Cuộc bầu cử Tổng thống Ukraina ngày 31/3/2019 được coi là đặc biệt trong lịch sử nước này với nhiều ứng cử viên tham gia nhất từ trước tới nay (theo Ủy ban bầu cử quốc gia Ukraina thống kê là 39 người). Ba ứng cử viên hàng đầu là danh hài Zelensky, đương kim Tổng thống Poroshenko và cựu Thủ tướng Tymoshenko.Theo giới chuyên gia Ukraina, có 3 ứng cử viên có cơ hội chiến thắng tại vòng một cuộc bầu cử Tổng thống Ukraina năm 2019. Nếu phiếu bầu của cả 3 không quá bán (đạt mức 50%), họ sẽ phải tham gia vòng 2, sẽ diễn ra vào ngày 21/4/2019, để có thể trở thành Tổng thống Ukraina. Theo thứ tự số phiếu thăm dò dư luận gần đây nhất: Zelensky, Poroshenko và Tmoshenko.
Vladimir Zelensky - Nhà sản xuất phim, người dẫn chương trình, nhà biên kịch và diễn viên hài nổi tiếng ở Ukraina
|
Danh hài Zelensky (Nguồn: RIA Novosti) |
Zelensky sinh năm 1978, là gương mặt mới, tài năng, xuất thân và nổi tiếng trong giới showbiz, có xu hướng chính trị chủ nghĩa dân túy, thu hút sự ủng hộ của những người thu nhập thấp, đối tượng hưu trí, người dân khu vực Đông Nam Ukraina, đặc biệt là giới trẻ, những người thường xuyên sử dụng mạng xã hội.
Bên cạnh đó, ông được sự trợ giúp mạnh mẽ về tài chính và truyền thông bởi tỷ phú, nhà tài phiệt Kolomoisky. Ông là người lãnh đạo Studio “Kvartal 95” chủ yếu thực hiện các chương trình truyền hình hài và phim truyện, ông nổi tiếng nhờ hàng loạt chương trình truyền hình thể loại châm biếm chính trị và xã hội.
Sự kiện năm 2017 được coi là động lực đưa Zelensky lên vũ đài chính trị. Năm đó, Ukraina đã cấm loạt phim bộ nhiều tập "Người mai mối" (một trong những sản phẩm chính và nổi tiếng nhất của hãng phim). Lý do được đưa ra là nam diễn viên người Nga trong phim bộ này ủng hộ việc sáp nhập Crưm vào Nga.
Lệnh cấm của chính quyền khiến Zelensky “tức giận”, thậm chí sau đó, những người ủng hộ bắt đầu đề nghị ông ra tranh cử Tổng thống, họ đăng ký thành lập đảng “Người đầy tớ của nhân dân”. Phim “Người đầy tớ của nhân dân” được phát trên kênh "1+1" thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Igor Kolomoisky. Do đó, Zelensky bị nghi ngờ rằng, ông không phải là một nhân vật chính trị độc lập, mà phụ thuộc vào Kolomoisky.
Môt điểm lưu ý nữa là, ông là ứng cử viên trẻ tuổi, chưa có kinh nghiệm trên chính trường nên khó có khả năng thu hút phiếu bầu của giới trí thức, những nhân vật am hiểu tình hình cả trong và ngoài nước.
Petro Poroshenko - Tổng thống đương nhiệm, lên nắm quyền nhờ kết quả của Euromaidan 2014
Tổng thống Poroshenko sinh năm 1965, tham gia chính trường Ukraina vào cuối những năm 90. Theo thống kê, ông 4 lần làm Phó chủ tịch Nghị viện Rada; từng giữ các cương vị: Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Ukraina, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraina, Bộ trưởng Kinh tế và Thương mại Ukraina.
|
Đương kim Tổng thống Ukraina Poroshenko (Nguồn: Reuters) |
Về tài chính, năm 2014, theo bảng xếp hạng của Forbes, Poroshenko đứng thứ 6 trong số những người giàu nhất Ukraina với khối tài sản lên tới 1,3 tỷ USD. Tài sản chính của ông là Tập đoàn bánh kẹo Roshen. Sau khi trở thành Tổng thống Ukraina, Poroshenko đã chuyển việc quản lý công ty sang cho quỹ ủy thác, tuy nhiên, vẫn giữ lại tài sản truyền thông của mình, trong đó có “Kênh 5” và kênh truyền hình “Pryamiy” (Trực tiếp).
Hiện nay, ông là “thủ lĩnh” đảng "Khối Poroshenko đoàn kết ". Trong cuộc bầu cử Nghị viện Rada lần cuối, đảng của ông đã nhận được nhiều ghế nhất - 132 đại biểu.
