Theo báo cáo mới nhất của hãng Kaspersky Lab, tỷ lệ phần mềm tống tiền (ransomware) nhằm vào người dùng smartphone Android đã tăng hơn 4 lần chỉ trong một năm qua. Hãng này cũng gọi đây là "một xu hướng đáng lo ngại".
Tỷ lệ smartphone nhiễm phần mềm tống tiền đang tăng phi mã |
"Vấn nạn này sẽ còn tiếp diễn. Ransomware di động đang nổi lên như là kẻ nối gót ransomware máy tính. Tiếp sau nữa sẽ đến lượt phần mềm tống tiền nhằm vào các thiết bị của Internet vạn vật (IoT) mà không phải là smartphone hay PC", chuyên gia Roman Unucheck của Kaspersky nhận định.
Một phần mềm tống tiền điển hình trên môi trường máy tính sẽ lây nhiễm vào PC của nạn nhân, sau đó mã hóa toàn bộ các file dữ liệu và hệ thống. Kẻ tấn công sau đó hiển thị một thông điệp tới nạn nhân, cho hay họ có vài ngày để chuyển tiền cho chúng hoặc là những file này sẽ bị xóa sạch. Trên môi trường di động, mọi chuyện sẽ hơi khác một chút - Hầu hết các mã độc không thể mã hóa file khác - song màn hình vẫn hiển thị thông điệp hoặc tin tặc vẫn khóa màn hình từ xa để "vòi tiền" nạn nhân.
Thường thì chúng sẽ đòi từ 100-200 USD, Kaspersky cho hay, đồng thời phân tích rằng xu hướng này sở dĩ tăng mạnh là vì người dùng có khuynh hướng nhượng bộ, đồng ý trả tiền cho tin tặc.
Các phần mềm tống tiền mới nhất đã tấn công được vào iOS, nhưng chúng không phổ biến và xâm nhập được sâu như đối với nền tảng Android. Dù vậy, người dùng vẫn cần tuyệt đối thận trọng với những gì họ tải về điện thoại của mình. Đồng thời, hãy sao lưu dữ liệu đều đặn và nên nhớ, nếu chẳng may có lây nhiễm ransomware thì cũng đừng trả tiền cho tin tặc.
"Mọi đồng tiền chuyển vào tay tội phạm mạng sẽ khiến chúng tin tưởng hơn vào lợi nhuận của loại hình tội phạm này", giới bảo mật cảnh báo.
T.C (Theo Business Insider)
ASEAN - Nhật Bản diễn tập chống tấn công tống tiền" alt=""/>Phần mềm tống tiền smartphone tăng phi mãNăm nay, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sử dụng 2 tiêu chí phụ là tổng điểm của 3 môn thi, chưa kể điểm ưu tiên. Tiêu chí phụ thứ 2 là ưu tiên nguyện vọng.
Lê Văn
" alt=""/>Điểm chuẩn Trường ĐH Bách khoa Hà Nội 2017 cao nhất là 28,25Chủ đề này nêu bật vai trò, sứ mệnh của lĩnh vực truyền thông trong giai đoạn mới, đưa thông tin trở thành động lực của phát triển, không chỉ cung cấp thông tin, mà còn thúc đẩy chuyển đổi từ thông tin thành tri thức, để xây dựng một ASEAN tự cường, củng cố năng lực nội tại, khả năng chống chịu và thích ứng để khẳng định vai trò, vị thế của ASEAN không chỉ hướng nội, mà còn sẵn sàng ứng phó với những biến động trước tình hình thế giới hiện nay.
Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm chia sẻ, tại hội nghị lần này, chủ nhà Việt Nam đã mang đến những sáng kiến và thông điệp rất cụ thể.
Theo Thứ trưởng, đề xuất đầu tiên của Việt Nam liên quan đến vấn đề giáo dục nhận thức, đặc biệt là nhận thức số cho công dân. Thứ hai là bắt buộc phải có những phương pháp để buộc các nền tảng truyền thông xuyên biên giới tuân thủ đầy đủ pháp luật của các quốc gia, quy tắc ứng xử quốc gia, khu vực liên quan những vấn đề nhạy cảm như văn hóa, bản sắc…
Vấn đề trách nhiệm của những nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới cũng như vấn đề đạo đức của công nghệ được áp dụng trong truyền thông đã được Việt Nam đưa ra để đề nghị các bộ trưởng và đã được chấp thuận đưa vào tuyên bố chung hội nghị.
Sáng kiến thứ 3 Việt Nam mang đến hội nghị, cũng là vấn đề chúng ta đang tiến hành trong nước, đó là để bảo vệ cho công dân không chỉ đơn thuần chống tin giả, mà phải làm cho thông tin chính thống (truyền thông nhà nước) có thể xuất hiện trên nền tảng số để người dân có thể tiếp cận dễ dàng. Sáng kiến thứ 4 của Việt Nam là chuyển đổi số toàn bộ thông tin cơ sở...