chức kỳ thi “3 chung rút gọn” để các trường đại học tuyển sinh. Theo đó, “rút gọn” được hiểu theo hướng sẽ không tổ chức các môn thi theo khối thi A, B, C, D... mà có thể chỉ tổ chức 1 đợt với số môn thi rút gọn xuống còn 5-6 môn.
Các trường đại học sẽ căn cứ vào đó để xác định các tổ hợp môn thi xét tuyển phù hợp với ngành, chuyên ngành đào tạo của trường mình. Cùng với đó, vẫn phải duy trì các “nhóm xét tuyển” như những năm trước để “lọc ảo”.
Một giải pháp khác cho bối cảnh hiện nay được nhà trường đề xuất là các trường có cùng khối ngành đào tạo hoặc cùng tổ hợp xét tuyển của những năm trước có thể hợp tác với nhau để tổ chức kỳ thi tuyển sinh chung. “Nếu như vậy, Bộ nên có chủ trương chính thức thì các trường mới có thể quyết định được”.
Trường ĐH Thương mại không tính tới việc sẽ tổ chức một kỳ thi riêng vì như vậy sẽ có nhiều hệ lụy nếu lựa chọn hướng đi này như chi phí lớn, mức độ rủi ro về kỹ thuật hay tính bảo mật lại cao…
“Do đó, rất có thể nhà trường sẽ lấy kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, cùng với đó sẽ xác định một số tiêu chí phụ để bổ sung cho xét tuyển”, ông Sơn cho hay.
Gần một tuần trước, Trường ĐH Ngoại thương đã thông qua phương án, nếu kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 được tổ chức, trường sẽ giữ nguyên 4 phương thức xét tuyển như năm ngoài. Trong trường hợp Chính phủ quyết định không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2020, Trường ĐH Ngoại thương sẽ phối hợp với ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức kỳ thi riêng với cách thức và nội dung thi tương tự như bài thi của kỳ thi THPT quốc gia.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, PGS.TS Phạm Thu Hương, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, cho biết nhà trường đang chờ văn bản chính thức từ Bộ GD-ĐT để cân nhắc việc có tổ chức kỳ thi riêng hay không.
Còn theo bà Nguyễn Thị Xuân Dung, Trưởng phòng Tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, kỳ thi THPT năm 2020 nếu được tổ chức chỉ để xét tốt nghiệp, trường sẽ tập trung điều chỉnh chỉ tiêu cho 3 phương thức xét tuyển mà trường đã công bố. Cụ thể là xét tuyển theo kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức, xét tuyển theo kỳ thi Đánh giá năng lực do trường từ tổ chức và xét tuyển điểm học bạ. Đặc biệt, sẽ tăng thêm chỉ tiêu cho kỳ thi đánh giá năng lực của trường và xét tuyển học bạ.
“Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT, trường sẽ đợi thông tin chính thức từ Bộ về môn thi và cấu trúc đề thi để quyết định xem có sử dụng cho việc xét tuyển đại học hay không, nhưng có nhiều khả năng sẽ không sử dụng” - bà Dung nói.
Ông Trần Đình Lý, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, nhận định tên gọi kỳ thi tốt nghiệp THPT đã cho thấy rõ mục tiêu. Do đó, khả năng các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả để xét tuyển đại học sẽ rất thấp vì bản chất kỳ thi này khác với kỳ thi THPT quốc gia trước đây.
Những năm trước, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM chủ yếu xét tuyển dựa vào kỳ thi THPT quốc gia và theo ông Lý, trước sự thay đổi của năm nay, hội đồng tuyển sinh nhà trường chuẩn bị họp để đưa ra phương án cụ thể cho kỳ tuyển sinh.
Trong khi đó, ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết chiều thứ 6 ngày 24/4, Hội đồng hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe sẽ họp trực tuyến để bàn về phương án tuyển sinh, trong đó có phương án tổ chức một kỳ thi chung.
Theo ông Xuân, mong muốn của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là các trường khối ngành sức khỏe sẽ tổ chức một kỳ thi chung. Việc thi này được tổ chức ở nhiều cụm khác nhau và các trường lấy điểm để xét tuyển giống như trước đây từng làm với các kỳ thi do Bộ GD-ĐT chủ trì. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng trước, sau đó tham gia dự thi và xét tuyển.