Trong nhiệm kỳ hiện tại, ông Poroshenko cơ bản đã đạt được một số dấu ấn thông qua việc cải cách hệ thống pháp luật, ngân hàng, tăng cường tự chủ ngân sách cho địa phương, thực thi các chính sách để thoát khỏi sự ảnh hưởng của Nga.
Tuy nhiên, chỉ số tín nhiệm của ông Poroshenko hiện đang giảm sút do không giải quyết được các vấn đề phát triển kinh tế và chống tham nhũng, khiến hơn 1/3 dân số sống dưới mức nghèo khổ.
Bên cạnh đó, ông Poroshenko cũng đang bị các đối thủ cáo buộc tham nhũng, liên quan đến hoạt động rửa tiền và âm mưu triệt hạ các đối thủ chỉnh trị. Ngày 26/02/2019, cựu Thủ tướng YT. Tymosenlo tuyên bố đang phối hợp với các đảng phải khác trong Quốc hội chuẩn bị thủ tục luận tội Tổng thống đương nhiệm Poroshenko.
Yulia Tymoshenko - Nguyên Thủ tướng Ukraina, 2 lần về nhì ứng viên Tổng thống
Tymoshenko sinh năm 1960, là chính trị gia lão luyện nhất và cũng giai đoạn thăng trầm nhất của Ukraina. Lần đầu tiên bà Tymoshenko tham gia là Nghị viện Rada vào năm 1997 và kể từ đó bà được bầu thêm 5 lần nữa. Năm 2004, cùng với Viktor Yushchenko, bà lãnh đạo cuộc Cách mạng Cam. Yushchenko trở thành Tổng thống Ukraina, còn bà trở thành Thủ tướng, nhưng nửa năm sau bà bị bãi nhiệm chức vụ này.
|
Ứng cử viên Tymoshenko (Nguồn: Sputnik) |
Trong các cuộc bầu cử tiếp theo tại Nghị viện Ukraina “Rada”, khối Yulia Tymoshenko giành vị trí thứ 2, kết quả là bà lại trở thành Thủ tướng Ukraina. Mặc dù có mâu thuẫn với Tổng thống và Rada, nhưng lần này bà đã giữ vững chức vụ trong hơn 2 năm. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010, bà thua Viktor Yanukovych và bị tống giam.
Năm 2014, Yanukovych đã bị phế truất do Euromaidan 2014, ngay sau đó Tymoshenko được trả tự do và phục hồi nhân phẩm. Bà là thủ lĩnh đảng “Tổ quốc”. Trong cuộc bầu cử Nghị viện Rada cuối cùng, đảng của bà đã giành được 19 ghế, Tymoshenko muốn Ukraina trở thành nước cộng hòa nghị viện theo mô hình của Liên bang Đức (Tổng thống do Quốc hội bầu ra).
Trước đó, trong thời gian giữ chức vụ Thủ tướng (năm 2005, 2007 - 2010), bà đối mặt với một số vụ hình sự và bị kết án 7 năm tù (10/2011) vì tội lạm dụng chức vụ khi tiến hành giải quyết vụ tranh chấp khí đốt với Nga năm 2009.
Dự báo kết quả cuộc bầu cử
Do nhiều ứng cử viên tham gia tranh cử nên khả năng cao, trong cuộc bầu cử tại vòng 1 (31/3), tỷ lệ phiếu ủng hộ của cử tri sẽ bị phân tán; không có nhân vật nào, kể cả ứng viên được đánh giá cao như ông Zelensky giành trên 50% số phiếu ủng hộ để đắc cử Tổng thống. Ba ứng cử viên có khả năng cao lọt vào vòng 2 là ông Zelensky, ông Proshenko và bà Tymoshenko.
Mỹ và phương Tây tiếp tục ủng hộ, hậu thuẫn để Tổng thống đương nhiệm Proshenko giành chiến thắng do đang nắm rất chắc quân bài Poroshenko, nhân vật có thái độ chống Nga quyết liệt nhất từ trước đến nay trong triển khai chính sách mở rộng sang phía Đông của NATO, kiềm chế ảnh hưởng của Nga; cơ bản hài lòng với những chính sách gần đây của Ukraina trong nỗ lực cắt đứt quan hệ với Nga và hội nhập châu Âu; không mạo hiểm lựa chọn các nhân vật khác, kể cả cựu Thủ tướng Tymoshenko hay ông Zelensky, người theo chủ nghĩa dân túy thay thế.
Từ giờ đến lúc bầu cử, các ứng cử viên sẽ đẩy mạnh chiến dịch tranh cử, không loại trừ khả năng, đương kim Tổng thống Poroshenklo sẽ có những hành động hoặc phát ngôn thể hiện sự cứng rắn trong mối quan hệ với Nga cũng như lợi dụng quyền lợi của Tổng thống nhằm loại bỏ các “đối thủ tiềm năng”, gia tăng uy tín cá nhân và giành phiếu của cử tri cả nước.
