Thanh toán số và giao dịch thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng

作者:Bóng đá 来源:Thời sự 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 08:33:46 评论数:

Visa vừa công bố kết quả Khảo sát thái độ thanh toán của người tiêu dùng,ánsốvàgiaodịchthươngmạiđiệntửtiếptụctăngtrưởbảng xếp hạng vô địch tây ban nha cho thấy sự thay đổi trong hành vi thanh toán của người dùng dưới tác động của Covid-19.

Thanh toán số và giao dịch thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng
Một quán ăn tại TP.HCM chấp nhận hầu hết các dịch vụ thanh toán. (Ảnh: Hải Đăng)

Theo số liệu từ mạng lưới VisaNet, tổng giá trị giao dịch của người tiêu dùng Việt Nam trên thẻ tín dụng và ghi nợ Visa tăng 34% trong quý 1 năm 2021 so với quý 1 năm 2020. Tỉ lệ giao dịch không tiếp xúc trên tổng số giao dịch trực tiếp của thẻ Visa tăng 230% so với cùng kỳ. 

Theo kết quả nghiên cứu, khoảng một nửa người được hỏi đều cho biết họ gia tăng tần suất sử dụng các phương thức thanh toán tiên tiến. Trong đó, dẫn đầu là thanh toán QR Code (55%), kế đến là thanh toán qua ví điện tử (51%) và giao dịch không tiếp xúc qua điện thoại di động (50%).

Thanh toán thẻ không tiếp xúc được dùng nhiều nhất trong danh mục thực phẩm và ăn uống, với 67% người tiêu dùng tăng cường sử dụng phương thức này trong năm 2020. Thanh toán qua mã QR cũng tăng vọt trong đại dịch, đặc biệt trong các giao dịch hàng ngày như thanh toán hóa đơn (71%), mua sắm trong lĩnh vực bán lẻ (58%) và tại siêu thị (57%).

Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến hết quý I/2020, Việt Nam đang có 13 triệu tài khoản ví điện tử được kích hoạt, sử dụng với tổng số dư ví vào khoảng 1,36 nghìn tỷ đồng.

Ông Lê Anh Dũng – Phó Vụ trưởng Vụ thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) nhận định số lượng đơn vị chấp nhận thanh toán ngày càng tăng. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước  cho thấy, trong quý I/2020 có khoảng 225,6 triệu giao dịch được thực hiện thông qua ví điện tử với giá trị giao dịch 77,7 nghìn tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ.

Bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa tại Việt Nam và Lào, cho biết thói quen mua sắm và thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Người tiêu dùng mong muốn thanh toán an toàn, tiện lợi hơn. Nhiều người lần đầu tiên sử dụng thanh toán không tiếp xúc và ngày càng nhiều công ty chuyển dịch sang nền tảng kỹ thuật số và các xu hướng này sẽ còn được duy trì. 

Bên cạnh sự gia tăng đáng kể của thanh toán không tiếp xúc, thanh toán QR Code và ví điện tử, số liệu của Visa cho thấy chi tiêu cho thương mại điện tử cũng tăng lên. 

Tỉ lệ tăng trưởng hằng năm của tổng giá trị giao dịch thương mại điện tử trong giai đoạn quý 1 năm 2021 tăng 5,5 lần so với quý 4 năm 2020.

Trong đó, 85% người tiêu dùng sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh để mua sắm hàng hóa và dịch vụ ít nhất một lần một tuần và 44% người tiêu dùng lần đầu tiên mua sắm qua các kênh mạng xã hội kể từ khi đại dịch lan rộng.

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (Vecom) cũng khẳng định sự tăng trưởng của mua sắm onlinethời dịch. Chẳng hạn, ở lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến, khảo sát của Vecom cho thấy sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30% tới 60%. 

Với tốc độ tăng trưởng 15% trong năm 2020, doanh thu thương mại điện tử Việt Nam đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Theo ông Lê Anh Dũng, một nguyên nhân giúp thanh toán kỹ thuật số tăng lên do nỗ lực từ chính phủ. Hiện hành lang pháp lý đối với lĩnh vực trung gian thanh toán nói chung và ví điện tử nói riêng đã dần hoàn thiện để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh của tổ chức cung ứng dịch vụ, đáp ứng yêu cầu thực tế của người sử dụng.

Mặc dù có những tăng trưởng trong tần suất dùng thương mại điện tử và thanh toán số nhưng Covid-19 cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực nhất định. Chẳng hạn, tốc độ tăng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng, tổng giao dịch qua ví điện tử tăng nhưng giá trị giao dịch giảm (quý 1/2020), chi tiêu thẻ nội địa tăng nhưng thẻ quốc tế giảm.

Hải Đăng

Thương mại điện tử và bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trưởng bất chấp đại dịch

Thương mại điện tử và bán lẻ Việt Nam sẽ tăng trưởng bất chấp đại dịch

Theo thống kê của Hiệp hội Thương mại điện tử, năm 2020, thương mại điện tử Việt Nam đạt mức tăng trưởng 15% với quy mô 13,2 tỷ USD và sẽ tăng trưởng vững chắc trong năm 2021.  

最近更新