Còn trong trường hợp kỳ thi chung không được tổ chức, Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch hiện đang làm phần mềm tích hợp để tính phương án tuyển sinh.
Trao đổi với VietNamNet, ông Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe, cho hay trong cuộc họp, các phương án tuyển sinh sẽ được đưa ra để thảo luận và bàn bạc.
Theo ông Văn, yêu cầu tuyển sinh các trường khối ngành sức khỏe có đặc thù so với các ngành khác. Chủ trương của Bộ GD-ĐT là tự chủ trong tuyển sinh, do vậy, các trường sẽ triển khai trong khi thời gian không nhiều nhưng phải đảm bảo đầu vào có thể chấp nhận được.
Về tổ chức một kỳ thi chung, theo ông Văn đây là một trong những phương án mà Hội đồng sẽ thảo luận. Tuy nhiên, điều khó khăn với các trường nếu thực hiện là thời gian chuẩn bị sẽ rất gấp gáp.
Ngày 22/4, Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐHQG Hà Nội đã họp bàn và công bố chính thức về phương án tuyển sinh đại học năm 2020.
Theo đó, phương án gồm: Xét tuyển thẳng các đối tượng đáp ứng tiêu chí quy định của Bộ GD-ĐT và ĐHQG Hà Nội; Xét tuyển dựa trên kết quả bài thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và xét tuyển hồ sơ thí sinh.
Bài thi của ĐHQG Hà Nội kiểm tra các năng lực cơ bản của thí sinh gồm: Toán (90 phút), Bài viết luận (60 phút), Ngoại ngữ (60 phút), Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội (60 phút).Thời gian dự kiến tổ chức thi vào cuối tháng 7, trước kỳ thi THPT.
Ngoại trừ bài luận thi viết, các bài thi theo hình thức trắc nghiệm trên giấy theo thang điểm 100. Các đơn vị đào tạo thuộc ĐHQGHN sử dụng kết quả 3 hoặc 4 hợp phần thi để xét tuyển vào các ngành đào tạo.
ĐH này chỉ tổ chức thi trên địa bàn Hà Nội và phối hợp với các trường đại học công tác ra đề thi, chấm thi và xét tuyển đại học chính quy.Lê Huyền - Thúy Nga
Năm 2020 dự kiến không tổ chức kỳ thi THPT quốc gia
Thay vào đó, sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT. Kỳ thi này diễn ra trong 1,5 ngày; kết quả được lấy để xét tốt nghiệp và có thể dùng cho tuyển sinh ĐH, CĐ.
" alt="Nhiều ĐH điều chỉnh phương án tuyển sinh khi THPT chỉ để xét tốt nghiệp" /> - Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vừa công bố dự kiến các phương thức tuyển sinh đại học năm 2020.
Trước mắt, nhà trường vẫn giữ nguyên 5 phương thức xét tuyển. Đó là:
- Xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia 2020 từ 50% - 72% tổng chỉ tiêu.
- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM từ 15% đến 25% tổng chỉ tiêu.
- Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD-ĐT khoảng 3% tổng chỉ tiêu.
- Xét tuyển theo kết quả kỳ đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức từ 10% đến 50% tổng chỉ tiêu.
- Phương thức cuối cùng là xét tuyển thí sinh là người nước ngoài hoặc tốt nghiệp trung học phổ thông nước ngoài khoảng 1% tổng chỉ tiêu.
Theo ông Bùi Hoài Thắng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, nếu kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp, thì phương thức xét tuyển từ kết quả thi THPT sẽ được điều chỉnh là "sử dụng kết quả thi THPT kết hợp với điểm học bạ". Riêng các phương thức còn lại vẫn giữ nguyên.
“Kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp nhưng rõ ràng vẫn có sự đánh giá kết quả học tập của học sinh và vẫn là một cơ sở tốt để tuyển sinh vào ĐH. Một số trường có nhu cầu tuyển học sinh xuất sắc có thể gặp chút khó khăn, bởi khi mục tiêu thi THPT thay đổi thì độ phân loại học sinh cũng ảnh hưởng theo. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM vẫn đang tính toán để sẵn sàng các phương án tốt nhất” - ông Thắng nhận định.