Cả 3 ứng cử viên sáng giá nhất, có khả năng lọt vào vòng 2 đều có đường lối tranh cử tập trung vào các mục tiêu giải quyết vấn đề biên giới, lãnh thổ Crưm và miền Đông cũng như gia nhập EU/NATO. Vì vậy, bất kể ứng viên nào trở thành Tổng thống Ukraina thì chính sách đối ngoại của nước này trong thời gian tới sẽ theo hướng hội nhập phương Tây và “đoạn tuyệt” quan hệ với Nga.
Theo An ninh Thủ đô
" alt=""/>Ba ứng viên sáng giá cho ghế Tổng thống Ukraina trước giờ 'G'
Cuộc khủng hoảng mà chính phủ của Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đang phải đối mặt, một phần do tác động tức thời của đại dịch Covid-19 và tổn thất của ngành du lịch.Tình hình càng thêm trầm trọng do các khoản trả nợ khổng lồ với Trung Quốc, dự trữ ngoại hối ở mức thấp nhất trong một thập kỷ và chính phủ chi tiêu cao cũng như cắt giảm thuế làm xói mòn nguồn thu ngân sách. Trong khi đó, lạm phát bị thúc đẩy do chính phủ in tiền để trả các khoản vay trong nước và trái phiếu nước ngoài.
|
Quân đội Sri Lanka đang đảm bảo các mặt hàng thiết yếu như gạo được bán theo giá chính phủ ấn định. Ảnh: EPA |
Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính, nửa triệu người Sri Lanka đã rơi xuống dưới mức nghèo khổ kể từ khi đại dịch bùng phát, tương đương với việc đảo ngược tiến trình chống đói nghèo trong 5 năm.
Theo báo Guardian, lạm phát đã đạt mức cao kỷ lục là 11,1% vào tháng 11 năm ngoái. Giá cả leo thang đã khiến những người trước đây khá giả đang phải vật lộn để nuôi sống gia đình. Nhiều người hiện không đủ khả năng chi trả cho các hàng hóa cơ bản.
Sau khi Tổng thống Rajapaksa tuyên bố Sri Lanka đang trong tình trạng khẩn cấp về kinh tế, quân đội được trao quyền để đảm bảo các mặt hàng thiết yếu, kể cả gạo và đường, được bán theo giá chính phủ ấn định. Song, điều đó hầu như không giúp xoa dịu nỗi thống khổ của người dân.
Điêu đứng vì khủng hoảng
Anurudda Paranagama, một tài xế ở thủ đô Colombo, đã làm công việc thứ hai để trả chi phí ăn uống tăng cao và trang trải khoản vay mua ôtô, nhưng vẫn không đủ. “Tôi rất khó trả được nợ. Đến khi phải trả tiền điện, tiền nước và tiền ăn uống thì tôi đã rỗng túi”, anh Paranagama nói và cho biết thêm, cả gia đình anh hiện chỉ ăn 2 bữa một ngày thay vì 3 bữa như trước kia.
|
Giá rau củ ở Sri Lanka đã tăng hơn 50% so với trước đây. Ảnh: The Guardian |
Paranagama mô tả cách người bán tạp hóa trong làng của anh phải cắt những gói sữa bột 1kg và chia nó thành những gói 100g vì khách hàng không đủ tiền mua nguyên gói ban đầu. Gia đình anh hiện cũng chỉ mua 100g đậu thay vì 1kg cho cả tuần.
Theo Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới, mất việc làm và doanh thu quan trọng từ du lịch, vốn thường đóng góp hơn 10% GDP của Sri Lanka là rất đáng kể. Hơn 200.000 người dân tại quốc gia Nam Á đã mất kế sinh nhai trong lĩnh vực du lịch và lữ hành.
Tình hình trở nên tồi tệ đến mức xuất hiện các hàng dài chờ đợi bên ngoài văn phòng cấp hộ chiếu, khi cứ 4 người Sri Lanka, chủ yếu là thanh niên và người được học hành, lại có một người bày tỏ mong muốn rời khỏi đất nước.
Đối với những công dân lớn tuổi, thực trạng gợi nhớ đầu những năm 1970, khi việc kiểm soát nhập khẩu và sản lượng thấp trong nước đã gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng thiết yếu, khiến mọi người phải xếp hàng dài chờ mua bánh mì, sữa và gạo.
