"Không có gì bất ngờ khi Anonymous không thể nhổ tận gốc hoạt động khủng bố ra khỏi mạng Internet với chiến dịch đình đám "#OpParis" của họ", trang Ars Technica bình luận. Trên thực tế, những bài báo mới nhất ám chỉ rằng, nhóm hacker không thủ lĩnh này không những không tiêu diệt được ISIS mà còn tự khiến nội bộ bất đồng và chia rẽ.
![]() |
Đã một tuần trôi qua kể từ khi Anonymous tuyên chiến công khai với IS. Trước đó khá lâu, nhiều nhóm hacker/hacker cũng đã tiến hành những cuộc tấn công nhỏ lẻ nhằm vào lực lượng khủng bố này, đại đa số đều cố gắng đóng cửa các tài khoản Twitter ủng hộ IS. Vấn đề lớn nhất cũng những nỗ lực kiểu này là rất nhiều tài khoản vô tội, không liên quan gì đến IS đã bị đánh đồng với khủng bố và khóa truy cập. Sự nhầm lẫn nhiều tới mức một vài tờ báo đã dùng từ "thảm sát tài khoản" và cho rằng Anonymous đã quá võ đoán hay phân biệt chủng tộc khi ra tay, bất chấp hậu quả.
Gần 5000 tài khoản Twitter mà Anonymous nhận dạng trong tài liệu "HowtoHelp" đã bị khóa, trang Ars Technica cho hay. Nhưng một quy trình xác thực và kiểm tra của bản thân Ars Technica cho thấy hơn 4000 tài khoản chỉ đơn thuần là đăng tải thông điệp đồng cảm với ISIS chứ không có bất cứ bằng chứng rõ rệt nào chứng tỏ đó là người của lực lượng khủng bố. Một số thậm chí còn "chơi khăm" IS bằng những thông điệp khen ngược, số khác chỉ cần viết tài khoản bằng tiếng Ả-rập là đã bị khóa.
Như VietNamNet hôm qua đã đưa, bản thân Twitter cũng cho biết danh sách do Anonymous cung cấp về những tài khoản được cho là tín đồ IS "rất không chính xác". Nhiều chuyên gia cũng đã chất vấn động cơ thực sự của Anonymous trong vụ việc này, thực sự là họ muốn cứu thế giới, đòi lại công bằng hay chỉ tranh thủ cơ hội để đánh bóng tên tuổi của mình một lần nữa.
"Chúng tôi e rằng chiến dịch của Anonymous sẽ gây bất lợi hơn cho cuộc chiến chống lại IS, làm nhiễu loạn các nguồn tin tình báo và gây lụt các kênh truyền thông chính thống với thông tin sai lệch", The Verge nhận định.
Nhiều hacker trong nội bộ Anonymous dường như cũng nhận ra sai lầm này và từ đêm qua, họ bắt đầu phát tán một thông điệp thúc giục các thành viên ghi nhớ rằng, "chỉ vì một website hoặc bài post được viết bằng tiếng Ả-rập, hoặc từ một người theo Hồi giáo, không có nghĩa và không nên bị coi là mục tiêu tấn công". Đồng thời, bản chất "rắn không đầu" của Anonymous cũng khiến cho hành động, suy nghĩ của nhóm thiếu tính thống nhất. Sự sai lệch trở nên phổ biến tới mức một số thành viên đã công khai phân định mình với chiến dịch #OpParis, tuyên bố sẽ chỉ "hành động theo lẽ phải".
T.C
Tin liên quan
Động cơ ẩn sau việc Anonymous tấn công IS là gì?" alt=""/>Cuộc chiến của Anonymous thực sự 'ngu ngốc'?Lịch sử quan hệ Việt Nam - Ấn Độ bắt nguồn từ quá trình giao lưu văn hóa, tôn giáo từ hơn 2.000 năm trước và được hai lãnh tụ vĩ đại là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru gây dựng và vun đắp. Hai nước luôn ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và giành độc lập dân tộc.
Mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ được xây dựng trên nền tảng vững chắc với sự kết nối sâu sắc về văn hóa, lịch sử, văn minh, sự tin cậy, hiểu biết, tương trợ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, tạo nền tảng cho sự tin tưởng, tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước và đã được các thế hệ lãnh đạo kế thừa trân trọng, vun đắp.
Trong những năm qua, bưu điện Việt Nam đã phát hành 5 bộ tem bưu chính về Ấn Độ, việc phát hành tem bưu chính là cầu nối xúc tiến các hoạt động hợp tác song phương tăng cường quảng bá, nét đặc sắc của nền văn hóa, đất nước, con người Việt Nam - Ấn Độ nhằm tăng cường tình hữu nghị, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước.
Để đánh dấu chặng đường phát triển của mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ trong 50 năm qua, Bộ TT&TT quyết định phát hành và tổ chức buổi lễ phát hành đặc biệt bộ tem bưu chính “Tem phát hành chung Việt Nam - Ấn Độ” gồm 2 mẫu tem.
Bộ tem với chủ đề “môn võ dân tộc” được thể hiện bằng ngôn ngữ hội họa đặc trưng và sự phối mầu chặt chẽ đã tạo nên những bức tranh sống động về võ thuật truyền thống của hai nước. Bằng sự sáng tạo, họa sỹ hai nước đã thể hiện hình ảnh hai môn võ cổ truyền cùng sự hợp tác hài hòa là hình ảnh cờ của Việt Nam và Ấn Độ bao quanh bởi hoa sen.
Mẫu tem môn võ “Kalaripayattu” của Ấn Độ là di sản lâu đời nhất được gìn giữ trong suốt 3000 năm qua đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể cao quý nhất của người Ấn. Kalaripayattu không chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ võ thuật chiến đấu. Môn võ cổ xưa này còn kết hợp với những tinh hoa của Ấn Độ như Yoga, thiền và kỹ thuật tự vệ cơ bản.
Mẫu tem môn võ “Vovinam” của Việt Nam được phát triển dựa trên môn Vật cổ truyền Việt Nam, kết hợp với những tinh hoa của các môn phái võ thuật ngoại quốc, dựa trên nguyên lý cương nhu phối triển. Ngày nay, Vovinam được phát triển quy mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt ở gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Với ngôn ngữ riêng, hàm chứa nhiều ý nghĩa, nhiều thông tin, các mẫu tem được phát hành hôm nay sẽ là một thông điệp giữa hai nước chia sẻ những mối liên hệ văn hóa và văn minh lâu dài và phong phú, cùng hướng tới nhiều giá trị chung về lòng yêu nước, truyền thống nhân văn, yêu chuộng hòa bình.
Việc phát hành tem chung giữa hai nước là hoạt động có ý nghĩa, đánh dấu chặng đường phát triển của mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, là kết quả tăng cường hợp tác, các hoạt động giao lưu nhân dân, giữ gìn và vun đắp tình hữu nghị, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Ấn Độ phát triển lên tầm cao mới, đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước.
Bộ TT&TT đã phát hành một số bộ tem giới thiệu đất nước, con người và văn hóa Ấn Độ như: Bộ tem “Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Rabindranath Tagore (1861 - 1981)” gồm 1 mẫu, phát hành ngày 20/9/1982; bộ tem “Kỷ niệm 100 năm ngày sinh J. Nê-ru” gồm 4 mẫu, phát hành ngày 20/1/1989; bộ tem “Phong cảnh châu Á (bộ 2)” gồm 5 mẫu, trong đó có 1 mẫu thể hiện hình ảnh đền Lin-ga-ra-pha (Ấn Độ) phát hành ngày 10/4/1996; bộ tem “Tem phát hành chung Việt Nam - Ấn Độ” gồm 2 mẫu, phát hành ngày 25/1/2018; bộ tem “Kỷ niệm 150 năm ngày sinh Mahatma Gandhi (1869 - 1948)” gồm 1 mẫu, phát hành ngày 2/10/2019. |