Học sinh THPT của TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng) Cũng theo ông Thắng, trường hợp thi THPT nhưng giảm môn thì các tổ hợp môn tuyển sinh sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng như thế nào còn tuỳ vào việc môn nào bị giảm. Trường có tổ hợp bị ảnh hưởng sẽ dùng tổ hợp khác, hoặc có thể dùng thêm các điều kiện phụ như điểm học bạ THPT, hoặc tổ chức đánh giá đầu vào (thi tuyển), hay dùng kết quả đánh giá từ các trường/tổ chức khác.
Tuy nhiên, theo ông Thắng, chỉ một số ít ngành đào tạo cần đúng các môn học THPT (Toán, Lý, Hoá,Tiếng Anh,...) thì điểm học tập các môn này ở bậc THPT mới là quan trọng. Nhưng nhiều ngành cần hơn ở thí sinh năng lực - kiến thức tổng hợp, khả năng tự học, đam mê, cần cù, tư duy logic, nhận thức xã hội..., do đó không nên quá nặng nề chuyện tổ hợp môn thi.
Ông Thắng cũng cho rằng dù là phương án nào nhà trường cũng không bị ảnh hưởng bởi kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM đang dần khẳng định hiệu quả trong công tác tuyển sinh. Chưa kể, ĐHQG TP.HCM dùng thêm phương án ưu tiên xét tuyển các học sinh giỏi từ các trường THPT chuyên và các trường top 100 điểm thi THPT quốc gia.
“Qua theo dõi kết quả học tập cho thấy, các sinh viên xét tuyển bằng các phương thức đánh giá năng lực và ưu tiên xét tuyển có kết quả học tập có phần nhỉnh hơn các em được tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia. Như vậy, việc mở rộng các phương thức này cũng là một phương án tốt trong tình hình hiện nay” - ông Thắng cho hay.
Lê Huyền
Nếu giảm số môn thi THPT, trường đại học có gặp khó xét tuyển?
- Tổ chức thi THPT quốc gia nhưng xem xét giảm số môn. Trong trường hợp này, 3 môn Toán - Ngữ văn - Tiếng Anh vẫn là lựa chọn hàng đầu cho mục tiêu xét tốt nghiệp.
" alt="Trường ĐH Bách khoa TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2020" /> - Số phận trớ trêu đã đẩy mẹ con bé Nguyễn Minh Ngọc đến cảnh cùng cực. Tiền chữa bệnh cho bé ngày một nhiều, trong khi mẹ không làm gì ra tiền.
Cuộc sống hôn nhân không được như ý, chị Dung chủ động cắt liên lạc với chồng vì không muốn “khẩu chiến”. Chị đã quá đau lòng khi cô con gái bị bệnh nên không muốn thêm phiền phức. Một mình chị chăm sóc và nuôi dưỡng con.
Bạn đọc chia sẻ với bé Nguyễn Minh Ngọc Căn bệnh của bé Nguyễn Minh Ngọc quá khắc nghiệt, để duy trì được mạng sống cho bé không hề dễ dàng. Đối với chị Dung lại càng khó khăn hơn gấp bội vì một thân một mình phải lo tất cả.
Chị Dung vẫn còn nhớ như in cái khoảnh khắc kinh hoàng khi nghe bác sĩ thông báo cô con gái bị bệnh ung thư máu. Chị cứ lặp đi lặp lại câu hỏi với chính bản thân mình, sao bé thế đã bị, nhưng rồi chị cũng không thể tự trả lời được. Bác sĩ cũng chỉ cho biết có thể do nhiều nguyên nhân.
Đại diện Báo VietNamNet (bên trái) trao tiền ủng hộ cho mẹ con bé Ngọc. Chị đã tìm mọi cách tốt nhất để con gái chữa bệnh và hy vọng con sẽ khỏe lại. Tuy nhiên, đây là căn bệnh cần thời gian điều trị lâu dài và tốn kém. Chị Dũng đã mắc nợ khá nhiều và nguy cơ cô con gái phải dừng chữa bệnh trong một sớm một chiều.
Lúc chị Dung khó khăn nhất, bạn đọc Báo VietNamNet đã ở bên cạnh để sẻ chia. Bài báo Con ung thư máu, mẹ đơn thân bất lực bật khóc được đăng tải có nhiều tấm lòng vàng cũng chung tay giúp đỡ. Có người thì đến trực tiếp để trao cho bé, một số bạn đọc gửi ủng hộ thông qua Báo VietNamNet số tiền là 14.005.000đ. Số tiền này chúng tôi đã chuyển đến chị Dung để chữa bệnh cho con.
