Thạc sĩ, bác sĩ Lương Chấn Quang, Phó trưởng khoa Kiểm soát phòng ngừa bệnh tật, Viện Pasteur TP.HCM cho biết, muỗi vằn nhiễm Wolbachia có khả năng ức chế sự phát triển của một số virus. Trong đó, có virus Dengue gây bệnh sốt xuất huyết.
Từ chìa khóa này, các chuyên gia cho muỗi Wolbachia giao phối với muỗi địa phương. Sau một thời gian, đàn muỗi tự nhiên ở cộng đồng đó sẽ đều mang vi khuẩn Wolbiachia, có thể ức chế virus Dengue.
“Như vậy, một người mắc sốt xuất huyết khi đi đến vùng đó cũng không thể lây lan bệnh cho cộng đồng”, bác sĩ Lương Chấn Quang giải thích.
Tại phòng nuôi muỗi của dự án tại Viện Pasteur TP.HCM, có khoảng 9 chuyên gia ngày đêm làm việc. Họ cho muỗi ăn đủ máu, canh thời gian để thu trứng. Đây là công đoạn khó nhất. Bởi lẽ, chỉ khi thu trứng đúng thời gian mới đạt số lượng như mong muốn để đáp ứng cho các điểm thả muỗi.
Trứng được đóng thành viên nang kèm theo thức ăn, đảm bảo nuôi muỗi trưởng thành khi ra thực địa. Chương trình thả muỗi Wolbachia hiện đang thực hiện tại 11 quốc gia. Tại Việt Nam, muỗi đã được thả tại Nha Trang (Khánh Hòa), Thủ Dầu Một (Bình Dương), Mỹ Tho (Tiền Giang).
Theo liệu trình, TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) được thả tổng số 30 triệu trứng muỗi trong suốt 5 tháng. Bình Dương là một trong những điểm nóng sốt xuất huyết đã nhiều năm qua.
Coi thường sốt xuất huyết
Ngày 13/5, khoa Nhiễm C của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM đã không còn phòng trống. 3 giường được đặt thêm ở hành lang cho các bệnh nhân sốt xuất huyết mới nhập viện.
“Khoa có tối đa 52 giường, riêng sốt xuất huyết có 31 bệnh nhân. Trước đây, Nhiễm C chỉ nhận bệnh nhân nữ nhưng thời điểm này phân bổ bệnh nhân nào lên cũng sẽ điều trị”, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Cẩm Hường, Phó khoa Nhiễm C nói.
Các khoa phòng đang chia nhau gồng gánh bệnh nhân sốt xuất huyết do khoa Nhiễm D (chuyên SXH) đang điều trị Covid-19. Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM hiện có 176 bệnh nhân sốt xuất huyết nội trú, khoảng 50 ca mới nhập viện mỗi ngày. Tình hình sẽ còn tăng cao trong thời gian tới.
Anh N.Đ, 30 tuổi, (quận Bình Tân) cho biết, ngày sốt đầu tiên, anh nghĩ mình mắc Covid-19. Vì có con nhỏ mới 1 tuổi, anh vội vàng test để tính toán cách ly. Tuy nhiên kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Một phòng khám tư xác định anh mắc sốt xuất huyết, kê thuốc và cho theo dõi tại nhà. Sau 3 ngày mệt mỏi, đau nhức, anh Đ. được chuyển đi cấp cứu vì choáng váng, đuối sức, lờ đờ. “Bác sĩ nói tôi bị sốc sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm, không nghĩ rằng bệnh nặng như vậy. Trước đây tôi sợ mắc Covid-19 nhưng bây giờ sợ sốt xuất huyết hơn”, anh Đ. chia sẻ.
Trong khi đó, chị K.L (40 tuổi) ở Long An sốt cao 3 ngày, bị hành sốt đến mức chóng mặt hoa mắt. Chỉ đến khi bị ngất xỉu trong nhà tắm, chị mới được chuyển lên TP.HCM cấp cứu. Khi được thông tin về tình hình dịch sốt xuất huyết của TP, chị Linh không tránh khỏi hốt hoảng.
“Bệnh này có thể chết người sao? Năm nào cũng thấy sốt xuất huyết mà sao nay lại chết người?”
Bác sĩ Lương Chấn Quang, Viện Pasteur TP.HCM chia sẻ, nhiều năm qua, biện pháp phòng bệnh được truyền thông rộng rãi. Theo đó, mỗi gia đình nên giành 10 phút mỗi tuần để kiểm tra các dụng cụ chứa nước, dọn dẹp các dụng cụ không sử dụng để ngăn lăng quăng sinh sôi. "Không có lăng quăng sẽ không có muỗi và sốt xuất huyết".
“Điều chúng tôi rất lo lắng nhất là cộng đồng sẽ cảm thấy nhàm chán về thông điệp phòng ngừa bệnh. Nhưng thực sự, những biện pháp này vô cùng hiệu quả", ông nói.
Thời điểm này, TP.HCM ghi nhận tổng số 7.129 ca sốt xuất huyết, 6 bệnh nhân tử vong. Đáng chú ý, số ca nặng đã tăng gấp 5 lần với cùng kỳ năm 2021. Không giống như Covid-19, sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng ngừa tại Việt Nam, chưa có thuốc đặc trị. Bệnh có thể chuyển nặng và gây tử vong nhanh chóng nếu không xử trí, cấp cứu kịp thời.