Cựu Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương WA Wijewardena cảnh báo, tình trạng vật lộn của người dân sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng tài chính, từ đó khiến cuộc sống của họ càng trở nên khó khăn hơn và sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
Ngập trong các khoản nợ nước ngoài
Một trong những vấn đề cấp bách nhất đối với Sri Lanka là gánh nặng nợ nước ngoài khổng lồ, đặc biệt đối với Trung Quốc. Nước này hiện nợ Trung Quốc hơn 5 tỷ USD và năm ngoái đã vay thêm 1 tỷ USD từ Bắc Kinh để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính cấp tính.
|
Một trong những vấn đề cấp bách hiện nay của Sri Lanka là gánh nặng nợ nước ngoài. Ảnh: Pacific Press |
Trong 12 tháng tới, đối với chính phủ và khu vực tư nhân, Sri Lanka sẽ phải hoàn trả các khoản vay trong và ngoài nước ước tính lên tới 7,3 tỷ USD, bao gồm cả việc hoàn trả 500 triệu USD trái phiếu quốc tế vào tháng 1. Tuy nhiên, tính đến tháng 11/2021, dự trữ ngoại tệ sẵn có chỉ là 1,6 tỷ USD.
Theo cách tiếp cận thông thường, Bộ trưởng Chính phủ Ramesh Pathirana bày tỏ hy vọng sẽ giải quyết các khoản nợ dầu mỏ trong quá khứ với Iran bằng trà, cụ thể là gửi cho quốc gia Hồi giáo lượng trà trị giá 5 triệu USD mỗi tháng để tiết kiệm tiền.
Nghị sĩ đối lập và cũng là chuyên gia kinh tế Harsha de Silva gần đây phát biểu trước quốc hội rằng, dự trữ ngoại tệ ước tính là 437 triệu USD vào tháng 1 năm nay, trong khi tổng nợ nước ngoài cần thanh toán sẽ là 4,8 tỷ USD từ tháng 2 đến 10, đồng nghĩa "quốc gia sẽ hoàn toàn phá sản".
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ajith Nivard Cabraal trấn an dư luận rằng, Sri Lanka có thể trả các khoản nợ của mình một cách “liền mạch”. Song, quan chức này thừa nhận, đất nước có nguy cơ vỡ nợ rất lớn, dẫn đến hậu quả kinh tế thảm khốc.
Bất cập về chính sách
Trong khi đó, quyết định đột ngột của Tổng thống Rajapaksa vào tháng 5 về việc cấm tất cả các loại phân bón, thuốc trừ sâu cũng như buộc nông dân sử dụng các sản phẩm hữu cơ mà không cảnh báo trước đã khiến một cộng đồng nông nghiệp thịnh vượng trước đây phải điêu đứng.
Lí do vì nhiều nông dân, vốn đã quen dùng và thường xuyên lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu, đột nhiên không có cách nào khác để tạo ra cây trồng khỏe mạnh hoặc chống lại cỏ dại, côn trùng. Nhiều người lo sợ bị thua lỗ nên đã quyết định không trồng trọt, làm tăng thêm tình trạng thiếu lương thực ở Sri Lanka.
|
Nhiều nông dân Sri Lanka đã bỏ việc trồng trọt vì sợ thua lỗ. Ảnh: AP |
Chính phủ đã đảo ngược quyết định hồi cuối tháng 10 năm ngoái và người nông dân hiện phải vật lộn để trả phí mua phân bón nhập khẩu cao mà không có sự trợ giúp.
Trong một nỗ lực nhằm giảm bớt các vấn đề và ngăn chặn các chính sách gây khó khăn, không được người dân đồng tình nhất, Chính phủ Sri Lanka đã sử dụng các biện pháp cứu trợ tạm thời, ví dụ như hạn mức tín dụng để nhập khẩu thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu từ nước đồng minh láng giềng Ấn Độ, đồng thời hoán đổi tiền tệ từ Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh cũng như các khoản vay để mua xăng dầu từ Oman.
Tuy nhiên, những khoản vay này chỉ mang lại sự cứu trợ ngắn hạn và phải được hoàn trả nhanh chóng với lãi suất cao, làm tăng thêm gánh nặng nợ nần của Sri Lanka.
Anushka Shanuka, một huấn luyện viên cá nhân, là một trong những người từng có cuộc sống sung túc nhưng hiện phải vật lộn để kiếm sống. Ông than phiền giá rau củ đã tăng hơn 50%.
“Chúng tôi không thể sống như trước đây, vào thời điểm trước đại dịch. Chính phủ hứa sẽ giúp chúng tôi nhưng không có gì xảy ra, vì vậy chúng tôi chỉ đang cố kiểm soát tốt nhất có thể. Tôi không biết chúng tôi có thể tiếp tục như thế này được bao lâu nữa", Shanuka đau khổ nói.
Tuấn Anh
>>> Đọc tin thế giới 24h trên Vietnamnet
Ảnh hưởng của biến thể Omicron đối với các nền kinh tế thế giới
Dù phải mất một thời gian nữa mới có dữ liệu thống kê đầy đủ, nhưng những chỉ số ban đầu đã hé lộ ảnh hưởng của biến thể Omicron đối với các nền kinh tế thế giới.
" alt=""/>Khánh kiệt vì Covid