Nhận được những tấm lòng bạn đọc chia sẻ cho bé chị Dung trải lòng: “Mẹ con em như chết đuối vớ được cọc. Trong lúc em đang bế tắc không biết làm thế nào để có tiền chữa bệnh cho con thì nhiều người đã giúp đỡ. Mẹ con em chỉ mong sao có tiền điều trị cho bé nhìn con đau đớn tội nghiệp lắm. Nếu không có sự chia sẻ này, mẹ con em không biết phải tính sao nữa. Nhờ Báo VietNamNet gửi đến bạn đọc lời cảm ơn của mẹ con em”.
Đức Toàn
Con ung thư máu, mẹ đơn thân bất lực bật khóc
Mỗi lần chứng kiến con khóc thét khi bơm tủy sống, tim chị lại đau thắt lại, sợ hãi trước một tương lai xấu sẽ xảy đến với con.
" alt="Cô bé kiên cường chống chọi ung thư" /> - 1. Ngày HLV Park Hang Seo đến với bóng đá Việt Nam cách đây tròn 2 năm rất khó ai, kể cả bản thân chiến lược gia người Hàn Quốc có thể nghĩ rằng mọi thứ lại tuyệt vời như lúc này.
Bóng đá Việt Nam thăng hoa trên mọi đấu trường từ sân chơi trẻ cho tới ĐQTG... để lúc này tất cả mục tiêu mà ông Park cùng các học trò buộc phải hướng đến không gì khác là chức vô địch, là phải tiếp tục chiến thắng.
Những đòi hỏi ấy của người hâm mộ, hay giới chuyên môn không phải phù phiếm bởi bằng vào tài cầm quân mà HLV Park Hang Seo thể hiện cùng với những gì đang có nếu không hướng đến vô địch, chiến thắng rõ ràng là... thiếu thực tế.
Những chiến thắng của tuyển Việt Nam hay U22 Việt Nam 2. Theo như phần còn lại của bản hợp đồng, ngoài những thành tích vượt ngoài mong đợi tại VCK U23 châu Á, Asiad, AFF hay Asian Cup ra HLV Park Hang Seo còn phải đưa U22 Việt Nam tiến vào trận chung kết SEA Games 30.
Mục tiêu này nếu như trước đây tương đối bất khả thi nhưng lúc này đã ngược lại bởi HLV Park Hang Seo đã và đang thể hiện được khả năng cầm quân, cũng như U22 Việt Nam được đầu tư rất mạnh cho SEA Games vào tháng 11 tới đây.
Tuy nhiên, ở thời điểm đặt mục tiêu cho tới bây giờ mọi thứ đã khác khi HLV Park Hang Seo còn gánh thêm hy vọng cho tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022 – điều mà trước đó không ai nghĩ đến để mới nói rằng vào lúc này chiến lược gia người Hàn Quốc thực sự mệt chứ không đơn giản.
3. Ông Park mệt gì? Đương nhiên ngoài mục tiêu tương đối nặng ra thì việc phải gánh cả 2 niềm hy vọng lớn lao từ VFF và người hâm mộ trong cùng một thời điểm cũng là điều đẩy chiến lược gia người Hàn Quốc vào tình thế khó khăn thực sự.
đang khiến HLV Park Hang Seo nhận được sự kỳ vọng lớn, nhưng khá căng ở chỗ tháng 11 tới chiến lược gia người Hàn Quốc phải chuẩn bị cho hàng loạt mục tiêu quan trọng Không thể là dễ dàng khi vào tháng 11 tới đây HLV Park Hang Seo sẽ có 2 trận đấu vô cùng quan trọng ở vòng loại World Cup mà nếu chiến thắng tuyển Việt Nam tràn trề cơ hội bước vào lịch sử khi lần đầu tiên có mặt ở vòng đấu thứ 3 khu vực châu Á.
Quan trọng như thế, nhưng ông Park lại không thể bỏ rơi U22 Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 30, bởi ngày 25/11 sẽ chính thức tranh tài tại Phillippines với mục tiêu giành tấm HCV để đẩy chiến lược gia người Hàn Quốc vào tình thế lưỡng nan thực sự.