Linh Giao
Kéo dài thời gian hoàn thành và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai năm 2019 vào quý IV năm 2020. |
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra việc sử dụng kinh phí cho kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của các Bộ: Quốc phòng, Công an và các địa phương; khẩn trương đề xuất mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho từng địa phương có khó khăn do không cân đối đủ ngân sách theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 17/6/2019 để bảo đảm tiến độ công bố kết quả kiểm kê đã được Thủ tướng chấp thuận.
Trước đó, tháng 6/2019, việc kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 được Thủ tướng chỉ đạo thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước và triển khai từ ngày 1/8/2019.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng, thời hạn hoàn thành và báo cáo kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 sẽ kết thúc trước ngày 16/6/2020 trên phạm vi toàn quốc.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hoàn thành và gửi kết quả cho UBND cấp tỉnh trước ngày 16/01/2020 để tổng hợp, báo cáo; gửi kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 16/4/2020.
Nội dung kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm: diện tích các loại đất; diện tích các loại đối tượng đang sử dụng đất, đối tượng đang quản lý, trong đó, kiểm kê chi tiết các loại đất trồng lúa, đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng; Diện tích đất ngập nước, đất khu bảo tồn thiên nhiên, đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học…
Cùng với đó là tình hình sử dụng đất do doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần hóa quản lý sử dụng; đất do các ban quản lý rừng và các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm nghiệp sử dụng; đất tại các dự án xây dựng nhà ở thương mại; đất xây dựng các công trình sự nghiệp ngoài công lập, công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành thực hiện kiểm kê đất quốc phòng, đất an ninh để thống nhất số liệu phục vụ yêu cầu tổng hợp kết quả kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019 của từng địa phương, đồng thời gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp.
Thuận Phong
- Những khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai và do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND TP.HCM xin gia hạn thời gian hoàn tất kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2019.
" alt=""/>Kéo dài thời gian tổng kiểm kê đất đai trên toàn quốcTheo Telegraph, các bộ trưởng Anh đang nghiêm túc cân nhắc việc cấm bán điện thoại di động cho người dưới 16 tuổi. Trong khi đó, nghiên cứu được nhà mạng Ofcom công bố năm 2023 cho thấy 97% trẻ em Anh sở hữu một chiếc điện thoại ở tuổi 12.
Có nhiều động lực dẫn đến điều này như tệ nạn bắt nạt trên mạng xã hội, nguy cơ tiếp xúc với nội dung khiêu dâm, bạo lực. Nhà vận động lệnh cấm nổi bật nhất là Esther Ghey. Cô tin rằng những kẻ đã sát hại con gái cô – Brianna – chịu ảnh hưởng từ việc xem nội dung bạo lực trên mạng.
Sau khi chính phủ Anh hướng dẫn các trường học về cách ban hành lệnh cấm điện thoại, tổ chức từ thiện Parentkind đã thực hiện một cuộc thăm dò cho thấy 58% phụ huynh sẽ ủng hộ lệnh cấm smartphone cho trẻ dưới 16 tuổi. Một khảo sát hồi tháng 2 của tổ chức nghiên cứu More in Common chỉ ra 64% phụ huynh ủng hộ lệnh cấm như vậy. Nhà lập pháp Miriam Cates, thuộc đảng Bảo thủ, cũng đã công khai kêu gọi một lệnh cấm để bảo vệ sức khỏe tâm thần của trẻ em.
Tuy nhiên, lệnh cấm không dễ dàng trở thành hiện thực. Theo Fortune, nhiều vấn đề mà lệnh cấm điện thoại được cho là sẽ khắc phục đã được giải quyết về mặt lý thuyết trong Đạo luật An toàn Trực tuyến. Thứ hai, nhiều thành viên đảng Bảo thủ không thích ý tưởng tham gia quá nhiều vào các quyết định của cha mẹ. Một nguồn tin chính phủ giấu tên nói với Guardian: "Vai trò của chính phủ không phải là can thiệp và vi mô; chúng tôi muốn làm cho phụ huynh nhận thức rõ hơn về quyền hạn mà họ có như hạn chế các trang web, ứng dụng và thậm chí cả việc sử dụng các ứng dụng kiểm soát của phụ huynh”.
Ngoài ra, không có gì có thể ngăn cản cha mẹ mua thiết bị cho con cái của họ; thậm chí, Thủ tướng Rishi Sunak còn tặng điện thoại cho các con gái của mình.
Dù vậy, nếu lệnh cấm trở thành hiện thực, đó sẽ là một thời điểm quan trọng trong phong trào bảo vệ trẻ em khỏi những điều tồi tệ nhất của cuộc sống trực tuyến. Cấm trẻ em truy cập phương tiện truyền thông xã hội là một chuyện, cũng như kiểm soát việc sử dụng trong môi trường học đường nhưng nói rằng trẻ em không thể mua điện thoại - về cơ bản là máy tính đa năng – lại là một vấn đề hoàn toàn khác.
(Theo Fortune)
" alt=""/>Anh cân nhắc cấm bán smartphone cho người dưới 16 tuổi