Đương nhiên, HLV Park Hang Seo đã quen với việc “vừa xay lúa, vừa bế em” suốt thời gian qua, nhưng nên nhớ rằng đây là thời điểm tối quan trọng cho cả 2 đội tuyển chứ không đơn thuần tách bạch từng thời điểm, giải đấu như trước đây,
Có nghĩa ông Park cùng lúc phải tính điểm rơi cho cả hai làm sao khớp với những giải, trận đấu mà tuyển Việt Nam, U22 Việt Nam tham dự sao cho tốt nhất, một vấn đề không hề đơn giản với bất cứ HLV nào kể cả là giỏi nhất.
Ở tình thế khó khăn này để xem ông Park sẽ làm cách gì để tháo gỡ, bởi nếu không chắc chắn mọi thứ được xây dựng suốt thời gian qua sẽ rất dễ đổ sông, đổ bể...
Mai Anh
" alt="Tuyển Việt Nam và U22 Việt Nam căng, thầy Park tinh sao cho thỏa" /> - Ông Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho VietNamNet biết: Chiều thứ 6 ngày 24/4, Hội đồng hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe sẽ họp trực tuyến để bàn về phương án tuyển sinh, trong đó có phương án tổ chức một kỳ thi chung.
“Cuộc họp này do GS Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội, đồng thời là chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe kết nối. Tất cả những trường đào tạo khối ngành sức khỏe đều có danh sách được mời tham gia” - ông Xuân thông tin.
Sinh viên Trường ĐH Y dược TP.HCM (Ảnh: Thanh Tùng) Ông Ngô Minh Xuân cũng cho biết mong muốn của Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch là các trường khối ngành sức khỏe sẽ tổ chức một kỳ thi chung. Việc thi này được tổ chức ở nhiều cụm khác nhau và các trường lấy điểm để xét tuyển giống như trước đây từng làm với các kỳ thi do Bộ GD-ĐT chủ trì. Thí sinh sẽ đăng ký nguyện vọng trước, sau đó tham gia dự thi và xét tuyển.
“Nếu tổ chức được một kỳ thi chung để các trường tuyển sinh là tốt nhất” - ông Xuân đưa quan điểm.
Còn trong trường hợp kỳ thi chung không được tổ chức, Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch hiện đang làm phần mềm tích hợp để tính phương án tuyển sinh. Phương án tuyển sinh của nhà trường dự kiến sẽ có các thành tố như:
- Thành tích học tập cấp 3; thành tích học tập học kỳ I lớp 12 và điểm của ba môn thi xét tuyển.
- Điểm tổng kết cả năm lớp 10, 11 và điểm cuối học kỳ I lớp 12.
- Điểm thi tốt nghiệp THPT làm yếu tố thứ 3.
Theo ông Xuân, nếu kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp thì trường sẽ xem đây là 1 thành tố để xét tuyển chứ không dùng là điểm duy nhất.
Ông Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP.HCM, cũng xác nhận thứ 6 này các trường khối ngành sức khỏe sẽ họp trực tuyến bàn về phương án tuyển sinh.
Trao đổi với Vietnamnet, ông Tạ Thành Văn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội đồng thời là Chủ tịch Hội đồng Hiệu trưởng các trường khối ngành sức khỏe, cho hay trong cuộc họp, các phương án tuyển sinh sẽ được đưa ra để thảo luận và bàn bạc.
Theo ông Văn, yêu cầu tuyển sinh các trường khối ngành sức khỏe có đặc thù so với các ngành khác. Chủ trương của Bộ GD-ĐT là tự chủ trong tuyển sinh, do vậy, các trường sẽ triển khai trong khi thời gian không nhiều nhưng phải đảm bảo đầu vào có thể chấp nhận được.
Về tổ chức một kỳ thi chung, theo ông Văn đây là một trong những phương án mà Hội đồng sẽ thảo luận. “Nếu làm được phương án này chắc chắn cần một số điều kiện như có ngân hàng đề thi và chắc chắn Bộ GD-ĐT sẽ phải hỗ trợ. Nếu các trường tổ chức thì các cơ quan khác cũng phải cuộc như chính quyền, công an…, như vậy chi phí rất lớn và phải có quy chế tài chính cụ thể. Các đầu việc như tổ chức điểm thi như thế nào, đảm bảo an ninh, an toàn về các hoạt động khác, huy động cán bộ ra sao… phải bàn bạc kỹ lưỡng” - ông Văn nói.
Cũng theo ông Văn, những vấn đề này sẽ được đưa ra bàn thảo, cân nhắc có thực hiện được không. Tuy nhiên, điều khó khăn với các trường nếu thực hiện là thời gian chuẩn bị sẽ rất gấp gáp.
Lê HuyềnTrường đại học vội điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2020
- Nếu Bộ GD-ĐT thực hiện kỳ thi THPT chỉ để xét tốt nghiệp, nhiều trường đại học sẽ điều chỉnh phương án tuyển sinh năm 2020 cho phù hợp.
" alt="Các trường y cả nước sẽ họp trực tuyến bàn về 1 kỳ thi chung" />
- ·Nhận định, soi kèo Nassaji Mazandaran vs Aluminium Arak, 20h15 ngày 27/1: Khách ‘ghi điểm’
- ·Cha mẹ xách vữa đẫm mồ hôi không kiếm nổi 10 triệu đồng cho con chữa bệnh
- ·Trường học TP.HCM chăng dây, dán giấy đánh dấu học sinh trở lại
- ·Giáo sư Nobel bác bỏ thông tin liên quan đến tuyên bố ‘virus corona nhân tạo’
- ·Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1
- ·Trao hơn 21 triệu đồng đến em Lê Thị Thắm bị ung thư xương
- ·Chiếc mũ đặc biệt giúp học sinh Trung Quốc ngồi cách nhau 1
- ·Nhận định kèo MU vs Tottenham: Quỷ đỏ bị dồn vào chân tường
- ·Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Atlas, 1h00 ngày 27/1: Lợi thế sân nhà
- ·Gia đình xin ngưng nhận tiền ủng hộ
Theo vị này, sau khi tiếp nhận tin, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh đã yêu cầu lực lượng an ninh sân bay kiểm tra lại toàn bộ camera, trong đó kiểm tra kỹ vị trí du khách Hàn Quốc bị móc túi.
"Đơn vị đã kiểm tra toàn bộ camera an ninh. Qua đó ghi nhận ba lô, giỏ xách và đồ đạc của du khách này còn nguyên, không ai đụng chạm đến. Sau đó du khách này lên ô tô màu trắng rời khỏi sân bay", vị này cho hay.
Trước đó vào chiều 8/12, tài khoản Facebook có tên H.T.T. đăng tải thông tin về vụ việc trên.
"Khách Hàn Quốc của mình bị móc túi lấy hơn 50 triệu đồng ở trước WC, ngay chỗ đợi lấy hành lý ở ga quốc tế Cam Ranh. Có cách nào để xem lại CCTV (camera giám sát) và trình báo ai đây mọi người", tài khoản H.T.T. viết.
Bà H.T. (trú thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), chủ tài khoản trên, cho biết, trưa 8/12, nam du khách Hàn Quốc khi đến ăn uống tại nhà hàng của bà và phát hiện bị mất tiền. Người này nhờ bà T. trình báo với sân bay Cam Ranh.
Theo lời bà T., vị du khách Hàn Quốc nói để túi xách trên chiếc ghế trống gần nhà vệ sinh ở trong sân bay Cam Ranh để giải quyết nhu cầu cá nhân. Sau đó, người này đón xe về Nha Trang và phát hiện mình mất nhiều tiền ngoại tệ, quy đổi ra tiền Việt khoảng 50 triệu đồng.
Vị khách này nhờ bà T. tìm cách báo giúp cơ quan chức năng để tìm lại tài sản bị mất. Bà T. cũng không biết báo ai nên mới đăng thông tin lên Facebook để nhờ cộng đồng hỗ trợ.
" alt="Thực hư thông tin khách Hàn Quốc bị móc túi ở sân bay Cam Ranh" />- - Trong trường hợp tôi đưa hối lộ cho một người có chức quyền, quá trìnhđưa tiền tôi đã ghi hình được đầy đủ bằng chứng. Vậy bây giờ tôi muốn tốcáo ông ta với cơ quan pháp luật...
TIN BÀI KHÁC:
" alt="Đưa hối lộ rồi quay phim, chụp ảnh…" /> - Em là cậu bé đáng thương trong bài viết:“Mẹ nghèo khóc nghẹn xin cứu con trai bị viêm não Nhật Bản” đăng trên báo VietNamNet ngày 24/6. Đang từ một đứa trẻ khỏe mạnh, bỗng nhiên cậu bé Thành Trung phát sốt, co giật. Gia đình đưa em đi lên bệnh viện tỉnh khám, ở đây các bác sĩ giới thiệu chuyển em lên tuyến trung ương. Đến bệnh viện Nhi trung ương, bác sĩ khám kết luận em bị viêm não Nhật Bản.
Gần 1 năm điều trị bệnh cho con khiến vợ chồng chị Quách Thị Vị suy sụp về tinh thần và kiệt quệ về kinh tế. Đến thời điểm vừa rồi không biết vay mượn tiếp ở đâu ra tiền để điều trị cho con thì gia đình em như “người chết đuối vớ được cọc”. Sau khi hoàn cảnh của em Quách Thành Trung được báo VietNamNet chia sẻ đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các mạnh thường quân trong và ngoài nước.
Đại diện Báo VietNamNet trao số tiền 34.990.000 đồng đến tận tay gia đình em Quách Thành Trung Đây là số tiền của bạn đọc hỗ trợ cho em qua số tài khoản của báo. Quá xúc động vì số tiền lớn, chị Vị òa khóc gửi lời cám ơn đến quý báo và mọi người đã giúp đỡ, cưu mang gia đình trong lúc hoạn nạn, khó khăn. Có số tiền này gia đình sẽ yên tâm trong việc tiếp tục điều trị bệnh cho con trai
Phạm Bắc
" alt="Trao hơn 34 triệu đồng đến em Quách Thanh Trung bị viêm não Nhật Bản" /> - Hôm nay 2/5, ban điều hành Trường dân lập quốc tế Việt Úc (VAS) đã có thông báo về chương trình học phí năm học 2019-2020. Thông báo được đăng tải công khai trên website trường.
Ban điều hành VAS quyết định, đối với cấp mầm non trong thời gian nghỉ dịch theo quy định của nhà nước sẽ không thu học phí.
Đối với cấp Tiểu học và Trung học, trong thời gian nghỉ dịch và học trực tuyến theo quy định của nhà nước, giảm 70% học phí.
Trường không thu các khoản phí khác bao gồm phí ăn uống, xe đưa đón học sinh trong giai đoạn nghỉ dịch và học trực tuyến theo quy định. Phụ huynh chỉ thanh toán cho những ngày thực tế học sinh đã sử dụng các dịch vụ này tại trường.
Trường dân lập quốc tế Việt Úc đã giảm học phí Sau khi học sinh chính thức đi học trở lại theo lịch của Sở GD-ĐT TP.HCM, học phí và các khoản phí khác sẽ được tính bình thường theo mức phí mà nhà trường đã niêm yết từ đầu năm học căn cứ vào tổng số tuần thực học, bao gồm cả thời gian học bù tính đến ngày kết thúc năm học dự kiến 15/7.
Thời hạn thanh toán cho các khoản phí trên được linh động gia hạn tới ngày 22/5.
VAS cũng cho hay, học phí và các khoản phí khác còn lại sau khi đã giảm trừ theo chính sách trên sẽ được hoàn trả vào cuối năm hoặc chuyển sang chi phí thuộc học phần kế tiếp hay năm học mới 2020 – 2021, tuỳ theo lựa chọn của phụ huynh.
Việc hoàn trả hay chuyển phí chỉ được thực hiện khi phụ huynh đã hoàn tất các khoản phí cho năm học 2019 – 2020, bao gồm cả các khoản phí dạy học online.
Ngoài ra, nhà trường cũng hỗ trợ mức ưu đãi giảm 10% học phí năm học 2020 – 2021 cho phụ huynh thanh toán trước ngày 29/5.
Với những phụ huynh gặp khó khăn về mặt tài chính hoặc không thể thanh toán học phí theo đúng thời hạn, có thể liên hệ với Ban quản lý cơ sở để trao đổi trực tiếp.
Trước đó, nhiều phụ huynh Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc bất bình vì giữa mùa dịch Covid-19, học sinh không học tập trung nhưng trường không giảm bất kỳ khoản thu nào, từ học phí tới tiền ăn. Điều này là vô lý vì học sinh không đi học và tạo nên gánh nặng cho phụ huynh giữa mùa dịch.
Sau đó, ban điều hành trường này đã giải thích trường sẽ trở lại hoạt động ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát và các cơ quan chức năng cho phép mở cửa. Khi đó, chi phí ăn uống và xe đưa rước của học sinh sẽ chỉ được tính cho những ngày thực tế học sinh có sử dụng xe đưa đón và ăn uống tại trường.
"Vào cuối năm học, tất cả các chi phí ăn uống và xe đưa rước chưa được sử dụng sẽ được chuyển vào chi phí của năm học kế tiếp. Trong trường hợp học sinh không còn tiếp tục học tập tại VAS vào năm học tiếp theo, nhà trường sẽ hoàn lại chi phí này"
Về học phí, thời điểm đó, ban điều hành VAS giải thích, nhà trường vẫn đang duy trì các hoạt động giảng dạy và học tập trực tuyến cùng các hoạt động hỗ trợ như tuyển sinh, tăng cường đội ngũ nhân sự cho năm học sắp tới. Ban điều hành VAS khẳng định, từ tháng 2 đã bắt đầu chuyển dạy học trực tuyến các cấp và trong bất cứ tình huống nào nhà trường cũng tiếp tục hoàn thành năm học. Trường giữ nguyên học phí vì chương trình học tập của học sinh vẫn được duy trì cùng với kết quả, bằng cấp chứng nhận sau khi hoàn thành năm học. Song song với việc tất cả đội ngũ giáo vẫn đang tiếp tục công tác giảng dạy, đánh giá và được hưởng lương như bình thường. Do vậy việc phụ huynh cần thực hiện thanh toán học phí đúng hạn là rất cần thiết để nhà trường có thể tiếp tục duy trì học động giảng dạy.
Trước phản ứng của phụ huynh, sau đó VAS tạm ngừng thu tiền ăn và xe đưa rước. Tuy nhiên phụ huynh nhà trường tiếp tục bất bình, khiến phía VAS phải ra thông báo sẽ thay thế thông báo mới về học phí thay hai thông báo trước.
Tại VAS, học phí bậc THPT từ 305-445 triệu đồng/năm, Tiểu học từ 170-200 triệu đồng/năm, THCS từ 200-285 triệu đồng/năm. Phụ huynh có thể đóng cả năm hoặc chia 2 kỳ hoặc 4 kỳ. Ngoài học phí sẽ có các khoản phí khác như xe đưa rước, ăn uống…
Lê Huyền
Phụ huynh bất bình vì đóng cả trăm triệu giữa mùa dịch, trường không bớt cả tiền ăn
- Nhiều phụ huynh Trường Dân lập Quốc tế Việt Úc bất bình vì giữa mùa dịch Covid-19, học sinh không học tập trung nhưng trường không giảm bất kỳ khoản thu nào, từ học phí tới tiền ăn hay xe đưa đón.
" alt="Trường Việt Úc giảm học phí sau phản ánh của phụ huynh" />
- ·Kèo vàng bóng đá Genoa vs Monza, 02h45 ngày 28/1: Khách ‘ghi điểm’
- ·Trao hơn 41 triệu đồng cho bé hỏi cha con sẽ chết phải không?
- ·Trùng tên gây xích mích trong nhà
- ·Tưởng đã là của mình khi em “trao tất cả”…
- ·Nhận định, soi kèo Namdhari vs Sreenidi Deccan, 14h30 ngày 28/1: Cửa trên thất thế
- ·Dạnh sách U22 Việt Nam đấu UAE: HLV Park Hang Seo loại 5 cầu thủ
- ·Cầu dây văng có nhịp chính dài thứ 2 Việt Nam, mức đầu tư 4.000 tỷ đồng
- ·Ông bố Hà Tĩnh lao sông cứu nữ sinh nhảy cầu
- ·Nhận định, soi kèo Cruz Azul vs Puebla , 06h00 ngày 26/1: Chủ thắng trận, thua kèo
- ·Nguyễn Nhật Ánh: 'Một ngày không viết, thấy chưa sống đủ'